1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

48 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 307,74 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2 1.3. Mục đích nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu 3 1.7. Kết cấu khóa luận 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 5 2.1. Một số khái niệm cơ bản 5 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu 5 2.1.2. Các hình thức xuất khẩu 5 2.1.3. Vai trò của xuất khẩu 6 2.2. Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 7 2.2.1. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 7 2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu 8 2.3. Khái niệm và đặc điểm của quế, hồi 10 2.3.1. Quế và đặc điểm của mặt hàng quế 10 2.3.2. Hồi và đặc điểm của mặt hàng hồi 11 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 11 2.4.1. Các nhân tố khách quan 11 2.4.2. Các nhân tố chủ quan 13 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI CỦA CÔNG TY THNH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 15 3.1. Khái quát về công ty 15 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 15 3.1.2. Cơ cấu tổ chức 15 3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh 16 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 16 3.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sảm Sinh Thành sang thị trường EU 19 3.3.1. Khái quát thị trường EU 19 3.3.2. Tình hình xuất khẩu quế, hồi của công ty sang thị trường EU 20 3.3.3. Các biện pháp mà công ty đã sử dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi sang thị trường EU 27 3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty sang thị trường EU............ 30 3.4.1. Những điểm mạnh 30 3.4.2. Những điểm yếu 31 3.4.3. Nguyên nhân 32 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 34 4.1. Định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty vào thị trường EU.............. 34 4.2. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 35 4.2.1. Thành lập phòng Marketing và xây dựng thương hiệu công ty 35 4.2.2. Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty 35 4.2.3. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu 36 4.2.4. Hoàn thiện kỹ năng quản lý của đội ngũ quản trị của công ty 37 4.2.5. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 38 4.3. Một số kiến nghị 38 KẾTLUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 PHỤ LỤC..........................................................................................................

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tên em là: Bùi Thị Thúy

Mã sinh viên: 12D130218

Lớp: K48E4

Khoa: Thương Mại Quốc Tế

Trường: Đại học Thương Mại

Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU”, em xin chân thành cảm ơn ThS Nguyễn Quốc Tiến đã tận tình, chu đáo

hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này

Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các cán bộtrong Công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợithực tập tại công ty

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, songcũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất mong được sự góp ý củathầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤ

Trang 2

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu khóa luận 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 5

2.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu 5

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu 5

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu 6

2.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu 7

2.2.1 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 7

2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu 8

2.3 Khái niệm và đặc điểm của quế, hồi 10

2.3.1 Quế và đặc điểm của mặt hàng quế 10

2.3.2 Hồi và đặc điểm của mặt hàng hồi 11

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu 11

2.4.1 Các nhân tố khách quan 11

2.4.2 Các nhân tố chủ quan 13

Trang 3

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI CỦA CÔNG TY THNH XNK LÂM SẢN SINH

THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 15

3.1 Khái quát về công ty 15

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 15

3.1.2 Cơ cấu tổ chức 15

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh 16

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 16

3.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sảm Sinh Thành sang thị trường EU 19

3.3.1 Khái quát thị trường EU 19

3.3.2 Tình hình xuất khẩu quế, hồi của công ty sang thị trường EU 20

3.3.3 Các biện pháp mà công ty đã sử dụng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi sang thị trường EU 27

3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty sang thị trường EU 30

3.4.1 Những điểm mạnh 30

3.4.2 Những điểm yếu 31

3.4.3 Nguyên nhân 32

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 34

4.1 Định hướng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế, hồi của công ty vào thị trường EU 34

4.2 Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu 35

4.2.1 Thành lập phòng Marketing và xây dựng thương hiệu công ty 35

4.2.2 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty 35

4.2.3 Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu 36

4.2.4 Hoàn thiện kỹ năng quản lý của đội ngũ quản trị của công ty 37

4.2.5 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 38

4.3 Một số kiến nghị 38

KẾT LUẬN 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC

Trang 4

3 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

công ty giai đoạn 2012 - 2015

6 Bảng 3.6 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí xuất khẩu quế

hồi của công ty giai đoạn 2011 – 2015

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 16

2 Hình 3.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ vi ết

tắt

Nghĩ a Ti ếng Anh Nghĩ a Ti ếng Vi ệt

1 EU European Union Liên minh châu Âu

3

EVFTA European Union – Vietnam

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự doViệt Nam – Liên minh châuÂu

