SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMKINH NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢPCÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO GIẢNG DẠY BÀI “CẢM XÚC MÙA THU”THU HỨNG CỦA ĐỖ PHỦ - SGK NGỮ VĂN 10 - BAN CƠ BẢN 1.PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 1MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 6
2.3 Sáng kiến kinh nghiệm 8
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .17
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19
3.1.Kết luận 19
3.2 Kiến nghị 19
TƯ LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM SỬ DỤNG KẾT HỢPCÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀO GIẢNG DẠY
BÀI “CẢM XÚC MÙA THU”(THU HỨNG) CỦA ĐỖ PHỦ
- SGK NGỮ VĂN 10 - BAN CƠ BẢN
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, việc dạy văn trong nhà trường phổ thông không bao giờ là dễdàng cả, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi học sinh không còn cảm thấy hứngthú với môn văn vì cho đó là môn học dài dòng, phải học thuộc, phải viếtnhiều, Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi nhữngphương pháp, phương tiện dạy học hữu hiệu để giúp các em học sinh không
“quay lưng” lại với môn văn
Là người rất quan tâm đến sự nghiệp “trồng người”và đặc biệt là mônNgữ Văn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đưa ra ý kiến vô cùng giá trị
cho việc gợi mở, tìm tòi một cách thức dạy học mới: “Học sinh học nhiều, nhớ nhiều là điều đáng khuyến khích, nhưng đó không phải là điều chủ yếu Điều chủ yếu là dạy học sinh suy nghĩ, sáng tạo Chúng ta phải xem lại cách dạy văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên dạy như cũ Bởi vì dạy như
cũ thì không những việc dạy văn không hay, mà việc đào tạo con người mới cũng không có kết quả Vì vậy dứt khoát chúng ta phải có cách dạy khác, phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình, và diễn tả sự suy nghĩ đó theo theo cách của mình thế nào cho tôt nhất” Dạy học nhằm tạo ra sự
tác động trong nhận thức và tình cảm, sự tích cực suy nghĩ, niềm đam mê hamthích sáng tạo, tìm tòi của học sinh chứ không phải tạo ra thói quen trông chờ vàbắt chước - đó là một tư tưởng quan trọng, kiên quyết và mạnh mẽ;
Trong quá trình dạy học văn, chúng ta không chỉ dạy những tác phẩm vănhọc trong nước mà còn dạy những tác phẩm văn học nước ngoài Bởi “văn học
là lịch sử tâm hồn của mỗi dân tộc” và việc dạy và học những tác phẩm văn họcnước ngoài đó không chỉ giúp học sinh hiểu biết thêm về đời sống tâm hồn củacác dân tộc mà còn giúp các em tiếp thu được tri thức của các nền văn hóa trênthế giới, từ đó góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình, vì dù cho cókhác nhau về ngôn ngữ, văn hóa thì văn học các dân tộc đều có nét chung làhướng tới Chân, Thiện, Mĩ, giúp con người sống tốt hơn, nhân ái hơn Từ đógiúp học sinh nâng cao khả năng tự tin khi bước vào thời kì hội nhập
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, việc dạy và học văn học nước ngoài vẫn
bị xem nhẹ, một phần là do chúng ta tiếp cận các tác phẩm từ các bản dịch vàđương nhiên các bản dịch dù ít nhiều cũng không thể chuyển tải được một trăm
Trang 3phần trăm nguyên bản tác phẩm nên chúng ta khó cảm nhận được cái hay, cáiđẹp của văn bản Mặt khác, mỗi dân tộc đều có một đời sống văn hóa riêng nênkhiến chúng ta cảm thấy xa lạ khi tiếp cân tác phẩm Hơn thế nữa là, do trongcác bài kiểm tra trên lớp, đặc biệt là đề thi Ngữ văn của các kì thi trung học phổthông quốc gia hiện nay không thi phần văn học nước ngoài nên cả giáo viên vàhọc sinh đều không chú trọng đến phần này.Tôi nghĩ đây là một điều đáng tiếc.Một trong những phần văn học nước ngoài được đề cập nhiều nhất trongsách giáo khoa (cả THCS và THPT) là thơ Đường Riêng trong