1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các phương pháp phân tích mangan 1

11 574 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 124 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Mangan, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Mn và số nguyên tử 25. Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng nguyên tố tự do, mangan là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ. Mangan phosphat được dùng để xử lý gỉ và chống ăn mòn trên thép. Tùy theo trạng thái ôxy hóa của nó, càc ion mangan có nhiều màu khác nhau và được dùng làm thuốc nhuộm trong công nghiệp. Các permanganat với các kim loại kiềm và kiềm thổ là các chất ôxy hóa mạnh. Mangan điôxít được dùng làm vật liệu catốt trong các pin và pin khô kiềm và tiêu chuẩn. Các ion mangan(II) có chức năng làm cofactor trong một số enzyme ở sinh vật bậc cao, có vai trò quan trọng trong sự giải độc của các gốc peoxittự do. Nguyên tố này cần thiết ở dạng vết trong các sinh vật sống. Khi hít phải Với lượng lớn hơn, mangan có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh mà đôi khi không thể phục hồi được. Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của hợp kim. Luyện thép, và cả luyện sắt, sử dụng nhiều mangan nhất (chiếm khoảng 8590% tổng nhu cầu). Trong những mục đích khác, mangan là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm. Nó còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc xọc cho động cơ. Mangan đioxít được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác. Mangan được dùng để tẩy màu thủy tinh (loại bỏ màu xanh lục do sắt tạo ra), hoặc tạo màu tím cho thủy tinh. Mangan ôxít là một chất nhuộm màu nâu, dùng để chế tạo sơn, và là thành phần của màu nâu đen tự nhiên. Kali pemanganat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y khoa. Phốtphát hóa mangan là phương pháp chống rỉ và ăn mòn cho thép. Nó thường hay được dùng để sản xuất tiền xu. Những loại tiền xu duy nhất có sử dụng mangan là đồng xu niken thời chiến (Wartime nickel) từ năm 1942 đến 1945, và đồng xu đôla Sacagawea (từ năm 2000 đến nay). Trình độ ứng dụng mangan ở Hoa Kỳ vẫn không có nhiều thay đổi. Hiện nay, không có giải pháp công nghệ thực tế nào có thể thay thế mangan bằng chất liệu khác hay sử dụng các trầm tích trong nước hoặc các công nghệ làm giàu khác để giảm hoàn toàn sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào các quốc gia khác đối với quặng mangan. Chất liệu thay thế: Mangan không có chất liệu thay thế thỏa mãn nào trong những ứng dụng lớn. Trong những ứng dụng nhỏ, kẽm hoặc vanađi có thể thay thế được cho phương pháp phốtphát hóa mangan. Các hợp chất mangan được sử dụng để làm chất tạo màu và nhuộm màu cho gốm và thủy tinh. Màu nâu của gốm đôi khi dựa vào các hợp chất mangan. Trong ngành công nghiệp thủy tinh, các hợp chất mangan được dùng cho 2 hiệu ứng. Mangan(III) phản ứng với sắt(II) để tạo ra màu lục đậm trong thủy tinh bằng cách tạo ra sắt(III) ít màu hơn và màu hồng nhạt của mangan(II) kết hợp với màu còn lại của sắt (III). Mangan (Mn): là kim loại có trong tự nhiên, mọi người đều bị nhiễm hàm lượng nhỏ Mn có trong không khí, thức ăn, nước uống. Mn là kim loại vết cần thiết cho sức khỏe người. Mn có thể tìm thấy trong một số loại thức ăn, ngũ cốc, trong một số loài thực vật như cây chè . Người bị nhiễm Mn trong một thời gian dài thường mắc các bệnh thần kinh, rối loạn vận động, nhiễm độc mức hàm lượng cao kim loại này sẽ gây các bệnh về hô hấp .

