đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định trong thời gian tới
3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Bình Định về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu trong tình hình mới
Nh− đã phân tích ở phần đầu, ngay từ khi có sự trao đổi hàng hóa giữa các vùng trong cùng lãnh thổ với nhau và dần dần rộng hơn là giữa các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu của con ng−ời đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ và để đảm bảo lợi ích của mình mỗi quốc gia tự quy định các biện pháp bảo vệ kinh tế của nhà n−ớc, trong đó có biện pháp thu thuế đối với hàng hóa trao đổi với nhau, từ đó tổ chức Hải quan ra đờị Nh− vậy, "hoạt động Hải quan đã xuất hiện từ lâu, từ khi có sự phân công lao động sản xuất và xuất hiện hàng hóa, hoạt động Hải quan gắn liền với sự xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hóa" [1, tr. 19].
Hải quan Việt Nam có vai trò quan trọng, là công cụ của Nhà n−ớc quản lý hoạt động XNK hàng hóa, bảo vệ an ninh quốc gia, đó là: "Kiểm tra, giám sát hàng hóa, ph−ơng tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giớị.." [40, tr. 12]. Cán bộ công chức Hải quan Việt Nam nói chung và cán bộ Cục Hải quan tỉnh Bình Định nói riêng là lực l−ợng gác cửa quốc gia không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị, an ninh và đối ngoại trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên; do đó bản thân cán bộ công chức Cục HQBĐ phải tự rèn luyện nâng cao trình độ, nhận thức về tình hình hiện nay nhất là trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập, giao l−u hợp tác quốc tế.
Cần phải hiểu rằng:
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, ngày càng cuốn hút nhiều n−ớc trên thế giới tham gia với những mức độ không giống nhaụ N−ớc ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế do chủ nghĩa t− bản chi phối; vì vậy việc nhận thức bản chất và nguyên nhân của toàn cầu hóa kinh tế cũng nh− những tác động của nó đến các mặt chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định đ−ờng lối chiến l−ợc và thực thi các chủ tr−ơng, chính sách, giải pháp nhằm đ−a đất n−ớc chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, bảo đảm đúng định h−ớng xã hội chủ nghĩa [4, tr. 12 ].
Đồng thời, cũng phải nhận thức: "Toàn cầu hóa kinh tế cũng là xu thế khách quan của lịch sử, bắt nguồn từ sự phát triển không ngừng của lực l−ợng sản xuất, của phân công lao động xã hội và kinh tế thị tr−ờng trên phạm vi toàn cầu" [32, tr. 13].
Nh− vậy, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế phát triển tất yếu của lực l−ợng sản xuất d−ới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nó "có tính chất hai mặt, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, chứa đựng cả thời cơ và thách thức, trong quá trình đó các n−ớc đang phát triển và chậm phát triển đang phải gánh chịu những mặt tiêu cực và những thách thức gay gắt hơn" [32, tr. 13]. Một trong những mặt tiêu cực đó là hoạt động móc ngoặc, tham ô, hối lộ, buôn lậu, làm và buôn bán hàng giả, lậu thuế, trốn thuế v.v... Nhận thức tốt đ−ợc vấn đề này chúng ta mới có thể lý giải tại sao trong cơ chế thị tr−ờng buôn lậu vẫn còn
tồn tại và có lúc nổi lên gay gắt, từ đó tìm ra giải pháp phòng chống, không bị động tr−ớc diễn biến phức tạp của nó. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế thị tr−ờng cần đổi mới cách nhìn nhận đánh giá về buôn lậu, nhận thức tốt vấn đề có ý nghĩa quyết định "ai thắng ai" trong cuộc đấu tranh phòng chống buôn lậu hiện naỵ
