1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn thị xã sầm sơn,tỉnh thanh hoá

129 461 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 2,5 MB

Nội dung

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển du lịch và tiềm năng phát triển du lịch biển của Thị xã Sầm Sơn, đề tài đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về du lịch biển và phát triển bền vững du lịch biển; Đánh giá tình hình phát triển và tiềm năng du lịch biển dựa trên thực trạng hoạt động du lịch biển tại địa bàn; Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững du lịch biển tại địa phương trong thời gian tới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH THANH HÓA

Tên sinh viên: Nguyễn Thúy Phượng Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp Lớp: KT 51D

Niên khóa: 2006 - 2010 Giảng viên hướng dẫn: GVC Tiến sĩ Phạm Văn Hùng

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào

Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận điều được ghi rõ nguồn gốc

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010

Người cam đoan

Nguyễn Thuý Phượng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo trong Khoa đã dạy bảo em trong suốt bốn năm học vừa qua, đặc biệt là Thầy GVC Tiến sĩ Phạm Văn Hùng - người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng ban của UBND Thị xã Sầm Sơn đặc biệt là Phòng Văn hoá – Thông tin và Phòng Kinh tế đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.

Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm Vì vậy, em mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến một cách thẳng thắn, chân thành của các Thầy cô trong Khoa, các phòng ban thuộc UBND Thị xã Sầm Sơn đặc biệt là Phòng Kinh tế và các độc giả để đề tài càng thêm hoàn thiện, đầy đủ, có ý nghĩa cả trong lý luận và ngoài thực tiễn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Nguyễn Thuý Phượng

Trang 4

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Phát triển bền vững du lịch biển trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển và mở cửa hội nhập đã, đang và sẽ là hướng đi đúng đối với mọi quốc gia, mọi vùng, mọi địa phương hiện nay Đặc biệt ở nước ta

có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng, hấp dẫn Đây đang là hướng đi đúng góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và huy động được mọi thành phần kinh tế, mọi nguồn lực xã hội vào sự nghiệp phát triển chung

Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu những quan niệm về du lịch và kinh tế du lịch biển khái quát những cách phân loại, tiêu chí, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, tác động của du lịch đến kinh tế, xã hội và môi trường Khẳng định là ngành kinh tế dịch vụ có những đặc thù riêng, làm căn cứ phân tích, đánh giá tiềm năng và dự báo phát triển kinh tế du lịch tại địa phương

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Thành Phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ

An là hai địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế khá tương đồng với Thanh Hóa, chỉ ra bài học kinh nghiệm về thành công và những vấn đề nảy sinh là bài học để du lịch Sầm Sơn – Thanh Hóa có thể phát triển tốt hơn

Có thể nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Sầm Sơn những tài nguyên du lịch

vô giá, phong phú, hấp dẫn mà ít địa danh du lịch nào trên đất nước ta có được Khóa luận đã hệ thống hóa lý luận về du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch bền vững, tiềm năng để phát triển du lịch, du lịch bền vững, hoạt động du lịch Đã chỉ ra các điều kiện để phát triển du lịch, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch biển cũng như các tác động của du lịch đến tự nhiên, kinh tế và xã hội, môi trường, và chỉ ra xu hướng phát triển du lịch …

Sầm Sơn là Thị xã có hệ thống tiềm năng phục vụ phát triển du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn Hệ thống tiềm năng đo bao gồm:

Tài nguyên tự nhiên: vùng đầm hồ Quảng Cư, vùng chiều sông Mã, cửa Hới, khu vực nội thị (bãi tắm A, B, C, D), khu vực núi Trường Lệ,

Trang 5

Tài nguyên nhân văn bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa (đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền thờ Tô Hiến Thành…), các lễ hội truyền thống (lễ hội bánh Chưng, bánh Dày…), những hoạt động văn hóa đặc sắc; các sản phẩm thủ công truyền thống; đặc biệt là đặc sản biển Sầm Sơn.

Hệ thống tài nguyên này hầu hết đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác đầy đủ, toàn diện

Hoạt động du lịch trên địa bàn trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan Tuy vậy, kết quả đó vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có

Hòa cùng xu thế phát triển chung, nền kinh tế Sầm Sơn cũng bước vào thời kỳ mới, đặc biệt là sau Lễ hội du lịch Sầm Sơn – Sức khỏe – Kinh tế - Bạn bè (1989) và từ sau Đại hội Đảng bộ Thị xã lần XI (1991) đến Đại hội lần thứ XIV (2006) đều khẳng định cơ cấu kinh tế chung của Thị xã là: Du lịch – Dịch vụ - Nông, Lâm, Ngư – Công nghiệp và xây dựng, trong đó du lịch và nghề cá là 2 ngành kinh tế trọng yếu, quyết định sự phát triển toàn diện của đô thị du lịch biển Sầm Sơn

Từ chỗ xác định đúng cơ cấu kinh tế chung, đánh giá đúng tiềm năng phát triển

du lịch Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thị xã đã tranh thủ thời cơ vượt qua khó khăn phấn đấu tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần nhóm ngành nông – lâm – ngư, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ Đặc biệt là ngành du lịch

Tính đến năm 2009 Thị xã đã có 320 cơ sở đón khách, gần 7.400 phòng nghỉ, 16.300 giường nghỉ Doanh thu du lịch đạt 438 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 70% GDP của Thị xã Du lịch phát triển đã tạo từng bước thúc đẩy các ngành kinh

tế của Thị xã phát triển Góp phần giải quyết công ăn việc làm, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí, tạo nguồn thu cho ngân sách Tuy nhiên trong quá trình phát triển

du lịch biển Sầm Sơn còn bộc lộ nhiều tồn tại Quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch đô thị chưa có quy hoạch mang tầm chiến lược, tính chuyên nghiệp hóa trong hoạt động du lịch chưa cao, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ còn nhiều yếu kém, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Đó là những hạn chế mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thị xã phải tập trung khắc phục để du lịch Sầm Sơn phát triển tăng tốc, bền vững trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 6

Du lịch Sầm Sơn đang đứng trước cơ hội mới của sự tăng trưởng Với tiền

đề, năng lực và kinh nghiệm của gần 20 năm phát triển nhất định du lịch Sầm Sơn trong giai đoạn tới sẽ gặt hái được những thành công tốt đẹp

Từ quan điểm phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng trong thời kì đổi mới phát triển du lịch biển theo hướng ngày càng tăng về lao động và tỉ trọng đóng góp GDP mà ngành du lịch chiếm tỉ lệ ngày càng cao Trên tinh thần ấy, vận dụng vào lợi thế tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của Thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa đã dự báo khả năng phát triển du lịch thời kì 2010 – 2015 trên nhiều phương diện: tốc độ tăng trưởng GDP, số lao động, vốn đầu tư, phát triển hàng hóa và các dịch vụ du lịch theo quy hoạch, liên kết du lịch giữa các vùng điểm

Căn cứ vào đánh giá thực trạng du lịch biển Sầm Sơn ba năm chủ yếu xét về những tồn tại và nguyên nhân Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế, trên cơ sở năng lực phát triển khóa luận đề xuất hệ thống các giải pháp để phát triển du lịch biển Sầm Sơn trong những năm tới đưa kinh tế du lịch của Thị xã Sầm Sơn ngày càng phát triển trong tiến trình hội nhập

Trang 7

MỤC LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương 23

Bảng 3.1 Dân số trung bình năm 2006 – 2009 của Thị xã Sầm Sơn 28

Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sầm Sơn 2007 – 2009 29

Đồ thị 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế Thị xã Sầm Sơn năm 2009 30

Bảng 4.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn năm 2007 và 2009 41

Đồ thị 4.1 Số lượng khách đến Sầm Sơn (2007-2009) 43

Đồ thị 4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch biển Sầm Sơn 45

Bảng 4.2 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 46

Bảng 4.3 Các phương án phát triển lao động làm du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn 47

1998 – 2010 47

Bảng 4.4 Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2009 51 Bảng 4.5 Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2009 51

Bảng 4.6 Đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn 58

Bảng 4.7 Hiện trạng cung cấp chỗ nghỉ một số khách sạn chính 65

Bảng 4.8 Doanh thu một số khách sạn chính 66

Bảng 4.9 Tình hình chung của hộ kinh doanh du lịch 69

Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ 69

Bảng 4.11 Đánh giá của khách du lịch 70

Bảng 4.12 Những vấn đề cần được cải thiện 72

Bảng 4.13 Dự kiến các mức chỉ tiêu cho một ngày khách đến Sầm Sơn 80

Bảng 4.14 Dự báo về cơ cấu doanh thu khách nội địa đến Sầm Sơn 80

(2010 – 2015) 80

Trang 8

Bảng 4.15 Dự báo về cơ sở vật chất kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 – 2015 81Bảng 4.16 Dự báo về chỉ tiêu khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 82Bảng 4.17 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư đến 2015 83Bảng 4.18 Dự báo về lao động du lịch Sầm Sơn 2010 – 2015 83

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Dân số trung bình năm 2006 – 2009 của Thị xã Sầm Sơn 28

Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sầm Sơn 2007 – 2009 29

Bảng 4.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn năm 2007 và 2009 41

Bảng 4.2 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế 46

Bảng 4.3 Các phương án phát triển lao động làm du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn 47

