PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANATRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHUYÊN CẦN ĐẾN LỚP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA
TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHUYÊN CẦN ĐẾN LỚP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Chinh Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Y Ngông Trình độ đào tạo: Cao đẳng Sư phạm
Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Dur Kmăl, tháng 1 năm 2016
Trang 2Mục Lục
Trang
I PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
II PHẦN NỘI DUNG . 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Thực trạng 4
2.1 Thuận lợi, khó khăn 4
2.2 Thành công, hạn chế 5
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 6
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra 7
3 Các giải pháp, biện pháp 7
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 17
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18
4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 19 5 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 19 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ . 19
1 Kết luận 19
2 Kiến nghị 21
I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 Lí do chọn đề tài
Tại điều 2 và điều 3 Luật số 56/LCT/HĐNN8 ngày 16 tháng 8 năm 1991 Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định : “Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 3Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, trong đó việc
duy trì sĩ số và học sinh chuyên cần trên lớp là khâu quan trọng có tính chấtquyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường Trong những năm học vừaqua; được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana;Đảng ủy, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể địa phương, đặc biệt là sự quantâm chỉ đạo sát sao của Ban Giàn hiệu nhà trường cùng với sự nhiệt tình củađội ngũ giáo viên nên công tác duy trì sĩ số cũng như việc vận động học sinh
đi học chuyên cần của học sinh trường Tiểu học Y Ngông đã có những chuyểnbiến tích cực Tỷ lệ học sinh bỏ học không còn, tỷ lệ học sinh đi học chuyêncần đã có những chuyển biến tích cực
Tuy nhiên tình trạng học sinh chưa đi học chuyên cần, học sinh hay nghỉhọc vẫn còn đó là các em thường thích đi làm với mẹ để kiếm tiền hoặc ở nhàgiúp bố mẹ làm việc vặt để bố mẹ đi làm Đa phần gia đình đều đông con,điều kiện kinh tế khó khăn nên cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc họchành của con cái Học sinh trường tiểu học Y Ngông nói riêng, các trường cónhiều học sinh dân tộc nói chung, các em thường nghỉ học nhiều nhất vào dịpmùa rẫy, mùa cà phê để đi làm hay đi mót kiếm tiền Chính vì thế mà tỉ lệ họcsinh đi học chuyên cần thời điểm này thường rất thấp
Để phát huy những ưu điểm đã đạt được cũng như tiếp tục đưa ra nhữnggiải pháp vận động học sinh đến lớp đều đặn, tăng tỉ lệ học sinh đi học chuyêncần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số đó cũng
chính là lí do chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh chuyên
cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Y Ngông”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu, lựa chọn thông qua tìm hiểu, khảo sát thực trạng đối tượnghọc sinh, điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường từ đó đưa ra một sốgiải pháp hiệu quả nhất để làm tốt công tác vận động học sinh trong độ tuổi
Trang 4đến trường, duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dụchọc sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
Tạo sự quan tâm sâu sắc, sự gần gũi thân thiện giữa thầy với trò, giữa nhàtrường với gia đình học sinh, giữa nhà trường với thôn buôn và các tổ chứcchính quyền địa phương
Tạo sự quan tâm, đồng thuận, sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các cánhân cùng chung tay góp sức trong việc giúp đỡ học sinh đến trường nhằmnâng cao chất lựơng giáo dục học sinh vùng dân tộc thiểu số
3 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giúp học sinh chuyên cần đến lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
4 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana,tỉnh Đăk Lăk
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp tìm hiểu thực trạng;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Việc học sinh đi học chuyên cần đóng vai trò quan trọng trong việc nângcao chất lượng học tập của học sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nóiriêng Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, không
bị hụt kiến thức và mang lại kết quả học tập tốt nhất cho các em
Muốn công tác giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỉ lệchuyên cần của học sinh Học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt
và đó cũng là điều kiện thiết yếu giúp các em nắm vững kiến thức các mônhọc Kết quả học tập tốt sẽ là động lực hữu hiệu nhất giúp học sinh ham học,
