Tuy vậy, hiện nay trước bối cảnh thựchiện lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì quả thực hệ thốngngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Côngthương Việt Nam nói riêng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
- -TRẦN THỊ THU NGA
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN
HÀNG TẠI chi nh¸nh NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA Chuyên ngành: Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS nguyÔn v¨n nam
HÀ NỘI – 2007
Trang 2MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1.2.1.2 Dịch vụ thanh toán trong nước 12
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
TẠI CHI NHÁNH CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
16
Trang 3CHƯƠNG II GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
24
2.2 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
25
2.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
26
2.3.1 Cũng cố và nâng cao tiềm lực tài chính 262.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 262.3.3 Đổi mới nâng cấp công nghệ hiện đại và phù hợp 272.3.4 Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dài
hạn
27
2.3.5 Đẩy mạnh công tác Marketing dịch vụ ngân hàng,
tăng cường tiếp thị khách hàng
27
2.3.6 Nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng phát triển
sản phẩm mới
28
2.3.7 Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản
phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển, Việt Nam đã chính thức gianhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) - Tổ chức Thương mại đaphương lớn nhất toàn cầu Ngành ngân hàng là một trong những lĩnh
Trang 5vực được mở cửa mạnh mẽ và phát triển nhất, nó là một kênh trunggian chuyển tải vốn ra thị trường và điều chỉnh nguồn vốn của thịtrường Đồng nghĩa với đó, thị trường tài chính - tiền tệ Việt Namcũng là một sân chơi chung cho các Tổ chức Tín dụng trong và ngoàinước, và từ đó, các ngân hàng nước ngoài sẽ được thiết lập sự hiệndiện thương mại của mình tại Việt Nam Một hệ thống cạnh tranh mới
về dịch vụ cũng được khẳng định và chiếm lĩnh, các quan hệ thươngmại theo đó sẽ trở nên ngày càng phát triển và đa dạng Điều này đãđặt ra những đòi hỏi và thách thức đối với các ngân hàng thương mạitrong nước
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống các ngân hàng thương mạiViệt Nam đang từng bước thiết chế cho mình các mạng lưới, đổi mớicác hình thức hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ nhằm nângcao sức cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trường Đối với mộtngân hàng hiện đại và phát triển như các nước ngoài, hoạt động dịch
vụ phát triển rất mạnh, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọnglớn và ảnh hưởng nhất định đến ngân hàng Trong khi đó, đối với cácngân hàng thương mại Việt Nam, thu chủ yếu vẫn tập trung vào cáchoạt động truyền thống như cho vay, bảo lãnh, tiền gửi Nguồn thu từcác dịch vụ hoặc chưa có, chưa khai thác hết hoặc rất khiêm tốn trongtổng thu của ngân hàng, trong khi, hoạt động tín dụng và bảo lãnh lại
là hoạt động có nhiều rủi ro và rủi ro cao Bởi vậy, phát triển dịch vụngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là một chiến lượcđúng đắn và cần thiết
Trang 6Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngânhàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, quy mô tài sản nợ và tài sản
có hàng năm tăng từ 20%-25% Tuy vậy, hiện nay trước bối cảnh thựchiện lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì quả thực hệ thốngngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Côngthương Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.Năng lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là các dịch
vụ Ngân hàng hết sức hạn chế Chính vì vậy, bằng cách nào, biện phápnào, và giải pháp nào để nhanh chóng phát triển thị trường tiềm năngnày đang là bài toán lớn mà các ngân hàng thương mại ở Việt Namnói chung và ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng cần có lờigiải
Là một Chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngânhàng Công thương Đống Đa cũng đang trong quá trình tìm kiếmnhững giải pháp tốt nhất để có thể phát triển hơn nữa thị trường tiềmnăng này
Xuất phát từ nhận thức nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng
và giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng tại Ngân hàng Công thương Đống đa”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, bảng biểu và các tàiliệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong 02 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Trang 7Chương II: Giải pháp phát triển dịch vụ của Ngân hàng Công thương Đống Đa.
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa được thành lập vàonăm 1955 với tiền thân ban đầu là một Phòng Thương nghiệp thuộckhu vực Đống Đa Đến năm 1957 được đổi tên thành chi nhánh Ngânhàng Nhà nước khu vực Đống Đa, sau đó đổi tên thành Chi nhánhNgân hàng Nhà nước Đống Đa 1987
Trang 8Vượt qua nhiều khó khăn, vươn lên từ nội lực, từng bước Ngânhàng Công thương Đống Đa đã đổi mới, hoà nhập với cơ chế thịtrường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng pháttriển trong kinh doanh dịch vụ tiền tệ - ngân hàng, góp phần phát triểnkinh tế thủ đô.
