1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn ngân hàng thương mại phát triển hoạt động tín dụng và thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại việt nam

38 559 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1.1 Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại NHTM1.1.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng Tín dụng phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó mộtbên chuyển giao một l

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

Lời mở đầu 5

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHTM 6

1.1 Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại NHTM 6

1.1.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng 6

1.1.2 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng 8

1.1.2.1 Khái niệm NHTM 8

1.1.2.2 Khái niệm hoạt động tín dụng của NHTM 8

1.2.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 9

1.2.2.4 Các hình thức TDNH tại Việt Nam 10

1.2.2.5 Nguyên tắc tín dụng 12

1.2.2.6 Quy trình cấp tín dụng 13

1.1 3 Phát triển hoạt động cho vay 14

1.1.3.1 Khái niệm 14

1.1.3.2 Một số tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại 14

1.2 Tìm hiểu về thẩm định tín dụng tại NHTM 18

1.2.1 Khái niệm 18

1.2.2 Ý nghĩa 19

1.2.3 Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng 19

1.2.4 Quy trình thẩm định 20

1.2.5 Mục đích 21

1.2.6 Mối quan hệ giữa thẩm định tín dụng và quyết định cho vay 21

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHTM VIỆT NAM 22

2.1 Thực trạng tín dụng ngân hàng 22

Trang 2

2.1.1 Thực trạng tín dụng ngân hàng trước năm 2012 22

2.1.2 Thực trạng tín dụng Ngân hàng Việt Nam năm 2012-2013 23

2.1.3 Thực trạng tín dụng ngân hàng Việt Nam năm 2014-2015 25

2.2 Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng năm 2012-2015: 27

2.2.1 Những mặt tích cực 27

2.2.2 Những hạn chế 28

2.3 Nguyên nhân 29

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM VIỆT NAM 31

3.1 Thực hiện tốt công tác cân đối nguồn vốn 31

3.2 Xây dựng quy trình tín dụng hoàn chỉnh 31

3.3 Hoàn thiện quy trình quản lý tín dụng hợp lý và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình này 33

3.4 Chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng vay vốn 33

3.5 Nên quan tâm kỹ hơn đến việc trích lập dự phòng rủi ro 34

3.6 Thành lập bộ phận Thông tin thị trường nhằm thu thập và cập nhật những thông tin về khách hàng, về tổng quan các ngành nghề kinh doanh … nhằm giúp cho các NHTM có những định hướng đúng về tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro 34

3.7 Hoàn thiện và nâng cao hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các NHTM .35 3.8 Tăng cường và phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng 36

3.9 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân sự tín dụng 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 4

Bảng 1: Diễn biến tăng trưởng tín dụng 2001-2012

Bảng 2: Diễn biến trưởng tín dụng năm 2012

Bảng 3: Diễn biến tăng trưởng tín dụng các tháng năm 2013

Bảng 4: Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2015

Lời mở đầu

Trang 5

Trong môi trường kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế Việt Nam tiếp tụctăng trưởng và hòa nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thị trường toàn cầu Hội nhậpkinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của thế kỷ 21 Đặc biệt, năm 2015 là năm bản

lề, đánh dấu bước khởi đầu của lộ trình cắt giảm thuế quan FTA sâu nhất Cơ hộirất nhiều và thách thức không ít

Khi mở rộng sản xuất, tiêu dùng, các thành phần kinh tế không tránh khỏitình trạng thiếu hụt tương đối về vốn Khi nền kinh tế thị trường phát triển, chuyênmôn hoá diễn ra sâu sắc thì nhiệm vụ tài trợ cho các khoản thiếu hụt này được giaocho các tổ chức Tài chính - Ngân hàng mà đặc biệt là các Ngân hàng thương mại.Các Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu, giúp xã hộigiải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời, làm cho quá trình sản xuất đượcliên tục, nâng cao chất lượng cuộc sống… góp phần vào quá trình phát triển xãhội Tín dụng ngân hàng được xem là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế, nó có ýnghĩa quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Bên cạnh

đó, thẩm định tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngânhàng, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro Ngân hàng cần có những phươngpháp, áp dụng những phương pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp để quản trị rủi rohợp lý Phải biết đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro nhằm đạt mục tiêu tối đa hoá lợinhuận, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất, hạn chế những khoản nợ xấu và nợ quáhạn gia tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng Chính vì sựcần thiết của vấn đề này, nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển hoạtđộng tín dụng và thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam” để cóthể đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại cácNHTM