6 USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ

8 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH

SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã và đang diễn ra và có tác độngmạnh mẽ tới tất cả các quốc gia Hòa cùng xu thế ấy, Việt Nam đang từng bướcchuyển mình để bắt kịp với xu hướng phát triển chung của thế giới, đặc biệt lànhững nỗ lực cho việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của quốc gia,khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế từng bước hội nhập vào nềnkinh tế thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ bó hẹp trong phạm vịmột nước mà có sự liên kết, trao đổi vượt ra khỏi biên giới quốc gia, Việt Namđang đẩy mạnh sự hợp tác kinh tế với các khu vực kinh tế trọng điểm như Liênminh Châu Âu hay khu vực Châu Á Thái Bình Dương Trong công cuộc hội nhập

ấy không thể phủ nhận vai trò của hoạt động xuất khẩu Xuất khẩu không chỉ manglịa lợi ích kinh tế mà còn là biện pháp giải quyết các vấn đề xã hội; qua hoạt độngxuất khẩu vị thế và hình ảnh của Việt Nam sẽ được nâng lên trên thị trường quốc tế

Các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện được tính linh hoạt, năng động đểthích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Trong đó, một số doanh nghiệp

đã khẳng định được uy tín, chất lượng, hiệu quả và thương hiệu của mình trên thịtrường trong nước và quốc tế Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất

là khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO,các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức to lớn từ cácCông ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ,kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điềukiện mới với những nguyên tắc, định chế nghiêm khắc của luật pháp quốc tế,thậm chí cả những đối thủ cạnh tranh trong nước

Công ty TNHH xuất nhập khẩu lâm sản Sinh Thành chuyên kinh doanhxuất nhập khẩu với nhiều năm kinh nghiệm trong xuất khẩu mặt hàng lâm sản,

Trang 8

đặc biệt là quế và hoa hồi là những mặt hàng có triển vọng Dù công ty đã có thànhtựu đáng kể về sự gia tăng giá trị xuất khẩu do xuất khẩu sang nhiều nước trên thếgiới; nhưng hiện nay khối lượng và kim ngạch xuất khẩu quế hồi sang thị trường EU cònthấp Bên cạnh đó, thực tế nhu cầu của công ty là phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lâmsản sang thị trường EU Vì vậy, để thành cong hơn nữa trong việc xuất khẩu sang thịtrường này công ty cần nhìn nhận đúng tiềm năng và vai trò của thị trường này, qua đónghiên cứu và xây dựng chiến lược hợp lý Từ những lí do trên, cùng với thực tế hoạtđộng của công ty chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng quế và hoa hồi, việc lựa chọn đề tài:

“Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU” làm chuyên đề thực tập cuối

khóa có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Quế hồi là các mặt hàng nông sản được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.Mặc dù hiện nay khối lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng này của Việt Nam chiếm

tỷ trọng chưa cao so với các loại nông sản khác nhưng nó đang dần được bạn bè thế giớibiết đến, trong đó, EU được coi là một thị trường tiềm năng

Trước đây cũng có một số nghiên cứu về mặt hàng quế hồi như: “Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu quế, hồi của Công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà Nội (Naforimex)” Một số luận văn trước đó cũng từng đề cập tới vấn đề thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU như: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường EU tại Công ty TNHH Hiệp Thành” của sinh viên Đỗ Thu Hà K43E6.

Nhìn chung, các luận văn trước đều nghiên cứu, phân tích về hoạt động xuất khẩu,đưa ra những lý thuyết gắn liền với hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, đề ra cácgiải pháp nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu nhưng các biện pháp chưa được cụ thể,

gắm liền với hoạt động của công ty Với đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU”, em sẽ đi sâu vào phân tích, nghiên cứu cụ thể, chỉ rõ ra những hạn chế mà công ty

gặp phải để có những giải pháp xác thực, phù hợp với tình hình hoạt động và điều kiệncủa công ty

Trang 9

1.3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế hồi củacông ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

+ Phân tích tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành trên thị trườngEU

+ Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNKlâm sản Sinh Thành trên thị trường EU

+ Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế hồi của công tyTNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của mặt hàng quế hồitại công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:

Về không gian: Công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành

Về thời gian: giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình xây dựng khóa luận tốtnghiệp là:

+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp ở đây bao gồm các dữliệu từ bên ngoài công ty (sách báo, chuyên đề, tài liệu, internet, ) và dữ liệu bên trongcông ty (báo cáo tài chính, văn bản có liên quan)

+Phương pháp xử lý dữ liệu thu được thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu,phương pháp thống kê, so sánh và dự báo nhằm tìm hướng đi hợp lý nhất để giảiquyết những vấn đề đặt ra

