1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỂ CƯƠNG và lời giải môn xã hội học

15 2,5K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 127 KB

Nội dung

ĐỂ CƯƠNG MÔN XÃ HỘI HỌC Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa con người và Xh trong XH học. Xã hội là 1 hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế,chính trị,văn hóa chung cùng cư trú trên 1 lãnh thổ ở 1 giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mối quan hệ biện chứng:

Trang 1

ĐH Kinh tế quốc dân

Khoa TM&KTQT

Lớp QTKD TM 50A

ĐỂ CƯƠNG MÔN XÃ HỘI HỌC

Câu 1: Hãy trình bày mối quan hệ biện chứng giữa con người và Xh trong XH học.

Xã hội là 1 hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người có đời sống kinh tế,chính trị,văn hóa chung cùng cư trú trên 1 lãnh thổ ở 1 giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử

Mối quan hệ biện chứng:

tác động

tương tác hợp Quan hệ Xh Xã hội Con người hoạt động

Quy định điều chỉnh

Giữa Xh và con người có mối quan hệ biện chứng với nhau.Xh là 1 tập hợp người

có những quan hệ kinh tế,chính trị,văn hóa chặt chẽ với nhau.Do đó Xh là 1 hệ thống các mối quan hệ của con người và các hoạt động của con người

Con người với hành vi,hoạt động của mình tác động tới các vấn đề,yếu tố của Xh.Hành vi,hoạt động của con người có thể là hành vi tích cực và tiêu cực,có ảnh hưởng đến Xh.Trong Xh có 4 yếu tố: tổ chức Xh,quan hệ Xh,hoạt động Xh và tương tác Xh.4 yếu

tố này thống nhất và tương tác với nhau 1 cách hợp lý bởi các quy định,sự đảm bảo tự do hợp lý.4 yếu tố xh tương tác,thống nhất để điều chỉnh các hành vi của con người.Tác động vào những hành vi tiêu cực của con người.Từ đó làm cho hoạt động,hành vi của con người tác động vào Xh theo chiều hướng đúng đắn hơn,tích cực hơn

Tổ chức Xh là 1 thành tố của cấu trúc Xh.Tổ chức Xh là 1 hệ thống các quan hệ,tập hợp liên kết các cá nhân nào đó đê hoạt động xã hội,nhằm đạt được mục đích nhất định

Quan hệ xh là quan hệ được thiết lập giữa các cộng đồng XH và các cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động xh khác ở vị trí và chức năng đời sống xh.Quan hệ xh bao gồm 4 mặt: Qh trong sx trực tiếp,Qh trong phân phối,Qh trong tiêu dùng,Qh trong trao đổi

Tương tác Xh là tổ hợp các hoạt động xh,các qh xh,các chủ thể xh cùng các mối quan hệ ràng buộc giữa chúng và ngay trong nội tại bản thân chúng

Hoạt động Xh là toàn thể hoạt động của nhóm Xh và các thành viên của nhóm nhằm đạt được mục đích nhu cầu về quyền lợi xã hội.Bao gồm 6 mặt cơ bản: Sx của cải vật chất,sx của cải phi vật chất,tái sản sinh con người,các hoạt đông quản lý,các hoạt động giao tiếp,các hoạt động đối ngoại

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của XH học là gì?Tại sao nói đối tượng nghiên cứu của Xh học đã phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của Xh?

Trang 2

Đối tượng nghiên cứu của XH học:

- Theo cách tiếp cận thiên về con người: đối tượng nghiên cứu của Xh học là

hành vi Xh hay hành đông xh của con ngươi.Đó là các hành vi cá nhân,các

cơ chế hình thành các hành vi đó.Do đó chúng ta chỉ cần chuẩn hóa các hoạt động Xh

Ưu điểm: chỉ rõ hoạt động,hành vi của cá nhân trong từng tình huống Xh Nhược điểm: Không thấy được sự chi phối của Xh đối với hành động của con người

- Theo cách tiếp cận thiên về Xã hội: Đối tượng nghiên cứu của Xh học là cả

Xh loài người,đó là tính chỉnh thể của tổ chức Xh,tính hệ thống của Xh trong mối quan hệ chi phối cá nhân

Ưu điểm: thấy được tính thống nhất,sự chi phối của tổ chức Xh đối với cá nhân

Nhược điểm: không thấy được hoạt động,hành vi của cá nhân trong Xh

- Theo cách tiếp cận tổng hợp: Vừa nghiên cứu hành vi con người,vừa

nghiên cứu hệ thống Xh

Ưu điểm: Cho thấy cả 2 mặt: hành vi của cá nhân,hệ thống Xh như thế nào Vậy đối tượng nghiên cứu của Xh học là các quy luật và xu hướng của sự phát sinh,phát triển và biến đổi của các hoạt động Xh,các quan hệ xã hội,tương tác giữa các chủ thể Xh cùng các hình thái biểu hiện của chúng