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Mangan, là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Mn và số nguyên tử 25 Nó được tìm thấy ở dạng tự do trong tự nhiên (đôi khi kết hợp với sắt), và trong một số loại khoáng vật Ở dạng nguyên tố tự do, mangan là kim loại quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ

Mangan phosphat được dùng để xử lý gỉ và chống ăn mòn trên thép Tùy theo trạng thái ôxy hóa của nó, càc ion mangan có nhiều màu khác nhau và được dùng làm thuốc nhuộm trong công nghiệp Các permanganat với các kim loại kiềm và kiềm thổ là các chất ôxy hóa mạnh Mangan điôxít được dùng làm vật liệu catốt trong các pin và pin khô kiềm và tiêu chuẩn

Các ion mangan(II) có chức năng làm cofactor trong một số enzyme ở sinh

vật bậc cao, có vai trò quan trọng trong sự giải độc của các gốc peoxittự do Nguyên tố này cần thiết ở dạng vết trong các sinh vật sống Khi hít phải Với lượng lớn hơn, mangan có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh mà đôi khi không thể phục hồi được

Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử ôxi, và mang những đặc tính của hợp kim Luyện thép, và cả luyện sắt,

sử dụng nhiều mangan nhất (chiếm khoảng 85-90% tổng nhu cầu) Trong những mục đích khác, mangan là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không rỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm Nó còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc xọc cho động cơ Mangan đioxít được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác Mangan được dùng để tẩy màu thủy tinh (loại bỏ màu xanh lục do sắt tạo ra), hoặc tạo màu tím cho thủy tinh Mangan ôxít là một chất nhuộm màu nâu, dùng để chế tạo sơn, và là thành phần của màu nâu đen tự nhiên Kali pemanganat là chất ôxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y khoa Phốtphát hóa mangan là phương pháp chống rỉ và ăn mòn cho thép Nó thường hay được dùng để sản xuất tiền xu Những loại tiền xu duy nhất có sử dụng mangan là đồng xu niken "thời chiến" ("Wartime" nickel) từ năm 1942 đến 1945,

và đồng xu đôla Sacagawea (từ năm 2000 đến nay) Trình độ ứng dụng mangan ở Hoa Kỳ vẫn không có nhiều thay đổi Hiện nay, không có giải pháp công nghệ thực

tế nào có thể thay thế mangan bằng chất liệu khác hay sử dụng các trầm tích trong nước hoặc các công nghệ làm giàu khác để giảm hoàn toàn sự phụ thuộc của Hoa

Kỳ vào các quốc gia khác đối với quặng mangan

Chất liệu thay thế: Mangan không có chất liệu thay thế thỏa mãn nào trong những ứng dụng lớn Trong những ứng dụng nhỏ, kẽm hoặc vanađi có thể thay thế được cho phương pháp phốtphát hóa mangan

Trang 2

Các hợp chất mangan được sử dụng để làm chất tạo màu và nhuộm màu cho gốm

và thủy tinh Màu nâu của gốm đôi khi dựa vào các hợp chất mangan Trong ngành công nghiệp thủy tinh, các hợp chất mangan được dùng cho 2 hiệu ứng Mangan(III) phản ứng với sắt(II) để tạo ra màu lục đậm trong thủy tinh bằng cách tạo ra sắt(III) ít màu hơn và màu hồng nhạt của mangan(II) kết hợp với màu còn lại của sắt (III)

Mangan (Mn): là kim loại có trong tự nhiên, mọi người đều bị nhiễm hàm lượng nhỏ Mn có trong không khí, thức ăn, nước uống Mn là kim loại vết cần thiết cho sức khỏe người Mn có thể tìm thấy trong một số loại thức ăn, ngũ cốc, trong một số loài thực vật như cây chè Người bị nhiễm Mn trong một thời gian dài thường mắc các bệnh thần kinh, rối loạn vận động, nhiễm độc mức hàm lượng cao kim loại này sẽ gây các bệnh về hô hấp

Trang 3

Các phương pháp phân tích Mangan

A.Phương pháp so màu chuẩn độ bằng dung dịch kali pemanganat 0,01N

1 Phương pháp lấy mẫu

Mẫu lấy để phân tích mangan không nhỏ hơn 250 ml Mẫu không xác định ngay cần cố định bằng 3 ml axit nitric (d = 1,42) hoặc 5ml axit clohidric 1:1 trong

1000 ml mẫu nước cho đến pH = 2 Mẫu đã cos định có thể bảo quản được một tháng

2 Phương pháp xác định

2.1 Nguyên tắc

Dùng kali pesunfat và chất xúc tác là ion Ag+ trong môi trường axit để oxy hóa Mn2+ đến MnO4- Kết quả được xác định trên máy đo màu hoặc so màu chuẩn