chương trìnhNgữ văn lớp 10, chúng ta có đến 5 văn bản thơ Đường ( trong đó 2 văn bản họcchính thức và 3 văn bản đọc thêm) và chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng thơĐường đã ảnh hưởng sâu rộng đến văn học nước ta như thế nào Bất cứ về là vềphương diện chọn đề tài, xây dựng hình ảnh, cấu tạo tứ thơ, sử dụng ngôn ngữ Thơ Đường đều đã cung cấp cho các nhà thơ Việt Nam những chất liệu sốngđộng, những gợi ý quý báu Truyền thống hiện thực, nhân đạo của thơ Đường đãtác động tích cực đến nhiều nhà thơ tiến bộ của Việt Nam Có thể tìm thấy dấuvết nhiều bài thơ Đường phản đối chiến tranh, trước hết là của Vương XươngLinh và của Lí Bạch, trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn Có thể tìmthấy âm vang của Tì bà hành (Bạch Cư Dị), không chỉ trong thơ ca cổ điển ViệtNam mà cả trong phong trào Thơ mới 1930 - 1945 Nguyễn Du đã tôn Đỗ Phủ
“Bậc thầy thiên cổ của văn chương thiên cổ”
Song, việc giảng dạy thơ Đường trong trường phổ thông đang còn gặp rấtnhiều khó khăn một phần vì nó là một thể thơ ngoại nhập,ngôn ngữ khác, vớinhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, điển cố, điển tích Mặt khác thơ Đường yêucầu rất nghiêm ngặt về niêm, luật, đối, vần, bố cục lại mang tính hàm súc cao,
“ý tại ngôn ngoại”, cộng với những khoảng cách về không gian, thời gian, sựkhác biệt về hoàn cảnh xã hội, văn hóa sẽ là những trở ngại không nhỏ đối vớihọc sinh Chính vì thế, người giáo viên muốn dạy thành công các tác phẩm thơĐường không chỉ cần có kiến thức chắc chắn, một sự am hiểu sâu sắc về thơĐường mà cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp, có các phương tiệngiảng dạy thích hợp
Chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo làlấy học sinh làm trung tâm, nâng cao vai trò của học sinh trong giờ học Giáoviên chỉ có vai trò hướng dẫn, chỉ đường để học sinh tự nắm lấy tri thức Từ đógiúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thóiquen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác,kĩ năng vận dụng kiến thức vàonhững tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềmvui và niềm hứng thú trong học tập
Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy Cách dạy sẽ quyết địnhcách học Để học sinh có thể nắm bắt bài học một cách chủ động, giáo viênkhông chỉ sử dụng các tài liệu như SGK, SGV, các tài liệu tham khảo mà cònphải sử dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị dạy học như tranh ảnh, bảng phụ,các đồ dùng thí nghiệm trực quan Tuy nhiên, phương tiện dạy học không chỉdừng ở mức minh họa nội dung dạy học mà phải trở thành công cụ nhận thức, là
Trang 4một bộ phận hữu cơ của cả phương pháp và nội dung dạy học Do yêu cầu tănghoạt động thực hành, nên khi xây xây dựng chương trình cần đặt đúng vị trí củathiết bị dạy học bộ môn Có thể nói, thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếuđược cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa nói chung và đặc biệt choviệc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực,chủđộng của học sinh Đáp ứng yêu cầu này, phương tiện, thiết bị dạy học phải tạođiều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạtđộng nhóm.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, hầu hết các nhàtrường đều được trang bị hệ thống máy vi tính, máy chiếu để phục vụ cho côngtác giảng dạy đạt chất lượng tốt hơn Vì thế chúng ta cần tận dụng tối ưu cácthiết bị hiện đại này
Sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để sử dụng cácphương tiện dạy học tốt hơn.Cùng với việc đổi mới phương pháp giảng dạy thìviệc sử dụng phương tiện đã giúp cho tôi có các tiết dạy trên lớp đạt hiệu quảcao hơn, đặc biệt là các tiết dạy về thơ Đường Từ đó, tôi đã tự tích lũy cho mìnhmột số kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng kết hợp các thiết bị, phương tiện dạyhọc và các phương pháp dạy học tích cực vào việc giảng dạy các tiết đọc văn, cụthể là bài học “Cảm xúc mùa thu” (Thu hứng) của tác giả Đỗ Phủ Bài học nàyđược học trong thời gian một tiết học