Nói đối tượng nghiên cứu của Xh học đã phản ánh đặc trưng cơ bản nhất của Xh vì:

- Đã chỉ ra các quy luật,xu hướng phát triển của 4 yếu tố Xh là đặc trưng của

Xh đó là: tổ chức Xh,Quan hệ Xh,Hoạt động Xh,tương tác Xh từ đó chỉ ra đặc trưng của Xh.Qua đó thấy được hành vi của con người trong Xh và mối quan hệ tương tác của các chủ thể Xh,chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa con người và Xh  đặc trưng của Xh

- Chỉ ra biểu hiện cụ thể của các yếu tố trên giúp cho việc nghiên cú của Xh

học thấy được đặc trưng cơ bản của Xh

Câu 3: Tại sao nói cấu trúc Xh có tính lịch sử và nó phản ánh đặc trưng của Xh trong từng thời kỳ?

Cấu trúc Xh theo thuyết cơ cấu – chức npăng do A.Comte đưa ra nội dung khái quát: “ Cấu trúc Xh là những thành tố tạo nên 1 xã hội như cá nhân,gia đình Trong đó

“đơn vị xh đich thực” của cấu trúc Xh ko phải là cá nhân mà là gia đình vì gia đình là đơn

vị của Xh cơ bản và sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xh khác

Theo thuyết chức năng: xuất phát từ sự kiên xh

Xh là tổng thể các sự kiện Xh bình thường và các sự kiện Xh ko bình thường.Sự kiện Xh là mọi cách làm cố định hay ko cố định có khả năng tác động lên cá nhân 1 sự cưỡng bức bên ngoài hay là mọi cách làm có tính chất chung trong phạm vi rộng lớn của 1

Xh nhất định.trong khi vẫn còn sự tồn tại riêng,độc lập và các biểu hiện các biệt của nó.Sự kiện Xh bình thường nhận thấy ở tuyệt đại đa số

Lý thuyết hệ thống của Parsons: thế giới là 1 hệ thống lớn trong đó có nhiều Xh khác nhau giới hạn bởi đường biên giới lãnh thổ quốc gia.Mỗi xh có đặc trưng và giới hạn riêng,các xh tồn tại theo phương thức thích nghi với nhau.Trong mỗi Xh các hệ thống nhỏ

Trang 3

tồn tại theo phương thức tích hợp với nhau.mỗi 1 hệ thống thực hiện 1 chức năng nhất định trên cơ sở phối hợp với các hệ thống khác.Bất kỳ Xh nào cũng có 5 hệ thống chức năng cần thiết: tiểu hệ thống kinh tế,pháp luật,chính trị,tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp,tiểu

hệ thống văn hóa

Cấu trúc Xh là 1 tổng thể các thành phần cấu thành Xh,là 1 hệ thống lớn bao gồm những hệ thống nhỏ,bao gồm các bậc đầu tiên là con người - đơn vị cơ bản của Xh,gia đình – tế bào của Xh,rồi đến các cấu trúc nhóm và hơn nữa là toàn bộ Xh như 1 chỉnh thể cấu trúc.Những thành phần quan trọng nhất của cấu trúc Xh là vị thê,vai trò,nhóm Xh và các thiết chế Xh

Đặc trưng của cấu trúc XH:

- Cấu trúc Xh ko chỉ được xem như 1 tổng thể tập hợp các bộ phận cấu thành

Xh mà còn được xem xét về mặt kết cấu và hình thành tổ chức bên trong của

1 hệ thống tổ chức Xh

- Cấu trúc Xh là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần Xh và các mối liên hệ

Xh

- Cấu trúc Xh có tính lịch sử cụ thể mang đậm nét đặc trưng của từng giai

đoạn phát triển xh

- Cấu trúc Xh có tính kế thừa vừa có tính biến đổi và phát triển theo xu hướng

phát triển của thời đại

Trong mỗi thời kỳ khác nhau cấu trúc Xh phản ánh đặc trưng của Xh qua từng thời kỳ.Đó chính là bởi sự thay đổi của từng yếu tố cấu thành nên cấu trúc Xh.Đó là sự thay đổi của con người trong từng thời kỳ,sự thay đổi của yếu tố gia đình và nhóm xh.Biểu hiện của sự thay đổi về con người là mối quan hệ giữa con người với con người.Trong từng thời kỳ khác nhau,mối qh giữa người và người cũng khác

nhau.VD: trong chế độ công xã nguyên thủy quan hệ đó là bình đẳng,mọi người như nhau.Trong chế độ phong kiến đó là quan hệ giữa địa chủ và người dân,chế độ chiếm hữu nô lệ là quan hệ giữa chủ và nô lệ…