độ bằng dung dịch kali pemanganat 0,01N

2.2 Yếu tố cản trở

Ion clo (Cl-) gây cản trở xác định, loại bỏ được bằng cách thêm dung dịch bạc nitrat, lọc bỏ tủa sẽ loại được Cl- Nếu có nhiều chất hữu cơ, loại bỏ bằng cách

vô cơ hóa, loại trừ bằng cách thêm vài giọt axit photphoric Các chất có màu khác được loại trừ bằng cách dùng mẫu trắng

2.3 Dụng cụ và thuốc thử.

2.3.1 Dụng cụ

+ Buret, pipet, bình nón, bát sứ;

+ Máy quang sắc kế, cuvét 2 ÷ 5 cm, kính lọc 520 nm

2.3.2 chuẩn bị dung dịch gốc

Trang 4

Dung dịch mangan gốc chuẩn bị như sau:

Hòa tan 0,2748 g mangan sunfat (MnSO4 đã nung ở 5000C) trong 10ml axit sunfuric 1 : 4 Thêm nước cất đến 1000 ml 1 ml dung dịch này chứa 0,1 mn

Dung dịch tiêu chuẩn chuẩn bị như sau:

Lấy chính xác 100 ml dung dịch gốc cho vào bình định mức thêm nước cất đến đủ 1000 ml 1ml dung dịch này chứa 0,010 mg Mn2+ Axit photphoric đặc và dung dịch 1 : 4 Axit nitric đặc , Bạc nitrat, dung dịch 10%, hoà tan 104 g AgNO3

trong 1000 ml nước cất; Dung dịch kali hoặc amoni pesufat bão hoà; Axit sunfuric đặc

2.4 Xây dựng đường chuẩn

Lấy một dãy bình định mức, dung tích 50 ml cho các dung dịch vào đó theo bảng sau:

Dung dịch (ml)

Dung dịch mangan

chuẩn

Đo màu trên quang sắc kế, dùng kính lọc có bước sóng 520 nm Từ mật độ quang học đo được, vẽ đường chuẩn

2.5 Cách tiến hành

Trang 5

2.5.1 Tiến hành so màu trên quang sắc kế

Mẫu nước sau khi đã xử lý lấy một thể thích sao cho hàm lượng mangan trong đó vào khoảng từ 0,005 mg/l đến 1mg/l rồi pha loãng hoặc cô cạn đến thể tích 100 ml Thêm 1 ml axit sunfuric đặc, 1ml bạc nitrat 10%, 10 ml kali pesunfat bão hoà Đun cạn đến thể tích 50ml Để nguội, lọc bỏ phần kết tủa rửa kỹ bằng nước cất đến thể tích 100 ml Nếu có mangan sẽ xuất hiện màu hồng tím của ion

Mn+7 Cường độ màu phụ thuộc vào hàm lượng mangan

Đo màu trên máy quang sắc kế ở bước sóng 520 nm và cuvét từ 2 ÷ 5 cm

2.5.2.1 Cách tính kết quả

Hàm lượng mangan (x), tính bằng mg/l theo công thức:

V

1000

x

C

x =

Trong đó:

C – hàm lượng mangan theo đường chuẩn, mg

V - Thể tích nước lấy để phân tích, ml;

2.5.2 Cách tiến hành màu chuẩn độ

Lấy hai bình nón, dung tích 250 ml (nếu làm nhiều mẫu, ví dụ 8 mẫu thì lấy

8 + 1 bình nón)

Cho vào bình nón thứ nhất 100 ml mẫu nước, 1ml axit sunfuric đặc, 1ml bạc nitrat 10% đun cạn đến còn thể tích 50ml Lọc, loại bỏ tủa, rửa bằng nước cất đến thể tích ban đầu (100 ml) Đun sôi, thêm vào đó 10ml kali pesunfat bão hòa, tiếp tục đun sôi thêm phút, dung dịch có màu hồng tím