1.2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khi viết đề tài này tôi có mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mìnhvào sự thành công chung của tiết dạy và vào lĩnh vực nghiên cứu này Đồngthời, qua đề tài này tôi muốn được lắng nghe, tham khảo ý kiến của các đồngnghiệp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, cũng như hoàn thiện hơn phương phápgiải dạy của mình
Đồng thời qua đề tài này tôi cũng mong muốn lồng ghép nội dung rất thực
tế là rèn luyện kĩ năng sống, lòng yêu nước cho HS, giúp HS rút ngắn khoảngcách địa lý và lịch sử giữa các nền văn hóa để hoàn thiện bản thân mình
Cần cho học sinh thấy được Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của TrungQuốc, được người Trung Quốc mệnh danh là “thi thánh”, là danh nhân văn hóathế giới Thơ ông có nội dung phong phú, sâu sắc được gọi là “thi sử” (lịch sửbằng thơ) chứa chan tinh thần yêu nước và nhân đạo; nghệ thuật điêu luyện,phong cách trầm uất Đồng thời cũng thấy được sức ảnh hưởng to lớn của ĐỗPhủ đối với các nhà thơ Việt Nam trung đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du Học sinh cần rèn luyện kỹ năng, phương pháp tiếp cận một tác phẩm văn họcchân chính
Qua tác phẩm học sinh tự rút ra bài học về cách sống để hoàn thiện bảnthân
1.3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là bài học “Cảm xúc mùa thu”(Thu
Trang 5hứng) của tác giả Đỗ Phủ trong chương trình Ngữ văn 10 – Ban cơ bản Ngườinghiên cứu sau khi tham khảo tài liệu tìm hiểu về bài học đã viết đề tài này.1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về một vài phương pháp dạy học tích cực lấyhọc sinh làm trung tâm, giáo viên áp dụng cụ thể vào một số tiết học cụ thểtrong chương trình Ngữ Văn 10- Ban cơ bản
- Để đạt được kết quả nghiên cứu, tôi đã vận dụng tổng hợp các phương pháp :quan sát, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, thực nghiệm, xâydựng kế hoạch bài học, giảng dạy cụ thể trong một giờ đọc văn “Cảm xúc mùathu”(Thu hứng) của tác giả Đỗ Phủ sau đó rút kinh nghiệm để triển khai đề này
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.1.Khái niệm về phương tiện dạy học
Phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụngvới tư cách là những phương tiện tổ chức đều khiển hoạt động nhận thức củangười học nhằm đạt mục tiêu dạy học
Phương tiện dạy học là toàn bộ các phương tiện mang tin, phương tiệntruyền tin và phương tiện tương tác trong sự hỗ trợ và điều khiển quá trình dạyhọc
Ví dụ: sách giáo khoa, bảng viết, tranh ảnh, phim, các đoạn clip, máychiếu
2.1.2 Vai trò của phương tiện dạy học
- Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bềngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng
- Phương tiện dạy học giúp là sinh động nội dung học tập, nâng cao hứngthú học tập bộ môn
- Phương tiện dạy học còn giúp cho học sinh phát triển năng lực nhận thức,đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ranhững kết luận có độ tin cậy )
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học Giúpgiáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánhgiá kết quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao
2.1.3 Khái niệm về phương pháp dạy học
- Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (Methodos) có nghĩa
là con đường để đạt mục đích Theo đó, phương pháp dạy học là con đường đểđạt mục đích dạy học
- Phương pháp dạy học là một hệ thống hành động có mục đích của giáo
Trang 6viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo họcsinh lĩnh hội nội dung học vấn.
- Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trongNghị quyết Trung ương 4 khóa VII (tháng 1-1993); Nghị quyết Trung ương 2khóa VIII (tháng 12 - 1996) được thể chế hóa trong Luật giáo dục (tháng 12-1998) , được thể chế hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt
là chỉ thị số 15 (tháng 4 - 1999)
- Luật giáo dục, điều 28.2, đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy học Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra trong nhữnghình thức cụ thể Cách thức và hình thức không tách nhau một cách độc lập.Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên
và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học.Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức, thông qua đó và bằngcách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xungquanh trong những điều kiện học tập cụ thể
2.1.4 Một số phương pháp dạy học trong nhà trường.
* Phương pháp vấn đáp:
- Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những câuhỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáoviên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học
- Có ba cách vấn đáp: vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải thích - minh họa, vấnđáp tìm tòi
* Phương pháp đọc sáng tạo:
- Đọc sáng tạo là phương pháp đặc biệt với bộ môn văn Đọc sáng tạo baogồm cả đọc thầm, đọc thành tiếng Mỗi người đọc đem phần kinh nghiệm sống,vốn văn hóa riêng của mình vào việc tiếp nhận văn bản, tiếp nhận một cách chủđộng sáng tạo Đọc diễn cảm là một hình thức của đọc sáng tạo
- Nếu hoạt động này làm tốt sẽ giúp học sinh hình dung, tưởng tượng nộidung ẩn chứa trong bài Chỉ khi nào thực sự hiểu, cảm nhận được cái hay cái đẹpcủa văn bản, lúc đó mới có thể đọc diễn cảm được và ngược lại, đọc diễn cảmvăn bản cũng chính là cách giúp học sinh hiểu sâu hơn về văn bản
* Phương pháp nêu vấn đề:
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạyhọc mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiểnhọc sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề
Trang 7thông qua quá trình đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, nhằm đạt được mụctiêu dạy học.
- Ở phương pháp này, học sinh tích cực, chủ động, tự giác tham gia hoạtđộng học, tự mình tìm ra tri thức cần học chứ không phải được thầy giảng giảimột cách thụ động, học sinh là chủ thể sáng tạo ra hoạt động học Học sinhkhông những được học nội dung học tập mà còn được học con đường và cáchthức tiến hành dẫn đến kết quả đó Học sinh học được cách phát hiện và giảiquyết vấn đề
* Phương pháp phân tích, bình giảng:
- Phương pháp phân tích là phân chia các vấn đề cần bàn luận thành các
bộ phận để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng Trong việc giảng dạy đọchiểu văn bản văn học, cần phải có sự phân tích, chia nhỏ vấn đề để đi sâu vàotừng khía cạnh của tác phẩm nhằm mục đích hiểu được những tầng ý nghĩa củavăn bản và dụng ý của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm
- Còn phương pháp bình giảng để thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩmvăn học, đem đến cho học sinh những xúc cảm thẩm mĩ, và thêm yêu, thêm quýtác phẩm văn học
- Có thể nói trong việc dạy học môn ngữ văn không thể thiếu đượcphương pháp phân tích, bình giảng bởi nếu không có phân tích, bình giảng sẽkhông thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn cũng như những sáng tạo độc đáo
và tài năng của tác, thấy được những thành công của tác giả trong việc điềukhiển những “con chữ” để tạo nên những hình tượng nghệ thuật bất hủ và nhữngtrang chi tiết, hình ảnh in đậm mãi trong tâm trí người đọc
2.2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINHNGHIỆM
- Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa
giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạyhọc dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức
và hướng dẫn thích hợp của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạogóp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, bồi dưỡng hứngthú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập Tiếp tục tận dụng các ưuđiểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phươngpháp mới
- Trước đây khi chưa sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học tích cực
cùng với việc sử dụng các phương tiện dạy học, trong mỗi tiết dạy đọc văn, tôivẫn thường xuyên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau đặc biệt là phươngpháp đàm thoại phát vấn, nêu vấn đề để học sinh trả lời Song tôi vẫn nhận thấykết quả đạt được chưa cao bởi chưa thực sự phát huy được tính tích cực của họcsinh, kết của giờ dạy được phản ánh như sau :
+ 65 % học sinh nắm được nội dung ngay tại lớp và có thể làm đúng bàitập, biết vận dụng vào các bài tập khác
Trang 8+ 35 % hiểu rất lơ mơ về bài học và không thể làm được các bài tập ứngdụng.