Trang 10

1.7 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danhmục bảng biểu, hình ảnh, danh mục các cụm từ viết tắt thì chuyên đề baogồm 3 chương sau đây:

Chương 1: Tổng quan của đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

Chương 2: Cơ sở lý luận của đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu quế hồi của công

ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

Chương 3: Phân tích thực trạng xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu quế hồi của công ty TNHH XNK lâm sản Sinh Thành sang thị trường EU

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quế hồi của công ty sang thị trường EU

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU QUẾ HỒI CỦA CÔNG TY TNHH XNK LÂM SẢN SINH THÀNH SANG

THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của các cá nhân, tổ chức có

tư cách pháp nhân trong nước cho các cá nhân tổ chức có tư cách pháp nhân nướcngoài dưới hình thức mau bán thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hê thị trườngnhắm mục đích lợi nhuận Xuất khẩu là hoạt động gắn với yếu tố quốc tế hoặc hànghóa dịch vụ di chuyển qua lãng thổ quốc gia hoặc là các pháp nhân giao dịch có quốctịch khác nhau

Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu:

+ Phần lớn hàng hóa dịch vụ trong giao dịch xuất khẩu di chuyển qua phạm vibiên giới quốc gia

+ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ ít nhất của một bên hoặc cả hai

+ Nguồn luật điều chỉnh trong hoạt động xuất khẩu ngoại luật quốc gia còn cóluật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế

+ Người mua và người bán trong hoạt động xuất khẩu là các cá nhân có quốctịch khác nhau, các tổ chức có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau

2.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp Mỗi hìnhthức xuất khẩu có những đặc điểm khác nhau Dưới đây là một số hình thức mà cácdoanh nghiệp thường lựa chọn

Xuất khẩu trực tiếp: đây là hình thức mà người bán (các doanh nghiệp xuất

khẩu) trực tiếp giao dịch bán hàng cho người mua (các doanh nghiệp nhập khẩu) Bênbán chỉ có thể bán chứ không mua, bên mua chỉ có thể mua chứ không bán, việc mua

và bán không ràng buộc lẫn nhau Với hình thức này, các doanh nghiệp có thể liên hệtrực tiếp với khách hàng, tận dụng hết được tiềm năng lợi thế nên có thể chủ độngtrong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng phải tự tiến hành thực hiện tất cả

Trang 12

các khâu Vì vậy doanh nghiệp có thể thu về lợi nhuận lớn do không phải phân chiacho các trung gian nhưng đồng nghĩa với việc phải chịu rủi ro lớn hơn.

Xuất khẩu ủy thác: đây là hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp xuất khẩu ủy

thác cho các thương nhân là các trung gian xuất khẩu làm thay mình một số thủ tục cầnthiết để xuất khẩu hàng hóa Hình thức này có mức độ rủi ro thấp, giúp cho giao dịchdiễn ra nhanh vì hầu hết các trung gian là những người có trình độ chuyên môn caotrong hoạt động xuất khẩu; nhưng lợi nhuận sẽ bị chia nhỏ vì có sự tham gia của trunggian

Buôn bán đối lưu: đây là phương thức giao dịch mà xuất khẩu gắn liền với nhập

khẩu, người xuất cũng đồng thời là người nhập trong một lần giao dịch Mục đích làtạo sự cân bằng về ngoại tệ của mỗi bên, cùng tạo cân bằng trong cán cân thanh toán

Ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, khai thác được nguồn lao động nguyên vật liệu phụ trợtrong nước Nhược điểm là lợi nhuận thấp, khả năng tiếp cận thị trường mới hạn chế

Tạm nhập tái xuất: đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa đi từ nước xuất

khẩu sang nước tái xuất rồi từ nước tái xuất được chuyển sang nước nhập khẩu, ngượcvới luồng đi của hàng hóa là luống đi của dòng tiền Quốc gia tái xuất có thể coi làquốc gia kinh doanh dịch vụ xuất khẩu mặc dù họ không trực tiếp sản xuất hàng hóa

Xuất khẩu tại chỗ: hàng hóa không cần nhất thiết phải đi qua biên giới lãnh thổ

mà bán ngay cho các cá nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài nagy trên lãnh thổ củaquóc gia xuất khẩu Hình thức này giảm thiểu được rủi ro cho nhà xuất khẩu do tránhđược sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ

Gia công xuất khẩu: đây là hình thức xuất khẩu mà một bên (bên nhận gia công)

nhận nguyên liệu, bán thành phẩm, có thể là máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất vàsản xuất xuất khẩu lại cho bên kia (bên đặt gia công) Hình thức này tận dụng được laođộng, mang tính phổ thông, tính rủi ro thấp; nhưng mang về lợi nhuận ít

2.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động không thể thiếu có vai trò vô cùng quan trọng đốivới mỗi quốc gia, doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại hội nhập toán cầu là xu thếtất yếu như hiện nay

Trang 13

Đối với quốc gia: xuất khẩu không chỉ là nhân tố thức đẩy phát triển đất nước

tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, giúp cân bằng cán cân thanh toán thông quaviệc thu ngoại tệ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại, tạo thêm công ăn việc làm vàcải thiện đời sống dân cư; mà nó còn là công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đấtnước, là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta Ngàynay, khi mà hội nhập linh tế quốc tế là xu hướng, thì sức mạnh của quốc gia thể hiện ở

sự rộng lớn của thị trường mà sản phẩm quốc gia đó vươn tới, thể hiện ở chỗ đứng và

uy tín của sản phẩm

Đối với doanh nghiệp: các doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế của mình

tiếp cận và khai thác thị trường vô cùng rộng lớn Hoạt động xuất khẩu không chỉ tạonên doanh thu và lợi nhuận, mà dưới áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp xuất khẩukhác thì đây là động lực để đổi mới, thích nghi

2.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

2.2.1 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp

Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu là những hành động, biện pháp, công cụ màdoanh nghiệp sử dụng và tiến hành, qua đó trực tiếp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu củamình Với mỗi quốc gia, doang nhiệp, thị trường khác nhau thì họ tiến hành những hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu khác nhau Với nhà nước, thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu làcác giải pháp mang tính vĩ mô để tăng sức cạnh tranh, tạo lợi thế cạnh tranh cho hànghóa của quốc gia Với doanh nghiệp, thì đây là những hành động cụ thể, có thể là cảitiến mạnh mẽ trong quá trình sản xuất hay một sự đầu tư có chiến lược Mỗi sản phẩm,thị trường khác nhau thì hoạt động thúc đẩy xuất khẩu là khác nhau Tóm lai, hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với một doanh nghiệp xuấtkhẩu Thông qua nó giúp cho doanh nghiệp thành công hơn trong hoạt động xuất khẩucủa mình, làm tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô

Nội dung thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp:

+ Tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu: doanh nghiệp thực hiện cácbiện pháp thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng nhanh sản lượng xuất khẩu hàng hóa, đi kèm

Trang 14

với nó là tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu; muốn vậy doanh nghiệp cần xác định mặthàng có lợi thế cũng như dự đoán được tình hình biến động thị trường.

+ Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu: do biến động của cung cầu và giá cảhàng hóa trên thị trường nên việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mẫu mã phù hợpvới sở thích và tập quán của người tiêu dùng là rất cần thiết

+ Mở rộng thị trường xuất khẩu: là việc khai thác tốt thị trường hiện tại, thúcđẩy đưa những sản phẩm vào thị trường mới

+ Nâng cao hiệu quả xuất khẩu: doanh nghiệp áp dụng các biện pháp nhằm tăngdoanh thu, lợi nhuận thu được trên cùng một lượng hàng hóa xuất khẩu

Vai trò của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thể hiện gián tiếp qua vai trò của xuấtkhẩu Để thâm nhập thành công sang một thị trường nhất định thì không thể không tiếnhành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Nếu hoạt động này được tiến hành một cách hợp

lý, hiệu quả phù hợp với thị trường và điều kiện doanh nghiệp thì sẽ thâm nhập thịtrường thành công, thu được những lợi ích nhất định; và ngược lại Vai trò của hoạtđộng thúc đẩy xuất khẩu còn thể hiện ở lợi ích toàn diện mà nó mang lại, các cách thứcthúc đẩy khác nhau phụ thuộc vào điều kiện cụ thể giúp doanh nghiệp cải tiến nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh cho chính mình Thông qua hoạt động thúc đẩy xuấtkhẩu, doanh nghiệp sẽ dần nâng cao được vị thé của mình, dần dần hoàn thiện, tăngtính thích nghi và linh hoạt, để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp trên thịtrường nước ngoài

2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động thúc đẩy xuất khẩu

Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu là những hoạt động mang tính chất chiến lược,làm cho xuất khẩu phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Dưới đây là một số chỉ tiêuđánh giá sự thành công hay thất bại của một hoạt động thúc đẩy xuất khẩu:

