1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai

17 612 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 91,74 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦUĐất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Xây dựng nhà cửa và cơ sở để chế biến các hệ sinh thái, yếu tố hàng đầu của môi trường sống. Ngoài ra đất đai là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệp. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng như lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng hiệu quảCùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đô thị hóa là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao. Người dân ngày càng nhận thức được đất đai là tài sản quý giá và tìm hiểu về pháp luật đất đai nhiều hơn. Từ đó trong quá trình sử dụng đất không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng buộc các cơ quan có thẩm quyền phải vận dụng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết.Qua nghiên cứu nhận thấy: Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại – tố cáo về đất đai của công dân tại Thanh tra thành phố Huế đã được sự quan tâm cũng như sự hướng dẫn kịp thời từ phía Trung ương và của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tạo điều kiện cho công tác giải quyết khiếu nại – tố cáo về đất đai của công dân ngày càng đạt hiệu quả cao cả về số lượng cũng như chất lượng.Trong quá trình giải quyết các khiếu nại – tố cáo về đất đai Thanh tra thành phố Huế đã dựa trên cơ sở của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo… và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại – tố cáo dẫn đến lượng đơn tồn đọng không giải quyết dứt điểm như: Người sử sụng đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, chuyển nhượng… đều giao dịch bằng miệng (thiếu hồ sơ pháp lý).Việc chọn đề tài “Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra thành phố Huế trong lĩnh vực đất đai” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực tế cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn. Trong điều kiện thời gian có hạn, bên cạnh khả năng nhận thức và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của các cán bộ phụ trách về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, cũng như các ý kiến góp ý, nhận xét của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là đối tượng lao động và tư liệu lao động Xây dựng nhà cửa và cơ sở để chế biến các hệ sinh thái, yếu tố hàng đầu của môi trường sống Ngoài ra đất đai

là tư liệu sản xuất chính không thể thay thế được của một số ngành sản xuất như: nông nghiệp, lâm nghiệp Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng như lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng hiệu quả

Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đô thị hóa là nguyên nhân dẫn đến giá trị đất đai ngày càng tăng cao Người dân ngày càng nhận thức được đất đai là tài sản quý giá và tìm hiểu về pháp luật đất đai nhiều hơn Từ đó trong quá trình sử dụng đất không thể tránh khỏi những mâu thuẫn bất đồng buộc các cơ quan có thẩm quyền phải vận dụng Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan để giải quyết

Qua nghiên cứu nhận thấy: Công tác thanh tra giải quyết khiếu nại – tố cáo

về đất đai của công dân tại Thanh tra thành phố Huế đã được sự quan tâm cũng như sự hướng dẫn kịp thời từ phía Trung ương và của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tạo điều kiện cho công tác giải quyết khiếu nại – tố cáo về đất đai của công dân ngày càng đạt hiệu quả cao cả về số lượng cũng như chất lượng

Trong quá trình giải quyết các khiếu nại – tố cáo về đất đai Thanh tra thành phố Huế đã dựa trên cơ sở của Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo… và các văn bản có liên quan Bên cạnh đó cũng còn những khó khăn trong công tác thanh tra giải quyết khiếu nại – tố cáo dẫn đến lượng đơn tồn đọng không giải quyết dứt điểm như: Người sử sụng đất cho mượn, cho thuê, cầm cố, chuyển nhượng… đều giao dịch bằng miệng (thiếu hồ sơ pháp lý)

Việc chọn đề tài “Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Thanh tra thành phố Huế trong lĩnh vực đất đai” nhằm phản ánh phần nào tình hình thực

tế cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Trong điều kiện thời gian có hạn, bên cạnh khả năng nhận thức và hiểu biết thực tế còn nhiều hạn chế, báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý của các cán

bộ phụ trách về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo, cũng như các ý kiến góp ý, nhận xét của quý thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG

1 Tóm tắt cơ cấu, tổ chức của Thanh tra thành phố Huế

Thanh tra thành phố Huế là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Huế, có trách nhiệm tham mưu giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra kinh tế  xã hội và thanh tra xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện những sơ hở trong

cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp sai phạm (nếu có), đồng thời phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật Trong đó, việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo

là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hành chính nhà nước hiện nay Thanh tra thành phố có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh

Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra thành phố Huế có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Từ khi Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 (được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005) và Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011 được Quốc hội ban hành đã giúp công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được hiệu quả hơn Trong quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương có những thuận lợi, khó khăn cũng như những vướng mắc cần phải giải quyết đúng theo quy định của pháp luật mà vẫn phù hợp với đặc thù của địa phương

Hiện nay Thanh tra thành phố Huế gồm có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra và 07 thanh tra viên Với đội ngũ cán bộ, công chức như vậy là còn rất

Trang 3

tại địa bàn thành phố Hướng đi của Thanh tra thành phố trong thời gian tới là đi đôi với việc đảm bảo công tác chuyên môn, đơn vị tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ngành thanh tra, phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, thanh tra viên để đáp ứng được các yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay và nâng cao chất lượng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như thanh tra kinh tế  xã hội trên địa bàn

2 Nhận xét về việc áp dụng pháp luật

Theo Báo cáo số 214/BC-TTr ngày 06/11/2013 của Thanh tra thành phố Huế gửi UBND thành phố Huế về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thanh tra năm 2013, Tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố năm 2013 diễn ra mức độ bình thường, nội dung khiếu nại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, lĩnh vực xây dựng Nội dung đơn tố cáo chủ yếu về hành vi của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ

2.1 Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo năm 2013 của Thanh tra Thành phố Huế

2.1.1 Công tác tiếp công dân

Kết quả tiếp công dân:

Thanh tra thành phố tham gia tiếp công dân cùng lãnh đạo UBND thành phố mỗi tháng hai kỳ vào các ngày 15 và 30 hàng tháng tại trụ sở tiếp dân

số 05 Hà Nội Trong năm 2013 có 96 lượt người được tiếp Đồng thời, tại cơ quan cũng đã thường xuyên tổ chức tiếp công dân để lắng nghe ý kiến, qua đó đã giải thích, hướng dẫn tạo điều kiện cho công dân kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại,

tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền Kết quả có 55 lượt người

Trang 4

Nội dung tiếp công dân:

Công dân đến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về nhiều lĩnh vực, song chủ yếu phản ánh về cấp giấy chứng nhận QSDĐ, QSHN và tài sản gắn liền với đất, tranh chấp đất, Bồi thường Hỗ trợ và Tái định cư, Cụ thể:

 Tranh chấp đất và tài sản gắn liền với đất: 11 vụ

 Tố cáo vi phạm pháp luật trong quản lý nhà đất, xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…: 04 vụ

 Khiếu nại, phản ánh liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: 09 vụ

 Khiếu nại quyết định hành chính: 02 vụ

 Phản ánh, kiến nghị liên quan đến nhà đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư,…: 19 vụ

Kết quả phân loại, xử lý qua tiếp công dân:

Đối với những khiếu nại, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền, đã hướng dẫn công dân gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền và kiến nghị lãnh đạo thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố

2.1.2 Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Tiếp nhận:

Trong năm 2013, UBND thành phố đã tiếp nhận 94 đơn các loại (đơn tiếp nhận trong kỳ: 94, đơn chưa được xử lý kỳ trước chuyển sang: 0), đã chuyển trả đơn không đúng thẩm quyền, hướng dẫn công dân đến các cơ quan chức năng và phường giải quyết Đồng thời thụ lý giải quyết các đơn thuộc thẩm quyền

Phân loại đơn:

 Theo loại đơn:

Khiếu nại: 18 đơn

Trang 5

Tố cáo: 04 đơn.

Tranh chấp, phản ánh, kiến nghị 72 đơn

 Theo thẩm quyền:

Đơn thuộc thẩm quyền: 67 đơn (khiếu nại: 18; tố cáo: 04; kiến nghị, phản ánh, tranh chấp: 45)

Đơn không thuộc thẩm quyền: 27 đơn

 Theo trình tự:

Đã giải quyết: 64 đơn (khiếu nại: 16; tố cáo: 03; tranh chấp, kiến nghị phản ánh: 45)

Đang thụ lý giải quyết: 03 đơn (khiếu nại: 02, tố cáo: 01)

Kết quả xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được: 94

 Số đơn chuyển đến cơ quan có thẩm quyền: 21 đơn;

