Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bình Định và tổ chức, bộ máy của Cục Hải quan Bình Định

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)

chức, bộ máy của Cục Hải quan Bình Định

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông, cách Hà Nội 1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649 km về phía Nam.

Với diện tích tự nhiên 6.025,1 km2, dân số 1.521.100 ng−ời, mật độ dân số 252 ng−ời/km2 (số liệu năm 2002); Bình Định có 11 đơn vị hành chính: Thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, đô thị loại 2 và 10 huyện. Bình Định có hệ thống giao thông khá đồng bộ, Quốc lộ 1A và đ−ờng sắt quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; có Sân bay Phù Cát, ga tàu lửa Diêu Trì, có quốc lộ 1D, quốc lộ 19 nối Cảng Quy Nhơn thông th−ơng với các n−ớc. Với hệ thống giao thông thuận lợi tạo nên tuyến vận chuyển hàng lậu từ biên giới các n−ớc láng giềng nh− Đông bắc Cam-pu-chia, nam Lào và Thái Lan qua các tỉnh Tây Nguyên đến Bình Định và từ Bình Định đi tiêu thụ các nơi dễ dàng.

Bình Định có bờ biển dài 134 km, ni đây cã nhiều đảo lớn nhỏ nh− Hòn Khô, Hòn Cân, Hòn Cơ, Cù Lao Xanh, Hòn Đất; có nhiều bãi ngang nh− Hải Giang, Hải Minh, Bãi Dài, Bãi Xép. Đặc biệt ở đây còn có hệ thống đầm rộng lớn, kín gió nh− đầm Thị Nại là nơi lý t−ởng cho tàu thuyền lợi dụng việc ra vào tránh gió bão, lấy l−ơng thực thực phẩm để tuồn hàng lậụ

Bình Định có 02 cảng biển là Quy Nhơn và Thị Nạị Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng biển lớn của n−ớc ta, có cầu cảng và ph−ơng tiện có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào bốc xếp hàng hóa an toàn trong mọi điều kiện. Đây là cửa ngõ giao l−u kinh tế, vận chuyển hàng hóa bằng đ−ờng biển của tỉnh Bình Định và các tỉnh của miền Trung và Tây Nguyên đi các n−ớc. Vào thế kỷ 17, 18 đã có đoàn ng−ời Anh do sứ giả M. Chapman dẫn đầu đ−ợc Chúa Nguyễn Nhạc tiếp tại đây; M. Chapman mô tả Quy Nhơn đã là một trong những th−ơng cảng khá sầm uất ở Đàng Trong, Chapman viết: "Quy Nhơn là bến cảng tuyệt hảo, tại đây tàu thuyền có thể hoàn toàn tránh mọi thứ gió bão, phong cảnh thật ngoạn mục…" [9, tr. 12].

Trong những năm chiến tranh, đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn sử dụng cảng này nhập vũ khí, ph−ơng tiện kỹ thuật phục vụ cho cho lính Mỹ, ngụy ở chiến tr−ờng Khu V, Tây Nguyên, Lào và Cam-pu-chiạ

Sau ngày thống nhất đất n−ớc và nhất là từ năm 1986 trở lại đây, với sự đầu t− đóng h−íng của tỉnh cảng Quy Nhơn và Thị Nại này hoạt động ngày càng sôi nổị Trung bình mỗi năm cảng Quy Nhơn tiếp nhận hàng ngàn l−ợt tàu ra vào với l−ợng hàng hóa XNK ngày một tăng. "Năm 1995: 233 ngàn tấn/m3, kim ngạch đạt 63,5 triệu USD, năm 1996: 314 ngàn tấn/m3, kim ngạch đạt 73,2 triệu USD" [13, tr. 7]. Trong 5 năm 1999 - 2003 hàng hóa XNK "qua cảng Quy Nhơn 4.374.000 tấn/m3, tổng kim ngạch đạt 845,5 triệu USD; hàng năm đón nhận và làm thủ tục xuất nhập cảnh cho 3.788 l−ợt tàu với 37.400 l−ợt thuyền viên" [16, tr. 15].