1998 – 2010 47

Bảng 4.4 Các cơ sở lưu trú phân theo loại hình kinh doanh phục vụ năm 2009 51 Bảng 4.5 Các cơ sở lưu trú phân theo chất lượng dịch vụ năm 2009 51

Bảng 4.6 Đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên của Sầm Sơn 58

Bảng 4.7 Hiện trạng cung cấp chỗ nghỉ một số khách sạn chính 65

Bảng 4.8 Doanh thu một số khách sạn chính 66

Bảng 4.9 Tình hình chung của hộ kinh doanh du lịch 69

Bảng 4.10 Cơ cấu thu nhập của hộ 69

Bảng 4.11 Đánh giá của khách du lịch 70

Bảng 4.12 Những vấn đề cần được cải thiện 72

Bảng 4.13 Dự kiến các mức chỉ tiêu cho một ngày khách đến Sầm Sơn 80

Bảng 4.14 Dự báo về cơ cấu doanh thu khách nội địa đến Sầm Sơn 80

(2010 – 2015) 80

Bảng 4.15 Dự báo về cơ sở vật chất kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 – 2015 81

Bảng 4.16 Dự báo về chỉ tiêu khách du lịch, ngày khách phục vụ và doanh thu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 – 2015 82

Bảng 4.17 Dự kiến các nguồn vốn đầu tư đến 2015 83

Bảng 4.18 Dự báo về lao động du lịch Sầm Sơn 2010 – 2015 83

Trang 10

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Hình 3.1 Bản đồ Thị xã Sầm Sơn 32

Đồ thị 3.1 Cơ cấu ngành kinh tế Thị xã Sầm Sơn năm 2009 30

Đồ thị 4.1 Số lượng khách đến Sầm Sơn (2007-2009) 43

Đồ thị 4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch biển Sầm Sơn 45

Trang 11

CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa

CN-XD-TCN Công nghiệp – xây dựng – tiểu công nghiệp

DVDL Dịch vụ du lịch

ĐVT Đơn vị tính

ĐHKTQD Đại học kinh tế Quốc dân

GDTX – DN Giáo dục thường xuyên, dạy nghề

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

VH – TT Văn hóa – Thể thao

Trang 12

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp nhiều cho nền kinh tế quốc dân Đặc biệt trong xu thế hội nhập, đời sống kinh

tế phát triển, nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng mạnh Do vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi trọng việc phát triển du lịch Đây thực sự được coi là ngành công nghiệp không “không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” đem lại hiệu quả nhiều mặt cho các nước, các địa phương

Biển có vai trò lớn trong thu hút khách du lịch của Việt Nam Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong đó có 5 khu vực thuộc vùng ven biển Với hơn 3.260 km bờ biển, hàng ngàn đảo lớn nhỏ, hàng trăm bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển, Việt Nam là nước có quá nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển

Biển Việt Nam rất đẹp và thích hợp cho du lịch tắm biển Suốt từ Móng Cái (Quảng Ninh) cho đến mũi Cà Mau vòng lên Kiên Giang có tới hàng ngàn cây số

bờ biển, hấp dẫn du khách bởi bãi biển tuyệt đẹp, những bãi cát trắng, cát vàng sạch

sẽ, nước biển trong xanh, cảnh đẹp hữu tình Có những địa điểm được đánh giá là đứng trong tốp đầu những vịnh đẹp nhất Thế giới như Hạ Long (Quảng Ninh); Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Nẵng Đó là chưa kể đến các hình thức du lịch mới hiện nay như lướt sóng, đua thuyền buồn, du lịch lặn biển hay việc đón các chiếc tàu du lịch đến Huế, Nha Trang và Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã xem đem nhiều triển vọng cho du lịch văn hoá biển

Tiềm năng du lịch biển Việt Nam được nhiều quốc gia đánh giá rất cao và nhiều giá trị được thế giới thừa nhận Đây là những lợi thế rất lớn để xây dựng sản phẩm

du lịch biển đặc thù Chúng ta đã có tuyến điểm du lịch biển như Vũng Tầu, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long nhưng tựu chung đây là những hình ảnh đơn lẻ, chưa mang tầm vóc thương hiệu quốc gia

Trang 13

Du lich biển Việt Nam là động lực quan trọng góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH – HĐH) đất nước nhưng nghiên cứu đánh giá về tiềm năng

du lịch biển còn ít ỏi Việc khai thác, quản lý và sử dụng các tài nguyên cho du lịch biển chưa thật sự hợp lý Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá các tiềm năng cũng như lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử…là hết sức cần thiết để từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực

Thị xã Sầm Sơn - tỉnh Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi cho tiềm năng du lịch trên nhiều phương diện, có núi, rừng, sông hồ, mà đặc biệt bãi biển thoải rộng, nước trong xanh dài hơn 9 km nằm trong quần thể du lịch của tỉnh Thanh Hoá, trong đó có 5 km làm bãi tắm, hiện đã khai thác trên 3 km Bãi cát mịn, thoải và sạch, nước biển trong, sóng vừa phải rất thích hợp cho du lịch tắm biển Sầm Sơn có đặc sản biển phong phú và chất lượng hơn nhiều địa phương khác Khách có thể thưởng thức đủ loại mực ống, tôm he, cua gạch, các giống cá ngon như chim, thu,

nụ, đé Hải sản nơi đây có đặc điểm là thịt chắc, dai, vị ngọt lại rất đậm đà

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có của Sầm Sơn, những năm qua Thị xã đã phát triển các loại hình như nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh, văn hóa, lịch sử, tâm linh, sinh thái Nhưng phát triển nhất vẫn là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng Thời gian qua, Thị xã đã đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, các di tích lịch sử, văn hóa, vệ sinh môi trường bãi biển sạch đẹp, xây dựng cảnh quan môi trường tốt hơn, ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch tạo ra diện mạo mới nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch tới

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chưa có tính bền vững, lâu dài, còn bộc

lộ nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch phát triển một cách bài bản Tính chuyên nghiệp trong du lịch chưa cao Sản phẩm du lịch chưa đa dạng và phong phú Văn hoá ứng xử trong kinh doanh còn hạn chế Tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiềm năng hiện có Do đó, Sầm Sơn mới chỉ thu hút khách đến vào mùa hè (kéo dài tối đa được trong 3 tháng), còn mùa đông, Sầm Sơn thực sự “ngủ” Thời gian qua, hầu hết khách du lịch đến với Sầm Sơn chỉ mới để tắm biển và ăn uống Sầm Sơn đang rất thiếu các loại hình vui chơi, giải trí Kể cả một số tour, tuyến du lịch đã hình thành nhưng phương tiện để đi lại vẫn chưa bảo đảm, chưa thu hút được khách, khả năng phục vụ khách nước ngoài chưa thể đáp ứng được Để có điều kiện hội nhập vào trào lưu phát triển du lịch của

Trang 14

cả nước, của khu vực và quốc tế, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch biển, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh kinh tế - xã hội của Thị xã thì vấn đề đặt ra

là phải đánh giá được tiềm năng, thực trạng kinh tế du lịch biển Sầm Sơn phát triển đúng với tiềm năng vốn có

Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững

du lịch biển trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn,Tỉnh Thanh Hoá”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá tình hình phát triển du lịch và tiềm năng phát triển du lịch biển của Thị xã Sầm Sơn, đề tài đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển trong tương lai

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển Thị xã Sầm Sơn

Các hoạt động du lịch biển của các đối tượng trên địa bàn

Các tiềm năng du lịch biển: tài nguyên thiên nhiên, văn hoá - nhân văn

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển và tiềm năng du

lịch biển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của nguời dân sở tại trong khi vẫn quan tâm bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động du lịch biển trong tương lai

- Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trên địa bàn Thị xã Sầm Sơn.

- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu từ ngày 22/01 đến ngày 23/05/ 2010.

+ Số liệu thứ cấp: được thu thập trong vòng 3 năm (2007-2009), Dự báo đến 2015

Trang 15

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử…

Thuật ngữ “du lịch” theo từ điển tiếng Pháp “Le tow”, có nghĩa là sự lữ hành được kết thúc khi quay về điểm xuất phát “đi một vòng” Với quan niệm như vậy đã phản ánh được yếu tố cơ bản của du lịch là sự ra đi (lữ hành) Nhưng trên thế giới, hiện nay có những dân tộc chưa định cư (còn du canh, du cư) thì quan niệm như vậy chưa phù hợp

Theo từ điển Hán - Việt: Du lịch là kết quả của hai từ ghép DU (có nghĩa là qua lại) và LỊCh (có nghĩa là ngắm nhìn, xem xét)

Theo từ điển Oxford tiếng Anh: Du lịch (Tourrism) có hai nghĩa là đi xa và

du lãm: Nghĩa là xa tham quan, xem xét quay về chỗ cũ

Như vậy, du lịch phải gắn vơí định cư của chủ thể Nghĩa là đối tượng du lịch phải có nơi cư trú ổn định ở một quốc gia hay một nơi nào đó, sau khi lữ hành, tham quan, xem xét quay về nơi sống thường xuyên của mình

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (1986): Du lịch là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về phương diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và sự hợp tác giữa mọi người Với quan niệm về du lịch như vậy nhấn mạnh được tính nhấn văn vì mục đích hoà bình, nhưng chưa nêu bật tính chất khám phá, tìm tòi của hoạt động du lịch…

Trang 16

Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh nhất, xong cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.