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI NHTM

Trang 6

1.1 Tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại NHTM

1.1.1 Khái niệm, bản chất và chức năng của tín dụng

Tín dụng phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó mộtbên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thờigian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả ( cả vốn lẫn lãi)theo thời hạn đã thoả thuận

Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định.Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá,máy móc, thiết bị, bất động sản

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, saukhi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người chovay

- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nóicách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay)

Đặc trưng và bản chất tín dụng

Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay, giữa

họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động của giá trị vốn tín dụng đượcbiểu hiện dưới hình thức tiền tệ và hàng hoá từ người cho vay chuyển sang người

đi vay và sau một thời gian nhất định quay về với người cho vay với lượng giá trịlớn hơn ban đầu Tín dụng được cấu thành nên từ sự kết hợp của ba yếu tố chínhlà: lòng tin (sự tin tưởng vào khả năng hoàn trả đầy đủ và đúng hạn của người cho

Trang 7

vay đối với người đi vay); thời hạn của quan hệ tín dụng (thời gian người vay sửdụng tiền vay); sự hứa hẹn hoàn trả Các đặc trưng chủ yếu của tín dụng như sau:

Tín dụng là có lòng tin:bản thân từ tín dụng xuất phát từ tiếng la-tinh

“creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm” Tín dụng là sự cho vay

có hứa hẹn thời gian hoàn trả Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòngtin” của người cho vay vào người đi vay Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhưng khôngthể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng,

là điều liện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh

Tín dụng là có tính thời hạn: khác với các quan hệ mua bán thông thườngkhác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là

“mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoảnvay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay Người cho vay giao giá trị khoảnvay dưới dạng hàng hoá hay tiền tệ cho người kia sử dụng trong một thời gian nhấtđịnh Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết,người đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp

lý kèm theo như cam kết đã giao ước với người cho vay

Tín dụng là có tính hoàn trả: đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận độngcủa tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tếkhác Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳsản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả chongười cho vay kèm theo một phần lãi như đã thoả thuận

Chức năng của tín dụng

Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tín dụng làquan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định, quan hệchuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng hai bên cùng

có lợi Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều có hai chức năng

cơ bản là:

Trang 8

- Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi Chứcnăng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời nhànrỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế.

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối vớicác tổ chức và cá nhân

1.1.2 Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm NHTM

Theo đạo luật Ngân hàng của Cộng hoà Pháp : “ Ngân hàng thương mại lànhững cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dướihình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng nguồn lực đó chochính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”

Theo luật Tổ chức tín dụng được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày16/06/2010 : “ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cảcác hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định củaLuật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

1.1.2.2 Khái niệm hoạt động tín dụng của NHTM

Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng vớimột bên là các chủ thể khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa

là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trunggian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thừa vốn sang nơi thiếu Giá (lãi suất)của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng vay là mức lợi tức mà kháchhàng phải trả trong suốt khoản thời gian tồn tại của khoản vay

Chủ thể tham gia trong quan hệ TDNH là ngân hàng, nhà nước, doanhnghiệp và hộ dân cư Đối tượng được sử dụng trong quan hệ tín dụng là tiền, do

đó, nó không chịu sự giới hạn theo hàng hoá, vận động đa phương đa chiều Đâychính là ưu điểm nổi bật và là đặc điểm khác biệt giữa TDNH với các loại hình tíndụng khác

1.2.2.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Trang 9

Ngân hàng cung cấp rất nhiều loại tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàngvới những mục đích sử dụng khác nhau

Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm, thườngđược sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ chonhu cầu sinh hoạt của cá nhân

- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 1 năm đến 5năm; được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay có thời hạn trên 5 năm Loại tíndụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộngsản xuất với quy mô lớn

Căn cứ vào đối tượng trả nợ

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng làngười trực tiếp trả nợ

- Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay vàngười trả nợ là hai đối tượng khác nhau

Căn cứ vào tính chất của khoản vay

- Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hànghóa, vật tư tài sản tương đương đảm bảo

- Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng phát ra không cần

có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối vớicác tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng

Căn cứ vào mục đích tín dụng

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: Trong trường hợp này ngân hàngcung cấp vốn vay cho khách hàng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp để bổ sungvốn cho họat động sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như cho một khách hàng cánhân vay vốn để bổ sung vốn kinh doanh cửa hàng tạp hóa, cửa hàng quần áo thờitrang, cho một công ty vay vốn bổ sung vốn kinh doanh họat động xuất nhập khẩu

