Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Đề tài chỉ ra những biện pháp sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ,video clip trong dạy lịch sử lớp 5 ; giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm sửdụng đồ dùng.. V
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU ……….… 1
1 Lý do chọn đề tài :……… ….1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu : 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
II PHẦN NỘI DUNG 4
1 Cơ sở lí luận 4
2 Thực trạng 4
2.1 Thuận lợi, khó khăn 4
2.2 Thành công, hạn chế 4
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 5
2.4 Nguyên nhân 5
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng 5
3 Giải pháp, biện pháp 6
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 6
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 7
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 16
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 16
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 16
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana1
Trang 24 Kết quả 17
III PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
1 Kết luận 18
2 Kiến nghị .18
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana2
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử là môn học quan trọng đối với thế hệ trẻ Học lịch sử để biếtđược cội nguồn của dân tộc, biết được quá trình đấu tranh anh dũng và laođộng sáng tạo của ông cha, biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơnnhững người làm ra nó và biết vận dụng vào cuộc sống hiện tại để làm giàuthêm truyền thống dân tộc Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập”phát hành tại chiến khu, Bác Hồ viết bài “Nên học sử ta”, bài báo mở đầubằng hai câu thơ :
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Dạy lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát
sự vật, hiện tượng ; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tinkhác nhau, biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập, trình bày kết quả bằng lờinói, hình vẽ, sơ đồ …vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống,góp phần bồi dưỡng học sinh thái độ và thói quen tìm hiểu các kiến thức lịch
sử dân tộc Việt Nam
Nhưng hiện nay, số đông học sinh chưa thực sự chủ động tích cựctrong giờ học lịch sử, các em xem lịch sử là môn phụ nên không chịu khóhọc bài Để có chất lượng giảng dạy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
"Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 5" cho tất cả các môn học, riêngphân môn lịch sử, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu mới chỉ đáp ứng đượcmột phần nội dung Do vậy giáo viên cần phải có biện pháp trong việc sử
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana3
Trang 4dụng đồ dùng dạy học, mặt khác phải tự làm thêm đồ dùng mới có thể đápứng được yêu cầu cung cấp thông tin sử liệu cho học sinh Qua thực tế giảngdạy, bản thân tôi băn khoăn suy nghĩ phải làm gì và làm thế nào để các em
có hứng thú học tập nhất là đối với phân môn lịch sử Tôi nhận thấy đồ dùngdạy học có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính tích cực học tập củahọc sinh, giúp các em nắm vững kiến thức lịch sử Qua đó, giúp cho mỗi họcsinh hiểu và yêu thương, kính trọng, tôn vinh các anh hùng dân tộc ; yêu quýtôn trọng các chiến công hiển hách hào hùng của ông cha ta, từ đó tăng thêmlòng yêu quê hương đất nước, tinh thần xây dựng và ý thức bảo vệ tổ quốc
Việt Nam Đó cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài : “Kinh nghiệm sử
dụng đồ dùng dạy lịch sử lớp 5”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài chỉ ra những biện pháp sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ,video clip trong dạy lịch sử lớp 5 ; giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm sửdụng đồ dùng Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội được một số sự kiện và nhânvật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ; khơi dậy vàbồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân,gia đình, cộng đồng
Việc giáo viên có kĩ năng sử dụng tranh, ảnh, lược đồ, bản đồ, videoclip trong dạy lịch sử lớp 5 là góp phần thay đổi lối dạy học truyền thụ mộtchiều sang phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tínhtích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học, tinhthần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú tronghọc tập Qua đây học sinh chủ động khám phá, rèn luyện và xử lí thông tin,
tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana4
Trang 5Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin, sử dụng nguồn tư liệu có sẵn từsách giáo khoa và qua các phương tiện truyền thông khác, giúp giáo viên cóđược những kiến thức cơ bản, hình thức và cách thức hoạt động trongnhững điều kiện dạy học hiện nay về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sửđịa phương nói riêng.
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mục tiêu và nội dung dạy học chương trình lịch sử lớp 5theo chuẩn kiến thức kỹ năng
Nghiên cứu các hoạt động dạy học cần có sử dụng tranh ảnh, lược đồ,bản đồ
Nghiên cứu trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của họcsinh khối lớp 5, trường Tiểu học Krông Ana
4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các dạng bài lịch sử (dạng bài về nhân vật lịch sử, dạngbài về sự kiện lịch sử) ; sưu tầm và nghiên cứu tranh ảnh, bản đồ, lược đồ,thông tin, tư liệu video từ nhiều nguồn ; tham khảo các sự kiện lịch sử liênquan đến nội dung bài dạy
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích
Phương pháp quan sát
Phương pháp trải nghiệm thực tế
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana5
Trang 6Phương pháp thống kê.