Cho vào bình nón thứ hai có dung tích trên 100 ml nước cất, 5ml axit sunfuric 75% và 10 ml kali pesunfat bão hòa, đun sôi thêm 1 phút, để nguội, định mức với nước cất vừa đủ 100 ml

Sau khi cả hai bình (1) và (2) đã nguội, dùng buret giỏ từ từ dung dịch kali pemanganat 0,01 N vào bình thứ hai (2), vừa giỏ vừa lắc đến khi nào màu nước

Trang 6

trong bình thứ hai (2) cùng màu với màu của mẫu nước thì dừng lại Ghi số ml kali pemanganat đã dùng (n)

2.5.2.1 Tính kết quả

Hàm lượng mangan (x), tính bằng mg/l theo công thức:

V

1000

n x

x

11

,

0

x =

Trong đó:

n - lượng pemanganat 0,01 N đã dùng, ml

0,11 - số mg Mn++ tương đowng với 1ml kali pemanganat 0,01 N

V - thể tích nước lấy để phân tích, ml

B Phương pháp so màu quang điện bằng máy UV – VIS

Máy quang phổ tử ngoại khả kiến (Ultra Violet - Visibility Spectrum hay

UV - VIS) được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa học, sinh học, công nghệ thực phẩm, đồ uống cũng như môi trường

Máy quang phổ UV - VIS vận hành trên cơ sở đo độ hấp thụ ánh sáng đặc trưng cũng như độ truyền quang ở các bước sóng khác nhau, nhờ đó kết quả thu được nhanh và chính xác, đặc biệt là việc ứng dụng thiết bị trong ngành đồ uống để xác định thành phần vi lượng cũng như các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong lĩnh vực công nghệ sản xuất bia, máy quang phổ UV - VIS được ứng dụng để xác định độ màu của nguyên liệu cũng như bia thành phẩm, thành phần đạm amin, đường khử, hàm lượng â-glucan, polyphenol, hàm lượng chất đắng và diacetyl Ngoài ra, người ta còn sử dụng phương pháp so màu trong phân tích các kim loại nặng như Cr, As, Zn, Al, Hg, Tính năng hoạt động Máy quang phổ UV - VIS là thiết bị có thể sử dụng để kiểm tra các chỉ tiêu hoá học trong các mẫu nước có kết quả phân tích nhanh, cho phép sử dụng các loại hóa chất và thuốc thử thông dụng và sẵn có ở Việt Nam Đặc biệt, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang sử dụng phổ biến máy quang phổ UV - VIS model U

Trang 7

- 1900 và U - 2900 Đây là thiết bị hoạt động có độ ổn định cao, giá thành rất hợp

lý, giao diện phần mềm thân thiện dễ sử dụng Phần mềm cơ bản Đo độ hấp thụ, độ truyền quang hoặc đo nồng độ với hệ số nồng độ hay hệ số nồng độ chuẩn như μg/ml, mg/ml, g/l, ppb, ppm, %, IU, mM/l, M/l hoặc các giá trị nồng độ khác có thể đưa vào qua bàn phím, hiển thị liên tục giá trị đo không cần nhấm phím đọc Chức năng định lượng Thiết lập hoặc lưu trữ các cách tính hiệu chuẩn để đo nồng

độ mẫu chưa biết Có thể dùng đến 10 dung dịch chuẩn để xác định đường cong chuẩn

Chức năng quét Quét phổ của mẫu tại bất kỳ khoảng bước sóng nào với việc lựa chọn tốc độ quét và lượng dữ liệu đo Tốc độ quét có thể lựa chọn phù hợp từ 100nm đến 3600nm/phút; Bước sóng quét sẽ được quét từ bước sóng cao đến bước sóng thấp Do vậy, thiết bị đợi bước sóng cao, cách này làm giảm nhiễu, tăng độ nhạy của thiết bị; Việc điều khiển chính xác kính lọc và đổi đèn làm tăng hiệu quả quét

Chức năng DNA/Protein Tính toán nồng độ và độ tinh khiết DNA Tỷ lệ tại các bước sóng đo khác nhau Tỉ lệ tại các bước sóng 260nm/280nm hoặc 260nm/230nm và có thể trừ đi độ hấp thụ tại bước sóng 320nm Các bước sóng khác và hệ số có thể thêm vào Chức năng Đo đa bước song Đo đa bước sóng để phân tích và xác định các thành phần trong hỗn hợp như phân tích mầu của bia