Biểu hiện của sự thay đổi về gia định đó là sự hình thành và phá vỡ.Mỗi cá nhân từ lúc sinh ra đến lúc chết đi đều gắn với gia đình.Mỗi đứa trẻ sinh ra đều gắn với một gd.Và khi lớn lên xd gia đình,những đứa trẻ trc kia lại tạo ra 1 gd mới có đặc trưng riêng của nó

Biểu hiện của sự thay đổi về nhóm xh chính là sự hình thành nhóm xh mới.Nhóm xh là tập hợp người có liên hệ với nhau về vị thế,vai trò,những nhu cầu lợi ích và định hướng giá trị nhất định.Khi những con người có cùng nhu cầu về lợi ích,vị thể vai trò,cùng mục đích sẽ dẫn đến hình thành nhóm xh.Ở từng thời kỳ mục đích vị trí,vai trò của các cá nhân là khác nhau.Do đó sẽ hình thành nhóm xh khác nhau

Câu 4: Trình bày mâu thuẫn cơ bản trong XH và biểu hiện cụ thể của nó trong các phân hệ của cấu trúc XH.

Có rất nhiều các phân hệ cấu trúc XH khác nhau vì vậy mà có nhiều mâu thuẫn cơ bản khác nhau trong từng phân hệ đó:

Trang 4

-Trong cấu trúc XH-giai cấp :trong thực tế,các giai cấp có lợi thế về kinh tế,vật

chất,quyền lực,đặc lợi.vì vậy trong vận động xã hội luôn xảy ra mâu thuẫn,xung đột đc biểu hiên dưới dạng sau đay

+xung đột lợi ích:các giai cấp luôn tìm cách đẻ chiếm lấy lợi ích lớn đẻ củng cố sức mạnh vật chất của mình.Họ chủ yếu bằng cách:tước đoạt trực tiếp bằng bạo lực cách mạng,bòc lốtức lao độngqua các hợp đồng lao động

+xung đột về địa vị xã hội:các giap cấp luôn tìm cách chiếm lấy quyền lực xã hội đẻ tăng cường sức mạnh cho mình

+xung đột về tâm lý xã hội:các giai cấp có đời sống xã hội khác nhau,quan điểm khác nhau,.vì vậy trong thực tế giai cấp đã khai thác nhau,lợi dụngcoi thường nhau

-Cấu trúc xã hội-dân tộc:các dân tộc cùng chung sống với nhau trên một vùng lãnh thổ nhưng do sự khác biệt,sự không đông đều về mặt kinh tế chính trị,tư tửong văn hóa đãn đến quá trình đông hóa các dân tộc với nhau từ đó tạo nên các bất bình đẳng và mâu thuẫn với nhau.mâu thuẫn dân tộc thường bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống đối chính phủ

-Cấu trúc xã hội dân số:xung đột thế hệ trong cấu trúc xã hội dân số.Xã hội bao gồm nhiều thế hệ,mỗi thế hệ có suy nghĩ và quan điểm khác nhau.vì vậy dẫn đến bất

đồng.nguyên nhân

+tính bảo thủ của các thế hệ đi trước đãn đén sự áp đặt cho thế hệ trẻ

+do khuyết tật của nền giáo dục với thế hệ trẻ làm cho họ đôi lúc phủ nhận vai trò xã hội với các thế hệ đi trước

+do vị trí và vai trò của mỗi thế hệ trong xã hội học quá bất bình đẳng

+do chuyển giao giáo dục chậm làm giảm tính năng động

-Cấu trúc xã hội giới tính:xã hội học chú trọng tới 2 vấn đề

+sự bất bình đẳng tâm lý xã hội giữa các giới tính dẫn đến nhiều mấu thuẫn trong XH.Do nhiềunguyên nhân như:khác biệt bản sắc nam nữ,đặc tính tâm lý,địa vị XH vai trò trong giáo dục thế hệ trẻ và tổ chức cuộc sống,mất cân bằng giới tính nên có những hành

vi ko lành mạnh ảnh huởng đến sự fát triển toàn xã hội

-Cấu trúc xã hội lãnh thổ:xung đột chủ yếu là do tâm lý giữa các dân cư trong từng vùng khu vực khác nhau.Sự coi thường những phong tục tập quán,lối sống của từng vùng đẫn đến những xung đột