Trang 5yêu thích được đến trường để học tập Chính điều đó đã góp phần quan trọngvào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
tổ chức nhiều chương trình nhằm giúp hoc sinh đến trường Đặc biệt là được
sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng,chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.Các đoàn thể phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc vận động các tổchức, cá nhân, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ về mọi mặt để giúp đỡ học sinhhọc sinh
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong côngtác Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộcthiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường
b Khó khăn
Học sinh toàn trường hàng năm có đến trên 98% là học sinh dân tộc thiểu
số Nhân dân chiếm 97% làm nghề nông, quanh năm lam lũ với việc đồngáng, nương rẫy Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiềukhó khăn nên không quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái Học sinhthuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ giúp bố mẹcông việc làm ăn Mỗi dịp mùa cà phê hay làm nương rẫy thì tỉ lệ các em đếnlớp chỉ đạt 70- 80%
2.2 Thành công, hạn chế
a Thành công
Trang 6Từ những thuận lợi và khó khăn kể trên, tôi đã tìm tòi học hỏi, nghiêncứu và áp dụng thử nghiệm các giải pháp duy trì sĩ số chuyên cần trên lớp tạitrường Tiểu học Y Ngông trong thời gian công tác Kết quả cho thấy tỉ lệ họcsinh chuyên cần trên lớp có ổn định hơn, hoạt động dạy và học thật sự đi vào
nề nếp, chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng cao; chất lượnghọc sinh cũng được cải thiện nhiều, Tỷ lệ học sinh lên lớp được nâng lên quatừng năm học; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm hẳn, học sinh hoàn thànhchương trình Tiểu học năm học 2014 – 2015 đạt tỷ lệ 100%, công tác Phổ cậpGiáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được duy trì tốt
Giáo viên có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy cũng như vậnđộng học sinh đi học chuyên cần
Trường tổ chức nhiều các hạt động nhằm hỗ trợ những học sinh có hoàncảnh khó khăn ra lớp
b Hạn chế
Điều kiện kinh tế của cha mẹ học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn, họcsinh thuộc diện đói nghèo chiếm 1/3 nên các em thường ở nhà để phụ giúp bố
mẹ công việc làm ăn
Dân trí ở địa phương còn thấp, chưa coi trọng công tác giáo dục nênkhông quan tâm đến việc học của con em mình
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
a Mặt mạnh
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến nhận thức và trách nhiệmcủa đội ngũ giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, sự quan tâm giúp đỡcủa cộng đồng xã hội cũng như các cấp chính quyền địa phương trong việctuyên truyền, vận động học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo duy trì sĩ số gópphần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và các trườngtrên địa bàn xã nói chung
b Mặt yếu
Trang 7Trên 98% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Êđê,Tày, Nùng; trong đó dân tộc Êđê là chủ yếu Hàng ngày các em chủ yếu giaotiếp bằng tiếng đồng bào của mình nên việc tiếp thu Tiếng Việt trong các giờhọc còn gặp nhiều khó khăn.
Trường học quá xa đối với phần lớn nhà ở của giáo viên, trường cónhiều điểm lẻ, các điểm lẻ nên công tác quản lý cũng như phối hợp vận độnghọc sinh ra lớp còn gặp nhiều hạn chế,
Vẫn còn một số cha mẹ học sinh chưa coi trọng việc học của con emmình nên tỉ lệ chuyên cần của học sinh đôi lúc chưa đạt kết quả như mongmuốn
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Do trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn chủ yếu là học sinh đồngbào, trường có nhiều điểm lẻ, cha mẹ học sinh ban ngày thường đi làm nêncông tác phối hợp đến nhà vận động học sinh đi học chuyên cần gặp rất nhiềukhó khăn
Nhận thức của học sinh về học tập chưa cao Một số em học yếu,thường bi quan trước lực học của mình, thiếu niềm tin vào khả năng học tập,dẫn đến tâm lý chán nản muốn nghỉ học Một số em còn mải chơi trốn học,
Hoàn cảnh gia đình các em hầu hết còn khó khăn, trình độ dân trí thấp,phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, chưa quan tâmđúng mức đến việc học tập của con em
Chưa có sự phối kết hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa nhà trường với giađình và các đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương trong công tác vận độnghọc sinh đi học chuyên cần
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với chính quyền địaphương các xã về công tác duy trì sĩ số cũng như đầu tư cơ sở vật chất, vận
Trang 8động, khuyến khích học sinh đến trường Chính quyền địa phương nên cónhững biện pháp xử lý đối với gia đình chưa giáo dục tốt con mình đi họcchuyên cần.