Các chỉ tiêu định tính: là các chỉ tiêu đánh giá dựa trên mục tiêu mà doanh

nghiệp đặt ra liên quan đến hoạt động XK, nghĩa là từ các chỉ tiêu này thông qua việc

so sánh để đánh giá kết quả đạt được của hoạt động thúc đẩy XK mà doanh nghiệp tiếnhành Các chỉ tieu định tính bao gồm:

Trang 15

+ Mặt hàng xuất khẩu: là số lượng các mặt hàng tăng thêm trên một hoặc nhiềuthị trường của doanh nghiệp Số lượng tăng thêm nhiều hay ít sẽ phản ánh thực trạnghoạt động thúc đẩy xuất khẩu diễn ra như thế nào.

+ Thị trường xuất khẩu: khi mà doanh nghiệp thực hiện mục tiêu mở rộng thịtrường cho một số chủng loại sản phẩm nào đó thì kết quả mà họ mong đợi là số lượngthị trường mới được mở rộng và tăng thêm Tức là thông qua tiêu chí thị trường sẽ biếtđược số thị trường tăng thêm, từ đó doanh thu xuất khẩu tăng lên, mở ra cơ hội làm ănmới cho các doanh nghiệp Thông qua hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của mình, công tymuốn thâm nhập thành công thị trường mới, có những khách hàng mới và củng cốkhách hàng hiện tại Hoạt động thúc đẩy sẽ không được coi là thành công nếu như sảnphẩm của công ty không được khách hàng biết đến và chấp nhận

+ Quảng cáo và xúc tiến thương mại: trước khi quyết định thâm nhập thị trườngthì mỗi doanh nghiệp đều xây dựng những chiến lược xúc tiến cũng như chương trìnhquảng cáo, quảng bá nhất định Việc công ty xây dựng được cho mình một chươngtrình quảng cáo thích hợp thì có thể nói công ty đã thành công một phần trong hoạtđộng thúc đẩy của mình

Các chỉ tiêu định lượng: khác với các chỉ tiêu định tính, các chỉ tiêu định lượng

có thể tính toán rõ ràng với những con số cụ thể dựa trên báo cáo kinh doanh của doanhnghiệp Đây là các chỉ tiêu đánh giá một cách trực tiếp kết quả của hoạt động xuất khẩutại công ty

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu (giá trị hàng hóa xuấtkhẩu của doanh nghiệp) là tiêu chí phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Doanh nghiệp xuất khẩu đều mong muốn kim ngạch xuất khẩu lớn, điều này đòi hỏiphải tiến hành hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Hoạt động thúc đẩy có hiệu quả thì kimngạch xuất khẩu phải có sự gia tăng qua các năm Chỉ tiêu này được tính theo côngthức:

T = (Y1 – Y0)/Y0 x 100%

Trong đó: T là tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu

Y0 là kim ngạch xuất khẩu năm trước

Trang 16

Y1 là kim ngạch xuất khẩu năm liền sau

Hoạt động được coi là hiệu quả nếu T > 0 và ngược lại

+ phần trăm thị phần: doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cũng là muốn tăng thịphần xuất khẩu trên thị trường nhất định Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ phần trămgiữa giá trị hàng hóa của doanh nghiệp tiêu thụ trên thị trường nhất định trên tổng giátrị hàng hóa tiêu thụ của toàn thị trường

+ tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả thu được từxuất khẩu càng lớn và ngược lại Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

K = lợi nhuận/chi phí

2.3 Khái niệm và đặc điểm của quế, hồi

2.3.1 Quế và đặc điểm của mặt hàng quế

Quế là sản phẩm thuộc họ long não, có nhiều công dụng trong cả đời sống cũngnhư trông công nghiệp Quế bắt nguồn từ Ấn Độ, sau đó được trồng lan rộng ra cácnước vùng Nam Á và Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Nigieria, ViệtNam Ở Việt Nam, quế được trồng tập trung thành rừng hoặc trồng phân tán trong các

hộ nông dân ở vùng núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ Cây quếthích hợp trồng ở các vùng nhiệt đới có mưa, nên nhiệt độ thích hợp với sự phát triểncủa cây là khoảng 22 – 26, lượng mưa 2000mm/năm Độ cao tuyệt đối của đất trồng từ