Thuật ngữ “du lịch” trở nên rất thông dụng Trong ngôn ngữ nhiều nước thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornus” với ý nghĩa đi một vòng Thuật ngữ này đã được Latinh hoá thành “tornus”, và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp:

“tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi; còn “tourisme” là người đi dạo chơi, trong tiếng Nga là “typuzm”, trong tiếng Anh từ “tourisme”, “tourist” được xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1800 (Robert Lanqua, 1993), kinh tế du lịch, (Phạm Ngọc Uyển, Bùi Văn Chương)

Trong Luật Du lịch được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua khoá IX, kỳ họp thứ 7 tháng 06/2005, tại điều 4 thuật ngữ “du lịch” và “hoạt động

du lịch” được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”; “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch” (Uỷ ban Thường

vụ Quốc hội (2005), Luật Du lịch Định nghĩa này xem xét du lịch như là một hoạt động, xem xét du lịch thông qua những hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội,

số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế Nhiều học giả lại lồng ghép

cả hai nội dung trên, tức du lịch là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động di chuyển

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá – xã hội

Ngày nay, hoạt động du lịch đã được nhìn nhận như là ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không những đem lại lợi ích kinh tế, mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội…

Trang 17

và ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập từ du lịch đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.

2.1.1.2 Khái niệm kinh tế du lịch

Khi tiếp cận du lịch dưới góc độ là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế -

xã hội Khi con người đã dần thoả mãn các nhu cầu cơ bản về ăn mặc, ở thì có nhu cầu giao lưu, văn hoá, tình cảm và nghỉ ngơi Nếu dừng lại ở mức độ này thì các hoạt động của cơ sở du lịch như đảm bảo, dịch vụ bị xem nhẹ, coi đó là công việc đồng hành của du lịch

Nếu tiếp cận dưới góc độ rộng hơn bao hàm cả bên cung cấp các dịch vụ, điều kiện bảo đảm thoả mãn các nhu cầu thì mới phù hợp với yêu cầu phát triển Với quan niệm như vậy, du lịch trở thành nhân tố của sự phát triển kinh tế Ngoài

sự phụ thuộc và sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch đã trở thành một lĩnh vực độc lập có tác động trực tiếp vào kinh tế Ngay từ 1883, trong báo cáo tại Đại hội Graz ở

Áo, Stadner đã cho rằng, du lịch là một ngành công nghiệp, là một hoạt động kinh

phẩm Công nghiệp du lịch là một trong những nơi đầu tư vốn đáng tin cậy nhất.

Từ hai cách tiếp cận trên, có thể khái quát lại, bản thân du lịch luôn đồng nhất hai mối quan hệ cơ bản: Một là, đối tượng du lịch, là những du khách gồm cá nhân, tập thể, gia đình…với những nhu cầu du lịch đa dạng để tìm hiểu, khám phá, tận hưởng những điều kiện tự nhiên…Đây là thứ nhu cầu tinh thần đặc biệt, cao cấp thường nảy sinh khi các nhu cầu vật chất được thoả mãn Hai là, chủ thể hoạt động

du lịch là những cá nhân, tập thể, tổ chức kinh tế phục vụ khách du lịch Họ dựa vào các điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoàn thiện, cung ứng dưới dạng các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách và thu lợi ích Khi khoa học Kỹ thuật và kinh tế ngày càng

Trang 18

phát triển thì nhu cầu du lịch ngày càng tăng, người du lịch ngày càng nhiều, kinh doanh du lịch càng có điều kiện phát triển, thu nhiều lợi ích.

Trong lịch sử, từ đầu thế kỷ XX với những thành tựu nổi bật của khoa học – công nghệ (từ phát minh máy hơi nước đã ra đời hệ thống đường sắt có thể đi xa hàng ngàn km, ô tô, đặc biệt là ngành hàng không phát triển, giúp cho việc mở rộng giao lưu giữa các nước, các châu lục…).Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu và phổ biến trong cuộc sống xã hội loài người Khách du lịch tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đã tạo cơ hội và điều kiện kinh tế – xã hội cho các tổ chức kinh doanh du lịch Du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ, đặc biệt những quốc gia, những vùng được thiên nhiên ban tặng cho các di sản, kỳ quan thiên nhiên quý hiếm Khi kinh tế du lịch ngày càng phát triển, liên kết hoạt động, gắn bó với nhau tạo thành một mạng lưới đan xen gắn kết lan toả nhiều quốc gia, châu lục thì du lịch được coi như một lĩnh vực kinh tế: kinh tế du lịch nếu nằm trong ngành kinh tế dịch vụ

Hiện nay, tại nhiều quốc gia coi du lịch như một ngành công nghiệp với toàn

bộ các kế hoạch, mục tiêu phát triển, các chỉ số giá trị tổng sản lượng, tỷ trọng trong

cơ cấu kinh tế, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của mình vừa mang lại thu nhập, vừa từng bước quảng bá hình ảnh của đất nước đối với cộng đồng các dân tộc quốc tế…Từ sự phân tích trên đây, theo chúng tôi có thể quan niệm kinh tế du lịch là: Ngành hay lĩnh vực kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thông qua tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào các điều kiện tư nhiên, kinh

tế, văn hoá, xã hội của đất nước, của vùng để phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước để thu lợi ích kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, Đảng ta đã khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần vào nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, và coi du lịch là một chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu từng bước đưa đất nước ta trở thànhh

Trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Đảng Cộng Sản

Việt Nam, 1996)

Trang 19

2.1.1.3 Khái niệm phát triển và phát triển bền vững

Khái niệm phát triển: thuật ngữ “phát triển” đã được dùng trong các văn

kiện, trong nghiên cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc Tuy nhiên, cho đến nay chưa thể nói được rằng khái niệm “phát triển” đã được hiểu một cách đầy đủ và đúng đắn

Phát triển là xu hướng tự nhiên đồng thời là quyền của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hay mỗi quốc gia (Phạm Khôi Nguyên, 2005)

Phát triển là tạo điều kiện cho con người sinh sống bất cứ nơi đâu trong một quốc gia hay trên cả hành tinh đều được trường thọ, đều được thoã mãn các nhu cầu sống, đều có mức tiều thụ hàng hoá dịch vụ tốt mà không phải lao động qúa mức cực nhọc, đều có trình độ học vấn cao, đều được hưởng những thành tựu về văn hoá

và tinh thần, đều có đủ tài nguyên cho cuộc sống sung túc, đều được sống trong một môi trường trong lành, đều được hưởng các quyền cơ bản của con người và được bảo đảm an ninh, an toàn, không có bạo lực (Nguyễn Thế Chinh, 2003)

Khái niệm về phát triển bền vững: phát triển bền vững là một khái niệm mới,

xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên các hành tinh từ trước đến nay Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người

Theo Herman Daly (World bank) (Nguyễn Văn Song và Nguyễn Thị Phương Thụy, 2005), một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật …nhanh hơn sự tái tạo của chúng Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản…nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng

và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn qúa trình trái đất hấp thụ và

vô hiệu hoá chúng

Khái niệm của Bumetland: phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh và đáp ứng được nhu cầu hiện đại đồng thời không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai

Khái niệm của Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển (WCFD- World Commission on the Environment and Development)(1987): phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tổn hại đến khả năng đáp

Trang 20

ứng nhu cầu của đời sau Hay nói cách khác đó chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu đựng được của hệ sinh thái (Nguyễn Văn Song và Nguyễn Thị Phương Thụy, 2005).

Như vậy có thể thấy, phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng này không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng khác, sự phát triển hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống của các loài sinh vật trên hành tinh

2.1.1.4 Du lịch bền vững

Tổ chức Du lịch trên thế giới đã có định nghĩa về du lịch bền vững như sau:

“Du lịch bền vững là sự phát triển của các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân sở tại trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn

và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển du lịch trong tương lai Du lịch bền vững là kế hoạch hoá việc quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoã mãn các nhu cầu của con người trong khi vẫn duy trì toàn vẹn đa dạng sinh học và về đa dạng văn hoá, sự phát triển các hệ sinh thái và các hệ thống bổ trợ đối với cuộc sống của con người” (Thế Đạt, 2003)

Tổ chức du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững như sau:

Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng những tài nguyên khác cần được bảo tồn với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai, xong vẫn đảm bảo được lợi nhuận đối với hiện tại

Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch và quản lý nhằm không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá –

xã hội khu vực

Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết Đảm bảo sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn và uy tín của điểm du lịch được bảo đảm Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch Thu nhập của du lịch được phân bổ rộng khắp trong toàn xã hội (Thế Đạt, 2003)

Trang 21

2.1.1.5 Tiềm năng phát triển du lịch biển

Vị trí địa lý: là một tiêu chuẩn để xem xét khoảng cách từ nơi du lịch đến các

nguồn du khách Vùng bờ biển thường là nơi thuận lợi đối với khách du lịch nước ngoài và nội địa do gần các trung tâm kinh tế, văn hoá- xã hội, các khu đô thị và công nghiệp lớn, các tụ điểm dân cư, các đầu mối giao thông thuỷ bộ Vùng này là nơi tập trung khoảng 60% dân số thể giới, tập trung trên 50% các đô thị lớn, thu hút nhiểu hoạt động kinh tế đối ngoại và những đối tượng làm công ăn lương Cho nên nơi đây cũng xuất hiện nhu cầu du lịch và nhiều nguồn du khách