Lợi dụng tàu thuyền ra cảng xếp dỡ hàng hóa, hàng lậu cũng đ−ợc các thủy thủ tàu viễn d−ơng mang về làm cho tình hình buôn lậu trên địa bàn càng thêm phức tạp.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa Sa Huỳnh; từng là kinh đô V−ơng quốc Chăm Pa trong suốt thời gian gần 5 thế kỷ, là nơi xuất phát và thủ phủ của phong trào nông dân thế kỷ XVIII gắn liền với tên tuổi của ng−ời anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Là địa bàn có nhiều dân tộc chung sống, cùng đoàn kết trong đấu tranh và xây dựng đất n−ớc. Sau năm 1975 toàn tỉnh có 29.598 liệt sĩ, 1.318 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, có 36 cá nhân đ−ợc tuyên d−ơng anh hùng lực l−ợng vũ trang [42, tr. 5]; toàn tỉnh có 157 xã, ph−ờng, thị trấn; trong đó có 31 xã đặc biệt khó khăn, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính. Là một tỉnh nghèo, với hậu quả nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh tàn phá, sau ngày giải phóng Bình Định cùng cả n−ớc khắc phục hậu quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Từ năm 1986 đến nay, với sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa sang cơ chế thị tr−ờng, định h−ớng XHCN, d−ới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND trên các mặt công tác kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng đã có nhiều chuyển biến sâu sắc, "cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tích cực; 100% xã đã có điện thắp sáng, hơn 90% bê tông hóa đ−ờng nông thôn, tỉnh có 2 khu công nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động mỗi năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2002 còn 10%" [52, tr. 12].

Tóm lại, Bình Định là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch; nh−ng do chậm đổi mới về cơ cấu kinh tế, đầu t− hàng năm tuy có nh−ng không đáng kể; sức ỳ của cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa còn nặng nề; thiên tai gần nh− năm nào cũng có, hàng năm phi nhờ trợ cấp của Trung −ơng... Đó là những nguyên nhân làm cho đời sống của nhân dân trong tỉnh, nhất là các vùng nông thôn, vùng ven biển còn nhiều khó khăn, dễ bị tác động của mặt trái cơ chế thị tr−ờng.

2.1.2. Cơ cấu, tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan Bình Định

2.1.2.1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy

Cục HQBĐ đ−ợc TCHQ quyết định thành lập vào ngày 02/8/1985, biên chế và cơ sở vật chất ban đầu gặp nhiều khó khăn, trong khi đó phải thực

hiện chức năng quản lý nhà n−ớc về hải quan trên địa bàn 04 tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai - Kon Tum; trong điều kiện tình hình buôn lậu vô cùng phức tạp. Thuốc lá Jet, thuốc 555 và các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ Thái Lan nhập lậu qua các tỉnh StungTreng, Ratanakiri (CPC) tràn qua đ−ờng biên và khu vực cánh gà cửa khẩu đ−ờng 19; cũng mặt hàng đó từ các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua tỉnh Atôp− (Lào) luồn rừng qua cửa khẩu 18. R−ợu, thuốc lá ngoại và điện tử cũng theo những con tàu viễn d−ơng đổ về cảng Quy Nhơn... Để công tác chống buôn lậu có hiệu quả và phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn nên đầu năm 1990 TCHQ quyết định chia Cục HQBĐ để thành lập mới Hải quan Gialai - Kontum, và đến tháng 9 năm 2002 TCHQ tiếp tục chia Cục HQBĐ một lần nữa để thành lập Cục Hải quan Quảng Ngãị

Nh− vậy, hiện nay Cục HQBĐ chỉ còn làm nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc về hải quan trên địa bàn hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.

Theo các Quyết định số 255/QĐ-TCCB ngày 16/6/2000 của Tổng cục tr−ởng TCHQ về việc tổ chức bộ máy của Cục HQBĐ; Quyết định số 1352/QĐ-TCCB ngày 16/12/2001 của TCHQ về việc sắp xếp lại và đổi tên HQCK và đơn vị t−ơng đ−ơng thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Quyết định số 1336/QĐ-TCCB ngày 16/12/2001 của TCHQ về việc tổ chức bộ máy cấp Phòng thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cục HQBĐ hiện nay có 9 đơn vị thuộc và trực thuộc; trong đó có 06 đơn vị tham m−u: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ, Phòng kiểm tra sau thông quan, Phòng Thanh tra, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tham m−u chống buôn lậu và xử lý; có 2 Chi cục: Chi cục HQCK cảng Quy Nhơn, Chi cục Hải quan Phú Yên và 1 Đội kiểm soát Hải quan. Mối quan hệ giữa các đơn vị trên là quan hệ phối hợp, cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của lãnh đạo Cục giaọ