200 – 300m đến 600 – 700m Đất sâu, dày, độ ẩm 70 – 80%, độ pH 4-5

Các bộ phận trên cây quế đều có thể sử dụng và cho hiệu quả kinh tế cao Vỏ,cành, nụ hoa, quả quế đều được dùng làm thuốc, lá quế dùng để cất tinh dầu Quế đượcyêu thích bởi hương vị thơm cay, được sử dụng như một gia vị trong nấu ăn Trong yhọc, quế được sử dụng để chưa đau dạ dày, chống lạnh, đau bụng Quế còn được chưngcất thành tinh dầu quế, phục vụ cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm mang tính kinh

tế cao

Mặt hàng quế xuất khẩu chủ yếu là quế khô chưa qua chế biến, giá biến độngthất thường theo điều kiện thời tiết và tình hình cung cầu trên thị trường, chất lượngquế phụ thuộc vào điều kiện bảo quản Quế xuất khẩu được chia theo hàm lượng tinh

Trang 17

dầu có trong quế (5%, 3%, ) hoặc theo hình dạng bên ngoài (quế chi, quế ống, quếbột, )

2.3.2 Hồi và đặc điểm của mặt hàng hồi

Hồi còn có tên khác là đại hồi, cây nhỡ, cao khoảng 2 – 6m, thân thẳng to, dễgẫy cây hồi được trồng chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam Tại nước ta, hồi đượctrồng nhiều ở các tỉnh phái Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Cây hồi thíchhợp dinh trưởng ở nhiệt đội từ 20 – 26, lượng mưa trung bình 1500 – 1800mm/năm, độ

pH 4 – 6, độ cao tuyệt đối 200 – 800m, có lớp cây bụi che phủ

Cây hồi có giá trị kinh tế cao nhất ở quả hồi Trong y học, hồi dùng để chữa đầybụng, đau bụng, giải độc Hồi còn được chưng cất thành tinh dàu giúp dễ tiêu, ức chế

sự lên men ruột, long đờm, thành phần của thuốc ho, xoa bóp ngoài da Ngoài ra, hồicòn được dùng làm gia vị trong nấu ăn

Hồi xuất khẩu là hồi khô, không qua chế biến, giá xuất khẩu cao nhưng khốilượng không nhiều

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu

2.4.1 Các nhân tố khách quan

Đây là các nhân tố vĩ mô, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp, thay

vì trực tiếp tác động lên nó thì các doanh nghiệp chỉ có thể teo dõi, dự báo các yếu tốnày để có những điều chỉnh cần thiết:

Yếu tố kinh tế trong và ngoài nước: như sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát,

tỷ gái hối đoái, các chính sách tiền tệ, tín dụng, sự gia tăng đầu tư và đặc biệt là cácchính sách khuyến khích của nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động xuấtkhẩu quế hồi của công ty Tình hình kinh tế quốc tế tác dộng tới nhu cầu và khả năngnhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp quốc tế, phản ánh nhu cầu của thị trường thếgiới và tác động tới giá xuất khẩu mặt hàng này Đó là cơ sở để công ty quyết địnhcách thức kinh doanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ là nhân tố thúc đẩy hoạt độngxuất khẩu của công ty bởi nó đồng nghĩa với việc sức mua và dung lượng thị trườnglớn và đây là một thị trường tiềm năng

Trang 18

Tỷ giá hối đoái và trợ cấp xuất khẩu: sự thay đổi của tỷ giá có thể dẫn tới sựthay đổi tăng hay giảm về quy mô số lượng hàng hóa, ảnh hưởng đến doanh thu và lợinhuận từ hoạt động xuất khẩu Cụ thể, EURO là một đồng tiền mạnh có tính ổn địnhcao và có giá trị lớn hơn nhiều so với VND Ngoài ra, trợ cấp xuất khẩu cũng ảnhhưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu, là những trọ giúp của chính phủ tạo điều kiện chodoanh nghiệp như vay vốn ưu đãi, cấp tín dụng xuất khẩu,

Các xu hướng liên kết kinh tế khu vực và thế giới: việc thành lập nhiều tổ chứckinh tế chính trị mang tính chát toàn cầu khiến cho các quốc gia ngày càng phát triểntheo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Thúc đẩy xuất khẩu là hoạt động chứa yếu tố quốc tếrất lớn, chịu sự chi phối của các mối quan hệ vĩ mô giữa các quốc gia Doang nghiệp sẽthuận lợi hơn nếu xuất khẩu sang những quốc gia có quan hệ mật thiết lâu đời và ngược

lạ nếu hai bên có mối quan hệ lâu đời tốt đẹp thì đây là một động lực giúp doanhnghiệp tự tin khi tiến hành các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, xác suất thành coongsexlớn hơn