Cảnh quan vùng bờ biển: là nơi luôn gắn liền giữa cảnh quan biển, đảo và gần

núi ven biển Cho nên nhiều nơi phong cảnh sơn thuỷ hữu tình hấp dẫn du khách Nhiều trung tâm du lịch ven biển lớn, nổi tiếng thế giới như ở Tây Ban Nha, quanh Địa Trung hải, Indonexia, Australia…luôn có sức hấp dẫn du khách từ bao năm nay

Khí hậu biển: Thường ôn hoà, không khí ở vùng bờ biển trong lành do chứa

một lượng khá lớn anion- một loại “vitamin không khí” Khi hít thở các anion này vào cơ thể cải thiện hoạt dộng của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ ôxi và thải khí cacboníc Chúng là các iôn mang điện nên có tác dụng hạn chế vi khuẩn sính sôi nảy nở Môi trường nhiều anion sẽ tăng công năng thần kinh giao cảm của con người, khiến người ta cảm thấy sảng khoái vui vẻ, tăng thêm hồng cầu trong máu Thông thường trong phòng ở có từ 40 đến 50 anion/cm3, Trong khi ở vùng bờ biển

có tới 10 nghìn anion/cm3 Các nhà khoa học đã xác lập một số chỉ tiêu sinh khí hậu

để đánh gía mức độ thuận lợi về khí hậu đối với hoạt động du lịch ở vùng bờ biển

Địa hình: là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và tính đa dạng

của phong cảnh vùng bờ biển Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản

và độc đáo càng tăng sức hấp dẫn du khách Vùng bờ cũng có nhiều vũng, vụng tỉnh lặng và thường gắn với các bãi cát nhỏ thích hợp với du lịch picníc, một số khu đảo

đá vôi có nhiều hang động và các dạng địa hình castơ ngập nước kỳ dị hấp dẫn, có nhiều bãi biển đẹp (rộng, phẳng, cát trắng mịn…), dưới biển có các cảnh quan ngầm của các dạng san hô, các thảm cỏ biển

Hải văn: nước biển xanh trong và là một dung dịch muối tổng hợp rất tốt cho

loại hình du lịch nghĩ dưỡng, nhiều eo vụng sóng yên, biển lặng thuận lợi cho du ngoạn Nhiệt độ thích hợp, mặt biển rộng, nhiều ánh nắng mặt trời, song nhỏ, không

Trang 22

có dòng quẩn là những nơi lý tưởng để phát triển du lịch biển Nhiệt độ nước biển

từ 20-25 0C được coi là thích hợp nhất đối với hoạt động du lịch tắm biển Một số nhóm du khách Bắc Âu có thể chịu được nhiệt độ nước biển 17-200C

Thế giới sinh vật: tính đa dạng và đặc hữu của khu hệ động thực vật biển và

ven biển đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch Con người, với tư cách

là một chủ thể cuả tự nhiên, luôn muốn trở về gần với thiên nhiên Đây là xu thế và nhu cầu của con nguời, đặc biệt khi cuộc sống của họ ngày càng đầy đủ Sinh vật biển không chỉ góp phần tạo cảnh quan đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đặc sản, nguồn hàng lưu niệm truyền thống tại chỗ cung cấp cho du khách từ xứ lạ tới Tuy nhiên, trong những vùng quy hoạch phát triển du lịch biển, đặc biệt là những nơi tắm biển, lặn biển phải tránh các sinh vật dữ, sinh vật gây hại, gây độc tố như cá mập, cá nóng, hầu hà bám, sứa…

Văn hoá – nhân văn: các giá trị văn hoá truyền thống như lễ hội nghề cá,

chọi trâu; các di tích văn hoá- lịch sử nôi tiếng ven biển như cung điện, lâu đài, đền thờ mang sắc thái biển, các kiểu văn hoá làng chài, các thành tựu kinh tế qua các hội chợ triển lãm ở các thành phố ven biển…cũng là những điều kiện hấp dẫn khách du lịch ra biển với nhiều mục tiêu trong một kỳ nghỉ

Cho đến nay, du lịch biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới Vì biển

và đại dương chứa đựng một tiềm năng vô cùng to lớn đối với phát triển du lịch Khái niệm du lịch 3 S ra đời cũng nói lên điều đó, vì biển (Sea) chan chứa ánh nắng mặt trời (Sun) và dồi dào cát trắng (Sand) Biển hội tụ cả 5 yếu tố cấu thành tiềm năng du lịch của người Trung Quốc: thực, trú, hành, lạc và y Ra biển, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản biển, được ở khách sạn với cảnh quan thiên nhiên ven biển tuyệt hảo, được thả mình trong sóng biển xanh, trên nền cát trắng, được thở không khí biển trong lành và sắm hàng lưu niệm “rất biển” Ra biển, chính

là trở về với tự nhiên, tắm biển, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và thể thao trên biển Biển là môi trường sống lý tuởng không chỉ cho các loài thuỷ sinh vật, mà còn cho chính con ngưòi

Bốn vùng không gian trọng điểm (cùng với các tiêu chí chọn lựa), thường được xem xét đồng thời trong phát triển du lịch biển là:

(i) Bãi biển với các tiêu chí như: quy mô, độ nghiêng, thành phần và độ hạt

cát bãi (Md = 0,05 – 0,25 mm), thời gian ngập nước hoặc phơi bãi, sức chứa khách

Trang 23

(ii) Vùng ven biển với các tiêu chí như: phong cảnh núi, rừng (kể cả rừng

ngập mặn), giao thông, mặt bằng phát triển hạ tầng du lịch, khoảng cách so với các nguồn du khách, các di sản văn hoá lịch sử, các phong tục truyền thống

(iii) Không gian biển và bờ: một trong những xu hướng thịnh hành toàn cầu

ngày nay là sự tập trung dân số và các hoạt động phát triển ở vùng bờ biển Sự tập trung dân số như vậy khiến cho vùng này ngày càng trở nên quan trọng và cần phải

sử dụng hiệu quả không gian biển, đặc biệt là không gian vùng bờ biển

(iv) Vùng bờ biển: là khu vực có tiềm năng vị thế cho phát triển, các quốc gia

có biển cần tận dụng và sử dụng không khéo các lợi thế của nó trong hoạch định chính sách phát triển

K Hotta (1995) đã chia không gian biển ra ba kiểu chính và mô tả các đặc trưng cơ bản của chúng:

- Không gian biển ven bờ và đại duơng kín

- Không gian biển nửa kín và vũng ven bờ

- Không gian đại dương mở

2.1.1.6 Hoạt động du lịch

Khái niệm hoạt động du lịch: hoạt động du lịch là hoạt động của khách du

lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch (Nguyễn Văn Đính Và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ của các thành phần trong hoạt động du lịch

(Nguồn: Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

dịch vụ du lịch

Dân cư sở

nơi đón khách

Trang 24

Hoạt động du lịch không phải là hoạt động của một cá nhân hay tổ chức mà nó bao gồm tất cả các hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch Tất cả các hoạt động riêng lẽ của các thành phần đó tạo nên hoạt động tổng thể của du lịch Chính vì vậy hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng mang màu sắc văn hoá nhiều nơi.

Những nét đặc trưng của hoạt động du lịch:

- Nhu cầu trong tiêu dùng du lịch là những nhu cầu đặc biệt

- Nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn cảnh thiên nhiên, bơi và tắm biển, sông hồ v.v…của con người thời đại hiện đại

- Tiêu dùng trong du lịch thoã mãn các nhu cầu về hàng hoá (thức ăn, hàng hoá mua sắm, hàng lưu niệm v.v…) và đặc biệt là các nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành khách, dịch vụ y tế, thông tin v.v…)

- Việc tiêu dùng du lịch chỉ thoã mãn những nhu cầu thứ yếu, những nhu cầu không thiết yếu của con người (với ngoại lệ ở thể loại du lịch chữa bệnh, khi đó du lịch có ý sống còn đối với người bệnh) Tuy nhiên thức ăn, chỗ ngủ, quần áo v.v…cũng là những nhu cầu cần thiết đối với du khách Song, chúng không phải đóng vai trò quyết định cho một chuyến đi du lịch

- Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hoá (chủ yếu là thức ăn) xảy ra trong cùng một thời gian và tại cùng một địa điểm với việc sản xuất ra chúng Trong

du lịch nhà kinh doanh không phải vận chuyển dịch vụ và hàng hoá đến cho khách hàng mà ngược lại, khách du lịch phải đi đến nơi có hàng hoá

- Tiêu dùng du lịch thông thường xảy ra theo thời vụ

2.1.2 Đặc điểm phát triển bền vững du lịch biển

Là sản phẩm đặc thù, tính đa dạng cao có sẵn trong thiên nhiên hoặc trong đời sống xã hội, mang nhiều yếu tố lịch sử, văn hoá…sản phẩm du lịch có thể được

sử dụng nhiều lần, phát triển nhanh và ngắn hạn

Sản phẩm du lịch là những dịch vụ phục vụ cho du khách tại những khu du lịch Những sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt sẽ hấp dẫn và lôi cuốn du khách muốn sử dụng sản phẩm đó hoặc ngược lại Mỗi khu, điểm du lịch có những sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo thể hiện và những yếu tố cấu thành thương hiệu của mỗi khu, điểm du lịch