Ban Lãnh đạo nhà trường đưa ra những giải pháp, biện pháp tốt nhất đểphối kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và chỉ đạo độingũ giáo viên khắc phục những khó khăn trên
Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải đoàn kết, kiêntrì, bền bỉ, quyết không nản lòng và thường xuyên liên hệ phối kết hợp chặtchẽ với BĐD CMHS lớp cũng như cha mẹ của học sinh, thường xuyên quantâm từng buổi, từng ngày đến lớp của học sinh để tạo môi trường và dần tạothói quen cho học sinh
Các tổ chức trong nhà trường xác định công tác tuyên truyền, vận độnghọc sinh ra lớp là một trong những hoạt động đặc biệt quan tâm của tổ chứcnhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
Ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS) phối hợp chặt chẽ vớichính quyền, các tổ chức đoàn thể, buôn trưởng, già làng làm tốt công táctuyên truyền, giáo dục, vận động đến từng hộ gia đình bằng nhiều hình thứckhác nhau để người dân dần dần có ý thức tích cực hơn
3 Các giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nâng cao được tỷ lệ học sinh chuyên cần trên lớp đồng thời thúc đẩycông tác duy trì sĩ số học sinh ngày một bền vững hơn, hoàn thiện công tácPhổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đảm bảo nề nếp dạy và học, thúc đẩyphong trào thi đua hai tốt trong nhà trường
Ban lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác phối hợp gia đình, nhà trường
và xã hội
Trang 9Tạo môi trường thân thiện giúp học sinh tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục bổ ích, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương giúp học sinh hứng thú đến trường
Quan tâm, động viên giúp đỡ vật chất lẫn tinh thần đến hộ nghèo, gia đình có học sinh không đi học chuyên cần để công tác vận động học sinh ra lớp được dễ dàng hơn
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a Thực hiện tốt vai trò của ban giám hiệu trong công tác quản lý chỉ
đạo:
Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch và đưa ra quan điểm rõ ràng đến từng tổ khối trưởng và giáo viên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đưa vào nghị quyết chuyên môn đầu năm và được công khai đến từng giáo viên, cha mẹ học sinh xác định duy trì sĩ số học sinh đảm bảo chuyên cần trên lớp là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng giáo dục Đồng thời giao chỉ tiêu duy trì sĩ số và học sinh chuyên cần đến lớp là một tiêu chí để đánh giá công tác thi đua của mỗi giáo viên Bên cạnh đó chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm ngay sau khi nhận lớp phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, bằng cách phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ các thông tin trong phiếu, sau đó đóng thành cuốn theo thứ tự danh sách học sinh để phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp vận động thích hợp; mẫu phiếu như sau: PHIẾU THÔNG TIN VỀ HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC Y NGÔNG– NĂM HỌC 20…-20…. Họ tên học sinh: Nam hay Nữ
Sinh ngày tháng năm: tại:
Dân tộc: Tôn giáo:
Tên Cha: Số ĐTDĐ………
Tên Mẹ: Số ĐTDĐ………
Địa chỉ gia đình (ghi theo giấy hộ khẩu thường trú ): Buôn …
Trang 10Xã Huyện … Tỉnh
Hiện em đang ở với ai (cha mẹ, anh chị, cô dì, chú bác, người bảo hộ):
Năm học trước (20…-20…) đã học lớp …….GVCN:
Xếp loại cuối năm : Năng lực: Phẩm chất:
Được lên lớp thẳng, kiểm tra lại, ở lại lớp:
Đội viên : Năm kết nạp :
Môn học thích nhất :
Môn học cảm thấy khó :
Bạn thân nhất :
Ước mơ của em :
Học sinh thuộc diện ưu tiên (con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh, dân tộc ít người, con gia đình thuộc diện cận nghèo, hộ nghèo - có giấy chứng nhận hợp lệ) :
Khoảng cách từ nhà đến trường : Phương tiện đi học :
Những đề xuất của em và gia đình ( nếu có):
Dur Kmăl, ngày… tháng… năm 20….
Chữ ký của cha (mẹ) hoạc sinh Học sinh ký tên
Vào tuần đầu tiên của năm học mới, nhà trường trực tiếp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng sơ đồ cộng đồng của từng lớp Trong sơ đồ cộng đồng mô tả một cách đơn giản về cộng đồng địa phương gồm tất cả các ngôi nhà nơi các gia đình học sinh trong lớp đang sinh sống, đường đi lại, sông suối, ao, hồ, giếng nước , những nơi có thể nguy hiểm với học sinh…; qua đó giúp cho giáo viên xác định được những thuận lợi và khó khăn khi học sinh đi học; biết được những địa điểm mà học sinh có thể gặp nguy hiểm để hướng dẫn các em phòng tránh rủi ro; biết được
Trang 11những địa điểm và cách đi thăm gia đình học sinh, giúp học sinh biết tìmđường đến nhà bạn Giáo dục học sinh ý thức được mình là một thành viêncủa cộng đồng, để từ đó nâng cao ý thức xây dựng, giữ gìn cộng đồng vàchăm chỉ, chuyên cần hơn trong học tập.
Sơ đồ cộng đồng lớp 1B trường tiểu học Y Ngông
Hàng tuần, hàng tháng lãnh đạo nhà trường cần trực tiếp kiểm tra việcduy trì sĩ số học sinh chuyên cần ở từng lớp và dành thời gian đi dự giờ sinhhoạt lớp cuối tuần ở một số lớp để nắm bắt tình hình của học sinh, nắm vững
số học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học Xác định rõ nguyên nhân học sinh
bỏ học và có nguy cơ bỏ học để phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể ở địaphương và nhà trường, tạo điều kiện giúp đỡ vận động các em đi học đầy đủ,đồng thời tham mưu với hiệu trưởng đưa vào xếp loại thi đua, tuyên dươngkhen thưởng kịp thời những lớp duy trì tốt sĩ số chuyên cần