Ứng dụng máy quang phổ UV - VIS trong phân tích xác định hàm lượng mangan tổng Lấy 25 ml mẫu, sau đó cho 1,25 ml H2SO4đ, để nguội, thêm tiếp 1,25 ml HNO3đ, đun đến khi bốc hết khói trắng, bắc ra để nguội, cho nước cất đến 25 ml và 1,25 ml HNO3đ, 1,25 ml H3PO4đ Đun sôi nhẹ bắc ra

để nguội cho tiếp 0,075 g KIO4 Đun sôi cạn một nửa Bắc ra định mức thành 25

ml So màu với mẫu trắng (mẫu không có Mn2+) ở bước sóng = 520 nm

C.Phương pháp quang phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS)

Trang 8

Thuật ngữ ICP (Inductively Coupled Plasma) dùng để chỉ ngọn lửa plasma tạo thành bằng dòng điện có tần số cao (cỡ MHz) được cung cấp bằng một máy phát Radio Frequency Power (RFP) Ngọn lửa plasma có nhiệt độ rất cao có tác dụng chuyển các nguyên tố trong mẫu cần phân tích thành dạng ion

MS (Mass Spectrometry) là phép ghi phổ theo số khối hay chính xác hơn là theo tỷ số giữa số khối và điện tích (m/Z)

Từ khi xuất hiện plasma cảm ứng với các tính năng và ưu điểm về vận hành hơn hẳn các nguồn hồ quang và tia điện thì một công cụ mới đã dần dần được phát triển thành một tổ hợp ICP ghép với một khối phổ kế Hai ưu điểm nổi bật của ICP-MS là có độ phân giải cao và dễ tách các nhiễu ảnh hưởng lẫn nhau do đó có thể phát hiện được hầu hết các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Phương pháp phân tích này dựa trên các nguyên tắc của sự bay hơi, phân tách, ion hóa của các nguyên

tố hóa học khi chúng được đưa vào môi trường plasma có nhiệt độ cao Sau đó các ion này được phân tách ra khỏi nhau theo tỷ số khối lượng / điện tích (m/z) của chúng, bằng thiết bị phân tích khối lượng có từ tính và độ phân giải cao phát hiện, khuyếch đại tín hiệu và đếm bằng thiết bị điện tử kĩ thuật số

Phương pháp ICP – MS ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỉ trước và ngày càng chứng tỏ là kĩ thuật phân tích có ưu điểm vượt trội so với các kĩ thuật phân tích khác như quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), quang phổ phát xạ plasma cảm ứng (ICP-AES hay ICP-OES)…Phương pháp ICP-MS hơn hẳn các kĩ thuật phân tích kim loại nặng khác ở các điểm sau: có độ nhạy cao, độ lặp lại cao, xác định đồng thời được hàng loạt các kim loại trong thời gian phân tích ngắn

Sự xuất hiện và bản chất của phổ ICP-MS

Dưới tác dụng của nguồn ICP, các phân tử trong mẫu phân tích được phân li thành các nguyên tử tự do ở trạng thái hơi Các phần tử này khi tồn tại trong môi trường kích thích phổ ICP năng lượng cao sẽ bị ion hóa, tạo ra đám hơi ion của chất mẫu (thường có điện tích +1) Nếu dẫn dòng ion đó vào buồng phân cực để phân giải chúng theo số khối (m/Z) sẽ tạo ra phổ khối của nguyên tử chất cần phân tích và được phát hiện nhờ các detector thích hợp

Các quá trình xảy ra trong nguồn ICP:

Trang 9

- Hóa hơi chất mẫu, nguyên tử hóa các phân tử, ion hóa các nguyên tử, sự phân giải của các ion theo số khối sẽ sinh ra phổ ICP-MS:

Hóa hơi: MnXm(r)  Mnxm(k)

Phân li: MnXm(k)  nM(k) + mX(k)

Ion hóa: M(k)0 + Enhiệt  M(k)+

- Thu toàn bộ đám hơi ion của mẫu, lọc và phân ly chúng thành phổ nhờ hệ thống phân giải khối theo số khối của ion, phát hiện chúng bằng detector, ghi lại phổ