-Cấu trúc xã hội -học vấn-nghề nghiệp:Do tâm lý giữa các thành fần theo trình độ học vấn

có sự phân cao thấp khác nhau.Sai lầm trong nhận thức dẫn xung đột ví dụ cơ hội việc làm,mức tiền lương đc trả rất nhiều xung đột khác.Xung đột trong xã hội là điều khó tránh khỏi,chúng ta chỉ có thể hạn chế mâu thuẫn chứ ko thể triệt tiêu nó.Việc nghiên cứu các cấu trúc xã hội này cho chúng ta 1 bức tranh tổng quát về xã hội,từ đó hoạch định chiến lược,xây dựng mô hình cơ cấu xã hội tối ưư bảo đảm sự vận hành có hiệu quả thực hiện tốt vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ

Câu 5: Thế nào là bất bình đẳng và phân tầng XH?Tại sao nói phân tầng Xh hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của Xh,phân tầng Xh không hợp thức là 1 trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối ngăn cách giàu nghèo?

Bất bình đẳng XH là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội và lợi ích với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm XH

Trang 5

Bất bình đẳng XH có nguồn gốc khi một hoặc một số cá nhân có đặc quyền kiểm soát

và khai thác các cá nhân khác trên một số lĩnh vực chủ yếu của XH

Trong các XH khác nhau tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau Bất bình đẳng XH có ý nghĩa quyết định tới phân tầng XH

Phân tầng XH là trạng thái phân chua và hình thành cấu trúc XH thành những tầng XH khác nhau Các tầng XH có sự khác biệt về vị thế kinh tế, chính trị , uy tín và cũng như sự khác biệt về trình độ học vấn, nơi cư trú , phong cách ứng sử , giao tiếp …

Phân tầng XH hợp thức dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên về thể lực và trí lực cũng như sự phân công lao động mỗi cá nhân Chính vì vậy mà phân tầng XH hợp thức thúc đẩy sự tiến bộ của XH Khi có sự khác biệt về khả năng thì kéo theo sự phấn đấu , tranh đua để vươn lên khiến cho XH tiến bộ Hay sự khác biệt về vị thế, địa vị hay sự phan công lao động cũng kéo theo sự phấn đấu làm việc, lao động làm cho XH tiến bộ hơn Bên cạnh đó sự của một cá nhân có được là do công sức của cá nhân đó bỏ ra hay có được những cơ hội hiếm hoi trong cuộc sống nên họ sẻ cảm thấy quý trọng đồng tiền và không coi thường những người nghèo, do đó làm giảm bớt sự phân biệt giàu nghèo Ngoài ra, sự khác biệt về khả năng, cơ hội … thúc đẩy con người phấn đấu vượt lên làm giàu cũng làm giảm khoảng cách giàu nghèo

Phân tầng XH không hợp thức không dựa trên sự khác biệt điều kiện tự nhiên cũng không dựa trên sự phân công lao động theo năng lực mà chủ yếu dựa trên những hành vi lệch chuẩn, tiêu cực, bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp … cũng như dựa trên các nhân tố lười biếng, dựa giẫm ỷ … Chính vì mà phân tầng XH không hợp thức là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển và làm gia tăng mối phân cách giàu nghèo Việc đạt được vị trí, địa vị hay tiền bạc trong XH bằng các hành vi lệch chuẩn, tiêu cực sẽ gây ra các mâu thuẫn trong XH là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển

Ví dụ như vấn đề tham ô tham nhũng làm mất lòng tin vào Đảng vào chính quyền của một

bộ phân người dân, hay như ma lực của đồng tiền, việc kiếm tiền dễ dàng từ tham ô tham nhũng khiến cho một bộ phận cán bộ nhà nước thoái hoá biến chất gây ta sự kìm hãm sự phát triển của XH Việc tham ô tham nhũng cũng gây ra các hiện tượng bất cập trong XH, kìm hãm sự phát triển của XH như các công trình xây dựng chất lượng kém, việc bỏ hoang các khu đất công nghiệp, việc chuyển nhượng các dự án v.v… tất cả đều kìm hãm sự phát triển của XH Việc chiếm hữu của cải vật chất một cách dễ dàng bằng các hành vi tiêu cực, bất chính sẽ dẫn tới các tệ nạn XH, tình hình tội phạm gia tăng … hơn thế nó còn gây ra sự bất công trong XH Nói phân tầng XH không hợp thức làm tăng mối phân cách giàu nghèo

là hoàn toàn đúng Như đã nói ở trên ta thấy phân tầng XH hợp thức làm giảm sự phân cách giàu nghèo thì ngược lại phân tầng XH không hợp thức làm tăng phân cách giàu nghèo Sự tham ô tham nhũng, lừa gạt, buôn bán phi pháp sẽ làm cho một bộ phận giàu lên nhanh chóng nhưng nó cũng kìm hãm những người làm ăn hợp pháp vượt lên làm giàu vì vậy nó làm tăng khoảng cách giàu nghèo Bên cạnh đó việc kiếm tiền dễ dàng dựa trên hành vi lệch chuẩn dẫn đến sự coi thường người nghèo làm tăng sự phân cách giàu nghèo

Câu 6: Nhóm XH đã chi phối đến đời sống XH của các cá nhân như thế nào?