Thực tế hiện nay có một số cán bộ công chức nhận thức ch−a đầy đủ, ch−a thấy hết phức tạp của cuộc đấu tranh chống buôn lậu, còn có biểu hiện giản đơn và có lúc có những ý kiến khác nhau ngay trong nội bộ đơn vị; có ng−ời cho rằng, nhiệm vụ chống buôn lậu là trách nhiệm riêng của Đội Kiểm soát điều tra chống buôn lậu, hoặc có ý kiến khác lại cho rằng buôn lậu tồn tại song song với cơ chế thị tr−ờng và chính sách hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan không thể ngăn chặn đ−ợc triệt để... từ đó đã tỏ thái độ thờ ơ, bỏ bê công tác phòng ngừa; cũng có tr−ờng hợp vì lợi ích kinh tế chỉ chú trọng đến việc bắt giữ thậm chí có tr−ờng hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng sơ hở chế độ thông thoáng trong một số chính sách khuyến khích của Nhà n−ớc để tiếp tay cho buôn lậụ
Khắc phục tình trạng trên, để nâng cao trách nhiệm của mình, cán bộ công chức HQBĐ cần phải nhận thức một cách đầy đủ về tính cấp thiết của việc đấu tranh phòng, chống buôn lậu ngay trong nội bộ để làm trong sạch đội ngũ; tăng c−ờng công tác rèn luyện, học tập đối với cán bộ, công chức Hải quan về đ−ờng lối, chính sách của Đảng, Nhà n−ớc, các quy định của pháp luật nh− Pháp lệnh cán bộ công chức, Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng c−ờng tiếp xúc lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, của quần chúng nhân dân phản ánh về đạo đức lối sống về phong cách làm việc của công chức Hải quan, kịp thời biểu d−ơng những thành tích và uốn nắn chấn chỉnh những sai phạm.
3.2.2. Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức cho cán bộ công chức Cục HQBĐ
Phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu là cuộc đấu tranh quyết liệt, phức tạp và lâu dài, nhất là trong cơ chế thị tr−ờng hiện naỵ Trong những năm
qua công tác này luôn đ−ợc quan tâm đầu t− nh−ng hiệu quả ch−a caọ Một trong những nguyên nhân là công tác tổ chức bộ máy chậm đ−ợc củng cố, chấn chỉnh đúng với yêu cầu đặt ra; lực l−ợng làm công tác kiểm soát chống buôn lậu ch−a đ−ợc quy hoạch ổn định, th−ờng xuyên luân chuyển, thậm chí có lúc đ−a một số công chức bị vi phạm kỷ luật về làm công tác điều tra chống buôn lậụ Khắc phục tình trạng trên, tiếp tục củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trách nhiệm, phối hợp các lực l−ợng trong ngành Hải quan với cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu; kiện toàn, đổi mới, nâng cao chất l−ợng toàn diện Đội kiểm soát điều tra chống buôn lậu, tiếp cận từng b−ớc hiện đại hóa trang thiết bị, ph−ơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ, cụ thể:
a) Về công tác tổ chức, bộ máy
Tr−ớc yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, CNH, HĐH đặt ra cho ngành Hải quan và từng cán bộ công chức Hải quan những thời cơ và thách thức lớn, nh− yêu cầu tăng thu cho ngân sách hàng năm, yêu cầu đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận th−ơng mại quyết liệt hơn, yêu cầu cải cách thủ tục hải quan thông thoáng nh−ng phải quản lý chặt chẽ trong lúc biên chế và trình độ chuyên môn công chức còn nhiều bất cập. Tr−ớc mắt, tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức lại lực l−ợng, tiêu chuẩn hóa cán bộ, thực hiện cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung −ơng 6 (lần 2) nhằm xây dựng ngành Hải quan chính quy, hiện đạị Để làm tốt điều đó, trong thời gian tới cần tập trung làm tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, củng cố và từng b−ớc hoàn thiện tổ chức bộ máy, trên cơ sở tổ chức biên chế hiện có, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tình hình và điều kiện thực tế để sắp xếp cho phù hợp. ổn định ngay tổ chức và biên chế của Đội kiểm soát hải quan, nhất là bộ phận làm công tác tham m−u - tổng hợp để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ, tham m−u cho lãnh đạo công tác chống buôn lậu;
Hai là, đổi mới mạnh mẽ trong công tác đánh giá, đề bạt, điều động cán bộ, công chức để đào tạo, bồi d−ỡng nâng cao trình độ. Hạn chế đến mức
thấp nhất việc điều động, luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên trách chống buôn lậu nhằm ổn định và có tính liên tục trong việc theo dõi tình hình buôn lậu trên địa bàn, đồng thời cũng phải đề phòng tiêu cực để bảo vệ cán bộ.