- Đánh giá định tính, định lượng phổ thu được

Như vậy thực chất phổ ICP - MS là phổ của các nguyên tử ở trạng thái khí tự do đã

bị ion hóa trong nguồn năng lượng cao tần ICP theo số khối các chất

Ưu điểm của phương pháp phân tích bằng ICP-MSA

Phép đo phổ ICP - MS là một kỹ thuật mới, ra đời cách đây không lâu nhưng được phát triển rất nhanh và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như :quá trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân, xác định đồng vị phóng xạ, nước làm lạnh sơ cấp trong ngành hạt nhân (chiếm tỷ trọng 5%); phân tích nước uống, nước biển, nước bề mặt, đất, bùn, đất hoang, phân tích định dạng Hg, As, Pb và Sn trong nghiên cứu và bảo vệ môi trường (48%); quá trình hoá học, chất nhiễm bẩn trong

Si Wafers trong công nghiệp sản xuất chất bán dẫn (33%); máu, tóc, huyết thanh, nước tiểu, mô trong y tế (6%); đất, đá, trầm tích, nghiên cứu đồng vị phóng xạ trong địa chất ( 2%); hoá chất (4%); dấu vết đạn, đặc trưng vật liệu, nguồn gốc, chất độc trong khoa học hình sự (1%) và phân tích thực phẩm (1%)

- Ưu điểm phép đo phổ ICP- MS:

- Nguồn ICP là nguồn năng lượng kích thích phổ có năng lượng cao, nó cho phép phân tích hơn 70 nguyên tố từ Li – U và có thể xác định đồng thời chúng với độ nhạy và độ chọn lọc rất cao (giới hạn phát hiện từ ppb-ppt đối với tất cả các nguyên tố)

Trang 10

- Khả năng phân tích bán định lượng rất tốt do không cần phải dùng mẫu chuẩn mà vẫn đạt độ chính xác cao; có thể phân tích các đồng vị và tỷ lệ của chúng

- Tuy có độ nhạy cao nhưng nguồn ICP lại là nguồn kích thích phổ rất ổn định, nên phép đo ICP - MS có độ lặp lại cao và sai số rất nhỏ

- Phổ ICP - MS ít vạch hơn phổ ICP - AES nên có độ chọn lọc cao, ảnh hưởng thành phần nền hầu như ít xuất hiện, nếu có thì cũng rất nhỏ, dễ loại trừ

- Vùng tuyến tính trong phép đo ICP - MS rộng hơn hẳn các kỹ thuật phân tích khác, có thể gấp hàng trăm lần và khả năng phân tích bán định lượng rất tốt do không cần dùng mẫu chuẩn mà vẫn cho kết quả tương đối chính xác

-Ngoài ra ICP-MS còn được sử dụng như là một detector cho LC, CE, GC

Với nhiều ưu điểm vượt trội, kỹ thuật phân tích ICP - MS được ứng dụng rộng rãi

để phân tích nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là trong các lĩnh vực phân tích vết

và siêu vết phục vụ nghiên cứu sản xuất vật liệu bán dẫn, vật liệu hạt nhân, nghiên cứu địa chất và môi trường

Hóa chất và dụng cụ

- Hóa chất được sử dụng là các loại hóa chất siêu tinh khiết của Merck như: HNO3, HClO4, H2O2, H2SO4, HF…dung dịch chuẩn đa nguyên tố dùng cho phân tích ICP-MS

- Dụng cụ thí nghiệm: bình Kendal dung tích 100 ml, cốc Teflon 50 ml, bình định mức các loại 100ml, 50ml, 25ml, cốc 50ml, phễu lọc, pipet các loại, bếp điện, giấy lọc…

- Thiết bị: máy đo ICP-MS (ELAN 9000) và các thiết bị phụ

Hệ thống phân tích ICP-MS điển hình có dạng như hình 6 Hình 7 là hình ảnh thiết

bị phân tích ICP-MS được sử dụng để phân tích mẫu tại khoa Hoá- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội

Ngày đăng: 04/05/2016, 21:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w