Nhóm Xh là tập hợp người có liên hệ với nhau theo 1 kiểu nhất định hay nói cách khác,nhóm Xh là 1 tập người có liên hệ với nhau về vị trí,vị thế,vai trò,những nhu cầu và lợi ích,định hướng giá trị nhất định

Trang 6

Nhóm Xh giữ vai trò trung gian để liên kết cá nhân với XH.Nhóm Xh đã chi phối toàn diện đến đời sống các cá nhân trên cơ sở thoả mãn các nhu cầu sau đây của họ:

+ Thoả mãn nhu cầu giao tiếp Xh của các cá nhân.Giao tiếp là phương tiện hàng đầu,chủ yếu,cơ bản của con người nhằm giao lưu với người khác và Xh.Giao tiếp đầu tiên và nhiều nhất giữa các cá nhân diễn ra trong nhóm Xh.Do đó nhóm Xh là nơi hội tụ cuộc sống của các cá nhân

+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm giữa các cá nhân.Các cá nhân tìm đến với nhau để tìm niềm vui,hứng thú,sự chia sẻ tình cảm

+ Thoả mãn nhu cầu trao đổi kinh nghiệm Xh giữa các các nhân với nhau nhằm nâng cao nhận thức Xh và năng lực lao động cho mọi người

+ Thoả mãn sự đồng cảm XH giữa các cá nhân.các cá nhân tìm sự đoàn kết Xh,lòng tin lẫn nhau,sự bình an,ổn định trong cuộc sống của mọi người qua liên kết nhóm

Nhóm Xh là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong XH,là cầu nối giữa các cá nhân với XH và là nơi các cá nhân thể hiện giá trị Xh của chính mình,tạo ra đối trọng Xh nhằm bảo vệ các thành viên trong các cuộc đụng độ Xh (trong những chừng mực nhất định)

Câu 7: Tại sao nói Gia đình là tế bào của XH?

Gia đình là 1 thiết chế Xh,đồng thời cũng là một nhóm Xh nhỏ,có sự tổ chức nhất định về mặt lịch sử các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm qua lại về đạo đức

Nói gia đình là tế bào của Xh vì:

Gia đình là cái nôi của mỗi đứa trẻ.Ai sinh ra cũng đều gắn với 1 gia đình cụ

thể.Gia đình là môi trường,là vườn ươm Xh.Một đứa trẻ có phát triển tốt về mọt mặt hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình.Hành vi của người lớn có ảnh hưởng tới thế hệ sau.Bởi vậy một gia đình tốt sẽ cung cấp cho Xh một các nhân tốt có phẩm chất

và năng lực,khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.Đó là những người lao động đảm đương nhiệm vụ lao động Xh và bảo vệ tổ quốc.Đây chính là chức năng tái sinh và giáo dưỡng của gia đình

Gia đình còn đảm bảo sự ổn định nhất định về kinh tế.Gia đình tiến hành các hoạt động kinh tế để có thu nhập đảm bảo đời sống của gia đình,đồng thời định hướng nghề nghiệp cho các thành viên trong gia đình.Gia đình tổ chức đời sống vật chất,tinh thân đảm bảo mức độ gắn bó,thân thiết,liên kết bền chặt giữa các thành viên trong gia đình

Câu 8: Tổ chức Xh đã chi phối đến hoạt động Xh của các cá nhân như thế nào?