Thực hiện phương châm chiến lược “Phát triển – An toàn - Hiệuquả” bước vào giai đoạn mới, mở rộng các dịch vụ tiện ích ngân hàngcho khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động trên thị trường tiền tệ trongnước đặc biệt chú trọng đến khách hàng truyền thống của ngân hàng làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại,công nghiệp
Trong những năm 2002 – 2005, Ngân hàng Công thương Đống
Đa đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu huy động vốn, cho vay, lợi nhuận,
dự phòng rủi ro, nhờ vậy, thu nhập của người lao động, tích luỹ chongân hàng và đóng góp với ngân sách Nhà nước đều tăng Đồng thời
đã tích cực thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng Công thương theotiến trình hội nhập đến năm 2010, phấn đấu một ngân hàng thươngmại nhà nước lành mạnh về tài chính, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnhvực ngân hàng và có đầy đủ khả năng hội nhập với khu vực và thếgiới
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức
Về tư cách pháp nhân
Ngân hàng Công thương Đống đa là một đơn vị thành viên trựcthuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo mô hình tổng công ty
Trang 9Nhà nước hạng đặc biệt) Có tư cách pháp nhân phụ thuộc thực hiệntheo sự uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương ViệtNam trong tất cả các hoạt động kinh doanh – dịch vụ, có con dấu vàtài khoản riêng, thực hiện chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí vàthu nhập Hoạt động phụ thuộc vào Ngân hàng Công thương ViệtNam về phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chếnghiệp vụ.
Về mô hình tổ chức
Ngân hàng Công thương Đống Đa thực hiện theo mô hình tổchức là Chi nhánh cấp I của Ngân hàng Công thương Việt Nam, gồm:Ban Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hoạt độngkinh doanh và tổ chức cán bộ tại Chi nhánh Hoạt động nghiệp vụchính của ngân hàng được tổ chức theo các Phòng, ban chuyên mônlà: Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán tài chính, Phòng kiểm tra kiếmtoán nội bộ, Phòng tiền tệ kho - quỹ, Phòng Hành chính - tổ chức,Phòng Quản lý rủi ro, Phòng nợ có vấn đề các Phòng Giao dịch, cácQuỹ tiết kiệm
Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
- Huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư
- Đầu tư cho vay các thành phần kinh tế
- Tổ chức dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Dịch vụ ngân quỹ
- Chi trả kiều hối
Trang 10 Các khách hàng chủ yếu
Khách hàng truyền thống của Ngân hàng Công thương Đống đachủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếutrong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu.Ngoài ra, còn có các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp
1.1.3 Một số kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng Công thương Đống Đa
Về công tác huy động vốn
Đây là hoạt động được Ngân hàng Công thương Đống Đa rấtchú trọng để phát triển, trong những năm gần đây Ngân hàng luôn cónhững biện pháp nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn của dân cư cũngnhư các doanh nghiệp Điều này thể hiện qua quy mô nguồn vốn trongvòng 3 năm gần đây tăng trưởng liên tục tuy tốc độ chưa cao cụ thểnăm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.092 tỷ đồng sang đến năm
2005 tăng lên 354 tỷ với tỷ lệ tăng là 11,45% và đến năm 2005 thì co
số này là 3.741 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8.56%
Nhìn chung tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn huy động được tăng đềuqua các năm Có được kết qua này là nhờ Ngân hàng Công thươngĐống Đa đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như: Tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến 60tháng với nhiều hình thức trả lãi: lãi tháng, lãi quý, lãi trước, lãi sau,lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có khuyến mãi, ngoài racòn phát hành chứng chỉ tiền gửi loại 12 tháng, 18 tháng và 24 thángvới lãi suất hấp dẫn đối với cả ngoại tệ và VND