 Số đơn trả lại và hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền: 03 đơn;

 Số đơn lưu do đơn trùng lắp, đơn không rõ địa chỉ, không ký tên, đơn mạo danh, nặc danh….: 03 đơn

 Số đơn thuộc thẩm quyền: 67 đơn

2.1.3 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền

Giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:

 Tổng số: 18 đơn khiếu nại

 Số vụ việc đã giải quyết: 16 vụ (giải quyết bằng quyết định hành chính)

 Số vụ việc giải quyết lần 1: 16 vụ

 Kết quả giải quyết: số vụ việc khiếu nại sai: 16 vụ

Giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền:

 Tổng số: 04 đơn tố cáo;

 Vụ việc thuộc thẩm quyền: 04 vụ;

 Số vụ việc đã giải quyết: 03 vụ

Trang 6

Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo kế hoạch 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012 của Thanh tra Chính phủ.

 Tổng số vụ việc đã kiểm tra, rà soát và giải quyết: 04 vụ

 Kết quả giải quyết: số vụ việc đã ban hành văn bản giải quyết: 03 vụ; số

vụ việc đang giải quyết: 01 vụ ( 01 vụ đang xin ý kiến UBND tỉnh)

2.2 Ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ưu điểm:

Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo được lãnh đạo UBND thành phố, thủ trưởng các phòng ban chuyên môn và UBND các phường thường xuyên quan tâm đúng mức Qua tiếp công dân để nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ của người dân với Đảng, với nhà nước nhằm tăng cường cũng cố xây dựng Đảng Khắc phục những khuyết điểm trong quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo trật tự xã hội

Tồn tại, hạn chế:

Công tác tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, phản ánh ở một

số phường chưa được quan tâm đúng mức để xử lý và giải quyết các khiếu nại tố cáo, khiếu nại phản ánh có hiệu quả các mâu thuẩn trong xã hội làm cho người dân bức xúc gửi đơn nhiều cơ quan, đơn vị, thậm chí gửi đơn vượt cấp Mặt khác những văn bản pháp luật đối với những nội dung có liên quan đến cuộc sống của người dân còn chồng chéo, những quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại

tố cáo, khiếu nại phản ánh cũng không tách bạch rõ ràng với các cơ quan với nhau nên dân đến đơn thư khiếu nại, tố cáo xảy ra nhiều gây phiền hà cho người dân đi lại nhiều lần

Trang 7

3 Những vấn đề học tập được trong quá trình thực tập tại Thanh tra thành phố Huế

3.1 Quy trình tiếp công dân:

Việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh là một công việc phức tạp, quá trình này một mặt đòi hỏi phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của pháp luật song một mặt khác lại luôn đặt ra yêu cầu sáng tạo, linh hoạt về mặt phương pháp, nghiệp vụ Về mặt pháp lý, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chỉ quy định những nguyên tắc, yêu cầu chung nhất đối với việc tiếp công dân mà không đưa ra một trình tự, thủ tục chi tiết về hoạt động này Do đó, nhìn chung không có một khuôn mẫu cứng nhắc và

cố định cho mọi trường hợp, mà tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân có cách tiếp công dân thích hợp Tất nhiên việc tiếp công dân đó phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc và đạt được mục đích

mà pháp luật đề ra Chính vì vậy, để hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ của mình, người tiếp công dân, cán bộ tiếp dân phải thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức tương đối sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực từ chính sách pháp luật, công tác quản lý, cho đến văn hóa ứng xử, nghệ thuật giao tiếp và tâm lý học

Như vậy, có thể khẳng định, trong thực tế việc tiếp công dân là hết sức đa dạng và phong phú về mặt biểu hiện và phương pháp, cách thức Tuy nhiên, trên

cơ sở các quy trình của pháp luật, có thể minh họa quy trình tiếp công dân nói chung theo mô hình tổng quát sau:

Trang 8

QUY TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN

Công dân đến

khiếu nại, tố

cáo, kiến nghị,

phản ánh

Những kiến nghị, thỉnh cầu, góp ý xây dựng chính sách, pháp luật thì hướng dẫn hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