Tổ chức Xh là 1 hệ thống các quan hệ,tập hợp liên kết các nhân nào đó để hoạt động XH,nhằm đạt được mục đích nhất định về quyền lợi và nhu cầu nào đó.Như vậy,khái niệm tổ chức Xh của Xh học nhấn mạnh đến hệ thống các quan hệ liên kết cá nhân chứ không phải chỉ dừng lại ở hình thức của 1 tập hợp người và quan hệ ở đây là quan hệ trong hoạt động Xh.Thực chất tổ chức Xh là tập hợp các cá nhân trong không gian,thời gian cụ thể nhằm mục đích,lợi ích,hành động chung và phù hợp với mục đích,lợi ích,hành động

Trang 7

Xh,được Xh thừa nhận,cho phép hoạt động trong hệ thống phân công lao động Xh.Do đó,tổ chức xh được xh trao tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm trứơc xh trong việc quản lý toàn diện thành viên của mình

Tổ chức xh có 5 dấu hiệu đặc trưng cơ bản:

+ Tổ chức xh có mục tiêu,có chủ đích,có ý thức,chức năng,nhiệm vụ rõ ràng,được xh thừa nhận và cho phép hoạt động

+ Tổ chức xh xác lập hệ thống quyền lực thống nhất thể hiện trong cơ cấu tổ chức để chi phối hành động của các cá nhân

+ Cùng với hệ thống quyền lực,tổ chức Xh xác lập hệ thống,vị trí,vị thế và vai trò của

cá nhân nhằm thống nhất hành động của các cá nhân vào thực hiện mục tiêu của tổ chức + Các vai trò của các thành viên tổ chức xh đựoc thực hiện theo yêu cầu của tổ

chức.Thông qua quy tắc do tổ chức xh đặt ra để điều chỉnh quan hệ giữa các vai trò,nhằm phối hợp việc thực hiện vai trò của các thành viên để hoạt động của tổ chức đi vào nề nếp

và ổn định

+ Phần lớn các tổ chức xh chính thức hoá và công khai hoá các mối quan hệ của tổ chức để các thành viên thực hiện theo và giám sát sự thực hiện của các thành viên khác

Do các đặc trưng trên mà tổ chức xh đã chi phối toàn diện đến hoạt động của các cá nhân ở các yếu tố sau:

+ Tổ chức xh đã tạo ra các hoạt động để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân về lợi ích và bảo vệ lợi ích cho họ.Mỗi cá nhân tham gia tổ chức hoặc là với mục đích bảo vệ lợi ích cho họ,hoặc là thoả mãn nhu cầu nào đó của họ.Do vậy họ hội tụ trong tổ chức và chấp nhận sự chi phối của tổ chức là để đạt đựơc mục đích của mình

+ Tổ chức Xh đã chi phối đến tư tưởng,tác phong,đạo đức của các thành viên thông qua duy trì kỷ luật lao động và kỷ luật sống,và qua đó đã tác động đến nhân cách của họ

+ Tổ chức xh đã tạo ra các hoạt động VHXH để liên kết chặt chẽ các cá nhân trong truyền thống văn hoá,các hoạt động xh nhằm tạo ra sự đồng cảm xh và sự bình an ổn định của mỗi thành viên

Tổ chức xh có ý nghĩa rất quan trọng:

+ Tổ chức xh là chỗ dựa cả về vật chất và tinh thần cho các thành viên + Tổ chức xh là cầu nối giữa cá nhân và xh và là nơi các cá nhân thể hiện các giá trị xh của mình

+ Tổ chức xh trong chừng mực nhất định đã tạo ra các đối trọng xh nhằm cân bằng các mối quan hệ xh cho các thành viên

Câu 9: Tại sao nói thiết chế Xh đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi của các cá nhân theo 1 hướng thống nhất?

Thiết chế Xh là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con người trong quá trình tiến hành các hoạt động Xh.Thiết chế Xh chính là các ràng buộc được mọi cá

nhân,nhóm cộng đồng và toàn thể Xh chấp nhận và tuân thủ

Chức năng của thiết chế Xh:

- Quy định hành vi: các thiết chế Xh đã tạo ra hệ thống các khuôn mẫu chuẩn

mực cho các cá nhân hoạt động với các kiểu hành vi Xh đc chấp nhận trong nhiều trạng thái Xh khác nhau.Thông qua quá trình Xh hóa,đồng thời với sự

Trang 8

hoạt động của các thiết chế Xh,các cá nhân tiếp nhận các khuôn mẫu hành vi

và thực hiện theo các khuôn mẫu đó theo các tình huống cụ thể

- Định hướng vai trò Xh của cá nhân: Các thiết chế xác định phần lớn các vai

trò của cá nhân mà Xh chấp thuận để cá nhân nhận biết trong quá trình Xh hóa.Từ đó,các cá nhân có thể lựa chọn vai trò nào đối với mình là phù hợp,có thể biết được sự mong đợi của vai trò trước khi cá nhân đó thể hiện