+ 25 % học sinh tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài
+ 10 % học sinh khi giáo viên gọi lên mới trả lời và thường trả lời chưa đạtyêu cầu
Số còn lại chỉ ngồi nghe và ghi theo hướng dẫn của giáo viên, giờ học thiếusôi nổi
Điều tra bất kỳ 10 em thì có : 4 em hiểu bài, 3 em không rung động với nộidung bài học, 3 em cho rằng câu hỏi giáo viên đặt ra rất khó
- Bài thơ Thu hứng (cảm xúc mùa thu) là bài đầu trong chùm thơ Thu hứngcủa Đỗ Phủ Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ nói riêng vàthơ Đường nói chung Ta thấy tác giác đã vẽ nên bức tranh phong cảnh mùa thutại kẽm Vu (Vu Hiệp) thuộc núi Vu Sơn với cảnh sắc tiêu sơ vắng lạnh và đầyhiểm nguy; từ đó mà biểu lộ nỗi lòng đau thương của người chạy loạn, nỗi uhoài da diết về quê hương Ở đây, ta thấy tình và cảnh hòa quện đến kỳ lạ, lờithơ thì thảm đạm mà ý cảnh thì hùng tráng; thêm nữa, âm điêu mạnh mẽ, câuchữ tinh luyện đã làm cho vần thơ có sức biểu hiện thật là cao
- Tuy nhiên, cũng giống như nhiều bài thơ Đường khác, dạy Cảm xúc mùathu thực chất là dạy bản dịch thơ và “Dịch tất phản”, dịch thơ rất khó, dịch thơĐường lại càng khó hơn Bản dịch của Nguyễn Công Trứ đã rất đạt nhưng còn
có một vài chỗ dịch chưa hết ý, chưa thể hiện được trọn vẹn các hàm nghĩa vàđặc sắc nghệ thuật của nguyên tác Thêm nữa, do tính chất đặc biệt cô đọng củabài Thu hứng cộng với những khoảng cách về không gian, thời gian sự khác biệt
về hoàn cảnh xã hội, văn hóa sẽ là những trở ngại không nhỏ đối với học sinh.Đây là bài thất ngôn bát cú đường luật đầu tiên của Trung Quốc mà học sinhđược học trong chương trình (ở trung học cơ sở, học sinh được học và đọc thêm
ba bài thất ngôn tứ tuyệt, một bài ngũ ngôn tứ tuyệt) Vì thế học sinh sẽ khôngtránh khỏi những bỡ ngỡ nhất định khi vận dụng những kiến thức về luật thơĐường để hiểu về bài thơ này
- Vì vây, tôi thiết nghĩ cần phải giúp các em từ chỗ còn hiểu biết, mơ hồ,nông cạn về bài thơ Cảm xúc mùa thu nói riêng và thơ Đường nói chung, cầnphải hiểu thật đúng, thật sâu sắc về tác phẩm này để thấy được tính chất côđọng, hàm súc, “lời ít ý nhiều”và cách biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơtrong tác phẩm cũng như nghệ thuật tinh tế, điêu luyện của tác giả
- Để tiết học được sinh động hấp dẫn hơn, học sinh học bài được hứngthú, say mê và nắm bắt tinh thần của bài học một cách đúng đắn và sâu sắc nhất,tôi đã suy nghĩ và quyết định sử dụng phương tiện điện tử có sử dụng các hìnhảnh minh họa kết hợp với việc sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy vàotừng phần, từng mục của bài để soạn bài học này để giúp học sinh có thể vừakhắc sâu kiến thức về lý thuyết ,vừa củng cố kiến thức bằng các dẫn chứng sinhđộng, cụ thể, vừa có thể giúp học sinh biết cách phân tích hoặc bình giảng một
Trang 9văn bản văn học theo đặc trưng thể loại.