Hệ thống chính sách pháp luật có ảnh hưởng mạnh tới tất cả các hoạt động củadoanh nghiệp: ưu đãi hay rào cản về thuế, tín dụng và các chính sách khác của nướcxuất khẩu và nước nhập khẩu có tác động thúc đẩy hoặc hạn chế xuất khẩu của nhiềumặt hàng

Môi trường chính trị của thị trường trong và ngoài nước thay đổi ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh cũng như hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Nếumuốn hoạt động xuất khẩu diễn ra hiệu quả thì môi trường chính trị phải ổn định, vàngược lại sẽ khó khăn nếu môi trường chính trị bất ổn Vì vậy, daonh nghiệp cầnnghiên cứu để nắm bắt cu thế biến động của môi trường chính trị, qua đó có thể xâydựng và tiến hành những hoạt động thúc đẩy hợp lý

Yếu tố văn hóa, xã hội tác động tới thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, do đó

nó cũng ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu Mỗi quốc gia đều có những tập tục, quytắc và kiêng kỵ riêng; chúng được hình thành theo truyền tống văn hóa của mỗi nước

và có ảnh hưởng to lớn tới tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó Tuy có sự giaolưu văn hóa đã làm xuất hiện tập quán tiêu dùng chung nhưng yếu tố văn hóa truyền

Trang 19

thống vẫn còn rất bền vững Quế và hồi vừa là gia vị vừa là thuốc lại không bị cản trởtiêu dùng bởi các yếu tố văn hó như tôn giáo.

Điều kiện cơ sở hạ tầng nước ta cũng tác động không nhỏ đén hiệu quả xuấtkhẩu quế, hồi, nó ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển hàng hóa nội địa

Điều kiện tự nhiên, khí hậu: quế hồi thu hoạch theo mùa, do đó ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động xuất khẩu quế hồi Xét về mặt hàng quế hồi, nước ta có điềukiện tự nhiên khí hậu thuận lợi để trồng và khai thác hiệu quả kinh tế của nó, cùng với

vị trí của ngõ thông thương của Đông Nam Á, hàng hóa có thể đễàng di chuyển đếncác quốc gia khác trên thế giới

2.4.2 Các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố nội tại bên trong doanh nghiệp mà chính bản thân doanhnghiệp có thể tự điều chỉnh dược, tác động, thay đổi để phù hợp, thích nghi linh hoạtvới sự thay đổi của các nhân tố môi trường bên ngoài Tiềm lực củ các công ty là khácnhau nên cách thức thúc đẩy là khác nhau Một hoạt động thúc đẩy có thể phù hợp vớidoanh nghiệp này nhưng không thể phát huy hiệu quả ở doanh nghiệp khác Dưới đây

là một số nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu:

Điều kiện cơ sở vật chất: bao gồm hệ thống kho bảo quản, nơi chế biến, sốlượng phương tiện vận tải, Nó ảnh hưởng tới hoạt động sơ chế hàng hóa phục vụ xuấtkhẩu, dự trữ hay bảo quản hàng hóa trong khi chời tiêu thụ quế và hồi xuất khẩu

Tiềm lực tài chính: thể hiện thông qua nguồn vốn dành cho xuất khẩu quế hồiảnh hưởng tới quá trình tạo nguồn và mua hàng xuất khẩu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,khả năng trả nợ ngắn hạn, vòng quay vốn, Nó phản ánh khả nưng trong việc mở rộngsản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng nguồn vốn hiệu quả, khả năng chấp nhận rủi ro.Tiềm lực tài chính là một lợi thế của công ty, nhưng nó có thể là hạn chế đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ, song việc huy động vốn từ nhiều nguồn cùng với việc sửdụng hiệu quả thì khó khăn này nhất định sẽ được tháo gỡ

Yếu tố con người: đội ngũ nhân viên, trình độ nghiệp vụ tác động tới việc tìmkiếm bạn hàng để mở rộng thị trường Đây là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự thànhcông bền vững của doanh nghiệp Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp sở hữu

Trang 20

tiềm lực con người mạnh sẽ là một lợi thế rất lớn Sự ảnh hưởng của tiềm lực conngười là cùng chiều với hoạt động xút khẩu, nếu đội ngũ lao động có trình độ và chấtlượng cao thì đồng nghĩa với nó là thành công mà hoạt động thúc đẩy mang lại Nguồnlực khác nhau sẽ đem lại những kết quả thúc đẩy khác nhau.