- Đem lại sự ổn định và kiên định cho các thành viên của Xh.Thiết chế Xh

định hướng hành động Xh vào sự củng cố,xây dựng và phát triển cộng đồng vững mạnh vì sự phồn vinh hạnh phúc chung cho mọi người.Thiết chế Xh đã duy trì sự ổn định và phát triển Xh,do vậy đã hướng nhận thức của các thành viên tới các thiết chế Xh như là 1 sự chấp thuận các giá trị,chuẩn mực Xh và khuôn mẫu hành vi,nhằm củng cố nhận thức và thống nhất hành động của mọi người trong Xh

- Điều chỉnh và kiểm soát hành vi: Thiết chế Xh là căn cứ để phân định cái

đúng,sai,phải,trái trong hành động Xh.Do đó nó đã điều chỉnh và kiểm soát hành vi Xh của các cá nhân,các nhóm để chúng phù hợp với mong đợi của Xh

Câu 10: Thế nào là Văn hóa?Tại sao nói giá trị và chuẩn mực đã điều tiết hành vi của

cá nhân cho phù hợp với yêu cầu của Xh ?

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại.Qua các thế kỷ,hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị,các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Giá trị là những quan niệm về những cái cao cả,quý giá trong tồn tại của Xh mà con người cần vươn tới và khi đạt được làm cho họ mãn nguyện,có sự thăng hoa về tình

cảm,sự cân bằng về tâm sinh lý

Chuẩn mực Xh là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu để hướng theo đó mà làm cho đúng,được thể hiện là các giới hạn định tính hay định lượng được chọn làm căn cứ để đánh giá hành động của mỗi cá nhân

Nói Giá trị và Chuẩn mực đã điều tiết hành vi của mỗi cá nhân cho phù hợp với nhu cầu của Xh vì: Con người đã tiếp nhận những giá trị ngay từ khi còn nhỏ thông qua giáo dục gia đình,nhà trường,quan hệ Xh.Những giá trị mà con người đã tiếp nhận đó trở thành

1 phần trong nhân cách của con nguời.Nhân cách của con người đã chi phối hành vi của mỗi cá nhân.Nó tác động vào ý thức của con người,điều khiển hành vi của con người sao cho phù hợp với đời sống XH

Chuẩn mực Xh đưa ra những yêu cầu,quy tắc của Xh nó trở thành khuôn mẫu,là 1

bộ phận của thiết chế Xh.Nó điều chỉnh hành vi của con người vì qua thiết chế Xh,qua các chuẩn mực Xh,con người tự đánh giá hành vi của mình là đúng hay sai,dựa vào chuẩn mực

Xh để làm căn cứ cho các hành vi của mình.Chuẩn mực Xh là căn cứ để phán xử những cái đúng,cái sai để điều chỉnh hành động của các cá nhân trong cộng đồng sao cho phù hợp với đời sống Xh

Trang 9

Câu 11: Tại sao nói Xh hóa là quá trình nhập nền văn hóa Xh vào mỗi cá nhân

để biến họ từ thực thể sinh học thành con người Xh?

Con người là sinh vật cao cấp nhất hành tinh,nhưng cũng mang trong mình các bản năng sinh học Bản năng được hiểu là hệ thống các quy luật sinh học,là hệ thống các phản

xạ nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu phát triển và tồn tại Để thoả mãn nhu cầu của bản năng, con người phải điều chỉnh hành động bản năng và hướng nó vào sự hợp lý và tối ưu nhất trong điều kiện cho phép của xã hội

Là một sinh vật, con người mang bản năng sinh tồn và chịu sự chi phối của quy luật cạnh tranh sinh tồn

Là con người xã hội, con người mang bản thể xã hội và chịu sự chi phối của quy luật cộng đồng

Do vậy con người luôn sống trong sự pha trộn của bản năng sinh học và bản thể xã hội, nhưng để tiến từ bản năng sinh học lên bản thể xã hội đòi hỏi một quá trình du nhập nền văn hoá xã hội vào các cá thể thông qua quá trình xã hội hoá

Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như các khuôn mâu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội

Kết quả của quá trình xã hội hoá là tạo ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội Xã hội hoá còn củng cố, hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi con người, để nó phù hợp với các giai đoạn phát triển của xã hội

Quá trình xã hội hoá truyền lại nền văn hoá cho mỗi cá nhân theo những cách khác nhau Bằng những cách đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội được nền văn hoá xã hội Những cách này được gọi là cơ chế xã hội hóa Có hai cơ chế xã hội hoá cơ bản:

- Cơ chế định chế: cơ chế định chế là cơ chế mà xã hội truyền lại những

chuẩn mực khuôn mẫu bắt buộc cho mỗi cá nhân Cá nhân phải trải qua quá trình học hỏi, thực hành và thực hiện nó trong cuộc sông của mình