Trang 25

Chất lượng các sản phẩm du lịch phải được thường xuyên đảm bảo ổn định hoặc phải được điều chỉnh cho phù hợp để thoã mãn nhu cầu của du khách đây cũng

là mặt thể hiện tính bền vững về sản phẩm du lịch

2.1.3 Nội dung phát triển bền vững du lịch biển

2.1.3.1 Quy hoạch phát triển du lịch biển

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ổn định, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, môi trường bị xâm hại, không gian kiến trúc du lịch bị phá

vỡ là do thiếu quan tâm đến công tác quy hoạch Vì vậy, để phát triển bền vững du lịch biển công việc quan trọng là phải có quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở đó đảm bảo việc đầu tư cho du lịch hình thành và phát triển bền vững Quy hoạch cho du lịch biển phải được nằm trong tổng thể quy hoạch chung của ngành, của tỉnh, của địa phương

2.1.3.2 Tổ chức đầu tư, huy động vốn đầu tư phát triển du lịch biển

Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh du lịch cần phải có sự đầu

tư, khả năng đầu tư nâng cao, ổn định và hợp lý thì tính bền vững trong quá trình phát triển nhìn từ góc độ kinh tế ngày càng được đảm bảo và phát huy được hiệu quả đầu tư cho du lịch

Nguồn vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn thông qua các chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước như cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực du lịch để tạo ra nguồn vốn dồi dào, bên cạnh đó động viên các doanh nghiệp, các nhà tài trợ…tham gia hình thành quỹ phát triển du lịch để thực hiện và triển khai các chính sách quản lý du lịch của du lịch của Nhà nước

2.1.3.3 Quản lý, phát triển tài nguyên du lịch biển và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển

Việc phát triển bền vững du lịch biển đòi hỏi phải quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát triển tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng cho các nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường, thẫm mỹ…hiện nay mà vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, sự

đa dạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ hiện nay và mai sau

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cần phải được quan tâm phát triển đồng

bộ như hệ thống giao thông, hệ thống điện, cung cấp nước sinh hoạt, mạng lưới bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục…là động lực để du lịch phát triển một cách bền vững

Trang 26

2.1.3.4 Phát triển các sản phẩm du lịch biển

Sản phẩm du lịch theo nghĩa hẹp chính là những hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người đi du lịch (người mua) như: phương tiện đi lại, nhà nghỉ, khách sạn, các sản phẩm đặc trưng của vùng, điểm du lịch…Theo nghĩa rộng hơn, sản phẩm du lịch là tổng hợp những gì mà du khách mua, hưởng thụ, thực hiện…gắn với điểm du lịch Nếu xét từ góc độ khách thể, sản phẩm du lịch gồm toàn bộ dịch vụ phục vụ chuyến đi (kể từ khi xuất phát đến khi quay trở vể điểm ban đầu)

Vì vậy, có thể tổng hợp sản phẩm du lịch là toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình do thiên nhiên và con người tạo ra có khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho du khách

Từ cách hiểu như trên: sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho

du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguyên liệu cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hòa, 2004)

Khái quát nội dung trên, Luật Du lịch Việt Nam, tại Điều 4, Chương I đã ghi

rõ, sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách

du lịch trong chuyến đi du lịch Xét về hình thức, sản phẩm du lịch bao gồm: Dịch

vụ vận chuyển đưa và đón khách; dịch vụ lưu trú; dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí; hàng hoá tiêu dung, đồ lưu niệm; dịch vụ trung gian và các dịch vụ khác

Như vậy, hàng hoá du lịch thuộc nhóm hàng hoá hữu hình cũng giống như hàng hoá thông thường Nhũng hàng hoá vô hình có đặc điểm khác với hàng hoá thường ở chỗ: giá trị sử dụng của dịch vụ không có hình thái vật thể chứ không phải phi vật chất Gíá trị sử dụng của dịch vụ là hoạt động có ích của hoạt động lao động sống, nó là sản phẩm vì đáp ứng nhu cầu con người Qúa trình sản xuất ra dịch vụ

du lịch hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng với tư cách là nhũng khách hàng Cùng với hàng hoá thường, hàng hoá du lịch cấu thành quỹ hàng hoá về quy

mô, cơ cấu thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội

2.1.3.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Do việc phát triển du lịch trong những năm gần đây được phát triển về chiều rộng lẫn chiều sâu nên đội ngũ lao động phục vụ tại các khu du lịch so với yêu cầu còn thiếu về số lượng và chất lượng Bên cạnh đó lao động còn mang tính thời vụ cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đào tạo bài bản

Trang 27

2.1.3.6 Chính sách quản lý Nhà nước về du lịch biển

Để phát triển du lịch biển bền vững cần xây dựng và thực hiện một số nội dung chính sách, quy chế, hệ thống, tiêu chuẩn phù hợp và khai thác sử dụng các tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý du lịch biển

Thực hiện sự quản lý của Nhà nước về du lịch biển là sự kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước về các mặt như những lĩnh vực cần được khuyến khích cần phải hạn chế không để xảy ra tình trạng tăng trưởng quá “nóng”, ảnh hưởng đến cung cầu của du lịch biển Các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra và có những biện pháp chế tài đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm chính sách quản lý của Nhà nước

2.1.3.7 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch biển

Trước khi lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động

du lịch thì việc nâng cao nhận thức cơ bản cho cộng đồng dân cư là việc rất cấp bách và quan trọng trang bị cho họ những cơ sở nhận thức ban đầu để phục vụ các hoạt động phát triển du lịch

Sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển bền vững du lịch Ngược lại thông qua sự hưởng ứng vào các hoạt động du lịch người dân được nâng cao nhận thức và bảo vệ các tài nguyên và môi trường của du lịch là cơ sở cơ bản để phát triển bền vững du lịch biển

2.1.3.8 Liên kết phát triển hoạt động du lịch biển

Việc liên kết là hết sức cần thiết để khai thác và bổ sung những mặt mạnh mặt yếu lẫn nhau giữa các vùng, các khu du lịch giữa các doanh nghiệp hoạt động

du lịch với nhau để cùng phát triển làm nổi bật được những nét đặc trưng của từng địa phương, hạn chế trùng lặp sản phẩm du lịch để lại cảm giác nhàm chán cho khách du lịch

Việc liên kết giữa cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp hoạt động du lịch thông qua sự hưởng lợi của người dân với các doanh nghiệp như giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cá nhân, nâng cao trình độ giao tiếp với khách, ngược lại cộng đồng dân cư chính là người bảo vệ các điều kiện, môi trường để du lịch phát triển bền vững

Trang 28

2.1.4 Điều kiện phát triển bền vững du lịch biển

2.1.4.1 An ninh chính trị và an toàn xã hội

Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của một đất nước Một quốc gia có nhiều tài nguyên về du lịch cũng không thể phát triển được du lịch nếu ở đó luôn xảy ra các sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình

Bên cạnh đó các yếu tố về đảm bảo an toàn cho du khách cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển du lịch như tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn

xã hội, bộ máy bảo vệ an ninh, nạn khủng bố…); các loại dịch bệnh như SARD, cúm gia cầm (H5N1), …

2.1.4.2 Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế

Khả năng và xu hướng phát triển du lịch của một đất nước phụ thuộc ở mức

độ lớn vào tình hình và xu hướng phát triển kinh tế ở đó Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hiệp quốc, một đất nước

có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch

Ngành du lịch sử dụng khối lượng lớn lương thực và nhất là thực phẩm (tươi

và chế biến), vì vậy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Cần nhấn mạnh vai trò của các ngành công nghiệp thực phẩm như chế biến đường, thịt, sữa, đồ hộp, công nghiệp chế biến rượu, bia, thuốc lá…là ngành cung cấp nhiều hàng hoá cần thiết cho du lịch Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vật tư cho du lịch như công nghiệp dệt, sành sứ, đồ gốm…(Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004); (Trường Trung hoc Nghiệp vụ du lịch Hà Nội, 1999)

2.1.4.3 Thời gian nhàn rỗi

Muốn thực hiện một cuộc hành trình du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian Do vậy, thời gian rỗi của nhân dân là điều kiện tất yếu cần thiết phải có để con người tham gia vào hoạt động du lịch

Thời gian rỗi nằm trong quỹ thời gian, còn thời gian dành cho du lịch, thể thao và nghỉ ngơi lại nằm trong thời gian rỗi Do vậy, du lịch muốn phát triển tốt phải nghiên cứu

Trang 29

đẩy đủ cơ cấu thời gian làm việc, cơ cấu thời gian rỗi, phải xác lập ảnh hưởng của các thành phần thời gian lên thời gian rỗi (Nguyễn Văn Thường, 2006).