Về mặt tổ chức, trong một thời gian dài Cục HQBĐ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà n−ớc về hải quan trên địa bàn rất rộng, đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đ−ợc giaọ Tuy nhiên, đơn vị đã gặp không ít khó khăn nhất là trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế nhằm triển khai thực hiện các

nhiệm vụ công tác trong đó có đấu tranh phòng, chống buôn lậu; cụ thể từ năm 2000 trở về tr−ớc, công tác điều tra chống buôn lậu của Cục HQBĐ do Đội Kiểm soát đảm nhiệm. Đến tháng 6/2000 để đáp ứng với yêu cầu phòng chống buôn lậu trong tình hình mới, TCHQ quyết định thành lập Phòng Điều tra chống buôn lậu và xử lý; nhiệm vụ của phòng này vừa trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu đồng thời tham m−u, đề xuất xây dựng các ph−ơng án, kế hoạch tác chiến chống buôn lậu trên địa bàn và xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan. Ngày 16/12/2001 TCHQ tiếp tục ra Quyết định số 1336/QĐ-TCCB đổi tên Phòng Điều tra chống buôn lậu thành Phòng Tham m−u chống buôn lậu và xử lý; theo quy định thì Phòng Tham m−u chống buôn lậu và xử lý chỉ làm nhiệm vụ tham m−u, đề xuất với Cục tr−ởng những vấn đề có liên quan đến công tác chống buôn lậu, còn công tác kiểm soát, trực tiếp đấu tranh phòng chống buôn lậu giao cho Đội Kiểm soát Hải quan theo Quyết định số 414/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/3/2003 của Tổng cục tr−ởng TCHQ.

Đội kiểm soát Cục HQBĐ biên chế có 19 ng−ời; chia làm 3 Đội: Đội Tham m−u - tổng hợp, Đội Điều tra và Đội Ph−ơng tiện. Với đội ngũ cán bộ, công chức có nhiều kinh nghiệm, dày dạn trong việc đối đầu trực tiếp với đối t−ợng buôn lậu, đ−ợc đào tạo cơ bản nghiệp vụ, chuyên môn cùng với Phòng tham m−u chống buôn lậu và xử lý đã đảm trách nhiệm vụ vô cùng nặng nề là thực hiện công tác tuần tra kiểm soát và ngăn chặn, bắt giữ, xử lý hành vi buôn lậu, xử lý điểm nóng buôn lậu, làm trong sạch địa bàn.

Về biên chế, cán bộ công chức Cục HQBĐ xuất thõn từ thành phần cơ bản, có quan điểm, lập tr−ờng chính trị vững vàng; nhiều cán bộ công chức đ−ợc rèn luyện trong quân đội, công an; có phẩm chất đạo đức tốt. Đến nay (tháng 10 năm 2004) biên chế đơn vị có 89 ng−ời; trong đó trình độ đại học có 62 ng−ời chiếm 71%; trình độ cao đẳng, trung cấp 18 ng−ời chiếm 21%, thạc sĩ 01 ng−ời chiếm 1,3% và 15 hợp đồng lao động. Tuy có khó khăn về lại phải quản lý trên địa bàn rộng, nh−ng trong những năm qua Cục HQBĐ ngoài làm tốt chức năng quản lý về hải quan, đã th−ờng xuyên tham m−u cho cấp ủy,

chính quyền địa ph−ơng và TCHQ củng cố tổ chức bộ máy, tăng c−ờng lãnh đạo, xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh. Đến nay lãnh đạo Cục có 03 đồng chí, lãnh đạo cấp Phòng và Chi cục có 18 đồng chí; đơn vị có 1 Đảng bộ và 9 chi bộ trực thuộc với 45 đảng viên; Đảng ủy luôn xác định công tác giáo dục chính trị t− t−ởng là nhiệm vụ hàng đầu nhằm giữ vững kỷ c−ơng, hoàn thành nhiệm vụ của ngành và địa ph−ơng giao; làm tốt công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận th−ơng mại trên địa bàn, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, kinh tế đất n−ớc.