Trang 11Về cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn huy động đượcthế hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1 Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn
1 Tiền gửi tiết kiệm 1648 1884 14.32% 1958 3.93%
2 Tiền gửi TCKT, dân
Công tác đầu tư và cho vay
Liên tục trong những năm trước, hoạt động tín dụng tại Ngânhàng Công thương Đống Đa có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm.Tổng dư nợ năm năm 2004 đạt 2243 tỷ tăng 1.95% so với 2003, năm
2005 đạt 2280 tỷ tăng 1.6% với 2004
Trang 12Tuy nhiên, sang năm 2006 thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Côngthương Việt Nam, công tác cho vay của Chi nhánh được đặc biệt coitrọng với định hướng từng bước nâng cao chất lượng tín dụng Chinhánh đã tiếp tục đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị có tìnhhình tài chính lành mạnh, sản phẩm tạo ra có sức cạnh tranh cao, sứctiêu thụ lớn Do đó dư nợ của Chi nhánh đạt 1.577tỷ đồng giảm 703 tỷđồng tương đương 30.83% so với năm 2005
Nợ quá hạn đến 31/12/2006 là 105.5 tỷ 490 triệu đồng tăng 71 tỷ
50 triệu đồng, chiếm 6,69% tổng dư nợ Tỷ lệ này tương đối cao, chothấy Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa cần chú trọng hơnnữa đến chất lượng hoạt động tín dụng
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do thay đổi cơ chếchính sách quản lý của Nhà nước, của ngành ngân hàng, do biến độngcủa thị trường, nợ trong năm phát sinh lớn( chủ yếu nằm ở các doanhnghiệp thuộc loại hình giao thông và xây dựng cơ bản), do một số cán
bộ quản lý đơn vị chưa sâu sát, phương án không khả thi, không đápứng đủ điều kiện mà vẫn giải ngân Trong năm, Chi nhánh Ngân hàngCông thương Đống Đa đã trích lập dự phòng rủi ro tổng cộng là 89.8tyr đồng và xử lý rủi ro trong năm là 58.7 tỷ đồng Thu nợ đã xử lý rủi
ro đạt 6.72 tỷ saong số thu này còn quá thấp so với tổng nợ đã xử lýrủi ro phải thu
Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động qua các năm của Chi nhánh ngân hàng Côngthương Đống Đa được thể hiện ở bảng sau:
Trang 13Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh(Đơn vị: triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Năm2004 2005Năm giảm soTăng
với 2004
Năm2006
Tănggiảm sovới 2005
1 Tổng thu
nhập
397.258
Trang 14doanh Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng ta thấy hai nguồn thuchủ yếu là thu từ hoạt động tín dụng và thu từ lãi điều chuyển vốn.Thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trng 2 năm 2004 và
2005 do chính sách của Chi nhánh là đẩy mạnh dư nợ làm cho dư nợtăng nhanh dẫn đến thu từ hoạt động này cũng tăng đáng kể Tuynhiên sang năm 2006 lợi nhuận của Chi nhánh là -99.207 triệu đồngđiều này cũng do 2 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, Với chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng, đầu tư
có chọn lọc nên dư nợ giảm nhiều so với năm trước, lãi thu được từhoạt động này giảm xuống trong khi nợ xấu của các đơn vị xây dựng
và giao thông tăng mạnh nên chi phí để trích lập dự phòng rủi ro là rấtlớn điều này đã làm giảm đi nhiều lãi ngân hàng
Thứ hai, Do Ngân hàng Công thương Việt Nam thay đổi phương
pháp hạch toán dự thu, các khoản nợ từ nhóm 2 không thu được lãi thìkhông được hạch toán vào thu nhập mà phải hạch toán ngoại bảng
Nguồn thu từ phí dịch vụ tăng đều đặn qua các năm tuy nhiênchiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập Năm 2006 tỷ lệ phí dịch vụ trêntổng thu nhập là 2.58% Đây là một con số khiêm tốn và điều này chothấy có sự chênh lệch quá lớn trong cơ cấu thu nhập của Chi nhánh.Như vậy, hoạt động tại Chi nhánh còn có sự mất cân đối nghiêmtrọng, Chi nhánh vẫn tập tri\ung vào các nghiệp vụ truyền thống nhưcho vay, nhận tiền gửi, chưa có các giả pháp hữu hiệu thúc đẩy pháttriển hoạt động dịch vụ ngân hàng
Trang 151.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh ngân hàng công thơng đống đa.