Trang 10

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: Các cá nhân có nhu cầu mua sắm các vật dụnggia đình như xe máy, vật dụng trang trí nội thất cho căn nhà mới, thông qua ngânhàng, các cá nhân này sẽ được bổ sung vốn nhất định trong một thời hạn cụ thểkèm theo những điều kiện vay vốn nhất định

- Cho vay đầu tư tài sản cố định: Ngân hàng sẽ hỗ trợ cho các khách hàng vay vốn đầu tư tài sản cố định như xe hơi, máy móc thiết bị, nhà xưởng…

1.2.2.4 Các hình thức TDNH tại Việt Nam

Căn cứ Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theoQuyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung) có quy định về một sốphương thức cho vay của các tổ chức tín dụng Nó quy định tổ chức tín dụng thoảthuận với khác hhàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốnvay và khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay theo mộttrong các phương thức cho vay sau:

* Cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc ngân hàng cho khách hàng vay căn

cứ vào dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tính toán và thoả thuận một hạnmức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinhdoanh Việc thoả thuận này phải được thể hiện và ký kết trong hợp đồng tín dụng

Trang 11

Khách hàng được rút vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng cho phép căn cứ vàonhu cầu vốn của phương án sản xuất kinh doanh và chỉ phải xuất trình những thủtục đơn giản, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hình thức tín dụng này thường được

áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinhdoanh ổn định, có uy tín trong quan hệ kinh doanh với ngân hàng

* Cho vay theo dự án đầu tư

Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Hình thức này

áp dụng cho các trường hợp vay vốn trung và dài hạn

* Cho vay hợp vốn

Theo hình thức này, một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho vay đối vớimột dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tíndụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Cho vay hợpvốn thường được áp dụng đối với các dự án có nhu cầu vốn lớn, vượt quá khảnăng của một ngân hàng hoặc có phạm vi qui mô rộng mà một ngân hàng khó cóthể kiểm soát nổi Hình thức tín dụng này giúp cho các ngân hàng giảm thiểu rủi

ro, đông thời khác bổ sung kinh nghiệm, kiến thức cho nhau

* Cho vay trả góp

Đây là hình thức tín dụng mà qua đó ngân hàng cho khách hàng vay để muatài sản, hàng hoá khi khách hàng không có đủ tiền trả một lúc Khi vay vốn, ngânhàng cho vay và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộngvới số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay Tàisản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay sau khi họ trả đủ nợ gốc và lãicho ngân hàng Với hình thức này, để được vay vốn khách hàng phải có phương

án trả nợ gốc và lãi vay khả thi bằng các khoản thu nhập có cơ sở chắc chắn, ổnđịnh

* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cho vay camkết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng

Trang 12

nhất định để đầu tư cho dự án Theo hình thức này, căn cứ vào nhu cầu của kháchhàng, ngân hàng và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tíndụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của tín dụng dự phòng Trong thời gian hiệu lựccủa hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn mức,khách hàng phải trả phí đã cam kết theo thoả thuận Khi khách hàng vay chínhthức, phần vốn vay được tính theo lãi suất tiền vay hiện hành.

* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ

Với hình thức này, ngân hàng cho phép khách hàng trong phạm vi hạn mức

để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở bán hàng có chấp nhậnthanh toán thẻ hay rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động Hình thức tín dụng nàyđem lại cho khách hàng tính tự chủ cao và tiết kiệm thời gian

Ngoài các hình thức tín dụng kể trên, trong tình hình kinh doanh hiện nay

để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều khách hàng các ngânhàng còn có thể áp dụng nhiều hình thức cho vay khác phù hợp với nhu cầu,nguyện vọng vay vốn của khách hàng

1.2.2.5 Nguyên tắc tín dụng

Tín dụng ngân hàng được thực hiện trên 3 nguyên tắc sau:

a) Tiền cho vay phải được hoàn trả sau một thời gian nhất định cả vốn lẫnlãi

Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận vốn kinh doanh củangân hàng là nguồn vốn huy động từ nền kinh tế Nguyên tắc hoàn trả phản ánhđúng bản chất quan hệ tín dụng, tính chất của tín dụng sẽ bị phá vỡ nếu nguyên tắcnày không được thực hiện đầy đủ Nếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, cáckhoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp không được hoàn trả đúng hạn nhấtđịnh sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng Do đó,khách hàng khi vay vốn phải cam kết trả cả gốc và lãi trong một thời hạn nhấtđịnh, cam kết này được ghi trong hợp đồng vay nợ