2.1.4.4 Khả năng tài chính của con người

Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ

có thể tham gia du lịch Con người khi muốn đi du lịch không chỉ cần có thời gian

mà còn phải có đủ tiền mới có thể thực hiện được chuyến đi đó

Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì sự tiêu dùng cho du lịch cũng tăng theo, đồng thời có sự thay đổi về cơ cấu tiêu dùng du lịch Những nước có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân cư có mức sống cao, một mặt có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển du lịch trong nước, và mặt khác có thể gửi du khách ra nước ngoài (Nguyễn Văn Đình và Trần Thị Minh Hòa, 2004)

2.1.4.5 Trình độ dân trí

Nếu trình độ văn hoá chung của một dân tộc được nâng cao, thì động cơ đi

du lịch của nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt Số người đi du lịch tăng, lòng ham hỉểu biết và mong muốn làm quen với các nước xa gần cũng tăng lên và trong nhân dân thói quen du lịch sẽ hình thành ngày càng rõ rệt Mặt khác, nếu trình độ văn hoá chung của một đất nước cao thì đất nước khi phát triển du lịch sẽ dễ bảo đảm phục

vụ du khách một cách văn minh và làm hài lòng du khách đi du lịch đến đó

2.1.4.6 Tài nguyên du lịch biển

Nếu như chúng ta coi những điều kiện trên là điều kiện đủ để phát triển du lịch, thì các điều kiện về tài nguyên du lịch được coi như là điều kiện cần để phát triển du lịch Một quốc gia, một vùng du có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển cao, song nếu không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển được du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004); (Trương Trung hoc Nghiệp vụ du lịch Hà Nội, 1999)

2.1.4.7 Các điều kiện về tổ chức và kỹ thuật

Các điều kiện về tổ chức bao gồm bộ máy quản lý, hệ thống thể chế quản lý (các đạo luật, các văn bản pháp quy dưới luật), các chính sách và cơ chế quản lý

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, trước tiên đó là cơ sở vật chất du lịch và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

Trang 30

2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch biển

2.1.5.1 Khách du lịch

Khái niệm thông dụng thường được dùng chung cho khách du lịch là người

đi ra khỏi nơi cư trú (nơi ở, nơi làm việc, học tập) để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh…trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày có chi tiêu chứ không phải vì lý do nghề nghiệp và kiếm sống ở nơi đến

2.1.5.2 Điểm hấp dẫn của tài nguyên du lich biển

Điểm hấp dẫn của tài nguyên du lịch là những điểm về văn hoá vật thể hoặc văn hoá phi vật thể ở một nơi mà khách du lịch cảm thấy đáp ứng một khía cạnh nhu cầu tò mò, thưởng ngoạn, hiểu biết, trải nghiệm hoặc giải trí của mình

Điểm hấp dẫn là động lực chủ yếu (nhưng không phải là duy nhất) thu hút khách du lịch Trong hệ thống du lịch “Tài nguyên tự nhiên và văn hóa” là tiểu hệ thống của điểm đến du lịch Nếu không có điểm hấp dẫn sẽ không có nhu cầu về các dịch vụ du lịch khác

2.1.5.3 Nhà kinh doanh và cung ứng dịch vụ du lịch biển

Nằm trong khái niệm này, trước hết là các doanh nghiệp và thương nhân hoạt động kinh doanh trực tiếp từ khách du lịch

 Doanh nghiệp lữ hành (bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế,

lữ hành nội địa, kể cả các doanh nghiệp lữ hành bán lẻ)

 Doanh nghiệp vận tải (các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ…)

 Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (các bảo tàng, các tụ điểm văn hoá, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng…)

Những chủ thể gián tiếp tham gia vào du lịch có thể ở vị trí rất xa nơi các hoạt động du lịch diễn ra, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống như các doanh nghiệp xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…Các cơ

sở phục vụ khách du lịch này thường được xây dựng và được quản lý bởi các doanh nghiệp du lịch

Trang 31

2.1.5.4 Cộng đồng dân cư địa phương

Cộng đồng địa phương tham gia vào hệ thống du lịch dưới nhiều hình thức: cung cấp nhân lực hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và bản thân họ

có thể là điểm hấp dẫn du lịch

Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp nhận những tác động kinh tế - xã hội – môi trường cả tiêu cực và tích cực Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch và quản lý du lịch nói chung là thấp hoặc chỉ trong phạm vi nhỏ do trình độ nhận thức và hiểu biết chưa thật cao Tuy nhiên, mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong qúa trình ra chính sách phát triển bền vững du lịch được thừa nhận rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng, bởi vì cộng đồng địa phương người được hưởng lợi trực tiếp thông qua việc phát triển du lịch bền vững

2.1.5.5 Đội ngũ lao động hoạt động du lịch

Đội ngũ lao động hoạt động du lịch có vai trò quyết định đến chất lượng phục vụ du lịch; bao gồm đội ngũ lao động gián tiếp cung cấp dịch vụ liên quan đến

du lịch và đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành du lịch, đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển bền vững du lịch

2.1.5.6 Nhà nước

Thành phần nhà nước có vai trò quy hoạch, quản lý và xúc tiến du lịch Vai trò này có thay đổi rất lớn trong cách tiếp cận và kết quả đạt được Tốc độ hành động và phản ứng của thành phần nhà nước và tốc độ phát triển du lịch hiếm khi gặp nhau dẫn đến những hành động bất thường Chính vì vậy, cách tiếp cận đối tác (nhà nước – tư nhân) ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây

Cần phải nhận thấy rằng, ngành du lịch hoặc những ngành kinh tế khác tồn tại dựa trên những hệ thống (cung và cầu) và trong nhiều trường hợp có sự liên kết mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế trong nước với nhau và giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Chính vì vậy xu hướng tập trung lợi ích kinh tế là tập trung quyền lực và nhìn chung thành phần nhà nước chỉ còn là những người quản lý, người định hướng cho phát triển các sản phẩm du lịch

Trang 32

2.1.6 Các tác động của du lịch biển đến kinh tế - xã hội và môi trường

2.1.6.1 Tác động của du lịch biển đến kinh tế

Cải thiện cán cân thương mại quốc gia: khách du lịch quốc tế đến mang theo tiền từ các quốc gia khác, do đó làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia Lợi ích trên có được với điều kiện có một số lượng đáng kể du khách quốc

tế đến và mang theo ngoại tệ

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới: du lịch là một ngành tạo ra việc làm, công việc

mà du lịch tạo ra có phạm vi rộng bao gồm các lĩnh vực quản lý, tài chính, điều hành, khoa học thông tin, bán và Marketing Thu hút nhiều lao động trực tiếp, gián tiếp

Quảng bá cho sản xuất của địa phương: du lịch tạo ra sự nổi tiếng cho các sản phẩm của địa phương thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đồng thời giúp khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một

Tăng nguồn thu cho nhà nước: các đóng góp này từ các khoản thuế của việc

sử dụng các dịch vụ, thuế tại sân bay, phí hải quan về các hàng hoá dùng cho du lịch, thuế từ các doanh nghiệp du lịch và người lao động, các khoản thu từ bất động sản của cơ sở kinh doanh du lịch

Tuy nhiên, nếu hoạt động du lịch không được kiểm soát một cách cẩn trọng

có thể dễ gây ra các tác động xấu đối với nền kinh tế như tiền tệ tiêu hao từ khu vực này sang khu vực khác, nước này sang nước khác, giá cả sinh hoạt tăng ở các khu

du lịch, đất đai trở lên khan hiếm và đắt đỏ do quy hoạch du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà, 2004)

2.1.6.2 Tác động đến môi truờng sinh thái

Những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch vào môi trường: Ô nhiễm môi trường nước do sự phát triển bất hợp lý của hệ thống cung cấp nước, xử lý nước thải của hệ thống khách sạn và các cơ sở dịch vụ khác Ô nhiễm không khí do việc

sử dụng quá mức các phương tiện giao thông tại các khu du lịch Ô nhiễm tiếng ồn

do tập trung quá đông khách và các phương tiệng tại một địa phương

Vấn đề rác thải của khách du lịch vứt ra tại những nơi tham quan du lịch và chất thải rắn của các cơ sở kinh doanh du lịch

Sự phá vỡ cân bằng sinh thái tại các điểm du lịch hấp dẫn do việc sử dụng quá nhiều và sử dụng sai mục đích của du khách Sự phá huỷ các di tích lịch sử và

Trang 33

những di tích có giá trị khảo cổ Sự phá vở môi trường và vấn đề khó khăn của việc

sử dụng đất và quy hoạch các khu du lịch (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2004)

2.1.6.3 Các tác động vào văn hoá – xã hội

Hoạt động du lịch có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến văn hoá – xã hội của địa phương

Nếu hoạt động du lịch được xây dựng kế hoạch đầy đủ, phát triển và được quản lý tốt thì hoạt động du lịch sẽ đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động văn hoá – xã hội của địa phương Chúng bao gồm các lợi ích sau:

Lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch sẽ nâng cao mức sống của người dân địa phương, có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ cộng đồng

Bảo tồn các di sản văn hoá của địa phương để phục vụ du lịch

Tăng cường về hiểu biết của người dân địa phương và niềm tự hào của họ về nền văn hoá địa phương

Tạo cơ hội cho việc giao lưu văn hoá giữa khách du lịch và cư dân để cùng học hỏi lẫn nhau và đi đến một sự tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng sẽ tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực có liên quan đến văn hóa – xã hội Một vấn đề thường xuyên xảy ra là do lượng khách du lịch quá đông nên sức ép cho việc sử dụng cơ sở vật chất của dân cư địa phương, phá vỡ những hoạt động thường nhật của cộng đồng Sự suy giảm và huỷ hoại dần các giá trị văn hoá, làm mất dần tính chân thực vốn có của các phong tục tập quán của địa phương, làm thui chột tính truyền thống và tính dân gian trong các lễ hội truyền thống, các sản phẩm thủ công, các bài hát, điệu múa…Đồng thời xuất hiện hiện tượng “bắt chước” của người dân địa phương, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên theo cách ăn mặc, các hành vi ứng xử của khách du lịch Sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá cũng có thể là nguyên nhân gây ra những bất đồng giữa dân cư địa phương

và khách du lịch Làm nảy sinh các tệ nạn xã hội như sử dụng và buôn bán các chất

ma tuý, gái mại dâm, trộm cắp…(Vũ Đức Minh, 1999)