Xây dựng kế hoạch luân chuyển, quy hoạch cán bộ từng năm đảm bảo yêu cầu công tác chuyên môn, không bỏ trống địa bàn, tăng c−ờng công tác giáo dục, quản lý nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý những hiện t−ợng tiêu cực đặc biệt đối với cán bộ công chức làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu, Đội kiểm soát chống buôn lậụ
Ba là, tăng c−ờng nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận Tham m−u - Tổng hợp; −u tiên lựa chọn, bố trí những cán bộ công chức có kinh nghiệm về thực tế, giỏi về chuyên môn (có năng khiếu về công tác tham m−u, tổng hợp) tham m−u lãnh đạo nắm bắt đ−ợc diễn biến tình hình buôn lậu xảy ra, từ đó có biện pháp phòng chống mới hiệu quả.
Bốn là, đối với các đơn vị làm công tác tham m−u cho Cục tr−ởng, cần tiếp tục rà soát lại chức năng, nhiệm vụ để đề nghị với Bộ, TCHQ bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với công tác chống buôn lậu trong tình hình mới, nhất là công chức đ−ợc đào tạo chuyên ngành chống buôn lậu ở các tr−ờng nghiệp vụ. Tr−ớc mắt tập trung −u tiên biên chế cho các đơn vị: Đội kiểm soát chống buôn lậu (hiện nay chỉ có 17 ng−ời), phòng Tham m−u - xử lý, phòng Kiểm tra sau thông quan, Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn, Đội chống buôn lậu thuộc Chi cục Hải quan Phú Yên bảo đảm đủ sức và lực nhằm chủ động hơn trong việc thực thi nhiệm vụ.
b) Công tác xây dựng lực l−ợng
Công tác tổ chức, cán bộ phải đ−ợc chú trọng và quan tâm th−ờng xuyên, và coi đây là điều kiện quyết định thắng lợi mọi nhiệm vụ đề rạ Buông lơi công tác này không những tổn thất về phong trào nói chung, công tác chống buôn lậu nói riêng, mà còn ảnh h−ởng đến uy tín của đơn vị trên địa bàn. Nhận xét về công tác này, trong thời gian qua Tổng cục tr−ởng TCHQ Tr−ơng Chí Trung chỉ rõ:
Công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập, việc phân cấp quản lý cán bộ ch−a gắn chặt quyền hạn với trách nhiệm dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cán bộ; cán bộ quản lý ch−a kiểm soát và nắm chắc công chức thuộc quyền cả về công việc cũng nh− các mối quan hệ; việc khen th−ởng cán bộ cũng ch−a thật công bằng, kịp thời, cảm tính, tính giáo dục ch−a cao; biện pháp ngăn chặn phòng ngừa sai phạm tiêu cực tuy có đặt ra nhiều, quy định chặt chẽ nh−ng việc tổ chức thực hiện ch−a quyết liệt, hiệu quả còn thấp [6, tr. 9].
Một trong những lý do cơ bản làm mất mát cán bộ trong thời gian qua là việc buông lỏng công tác quản lý của các tổ chức, đoàn thể; thiếu sự giáo dục của gia đình, bản thân cán bộ công chức thiếu rèn luyện, tu d−ỡng dẫn đến thoái hóa, biến chất, sống buông thả đã làm cho không ít cán bộ, công chức của đơn vị vi phạm kỷ luật: nhẹ thì khiển trách, cảnh cáo; nặng thì buộc thôi việc và có không ít cá nhân đã và đang bị xử lý về mặt hình sự.