b) Vốn vay phải có giá trị tương đương làm đảm bảo

Trang 13

Trong nền kinh tế thị trường các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng

và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối.Trong môi trường kinh doanh như vậy, bảo đảm tín dụng được coi là một tiêuchuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tíndụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinhdoanh Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là: vật tư hàng hóa trong kho,tài sản cố định của doanh nghiệp, số dư trên tài khoản tiền gửi, hoá đơn chuẩn bịnhận hàng hoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác thậm chí có thể

là chính uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và trong mối quan hệ quá khứ vớingân hàng Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở đểhạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứnhất trong các điều kiện khác nhau

c) Cho vay theo kế hoạch thoả thuận trước (vốn vay phải được sử dụngđúng mục đích)

Tín dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn là phươngchâm hoạt động của tín dụng Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợinhuận của doanh nghiệp Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là

cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinhdoanh, đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ củangân hàng

1.2.2.6 Quy trình cấp tín dụng

Dr.Rosy Kalr, 2012, đưa ra quy trình cho vay như sau

 Quá trình cho vay

(1) Tiếp nhận đề nghị từ khách hàng vay

(2) Bên vay nộp các giấy tờ, sổ sách báo cáo

(3) Thẩm định tín dụng sơ bộ: ngay tại chi nhánh

(4) Phân tích tài chính

(5) Đánh giá Vốn lưu động

 Thẩm định dự án

Trang 14

 Quá trình hậu cho vay

Nghiên cứu của Nancy Arora, 2013 đưa ra quy trình cấp tín dụng như sau

 Tiếp nhận đơn đề nghị vay

 Tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, sồ sách, văn bản

 Cán bộ ngân hàng xuống thẩm định trực tiếp

 Kiểm tra lịch sử tín dụng, danh sách khách hàng thận trọng

 Thu thập báo cáo quy hoạch tài sản

 Báo cáo xác định giá trị các tài sản được lấy từ bộ phận định giá

 Chuẩn bị hồ sơ tài chính của khách hàng

Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở yếu tố như thu hútnhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tíndụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ

1.1.3.2 Một số tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại

Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng thực hiện trong một kì (bao

gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vaytrong năm đã thu hồi), phản ánh khái quát tình hình hoạt động cho vay củangân hàng trong một thời kì nhất định

Trang 15

Chỉ tiêu phản ánh mức tăng, giảm doanh số cho vay

Mức tăng giảm doanh số

Tổng doanh số Chovay năm (t) -

Tổng doanh số cho vay năm (t - 1)Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô cho vay đối với nền kinh tế

Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hoạt động cho vay qua các năm Khi so sánh

chỉ tiêu này qua các thời kì ta sẽ thấy được phần nào xu thế của hoạt động cho

vay đối với khách hàng

 Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng, giảm doanh số cho vay

Chỉ tiêu này cho biết trong năm (t) doanh số cho vay tăng bao nhiêu

phần trăm so với năm (t – 1) Khi chỉ tiêu này càng cao thì nó thể hiện tốc độ

tăng doanh số cho vay càng nhanh

Chỉ tiêu này dùng để so sánh tốc độ tăng giảm doanh số cho vay qua các

năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình

thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt

động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả Ngược lại, ngân hàng đang

gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực

hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả khi chỉ số này thấp

Dư nợ cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động cho vay của một ngân hàng Dư

nợ cho vay càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng càng phát triển

về lượng Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay thông qua mức tăng, giảm;

tốc độ tăng, giảm dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu phản ánh mức tăng, giảm dư nợ cho vay

Mức tăng, giảm dư nợ

Trang 16

Dư nợ cho vay năm (t – 1)

Tỷ trọng dư nợ cho vay

Tỷ trọng dư nợ cho vay (%) =

Dư nợ cho vay

x 100Tổng dư nợ

Thu lãi từ hoạt động cho vay

Hiệu quả của hoạt động cho vay được phản ánh thông qua tỷ trọng thu lãi từ cho vay khách hàng cá nhân trên tổng thu lãi từ cho vay

Tỷ trọng thu lãi cho vay (%) = Thu lãi Cho vay X 100

Tổng thu lãi cho vayChỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vaytrong tổng quan hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hoạt động cho vaykhông thể coi là phát triển nếu nó không mang lại lợi nhuận thực tế cho ngânhàng

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu

Tại Việt Nam, việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi bổsung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốcNgân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Việc phân loại nợ được thực hiệnnhư sau:

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): các khoản nợ được TCTD đánh giá là có

khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn

- Nhóm 2 (nợ cần chú ý): các khoản nợ được TCTD đánh giá có khảnăng thu hồi đầy đủ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khảnăng trả nợ

Trang 17

- Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ được TCTD đánh giá

không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thấtmột phần nợ gốc và lãi

- Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ được TCTD đánh giá có khả

năng tổn thất cao

- Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ được TCTD đánh

giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 , 5 Nợ xấu là các khoản nợdưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thuhồi vốn của chủ nợ Đều này thường xảy ra khi người đi vay tuyên bố phá sản

Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi, trả gốc hoặc cả gốc và lãi trên batháng, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) =

Tổng nợ xấu Cho vay

x 100Tổng dư nợ Cho vay

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu quan trọng đo lường chất lượngtín dụng của ngân hàng Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợkhoanh, nợ cơ cấu lại Chính vì vậy, chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hìnhtín dụng tại ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, đồng thờiphản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng đối với các khoản vay Tỷ

lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng càngkém và ngược lại

Ngoài ra, việc theo dõi, đánh giá nợ nhóm 2 có ý nghĩa quan trọng,nhằm giúp ngân hàng khắc phục kịp thời nguy cơ suy giảm khả năng trả nợ củakhách hàng

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ (%) = Doanh số thu nợ X 100

Trang 18

Doanh số cho vay

Hệ số thu nợ thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh sốthu nợ Chỉ tiêu này phản ánh số đồng vốn thu về trên một đồng vốn cho vay.Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng Nóphản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngânhàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn Nó phản ánh chất lượng hoạt độngcho vay của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đãcho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngânhàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng Tỷ lệ này càng caocàng tốt

1.2 Tìm hiểu về thẩm định tín dụng tại NHTM

1.2.1 Khái niệm

Thẩm định tín dụng là quá trình mà một người cho vay thẩm định mức độtin cậy của người vay tiềm năng Điều này thường liên quan đến việc thẩm địnhlịch sử thanh toán của người vay và xem xét chất lượng, tính ổn định về thu nhậpcủa họ (Dr.Rosy Kalra, 2012)

Thẩm định tín dụng là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thôngqua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ,thống nhất và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấptín dụng

Mục đích của thẩm định tín dụng nhằm đánh giá một cách chính xác vàtrung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ quyết định cho vay.Thẩm định tín dụng giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuấtkinh doanh, dự án đầu tư mà khách hàng lập và nộp cho ngân hàng từ đó phân tích

và đánh giá mức độ rủi ro của phương án khi quyết định cho vay, giúp cho quyếtđịnh cho vay được chính xác , giảm bớt xác suất cho vay một dự án tồi và từ chốicho vay dự án tốt

Trang 19

- Hạn chế được rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng

1.2.3 Những nội dung chủ yếu của thẩm định tín dụng

 Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Thẩm định các giấy tờ thể hiện tính pháp lý của khách hàng như giấyphép thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hànhnghề, giấy chứng nhận đăng ký chữ ký và con dấu của khách hàng, chứngminh nhân dân, hộ khẩu

Thẩm định các giấy tờ sẽ cho biết khách hàng có năng lực pháp luậtdân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

 Thẩm định mục đích vay vốn của khách hàng

Vay vốn để phục vụ cho những hoạt động của khách hàng không đượctrái với những quy định của pháp luật: kinh doanh đúng theo giấy phép kinhdoanh, đúng ngành nghề luật pháp không cấm…

Mục đích vay vốn phải phù hợp với những quy định hiện hành củangân hàng, danh mục sản phẩm mà ngân hàng được phép cấp tín dụng…

 Thẩm định khả năng tài chính

Là đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay vốn thông qua cácchỉ tiêu tài chính như đánh giá qua các chỉ số tài chính, đánh giá sử dụng vốn

và tài trợ vốn…

 Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư

Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh: thị trường, doanh thu, chiphí, lợi nhuận, nguồn tài trợ…

Ngày đăng: 06/05/2016, 23:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2008, Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh2 . Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Dờn, 2008, Tiền tệ ngân hàng", Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh"2 . Hồ Diệu, 2002, Quản trị ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
3. Hồ Diệu, 2003, Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng ngân hàng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
4. Trầm Thị Xuân Hương, 2013, Giáo trình thẩm định tín dụng, Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thẩm định tín dụng
Nhà XB: Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM
6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2010, Luật các tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật các tổ chức tín dụng
8. Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011, Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
9. Nguyễn Thị Hằng 2013, Nâng cao chất lượng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, luận văn Thạc sĩ, trường Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng cho vay cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
7. Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w