2.1.7 Xu hướng phát triển du lịch

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trở thành một trong

Trang 34

những hoạt động lớn nhất toàn cầu - một cách để trả nợ cho bảo tồn thiên nhiên và tăng giá trị của những vùng tự nhiên còn lại (theo David western 1993)

Xu hướng phát triển của du lịch là trở thành ngành công nghiệp, với trọng tâm là du lịch sinh thái và du lịch biển Theo nghĩa khác, con người ngày càng gắn kết với thiên nhiên và có trách nhiệm xã hội Do đó, du lịch còn được xem là chỉ số đánh giá trình độ dân trí văn minh của mỗi quốc gia

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Đánh gía chung về tình hình phát triển du lịch biển Việt Nam

Nước ta có lợi thế phát triển du lịch biển do: vùng biển rộng gấp ba lần đất liền, bờ biển dài trên 3.260 km, có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, bãi biển đẹp, giàu đa dạng sinh học, nhiều phong cảnh ven biển đẹp…

Dọc ven biển đã xác định được khoảng 126 bãi cát biển có khả năng chứa khoảng vài chục đến vài trăm ngàn người, trong đó có khoảng 20 bãi cát biển đạt tiêu chuẩn quốc tế, dài 16 km

Ở nước ta, du lịch biển tập trung khoảng trên 70% so với du lịch cả nước, thu hút khoảng 80% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2010 đã xác định được các vùng có tiềm năng phát triển du lịch biển lớn là: Móng Cái, vịnh

Hạ Long và Bái Tử Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò – Đá Nhẩy, Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tầu, Côn Đảo và Phú Quốc Tại những khu vực này có thể hình thành các quần thể du lịch biển hiện đại tầm cỡ quốc tế

Ngành du lịch ở nước ta sắp tới được xem là ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân Số khách đến Việt Nam năm 2000 khoảng trên ba triệu lượt khách với mức doanh thu khoảng 600 triệu USD, dự báo năm 2010 sẽ tăng lên 7-7,5 triệu lượt khách và 2 tỉ USD Chủ trương của Chính Phủ là đẩy mạnh du lịch quốc

tế làm động lực phát triển du lịch nội địa; từng bước đưa ngành du lịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng cường phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái với phương châm: sạch môi trường, đẹp văn hoá, hiện đại, dân tộc và độc đáo

2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch biển của một số địa phương

2.2.2.1 Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng

Hải phòng là thành phố lớn trong tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) của miền Bắc Với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Trang 35

thuận lợi nên từ lâu Hải Phòng trở thành thành phố du lịch với khu du lịch nổi tiếng

Đồ Sơn, Cát Bà…

Để phát huy được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên du lịch tư nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, trong chiến lược phát triển, Đảng bộ Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa du lịch Hải Phòng thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng Và ngay từ khi đất nước mỏ cửa, hội nhập, kinh tế du lịch Hải Phòng đã nhanh chóng phát triển bắt nhịp theo hướng mở Thị trường du lịch phát triển với nhiều chính sách, biện pháp, bước đi phù hợp để vừa phát triển tốt dịch vụ du lịch, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách nội địa và đặc biệt với khách quốc tế

Điều đáng chú ý ở Hải phòng là ngoài phát triển để tăng cường khách nội địa thì hướng chính là thu hút khách từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hông Kông Trong đó, khách Trung Quốc với số lượng lớn, gần về địa lý, giao thông thuận lợi, nhất là tuyến giao thông biển

Từ việc xác định đúng hướng, luồng khách và có chính sách phù hợp số lượng khách đến du lịch Hải Phòng tăng liên tục qua các năm Nếu năm 1994 mới

có 324.575 lượt khách nội địa đến Hải Phòng thì đến năm 2004 đạt 1.676.900 lượt, năm 2007 đón gần 3 triệu lượt khách Theo đó, doanh thu từ du lịch tăng lên đáng

kể từ 38.184 triệu đồng năm 1994 đã lên đến 1.435,2 tỷ đồng năm 2005

Cùng với việc xác định chiến lược đón khách dài hạn, phù hợp, Hải Phòng chú trọng chiến lược đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật

Về liên kết, phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong hoạt động

du lịch cũng được thành phố đặt ra và chỉ đạo tốt Thế mạnh của Hải Phòng là liên kết đón khách từ Thủ đô Hà Nội theo tour Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh hoặc ngược lại Sự liên kết từ địa bàn đã tạo ra sự phát triển khá ổn định cho phát triển kinh tế du lịch trên nhiều phương diện Tuy nhiên, bên cạnh đó phải nhìn nhận từ góc độ xã hội Hiện nay, Hải Phòng tư du lịch cũng đang kéo theo các tệ nạn xã hội theo gây dư luận xấu cần được xem xét và giải quyết kịp thời

2.2.2.2 Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch biển Nghệ An

Là tỉnh Bắc Trung Bộ có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú như khu rừng nguyên sinh Phù Phát có gía trị kinh tế lớn về mặt khoa học Bờ biển Nghệ An dài hơn 82 km với hai cảng Cửa Lò và Cửa Hội có điều kiện tốt để phát

Trang 36

triển nhiều ngành nghề kinh tế như đánh bắt, chế biến hải sản, làm muối, vận tải biển, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch Hiện nay, bãi biển Cửa Lò của Nghệ An được coi là một bãi biển sạch đẹp nhất khu vực Nam Bắc Bộ, hàng năm thu hút một lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.

Về tài nguyên du lịch nhân văn Nghệ An vô cùng phong phú với các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, các ngành nghề thủ công, ca múa nhạc và văn hóa ẩm thực…Tất cả nguồn tài nguyên trên đều là điều kiện, tiềm năng để Nghệ

An có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch và đưa du lịch thành ngành kinh

tế quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xuất phát từ thực trạng tình hình kinh tế - xã hội về phát triển du lịch, Đảng

bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra phương hướng: phát triển du lịch biển nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng to lớn để nhanh chóng phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong các ngành kinh tế của tỉnh, bước vào thể kỷ XXI du lịch Nghệ An trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực cho sự phát triển các ngành kinh tế khác Đồng thời phải gắn bó với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của quê hương, dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường thiên nhiên, làm cho du lịch phát triển lành mạnh, bền vững, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, xây dựng đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân

Xuất phát từ quan điểm và phương hướng chỉ đạo phát triển kinh tế du lịch Nghệ

An đã tiến hành một loại biện pháp cụ thể phù hợp cả ngắn hạn và dài hạn như:

- Tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch Thông qua tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước và các cơ sở kinh doanh du lịch theo hướng thị trường, chú ý quan

hệ cung – cầu Đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, tuyên truyền, quảng bá du lịch thông qua một loạt chương trình hành động cụ thể để xác lập hình ảnh và vị thể du lịch của Nghệ An trong lòng khách nội địa và quốc tế

Tuy nhiên, khách quan mà xét, du lịch biển Nghệ An cũng đang bộ lộ những hạn chế so với yêu cầu phát triển như: Kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu đồng bộ Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, tiềm năng to lớn, nhưng đầu tư, khai thác chưa

Trang 37

Khóa Luận Tốt Nghiệp Nguyễn Thúy Phượng – Lớp KTNN51D

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Sầm sơn nằm ở phía Đông của tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá và Quốc lộ 1A 16km Nằm trong toạ độ 19-20 độ Vĩ Bắc và 104-105 độ Kinh Đông

Phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (cách sông Mã),

Phía Tây và Nam giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ),

Phía Đông giáp biển (biển Đông)

Với diện tích tự nhiên 1790 ha (gần 18km2) Trong đó diện tích 3 phường nội thị là 467ha; 2 xã ngoại thị 1.323ha Trong 1790 ha, núi Trường Lệ 300ha, diện tích

ao đầm nước lợ 200 ha, đất canh tác gần 500 ha, đất tổ chức các hoạt động du lịch hiện tại là 40 ha, còn lại là đất giao thông, đất các công trình phúc lợi công cộng, đất thổ cư

Địa hình: Thanh Hoá là tỉnh đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú, có

bề dầy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Thanh Hoá có đủ 4 vùng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển Thanh Hoá có rất nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích văn hoá; có hệ thống giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho việc đi lại (giữa 4 vùng và ra Bắc vào Nam) Tất cả những yếu tố ấy tạo cho Thanh Hoá trở thành một địa phương giàu tiềm năng phát triển du lịch

Sầm Sơn với lợi thế sơn thuỷ hữu tình, khí hậu ôn hoà lại có nhiều danh thắng, di tích… có lịch sử hình thành và phát triển du lịch hơn 100 năm, nên đã trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ của Thanh Hoá nói riêng, của khu vực phía Bắc nói chung và trong tương lai gần có thể là trung tâm du lịch, dịch vụ văn minh, giàu đẹp, hiện đại của khu vực và quốc tế