Tóm lại, xác định yếu tố con ng−ời là vấn đề then chốt, trong thời gian qua Cục HQBĐ đã quan tâm đào tạo, bồi d−ỡng hàng trăm l−ợt cán bộ, công chức mà chủ yếu là cán bộ, công chức cấp Đội, Phòng (cửa khẩu) nâng cao trình độ về các lĩnh vực quản lý nhà n−ớc, pháp luật, trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ chống buôn lậu, ngoại ngữ, tin học... tại các tr−ờng trong tỉnh, trong Ngành; mời chuyên gia chống buôn lậu về tập huấn tại đơn vị. Đến nay Cục HQBĐ đã có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, vững vàng tr−ởng thành trong công tác, đáp ứng với yêu cầu chống buôn lậu trong tình hình mớị

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Cục HQBĐ

Theo quy định của Luật Hải quan, Cục HQBĐ là đơn vị trực thuộc TCHQ, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của nhà n−ớc về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan [5, Điều 1]. Ngoài thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, Cục HQBĐ còn có chức năng: "Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ với các cơ quan chức năng ngoài địa bàn hoạt động theo quy định của pháp luật và của TCHQ" [5, Điều 2]; "Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới theo quy định của pháp luật..." [5, Điều 3].

Theo Quyết định 1766/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 29/12/2003 của TCHQ Phòng Tham m−u chống buôn lậu và xử lý làm nhiệm vụ tham m−u, đề xuất

với Cục tr−ởng chỉ đạo công tác phòng chống buôn lậu, còn chức năng trực tiếp thực hiện công tác tuần tra kiểm soát chống buôn lậu giao cho Đội Kiểm soát hải quan theo quy định tại quyết định số 414/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 06/3/2003 của Tổng cục tr−ởng TCHQ. Đội Kiểm soát Hải quan là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh có chức năng trực tiếp thực hiện công tác kiểm soát hải quan, phòng chống buôn lậu, chống gian lận th−ơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động của hải quan do Cục Hải quan tỉnh quản lý theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan nh−: Tổ chức nắm tình hình, xây dựng các ph−ơng án, kế hoạch trọng tâm, trọng điểm; thu thập thông tin tiến hành các biện pháp tuần tra, điều tra; phối hợp với các lực l−ợng chống buôn lậu trên địa bàn để phát hiện ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi buôn lậu, chống gian lận th−ơng mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo chỉ đạo của cấp trên.

Nh− vậy, Đội Kiểm soát hải quan trực thuộc Cục HQBĐ là đơn vị trực tiếp làm công tác phòng chống buôn lậu trên địa bàn, có quyền xử lý hành vi buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam.... qua biên giới theo quy định tại Điều 153, 154 của BLHS; Điều 97 Bộ luật tố tụng hình sự; Điều 66 Luật Hải quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với điều kiện cơ sở vật chất đ−ợc TCHQ quan tâm đầu t−, sự nỗ lực của các bộ công chức trong đơn vị, sự phối kết hợp trong nội bộ với các cơ quan chức năng trên địa bàn, biết dựa vào nhân dân làm tai mắt cho mình; đã phát hiện bắt giữ và xử lý nhiều vụ buôn lậu, xử lý "điểm nóng " buôn lậu trên địa bàn đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên, trong thời gian qua do đội ngũ cán bộ công chức Cục HQBĐ tuyển dụng từ nhiều nguồn, trình độ không đồng đều, nhất là trình độ nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu còn yếu, phần đông ch−a đ−ợc đào tạo căn bản, còn chắp vá ch−a đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trong tổng số 62 cán bộ, công chức có trình độ đại học thì có hơn 30 ng−ời học đại học tại chức. Mặt khác, do đòi hỏi của cơ chế nên nhiều tr−ờng hợp đi học là để hợp

thức hóa bằng cấp chứ không phải để nâng cao trình độ và phục vụ cho công việc, do vậy dẫn đến tình trạng đào tạo tràn lan, không có chuyên môn sâu,

Một phần của tài liệu Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)