Trong những sản phẩm đang cung cấp thỡ dịch vụ thanh toỏntrong nước và thanh toỏn quốc tế mang lại nguồn phớ lớn cho ngõnhàng mặc dự kết quả đạt được khụng như mục tiờu đặt ra và sau đõy làkết quả thu phớ dịch vụ tại Chi nhỏnh được thể hiện ở bảng sau (đơnvị: triệu đồng)
Bảng 4: Kết quả thu phớ dịch vụ
Chỉ tiờu
Năm2004
Trang 16Nguồn: Phòng Tiếp thị Tổng hợp Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa
1.2.1 Dịch vụ thanh toán
2.2.1.1 Dịch vụ thanh toán quốc tế
Là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương ViệtNam, có quan hệ với trên 700 Đại lý các Ngân hàng trên Thế giới, làThành viên của hệ thống tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu,thanh toán mạng SWIFT, Ngân hàng Công thương Đống Đa có khảnăng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và dịch vụ ngân hàng quốc tế mộtcách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất với các phương tiện côngnghệ ngân hàng hiện đại Điều này được thể hiện qua kết quả đạt đượccủa một số dịch vụ chủ yếu của Chi nhánh qua các năm như sau: (Đơnvị: 1000USD)_
* Đối với thanh toán hàng nhập khẩu
Bảng 5: Kết quả thanh toán hàng nhập khẩu
TT tiêuChỉ Năm2004 2005Năm trưỏng soTăng
với 2004
Năm2006
Tăngtrưỏng sovới 2005Phát
Trang 17Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động thanh toán hàngnhập khẩu tại Ngân hàng năm 2005có sự tăng trưởng đáng kể so vớinăm 2004 đặc biệt là hình thức thanh toán TTR(25.09%), thanh toánL/C thì số món thanh toán tăng đáng kể nhưng giá trị tăng chưa cao.Tuy nhiên, sang đến năm 2006 thì số món phát hành L/C giảm chút ítnhưng giá trị phát hành thì tăng trưởng rõ rệt(37.86%) Nguyên nhân ởđây là do việc cấp hạn mức tín dụng của Chi nhánh còn chậm trễ vìphải chờ Ngân hàng Công thương Việt nam xét duyệt dẫn đến tìnhtrạng không cung cấp tín dụng kịp thời cho những khoản thanh toán
LC nên khách hàng chuyển sang thanh toán ở các Ngân hàng khác.Các chỉ tiêu khác trong năm 2006 thì chỉ có thanh toán nhờ thu có kếtquả thấp hơn năm 2005 còn các chỉ tiêu khác cũng có sự tăng trưởngđáng khích lệ Cụ thể là thanh toán L/C tăng 10.55%, thanh toán TTRtăng 9.34%
Trang 18* Đối với thanh toán hàng xuất khẩu
Bảng 6: Kết quả thanh toán hàng xuất (Đơn vị: 1000USD)
1.2.1.2 Dịch vụ thanh toán trong nước
Trang 19Đây là dịch vụ mang lại nguồn phí đáng kể cho ngân hàng Côngthương Đống Đa Hiện nay, Ngân hàng Công thương Đống Đa thựchiện nhiều hình thức thanh toán khác nhau nhưng chủ yếu là chuyểntiền điện tử, thanh toán liên ngân hàng và thanh toán song biên Vớilợi thế Ngân hàng Công thương Việt Nam có mạng lưới rộng khắp cảnước nên nhiều khách hàng đã lựa chọn chuyển tiền qua hệ thốngNgân hàng Công thương Là một Chi nhánh trực thuộc Ngân hàngCông thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Đống Đa rất thuậnlợi trong công tác phát triển dịch vụ thanh toán nội địa
1.2.2 Dịch vụ bảo lãnh
Đây cũng là dịch vụ mà trong những năm gần đây Chi nhánhcũng chú trọng phát triển, Hiện nay Ngân hàng Công thương Đống Đathực hiện các loại hình bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thựchiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thanhtoán, bảo lãnh hoàn thanh toán… trong đó bảo lãnh dự thầu chiếm tỷ
lệ lớn nhất trong tổng số các mónbảo lãnh phát hành Tình hình thựchiện dịch vụ bảo lãnh được thể hiện qua bảng sau: (Đơn vị: Triệuđồng)
Bảng 7: Tình hình thực hiện dịch vụ bảo lãnh
Chỉ tiêu 2004Năm Năm2005
Tăngtrưởng
2005 sovới2004
Năm2006
Tăngtrưởng
2006 sovới 20051
Doanh
số
món
Trang 20S-Với những ưu việt trên của các loại thẻ nên dịch vụ này của Chi nhánhNgân hàng Công thương Đống Đa đã phát triển không ngừng điều này
Trang 21Bảng 8: Kết quả thực hiện dịch vụ thẻ
Chỉ tiêu Năm
2004
Năm2005
Tăng trưởng