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana6
Trang 7II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận
Những năm mới thay sách, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc còn khó khăn Giáo viên chưa có đầy đủ tranh ảnh, lược đồ, băng, đĩahình để dạy học lịch sử Hiện nay, để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt -Học tốt” trong nhà trường và chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạyhọc, Phòng Giáo dục đã tổ chức các cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm, thuyếttrình đồ dùng dạy học sẵn có Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cung cấp tương đốiđầy đủ đồ dùng dạy học, tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp dạy học,ban hành các văn bản giảm tải nội dung (CV số 624/BGD ĐT-GDTH ngày05/2/2009 về việc hướng dẫn thực hiện Chuẩn Kiến thức - kĩ năng các môn học trong chương trình Tiểu học, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học
5842 của Bộ Giáo dục) cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
2 Thực trạng
2.1 Thuận lợi, khó khăn
Thuận lợi : Những năm gần đây, các nguồn thông tin từ sách báo,truyền hình, mạng Internet…khá phong phú Tư liệu, phim lịch sử, nhânchứng sống trên các chương trình ti vi đã giúp cho giáo viên tự học hỏi nângcao tay nghề, mở mang thêm về kiến thức lịch sử để dạy học sinh
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana7
Trang 8Năm 2015, Phòng Giáo dục Krông Ana đã đầu tư thiết kế bộ tư liệudạy học lịch sử lớp Bốn, lớp Năm tham gia dự thi cấp Tỉnh và đạt giải Nhất,đây là bộ đồ dùng chứa rất nhiều tư liệu chính xác về lịch sử nước nhà, lịch
sử địa phương nên nó đã góp phần hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong việcsoạn giảng
Khó khăn : Đồ dùng dạy học phục vụ cho môn lịch sử lớp 5 còn ít,
một số giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy Các hình thứcdạy học còn đơn điệu, giáo viên chỉ dùng một phương pháp cũ là thuyếttrình sao cho học sinh chỉ nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử Vì vậy, họcsinh không hứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung đượcsinh động về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa
2.2 Thành công, hạn chế
Thành công : hiện nay, một số tiết học Lịch sử Việt Nam nói chung,Lịch sử địa phương nói riêng được tiến hành một cách sinh động nhờ có sựquan tâm đầu tư cho soạn giảng, sử dụng đồ dùng dạy học, đổi mới hìnhthức tổ chức hoạt động cho học sinh trên lớp
Hạn chế : việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa được thực hiện đều ởđại bộ phận giáo viên của các trường Nhiều tiết dạy vẫn chưa tổ chức đượccho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu đáo, chưa tạo được sự hứngthú cho học sinh tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu
Cũng như mọi môn học khác, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử làhọc sinh tự mình khám phá ra kiến thức, tự hình thành các biểu tượng lịch
sử Muốn vậy, học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử, tranh ảnh,
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana8
Trang 9bản đồ, câu chuyện lịch sử được dưới dự định hướng và kết luận của giáoviên.
Kiến thức lịch sử ở lớp 5 không được trình bày theo một hệ thống chặtchẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu chomột giai đoạn lịch sử nhất định Chương trình lịch sử mỗi tuần chỉ dạy cómột tiết, bài thì dài nên học sinh học mà không nhớ chính xác các nhân vật,
sự kiện lịch sử
2.4 Nguyên nhân
Đa số giáo viên chưa khai thác hết tác dụng của tranh, ảnh, lược đồ,bản đồ, video clip trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5, trong quá trình dạycòn thuyết trình nhiều ; chưa tự giác làm thêm đồ dùng hoặc chưa biết cách
sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý
2.5Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Thực tế cho thấy học sinh học phân môn lịch sử thường tiếp thu mộtcách thụ động do khoâng ít giáo viên chưa thực sự chú trọng phát huy tínhtích cực, chủ động và sáng tạo của các em Chính vì vậy, học sinh khônghứng thú trong các giờ lịch sử và đặc biệt không hình dung được sinh động
về các sự kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa Các em hiểu biết rất mơ
hồ về lịch sử, thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà vớinhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ học lịch sử.Khả năng nắm bắt kiến thức, kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng chưa cao.Thế nhưng, các nhân vật, mốc lịch sử, sự kiện lịch sử lại nhiều nên các emchỉ có thể ghi nhớ một cách máy móc - dễ nhớ nhưng lại mau quên Kĩ năngđọc, kể, tường thuật của các em chậm, do đó ảnh hưởng đến thời gian và
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana9
Trang 10tiến trình chung của môn học Tinh thần hợp tác học còn hạn chế, nhiều emchưa tự tin, chưa mạnh dạn trong học tập.