Trang 21

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU QUẾ, HỒI CỦA CÔNG TY THNH XNK LÂM SẢN

SINH THÀNH SANG THỊ TRƯỜNG EU 3.1 Khái quát về công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH xuất nhập khẩu lâm sản Sinh Thành được thành lập năm 2002,theo giấy phép kinh doanh số 0102005595 do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày2/07/2002, hoạt động ngày 1/8/2002

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu lâm sản Sinh Thành

Tên tiếng Anh: Sinh Thanh Forest Product Import-Export Company LimitedNgười đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Duy Thành

Trụ sở: thôn Tế Xuyên, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 22

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính - Kế toán)

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất, buôn bán và chế biến lâm sản: mua, tái chế các mặt hàng từ đặc sảnrừng để sản xuất và xuất khẩu như hoa hồi, quế…

- Khai thác, sản xuất, chế biến, mua bán và xuất nhập khẩu:

+ Lâm sản, các sản phẩm có nguồn gốc từ lâm đặc sản không thuộc danh mụcNhà nước cấm

+ Hàng thủy hải sản và các sản phẩm chế biến từ thủy hải sản

- Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, xuất khẩu trực tiếp về lâm sản, đặc sản rừng

- Kinh doanh xuất nhập khẩu

3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù Công ty chủ yếu xuất khẩu hai mặt hàng lâm sản chính là quế và hồi,hoạt động xuất khẩu hồi của Công ty lại chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 75% trong tổng giátrị xuất khẩu Trong những năm gần đây, lượng xuất khẩu quế hồi của Công ty tăngnhanh, góp phần làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐCPhòng

Hành

chính -

kế toán

Đội bốc xếp Đội chế biến

Phòng Kinh doanh

Trang 23

Bảng 3.1: Khối lượng xuất khẩu quế, hồi của công ty giai đoạn 2012-2015

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Cụ thể, năm 2012 lượng xuất khẩu đạt 1.529 tấn, có sự giảm nhẹ vào năm 2013

do cuộc khủng hoảng nợ công tại Châu Âu, tăng mạnh trở lại vào năm 2014 với2.109,15 tấn, năm 2015 vẫn tiếp tục tăng với 2.661,75 tấn Lượng xuất khẩu quế hồicủa Công ty tăng cao qua từng năm góp phần làm gia tăng kim tổng kim ngạch xuấtkhẩu của Công ty trong giai đoạn 2012 – 2015 Cụ thể, tuy tổng kim ngạch xuất khẩuquế hồi của công ty giảm từ 2.791.200 USD năm 2012 xuống 2.135.689 USD năm

2013 (giảm khoảng 25% so với năm 2012), nhưng năm 2014 lại tăng trưởng mạnh, đạt4.796.870 USD, tăng 70% so với năm 2013; và tiếp tục tăng vào năm 2015

Bảng 3.2: Tổng giá trị xuất khẩu quế, hồi của công ty giai đoạn 2012 - 2015

dự trữ

Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2012 – 2015

Đơn vị: USD

Trang 24

2012 2013 2014 2015Tổng doanh thu 2.791.200 2.135.689 4.796.870 6.701.375Tổng chi phí 2.362.867 1.824.234 3.936.870 5.266.375

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

01000000

tổng doanh thu lợi nhuận ròng tổng chi phí

Hình 3.2: Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty giai đoạn 2012-2015

(USD) (Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Từ hình 3.2 cho thấy tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty có xuhướng tăng lên, từ 2.362.867 USD năm 2012 tăng lên 3.936.870 USD năm 2014 Sở dĩchi phí xuất khẩu tăng lên vì số lượng container xuất khẩu tăng lên, năm 2012 công tyxuất khẩu 64 container, đến năm 2014 tăng lên 89 container Chi phí xuất khẩu tínhtrên mỗi container bao gồm chi phí giá vốn hàng hóa, các chi phí như tiền lương, phíđặt tàu, vỏ công, mua thùng carton

Như vậy, tổng doanh thu và chi phí từ hoạt động xuất nhập khẩu của Công tytăng lên theo từng năm, kéo theo sự gia tăng tổng lợi nhuận của Công ty Tốc độ giatăng lợi nhuận phản ánh quy mô, năng lực cũng như mức độ hiệu quả trong đầu tư, sảnxuất và mở rộng thị trường của Công ty trong thời gian qua

3.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu và hoạt động thúc đẩy xuất khẩu quế hồi

của công ty TNHH XNK lâm sảm Sinh Thành sang thị trường EU

Ngày đăng: 05/05/2016, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w