- Bài học được phân phối thời gian trong 1 tiết, nội dung bài học thì nhiều
mà thời gian lại có hạn với biết bao điều cần khai thác, cần hỏi, cần để học sinhtìm hiểu, nắm bắt Đối tượng tiếp nhận bài học lại là học sinh trường trung du,điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nhiều em chưa thực sự chú tâm vào họchành, còn hạn chế nhiều về năng lực cảm thụ, lỗ hổng kiến thức còn nhiều nênkhông phải em nào cũng yêu thích học văn và hơn nữa không phải em nào cũng
có khao khát tìm kiếm khám phá về bài học
2.3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN BÀI DẠY: CẢM XÚC MÙA THU (THU HỨNG)
- Mức độ cần đạt của bài học này là:
+ Hiểu được tâm trạng buồn rầu của nhà thơ trong cảnh đất nước loạn li:nỗi nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của người xa quê.+ Biết thêm một khía cạnh và đặc điểm của thơ Đường luật: kết cấu chặtchẽ, tính cô đọng, hàm súc của hình ảnh và ngôn ngữ thơ
- Trọng tâm kiến thức của bài:
+ Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh
+ Qua việc tiếp nhận văn bản, cũng cố những kiến thức đã học về hình thức
và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường
- Về kĩ năng: Giúp học sinh:
+ Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
+ Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ
- Giáo viên có thể trình chiếu các ý sau để giúp học sinh thấy được ngay vịtrí của nhà thơ Đỗ Phủ:
+ Đỗ Phủ là nhà thơ được Hội đồng Hòa bình thế giới kỉ niệm như mộtdanh nhân văn hóa thế giới
+ Ông được nhân dân Trung Quốc mệnh danh là “thi thánh”(Thánh thơ).+ Ông la nhà thơ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới trong Di chúc và
Trang 10đánh giá là “một người làm thơ rất nổi tiếng”.
+ Nguyễn Du đã tôn vinh Đỗ Phủ là “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư”(Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời)
- Từ những ý hình ảnh và những ý trên,giáo viên yêu cầu học sinh dựa vàophần tiểu dẫn trong sách giáo khoa trình bày lại cuộc đời và sự nghiệp thơ cacủa tác giả
2 Tìm hiểu về văn bản Thu hứng (cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ
a, Hoàn cảnh sáng tác
- Giáo viên yêu cầu học sinh: dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết bàithơ được sáng tác khi nào? Ở đâu ?