Khí hậu - thời tiết: đây là yếu tố chi phối mạnh mẽ hoạt động du lịch hàng

năm Qua nghiên cứu các chỉ số khí hậu, các nhà khoa học trong nước và tổ chức du lịch thế giới (OTM) đã đưa ra phương pháp đánh giá mức thích ứng của con người

Trang 38

Khóa Luận Tốt Nghiệp Nguyễn Thúy Phượng – Lớp KTNN51D

đối với khí hậu qua nhiệt độ và độ ẩm tương đối ở Sầm Sơn là 210 ngày/năm (đây

là chỉ số đạt vào loại cao ở nước ta) Theo số liệu của Trạm thuỷ văn Thanh Hoá, số ngày không thuận lợi cho hoạt động du lịch ở Sầm Sơn trong một năm là: Ngày có gió lốc xoáy là 11 ngày, ngày có nhiệt độ dưới 150C là 5 ngày, ảnh hưởng của bão là

20 ngày, số ngày mưa trong năm trên dưới 45 ngày, số ngày bị sương mù, sương muối là 56 ngày (tổng 138 ngày)

Như vậy, số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch trong một năm là 227 ngày Sầm Sơn chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đầu mùa hạ nắng, khô và ít mưa do ảnh hưởng của gió Lào Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 230C, nóng nhất là tháng 6, trung bình từ 29-32 độ, hàng năm có 2 tháng nhiệt độ dưới 180C là tháng 1 và 2

Địa chất thuỷ văn: Sầm sơn địa chất thuộc loại trầm tích biển, chủ yếu là cát

pha, cường độ chịu tải trung bình 1kg/cm2

Mực nước ngầm cách mặt đất 1,4 m, lưu lượng dòng chảy 4,55 l/s

Sầm sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ thủy văn biển, là chế độ triều không thuần nhất, chu kỳ trên dưới 24 giờ, ngoài ra cũng có bán nhật chiều nhưng rất ít, thời gian triều lên ngắn (khoảng 9-10 giờ) thời gian triều xuống (khoảng 14-

15 giờ), độ mặn ở cửa sông Mã không vượt quá 30-33%

Sầm sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của hệ thống sông Chu và sông Mã (sông Đơ nằm ở phía Tây Thị xã ít ảnh hưởng đến thủy văn Sầm Sơn) Sông

Mã đổ ra biển hàng năm khoảng 17 tỷ m3 nước, riêng cửa Hới là 14 tỷ m3 nước

Mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 chiếm khoảng 22% tổng lượng nước cả năm Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm 78% tổng lượng nước cả năm Lũ lụt lớn xảy ra vào tháng 8, tháng 9 Trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc gió mùa đông Bắc mức nước ở cửa sông lên khá cao

Nhìn chung triều Sầm Sơn yếu, trung bình trong một ngày biên độ trung bình chỉ khoảng 150 cm, lớn nhất là 300cm, cách cửa Hới 40 xem như triều đã tắt

3.1.1.2 Đặc điểm dân cư

Tổng dân số Thị xã Sầm Sơn năm 2007 là 54042 người Dân số trung bình năm 2006-2009 của Thị xã tăng dần qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009 Tỷ lệ

Trang 39

Khóa Luận Tốt Nghiệp Nguyễn Thúy Phượng – Lớp KTNN51D

tăng dân số tự nhiên năm 2007 tăng 1,1%, các năm tiếp theo tăng 1,0% Dân số phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, dân số tập trung chủ yếu ở thành thị do là Thị xã du lịch Lao động được tạo việc làm mới tăng qua các năm Năm 2007 với 800 người nhưng đến năm 2009 số lao động đã tăng là 1200 người

Khu dân cư ngoại thị chủ yếu là dân cư nghề cá và sản xuất nông nghiệp ở 2

xã Quảng Tiến và Quảng Cư, các khu dân cư sẽ cải tạo để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông ngư nghiệp và cải thiện môi trường sống văn minh sạch đẹp cho vùng dân cư ngoại thị

Từ bảng dân số trung bình năm 2006 – 2009 cho thấy dân số ở thành thị tăng dần theo các năm, dân số nông thôn giảm dần Phân theo giới tính, nữ chiếm tỷ lệ cao hơn Qua bảng 3.1 cho thấy nền kinh tế của thị xã chủ yếu vẫn là dịch vụ du lịch Thu nhập của dân cư chủ yếu từ hoạt động du lịch

Bảng 3.1 Dân số trung bình năm 2006 – 2009 của Thị xã Sầm Sơn

ĐVT: người

Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Về điều kiện kinh tế: Sầm sơn là Thị xã ven biển, có lợi thế về phát triển kinh

tế du lịch và hải sản, ngoài ra còn có các ngành kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, nhất là vận tải biển, nghề xây dựng và nông nghiệp Từ năm 1991 đến nay qua các kỳ Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XI, XII, XIII và XIV

đã xác định cơ cấu ngành kinh tế chung là: Du lịch dịch vụ - Nông lâm ngư – Công nghiệp và xây dựng Trong đó du lịch và nghề cá là hai ngành kinh tế trọng yếu của địa phương

Trang 40

Khóa Luận Tốt Nghiệp Nguyễn Thúy Phượng – Lớp KTNN51D

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban nhân dân Thị xã Sầm Sơn, tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu chung các thời kỳ có sự chuyển biến tích cực

Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế của Thị xã Sầm Sơn 2007 – 2009

2007 là du lịch dịch vụ 70%; Nông, lâm, ngư nghiêp 17,6% và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 12,4%

Năm 2008, tốc độ phát triển kinh tế 14,85%, thu nhập bình quân đầu người đạt 16,8 triệu đồng, tỷ trọng của các ngành kinh tế là dịch vụ du lịch 70%, nông lâm ngư 15,5% và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 12,5%

Đến năm 2009 tốc độ phát triển kinh tế 16,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt tới 19,7 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chung năm 2009 được thể hiện qua đồ thị 3.1

Ngày đăng: 05/05/2016, 20:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đỗ Hải Yến (2009). Nghiên cứu phát triển du lịch Hồ Sông Đà Hòa Bình, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển du lịch Hồ Sông Đà Hòa Bình
Tác giả: Đỗ Hải Yến
Năm: 2009
3. Hồ Đức Phước (2008). Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu đô thị du lịch để phát triển du lịch bền vững, Tạp chí nghiên cứu – trao đổi, tạp chí số 19 (số 435), Năm xuất bản 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư cơ sở hạ tầng các khu đô thị du lịch để phát triển du lịch bền vững
Tác giả: Hồ Đức Phước
Năm: 2008
4. Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Tổng cục Du lịch, Tình hình du lịch thế gới đầu năm 2007: các khuyến nghị về thống kê du lịch, số quý III , 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình du lịch thế gới đầu năm 2007: các khuyến nghị về thống kê du lịch
5. Nguyễn Văn Thường ( 2006) , Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001-2005, Lý luận và thực tiễn, NXB ĐHKTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết kinh tế Việt Nam 2001-2005, Lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB ĐHKTQD
6. Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh (2008). Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Tác giả: Lưu Đức Hải – Nguyễn Ngọc Sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Năm: 2008
7. Phạm Trung Lương (2000). Tài nguyên và Môi trường Du Lịch Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và Môi trường Du Lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
8. Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam. Nguồn: tạp chí du lịch Việt Nam tháng 9/ 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch biển đảo Việt Nam
11. Phát triển du lịch bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường , Nguồn: Lao động, 7/1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường
13. Nguyễn Chu Hồi (2005). Cơ sở tài nguyên và môi trường Biển, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở tài nguyên và môi trường Biển
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia
Năm: 2005
14. Nguyễn Thị Thương (2009). Tác động của hoạt động Du lịch khu di tích Kim liên đến phát triển kinh tế tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An , Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của hoạt động Du lịch khu di tích Kim liên đến phát triển kinh tế tại xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thị Thương
Năm: 2009
16. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2004
17. Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thị Phương Thụy (2005), Kinh tế tài nguyên môi trường, Trường ĐH Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên môi trường
Tác giả: Nguyễn Văn Song, Nguyễn Thị Phương Thụy
Năm: 2005
18. Nguyễn Anh Phương (2007). Nghiên cứu một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đăklak, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Buôn Đôn tỉnh Đăklak
Tác giả: Nguyễn Anh Phương
Năm: 2007
20. Nguyễn Kế Tuấn (2008), Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Việt Nam sau một năm gia nhập WTO
Tác giả: Nguyễn Kế Tuấn
Năm: 2008
21. Robert Lanqua (1993), kinh tế du lịch, (Phạm Ngọc Uyển, Bùi Văn Chương), NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: kinh tế du lịch
Tác giả: Robert Lanqua
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 1993
23. Nguyễn Hồng Giáp (2002). Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Hồng Giáp
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2002
24. Nguyễn Hồng Thao (2004). Bảo vệ môi trường Biển vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường Biển vấn đề và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Hồng Thao
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia
Năm: 2004
25. ThS Nguyễn Tất Vinh. Đô thị trong phát triển bền vững ở Việt Nam , Nghiên cứu - trao đổi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô thị trong phát triển bền vững ở Việt Nam
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Khác
9. Phạm Khôi Nguyên (2005), Tài nguyên và môi trường với định hướng phát triển bền vững Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w