Nguyên nhân chủ quan của tồn tại đó là: công tác giáo dục chính trị t− t−ởng ở đơn vị ch−a đ−ợc cấp ủy và lãnh đạo Cục quan tâm đúng mức và luôn là khâu yếu trong nhiều năm. Khả năng quản lý, phát hiện và giải quyết diễn biến t− t−ởng của cán bộ công chức còn yếu và luôn bị động tr−ớc những phát sinh về t− t−ởng nhất là những lệch lạc về động cơ vào ngành. Việc giáo dục đạo đức danh dự trách nhiệm và l−ơng tâm nghề nghiệp đối với công chức còn hời hợt, kém hiệu quả. T− t−ởng vụ lợi, tham vọng quyền chức khá nặng nề dẫn đến kèn cựa, tranh giành, chạy chọt, làm mất đoàn kết, gây rối nội bộ và công tác quản lý cán bộ. Vai trò cấp ủy trong công tác t− t−ởng và công tác cán bộ còn yếu, các tổ chức quần chúng thụ động; ý thức phê và tự phê kém, sợ bị trù dập, sợ điều chuyển nơi không có "màu", dẫn đến tình trạng thủ tiêu đấu tranh. Trong khi đó đội ngũ cán bộ, công chức HQBĐ đ−ợc tuyển dụng từ nhiều nguồn, trình độ không đồng đều, tỷ lệ đ−ợc đào tạo cơ bản rất ít, đa số đ−ợc đào tạo tại chức, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ còn rất hạn chế.
Tr−ớc tình hình đó, vấn đề đặt ra cho Cục HQBĐ rất nặng nề, đó là phải củng cố chấn chỉnh ngay công tác tổ chức của đơn vị, có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng, biết tự trọng, tự hào nghề nghiệp cho cán bộ công chức; không vụ lợi, không móc nối tiếp tay cho buôn lậu, nắm chắc pháp luật; thành thạo quy trình kiểm tra kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các vụ việc xảy ra trên địa bàn đơn vị phụ trách bảo đảm cả về pháp luật, nghiệp vụ và đối ngoạị Cần cá thể hóa trách nhiệm phù hợp với Luật Hải quan theo mục tiêu "xây dựng Hải quan Việt Nam thành lực l−ợng chuyên nghiệp có chuyên môn sâu và hiện đại, hoạt động minh bạch, liêm chính và có hiệu quả cao".
c) Giáo dục đạo đức, phẩm chất cho cán bộ công chức HQBĐ
Xác định nhân tố con ng−ời có ý nghĩa quyết định trong mọi lĩnh vực công tác, do đó đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo cán bộ để họ có phẩm chất đạo đức trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, trung thực khi thực thi nhiệm vụ.
Mặt khác, công chức Hải quan là những ng−ời th−ờng xuyên tiếp xúc với tiền - hàng, đây là những "ma lực" có ảnh h−ởng rất lớn đến sự vững vàng về phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức Hải quan. Từ đặc thù đó, cán bộ công chức Hải quan phải có kế hoạch học tập; rèn luyện phẩm chất đạo đức để ngang tầm với nhiệm vụ đ−ợc giao, đáp ứng tình hình mới là đòi hỏi cấp bách. Sinh thời khi xem xét thông qua việc ban hành Điều lệ Hải quan năm 1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng con ng−ời, Ng−ời nhắc nhở, trong Điều lệ Hải quan phải ghi rõ đạo đức "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô t−" để nhân dân dễ phân biệt giữa nhân viên Hải quan với lính "đoan" thời pháp thuộc [35, tr. 30]. Ng−ời ví bốn đức tính "cần, kiệm, liêm, chính" của ng−ời cách mạng nh− sự hiện diện của bốn mùa trong trời đất, là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của tinh thần thi đua ái quốc: "Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn ph−ơng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Ng−ời có bốn đức:
cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một ph−ơng thì không thành đất; thiếu một đức thì không thành ng−ời" [33, tr. 233].
Trong bối cảnh "tình trạng tham nhũng, sự suy thoái về t− t−ởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đ−ờng lối, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân" [22, tr. 15] thì việc thực hiện lời dạy đó của Bác Hồ đối với cán bộ công chức Hải quan có ý nghĩa vô cùng; đồng thời cũng chính là để h−ởng ứng phong trào rèn luyện "kỷ, c−ơng, liêm, chính" theo thông điệp của tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Vấn đề đang đặt ra cho chúng ta là chú trọng công tác bồi d−ỡng, đào tạo nâng cao năng lực nghiệp