- Học sinh trả lời: Bài thơ Thu hứng được sáng tác năm 766, ở Quỳ Châu.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh những hình ảnh về đất nước Trung Quốcsau loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cũng như về hoàn cảnh sáng tác bài thơThu hứng
+ Bài thơ được sáng tác năm 766 - tức là sau khi loạn An Lộc Sơn đã kếtthúc được ba năm và chỉ bốn năm trước khi nhà thơ qua đời (năm 770) Trongthời gian diễn ra sự biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh (755-763) và kể cả khi loạn
An - Sử được dẹp tan một vài năm, đất nước Trung Quốc vẫn chìm ngập liênmiên trong cảnh loạn li Cuộc sống của nhân dân vô cùng điêu đứng Gia đình
Đỗ Phủ cũng không ngoại lệ Trong mười một năm cuối đời, nhà thơ phải đưagia đình đi lánh nạn khắp các vùng thuộc các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc
Do một người bạn thân - một người quyền thế ở Thành Đô qua đời, không cònchỗ nương tựa, Đỗ Phủ đã dời Thành Đô (năm 765) đưa gia đình theo sôngTrường Giang về đông, tìm cơ hội quay về quê quán ở phương Bắc Nhưng giữađường gặp trắc trở, ông đã phải ở lại Quỳ Châu Trong quảng thời gian ở lại đây,
Đỗ Phủ đã sáng tác khá nhiều thơ trong đó có chùm thơ Thu hứng (tám bài) nổitiếng
+ Cuộc sống của Đỗ Phủ bây giờ khác với giai đoạn sáng tác Thạch Hào lại (tuy vẫn khổ cực song dẫu sao cũng không ở vùng trung tâm chiến sự) và
Trang 11tình hình xã hội cũng vậy Hai điểm trên làm cho thơ Đỗ Phủ có một bộ mặtmới: Sự quan tâm thế sự lặn vào chiều sâu, những hình ảnh miêu tả thườngmang tính chất ước lệ tượng trương.
b, Vị trí của bài thơ
- Giáo viên cung cấp kiến thức: Thu hứng là bài thơ đầu tiên trong chùmthơ tám bài cùng tên, thường được coi là cương lĩnh của cả chùm thơ Cươnglĩnh đó có thể tóm tắt trong tám chữ: “thân ở Quỳ Châu, lòng tại Trường An”.Hướng về kinh đô là một biểu hiện của lòng yêu nước của nhà thơ Trong bàinày, điều đó tập trung biểu hiện ở ba chữ “cố viên tâm” ở câu 6 “Lòng hướng
về vườn cũ” tức “lòng hướng về cố đô” Ý đó đã được Đỗ Phủ triển khai ngaytrong hai câu đầu của bài Thu hứng 2:
Quỳ phủ cô thành lạc nhật tà Mỗi y Bắc Đẩu vọng kinh hoa
(Thành phủ Quỳ Châu đứng trơ vơ, Mặt trời đã xế lặn - ta luôn luôn nương saoBắc Đẩu để ngóng về kinh đô)
c, Đọc văn bản:
- Giáo viên nêu yêu cầu cách đọc: trừ hai câu 3 - 4 giọng đọc cần mạnh mẽ,các câu còn lại đọc bằng giọng chậm rãi, trầm lắng da diết, nhịp thơ 4/3 hoặc2/2/3 Khi đọc hãy hình dung hoàn cảnh của người đang phải xa quê, muốn về
mà không về được
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài cả phần phiên âm, bản dịch nghĩa,bản dịch thơ Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc chú thích liên quan đến từngcầu dịch nghĩa trong sách giáo khoa trang 146
d, Thể thơ và bố cục:
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định thể thơ trong nguyên tác và trong bảndịch thơ
- Học sinh xác định: thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Giáo viên nêu vấn đề và hỏi: Với thể thơ ấy, có thể chia bài thơ theo cấutrúc chung, phổ biến của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật Lại cũng có thểchia bài thơ thành hai phần để phân tích: 4 câu đầu (tiền giải) thường nặng cảnhnhẹ tình; 4 câu cuối (hậu giải) thường nặng tình nhẹ cảnh Anh, chị chọn cáchphân chia nào để tiếp cận, đi sâu tìm hiểu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệthuật của bài thơ? (giáo viên đã cung cấp kiến thức này trong bài Tại lầu HoàngHạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lý Bạch)
- Học sinh trả lời:
+ 4 câu đầu: (chủ yếu tả) cảnh thu.
+ 4 câu cuối: (chủ yếu là cảm hứng, nỗi niềm thi nhân khi thu về trên đất khách) tình thu.