Qua dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy vẫn có giáo viênchưa khai thác hết đồ dùng dạy học trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5.Trong quá trình dạy còn xem nhẹ đồ dùng dạy học hay nhiều lúc còn lãngquên việc này, chưa tự giác làm thêm đồ dùng dạy học hoặc chưa biết cách
sử dụng đồ dùng như thế nào cho hợp lý Mặc dù nhà trường đã trang bị,nâng cấp phòng máy, nối mạng Internet, mua thêm các trang thiết bị dạyhọc để thay thế cho các thiết bị đã bị hỏng hoặc không sử dụng được nhưngkhi hỏi đến vấn đề này, đa số giáo viên còn cho là khó sử dụng, hay khôngbiết tự làm đồ dùng theo hướng như thế nào, sử dụng đồ dùng trong dạy họcphân môn lịch sử thì sử dụng ra sao ? Một số giáo viên còn ngại khó trongviệc sử dụng thiết bị vào dạy- học Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khôcứng Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán vàTiếng Việt,
Phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta chưa phong phú, sức hấp dẫnchưa cao Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnhhưởng nhiều bởi phim truyện nước ngoài,…
Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cho các em thực hành trên bản
đồ, lược đồ và tranh ảnh, hình ảnh, hoặc sử dụng các phương tiện dạy họcchưa đúng lúc, đúng chỗ Việc sưu tầm tài liệu về những sự kiện, nhân vậtlịch sử của địa phương có liên quan đến tiết dạy còn hạn chế
Nội dung mỗi bài học lịch sử thường đề cập tới một sự kiện hay môtnhân vật tiêu biểu của một giai đoạn nên việc giới thiệu bài học cũng hếtsức quan trọng vì nó là một sự chuyển tiếp giữa các sự kiện hoặc nhân vật
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana10
Trang 11có liên quan Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên chưa đầu tư nghiên cứucác kiến thức liên quan đến bài giảng, chưa biết sử dụng những tư liệu lịch
sử để giới thiệu dẫn dắt lôi cuốn học sinh một cách hấp dẫn vào bài mới.Khai thác nội dung khiến thức giáo viên cũng chưa làm nổi bật được khinào bắt đầu, khi nào cao trào đỉnh điểm, khi nào kết thúc…
3 Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp giáo viên nhậnthấy trong dạy học lịch sử, đồ dùng dạy học góp phần quan trọng tạo biểutượng cho học sinh cụ thể hóa các sự kiện lịch sử Hình ảnh được giữ lại đặcbiệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận đượcbằng trực quan Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành kháiniệm lịch sử, đồ dùng dạy học còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởngtượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạyhọc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Phần lịch sử lớp 5 có 29 bài học, mỗi bài phản ánh một sự kiện, hiệntượng hay nhân vật lịch sử tiêu biểu của một trong 4 giai đoạn lịch sử :
- Giai đoạn 1 : Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và
Trang 12- Giai đoạn 3 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranhthống nhất đất nước (1954-1975)
- Giai đoạn 4 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (từ 1975 đếnnay)
Theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học 5842 của Bộ Giáo dục,một số bài lịch sử lớp 5 đã giảm đi một số yêu cầu khó (tường thuật), chỉ yêucầu học sinh kể một số sự kiện
*Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho từng dạng bài
Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử
Trước khi dạy một bài về nhân vật lịch sử nào đó, tôi cung cấp chohọc sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thờigian) mà nhân vật hoạt động Tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc
tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử, kết hợp với đọc trướcsách giáo khoa ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sựnghiệp của họ
Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoạithể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật, tôi luyện cho học sinh tự đóng vai
để diễn lại Học sinh tự trình bày trên cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhânvật lịch sử đó
Với dạng bài dạy về sự kiện lịch sử
Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hìnhdung, dễ nhớ các sự kiện, vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana12
Trang 13trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáoviên cung cấp để nắm vững được nội dung bài
* Sử dụng đồ dùng
a) Sử dụng tranh, ảnh
Sử dụng tranh ảnh trong dạy học phân môn lịch sử lớp 5 để cung cấpthông tin hoặc minh họa những vấn đề lịch sử Sử dụng tranh không chỉminh họa cho bài học mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra nhữngchi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện Khi sử dụng các loại tranh, ảnhchân dung, tôi không chú ý nhiều đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét,miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinhphân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhânvật
* Ví dụ cụ thể :
Khi dạy bài “Bình Tây Đại nguyên soái - Trương Định”, để khai
thác và sử dụng hiệu quả các bức tranh , tôi
thực hiện như sau :
- Hoạt động 1 : Tôi giới thiệu tranh
chân dung Trương Định và hỏi : “Em biết gì
về Trương Định?” (Trương Định hay
Trương Công Định, sinh năm Canh Thìn
1820 tại Qu ả ng Ngãi, mất năm1864, là một
lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp giai đoạn
1859-1864)
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana13
Trang 14- Hoạt động 2 : Tôi nêu câu hỏi : Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước
băn khoăn đó của Trương Định? (Nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn
Trương Định là “Bình Tây Đại nguyên soái” Điều đó đã cổ vũ, động viên
ông quyết tâm đánh giặc) Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu
của nhân dân? (Trương Định đã dứt khoát phản đối mệnh lệnh của triều
đình và quyết tâm đánh giặc) Tôi giúp các em hiểu rõ nội dungkiến thức phản ánh trong bức tranh đó là : bức tranh miêu tả quang cảnhTrương Định nhận phong soái, nó vừa
thể hiện sự trang nghiêm, vừa thể hiện
sự tôn kính và đồng lòng hưởng ứng
cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh
đạo
Trương Định nhận phong soái
Khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mụcđích giáo dục và phát triển Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặtcâu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật,
mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai tròthể hiện ở hành động của nhân vật
Giáo viên : Trương Thị Thanh Tâm Trường Tiểu học Krông Ana14