- Đọc biên bản làm việc cho người được tiếp nghe và ký xác nhận

- Ghi nhận đầy đủ nội dung vào

Sổ tiếp công dân

- Hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, trình lãnh đạo, bàn giao vụ việc cho người có thẩm quyền giải quyết

Tiếp xúc ban

đầu

Làm việc với người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Những vụ việc thuộc thẩm quyền thì tiếp nhận tài liệu, hồ sơ và viết giấy biên nhận

Loại những

người không

thực hiện đúng

quy định của

pháp luật

Vụ việc không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người được tiếp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Vụ việc cấp bách thì đề xuất biện pháp ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra

Lưu trữ, quản lý

hồ sơ, tài liệu tiếp công dân để phục

vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trang 9

3.2 Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Những năm gần đây khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và là vấn đề được toàn xã hội quan tâm Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về khiếu nại, tố cáo như: Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung các năm 2004 và năm 2005, Chỉ thị 09/CT-TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay, Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo…góp phần quan trọng vào giải quyết những khiếu kiện của dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Thực tế cho thấy, sau thời gian thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo nhiều bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trách nhiệm của mình Trong đó việc chưa có một quy trình chung trong quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đã đưa đến tình trạng thiếu thống nhất trong xử lý, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính

Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thực tiễn công tác quản lý, mỗi cấp mỗi ngành

đã giải quyết các vụ việc với quy trình, cách thức riêng của mình Khi tiếp cận từ góc độ quy trình cho thấy với cùng một loại vụ việc các cơ quan, tổ chức khác nhau thì giải quyết với quy trình khác nhau Với các vụ việc tương tự nhau do cùng một cơ quan, tổ chức giải quyết đôi khi lại thực hiện với những bước đi, cách làm khác nhau Kết quả là vụ việc không được chấm dứt, làm phát sinh đùn đẩy, kéo dài… Do vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay ở nước ta là rất cần thiết Nó có vai trò quan trọng trong định hướng và đưa ra các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành

Trang 10

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Phê duyệt xử lý đơn

Đưa vào thụ lý

Ký quyết định thụ lý

đơn

Kiểm tra, xác minh

Báo cáo kết luận Xem và ký báo cáo

đề xuất, dự thảo công văn, quyết định

Kiểm tra, trình ký

Ký công văn trả lời, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo

Phát hành công văn, quyết định

Trang 11

4 Những kiến nghị, đề xuất qua quá trình thực tập

4.1 Những giải pháp chung:

 Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp chế xã hội chủ nghĩa: Trong quá trình thực hiện các chức năng của Nhà nước, Nhà nước phải thường xuyên đặt ra các yêu cầu khách quan là phải hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật, điều đó liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Trong điều kiện đổi mới đất nước hiện nay đặc biệt khi gia nhập WTO, chúng ta phải xây dựng, phát triển và không ngừng hoàn thiện Đồng thời phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ của nhân dân xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thực hiện tốt những điều ấy sẽ là điều kiện quan trọng để quyền khiếu nại, tố cáo thật sự là quyền dân chủ của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta, hạn chế đến mức thấp nhất các phát sinh khiếu nại, tố cáo

 Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: đó là các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể phải quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết đúng, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo của dân, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, ngăn ngừa

và khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp Thường vụ các cấp uỷ đảng phải chỉ đạo công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, trực tiếp đối thoại với dân, kiểm tra đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,

tố cáo của dân Trực tiếp chỉ đạo giải quyết những vụ việc phức tạp, kéo dài, khiếu nại gay gắt, đông người

 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước: Nhà nước phải nâng cao hiệu lực quản lý để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước nói riêng và toàn cầu hoá nói chung Hiện nay tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu vẫn diễn ra ở nhiều nơi, do đó Nhà nước cần sửa đổi lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá và công khai, chống quan liêu, cửa quyền Tiếp tục cải cách hành chính theo hướng rà soát loại bỏ những thủ tục phiền hà cho dân, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

 Xây dựng đời sống văn hoá và nâng cao dân trí cho nhân dân: phải xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện tốt chương trình xã hội hoá giáo dục, văn hoá để nâng cao dân trí và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm hạn chế tình hình khiếu nại, tố cáo và các đơn thư khiếu nại, tố cáo sai, vượt cấp

 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý nghiêm minh những

Ngày đăng: 13/05/2016, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w