- Cơ chế phi định chế: là cơ chế trong đó mỗi cá nhân học được ở xã hội

những điều kiện cần thiết một cách tự nhiên Cơ chế phi định chế được thể hiện thông qua 2 cách là bắt chước và lây lan

Có thể nói con người mặc dù là sinh vật cấp cao nhất hành tinh, nhưng nếu k được sinh sống, thích nghi trong một xã hội nhất định thì cũng chỉ mang trong mình bản năng của một sinh vật Chính nhờ có quá trình xã hội hoá, mà qua đó nền văn hoá xã hội được du nhập vào mỗi một cá nhân, biến họ từ một thực thể sinh học trở thành con người xã hội, có

sự khác biệt hơn, chịu sự chi phối của quy luật cộng đồng

Câu 12: Tại sao nói con người là sự pha trộn giữa vô thức,tiềm thức và ý thức nhưng

ý thức là cái hiện hữu nó đóng vai trò chi phối tất cả?

Vô thức là lớp sâu nhất trong nội tại của mỗi con người.Nó được biểu hiện ra ngoài bằng những hành động mà con người không kiểm soát được.Tiềm thức là những sinh vật,hình ảnh được lặp đi lặp lại trong 1 thời gian dài,tác động vào con người.Nó được biểu hiện ra ngoài bằng những hành động mà con người không lý giải được.Ý thức của con

Trang 10

người chính là tư duy.Trong bản chất con người có bản chất tâm linh.Bản chất tâm linh là

sự pha trộn của vô thức,tiềm thức,ý thức không theo 1 tỷ lệ nào.Bởi vậy con người là sự pha trộn của vô thức,tiềm thức và ý thức.Tuy nhiên ý thức lại là cái hiện hữu,nó đóng vai trò chi phối tất cả.Ý thức chính là tư duy là lý trí của con người.Tư duy là điểm ngăn cách giữa con người và các sinh vật khác.Con người luôn phải đối mặt với 2 dạng hành vi nằm trong bản thể chính mình là hành vi bản năng và hành vi ý thức.Trong đó hành vi ý thức do

tư duy con người điều khiển.Hành vi ý thức có suy nghĩ,có tính toán trước theo mục đích đặt ra,là hành vi do con người chi phối.Bởi vậy,ý thức là cái hiện hữu,nó chi phối mọi hành động,chi phối tắt cả,ý thức đóng vai trò quyết định

Câu 13: Tại sao nói gia đình và nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ?

Gia đình là nơi một cá nhân được sinh ra.Mỗi gia đình đều có 1 tiểu văn hóa,tiểu văn hóa này được xây dựng trên nền tảng của văn hóa chung nhưng với đặc thù riêng của từng gia đình.Các tiểu văn hóa này được tạo thành bởi nền giáo dục gia đình,truyền thống gia đình.Và các cá nhân sẽ tiếp nhận tiểu văn hóa này.Các cá nhân tiếp nhận và sáng tạo dựa trên đặc trưng của tiểu văn hóa

Giáo dục gia dình truyền lại những cái đúng,cái sai và tri thức cho mỗi cá nhân nhằm tạo ra những tri thức cao và hành vi đúng trong mỗi cá nhân  Gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ

Nhà trường có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách 1 cá nhân.Trường học là thiết chế Xh chịu trách nhiệm hình thành cho trẻ em các tri thức khoa học và kỹ thuật,các giá trị chuẩn mực văn hóa mà xã hội mong đợi.Nhà trường giáo dục tri thức cho trẻ em,từ đó trang bị cho thế hệ trẻ nguồn tri thức của nhân loại,những kỹ năng trong hoạt động nhận thức.Nhờ đó con người có bản lĩnh và năng lực làm việc,có ý thức trách nhiệm với tập thể và cộng đồng.Ở môi trường trường học,trẻ được học theo hành vi của thầy cô giáo,bởi vậy nhà trường có ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của thể hệ trẻ.Tại nhà trường,thực hiện giáo dục nhân cách cho người đi học qua việc định hướng sự lựa chọn các hành vi Xh,các chuẩn mực khuôn mẫu Xh để mỗi con người tự lựa chọn và thể hiện hành vi của mình sao cho phù hợp.Việc giáo dục nhân cách còn được đưa vào các môn học trong nhà trường,qua sách vở,các hoạt động.Từ đó tác động đến quá trình hình thành nhân cách của thế hệ trẻ  Nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách thế hệ trẻ

Câu 14: Tại sao nói xã hội hoá là quá trình xác lập vị trí, vị thế, vai trò xã hội của mỗi cá nhân?

Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hoá của xã hội như các khuân mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó, cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của mình, hoà nhập vào xã hội

Ngày đăng: 20/04/2014, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w