so với 2004
Năm2006
1.2.4 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
Dịch vụ này đóng vai trò quan trọng, ngoài lợi nhuận nó đem lại
do chênh lệch tỷ giá nó còn góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triểncủa dịch vụ thanh toán quốc tế qua việc đảm bảo nguồn ngoại tệ đápứng yêu cầu thanh toán của khách hàng Kết quả đạt kinh doanh ngoại
tệ của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 9: Kết quả kinh doanh ngoại tệ
Trang 22Nguồn: Phòng Tiếp thị Tổng hợp Chi nhánh ngân hàng Công thương Đống Đa
Qua bảng trên ta thấy lãi kinh doanh ngoại tệ liên tục giảm với tỷ
lệ lớn qua các năm dó là do những năm trước Chi nhánh có chức năngkinh doanh ngoại tệ để sinh lời từ việc chênh lệch tỷ giá giữa tỷ giámua và tỷ giá bán Chi nhánh có thể tìm nguồn ngaọi tệ từ các Ngânhàng lớn có nguồn ngoại tệ mạnh như Abn Amro, CitiBank hoặc từNgân hàng Công thương Việt Nam và Chi nhánh còn thực hiện bánngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn ký với khách hàng với những mónngoại tệ lớn làm cho chênh lệch giữa tỷ giá đầu vào và tỷ giá đầu racàng lớn Với những hợp đồng mua bán kỳ hạn nhiều khi đã làm chokhách hàng mất thời gian chờ đợi cho nên một số khách hàng đãchuyển sang thanh toán ở các ngân hàng khác
Tuy nhiên đến tháng 7/2005 Ngân hàng Công thưong Việt Namkhông cho phép các Chi nhánh thực hiện việc kinh doanh ngoại tệ,Chi nhánh không được mua bán với các Ngân hàng bên ngoài mà chỉđược mua bán với ngân hàng Công thương Việt Nam do đó lãi từhoạt động này không cao
1.2.5 Dịch vụ thu hộ chi hộ
Đây là loại hình dịch vụ có tiềm năng ở Chi nhánh ngân hàngCông thương Đống Đa Dịch vụ được thực hiện trên cơ sở các hợpđồng thoã thuận ký giữa ngân hàng với khách hàng Ngân hàng sẽđứng ra thay mặt cho khách hàng thực hiện giao dịch thu hộ, chi hộ.Hiện nay Chi nhánh thực hiện dịch vụ này chủ yếu là thu hộ tiền điện,
Trang 23điện thoại, nước, vệ sinh Kết quả thực hiện được thể hiện qua bảngsau:
Bảng 10: Kết quả thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ (Đơn vị:
Triệu đồng)
Sốmón
1.2.6 Dịch vụ ngân quỹ
Hoạt động chủ yếu của dịch vụ này là ngân hàng cử cán bộ đếnthu tiền mặt trực tiếp tại các đơn vị Ngân hàng Công thương Đống Đa
đã ký được hợp đồng với các Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu và điện lực
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ như thu đổi tiềnrách nát không đủ tiêu chuẩn lưu thông, dịch vụ kiểm đếm tiền mặtcho đơn vị
Trang 24Tuy nhiên kết quả đạt được từ hoạt động này còn rất thấp Tổng
số phí thu được từ hoạt động ngân quỹ năm 2006 đạt 38 triệu đồng
1.2.7 Dịch vụ Internetbanking
Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể tự tra tài khoản củamình qua Internet mà không cần ra ngân hàng Tuy dịch vụ này đãtriển khai khá lâu song tiến độ rất chậm Đến năm 2006 mặc dù cótổng số 4135 khách hang có tài koản giao dịch tại ngân hàng nhưng sốkhách hang đăng ký sử dụng dịch vụ E-banking chỉ có 97 khách hàng
Nguyên nhân chính ở đây là do khách hàng vẫn chưa biết đếndịch vụ này của ngân hang Ngoài ra, một lý do khác là chất lượngdịch vụ chưa cao, thời gian thực hiện dịch vụ lâu, thông tin cung cấpcho khách hàng chưa nhiều một bộ hồ sơ E-banking của khách hàngphải mất đến hai tuần mới giải quyết xong Đây là những hạn chế lớncần nhanh chóng khắc phục để dịch vụ này phát triển góp thêm thunhập vào cho ngân hàng
1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
1.3.1 Kết quả đạt được
Qua những phân tích trên ta có thể thấy những kết quả đạt đượctrong công tác phát triển dịch vụ tại Chi nhánh ngân hàng Côngthương Đống Đa
Thứ nhất: Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
Trong những năm gần đây, Chi nhánh ngân hàng Công thương