1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG LAM – NGHỆ AN

72 813 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 893 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu Danh mục hình Danh mục sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan về ngành sản xuất mía đường 3 1.1.1. Ngành mía đường Thế giới 3 1.1.2. Ngành mía đường Việt Nam 3 1.2. Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất mía đường 4 1.3. Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam 7 1.3.1. Giải pháp về mặt pháp lý 7 1.3.2. Giải pháp về mặt công nghệ 9 1.4. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Sông Lam Nghệ An 10 Chương 2. MỤC TIÊU ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12 2.1.1. Mục tiêu tổng quát 12 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 12 2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12 2.3. Nội dung nghiên cứu 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu 13 2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu 13 2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 13 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường 13 2.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 14 2.4.5. Phương pháp điều tra xã hôi học 17 2.4.6. Phương pháp so sánh, đánh giá 17 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HÔI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 18 3.1.1. Vị trí địa lý 18 3.1.2. Điều kiện địa hình 18 3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn 18 3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng 19 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội 19 3.2.1. Dân sinh, kinh tế 19 3.2.2. Thực trạng xã hội 20 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 4.1. Quy trình Công nghệ sản xuất và nguồn phát sinh chất thải của nhà máy 21 4.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 21 4.1.2. Các nguồn thải và đặc tính nguồn thải của công ty 25 4.1.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. 25 4.1.2.2. Các nguồn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước 26 4.1.2.3. Chất thải rắn: 26 4.2. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại Công ty Mía đường Sông Lam đến môi trường khu vực 27 4.2.1. Giai đoạn trước năm 2008 27 4.2.1.1. Tác động tới môi trường không khí. 27 4.2.1.2. Tác động tới chất lượng môi trường nước 28 4.2.2. Giai đoạn năm 2008 đến nay 30 4.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến kinh tế xã hội của khu vực 30 4.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của công ty. 31 4.3.1. Quản lý khí thải và tiếng ồn 32 4.3.1.1. Các biện pháp công ty áp dụng giảm thiểu ô nhiễm không khí: 32 4.3.1.2. Hiệu quả của các biệp pháp áp dụng giảm thiểu khí thải 34 4.3.2. Công tác quản lý nguồn nước của Công ty 37 4.3.2.1.Các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước 37 4.3.2.2. Hiệu quả của các biện pháp khống chế ô nhiễm nước 41 4.3.3. Quản lý chất thải rắn 45 4.3.3.1. Các biện pháp áp dụng quản lý chất thải rắn 45 4.3.2.2. Hiệu quả các biện pháp áp dụng 47 4.3.4. Hoạt động giám sát chất lượng môi trường 48 4.4. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại Công ty. 49 4.4.1. Giải pháp về mặt công nghệ 49 4.4.2. Giải pháp về mặt quản lý 50 4.4.3. Giải pháp về mặt chính sách, tuyên truyền 51 Chương 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Tồn tại 53 5.3. Kiến nghị 53

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHỆP KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG

Khóa học : 2008 – 2012

Hà Nội - 2012 LỜI CẢM ƠN

Trang 2

Để kết thúc khóa học năm 2008 – 2012 tại trường Đại học Lâm nghiệp,chuyên ngành Khoa học môi trường, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn

và bước đầu làm quen với thực tiễn, được sự nhất trí của Khoa Quản lý Tàinguyên Rừng và Môi trường, bộ môn Quản lý môi trường, tôi tiến hành thực

hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý

môi trường của công ty cổ phần mía đường Sông Lam – nghệ An”

Trong quá trình thực hiện khóa luận ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bạn bè và các cơ quan

tổ chức, chính quyền Đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành, nhân dịp nàytôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy giáo, TS Trần Quang Bảo;Ks.Tăng Sỹ Hiệp, người đã tận tình hưỡng dẫn tôi trong suốt quá trình thựchiện khóa luận Các Thầy Cô giáo trong Khoa QLTNR&MT đã giúp đỡ,giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận.Cán bộ, công nhân Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam, công ty TNHHMTV kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt thời gian thực tập

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, kinhnghiệm nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy tôimong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đọc để khóaluận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hà

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục bảng, biểu

Danh mục hình

Danh mục sơ đồ

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mía đường 3

1.1.1 Ngành mía đường Thế giới 3

1.1.2 Ngành mía đường Việt Nam 3

1.2 Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất mía đường 4

1.3 Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam 7

1.3.1 Giải pháp về mặt pháp lý 7

1.3.2 Giải pháp về mặt công nghệ 9

1.4 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Sông Lam - Nghệ An 10 Chương 2 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 12

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 12

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12

2.3 Nội dung nghiên cứu 12

2.4 Phương pháp nghiên cứu 13

2.4.1 Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu 13

2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 13

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu hiện trường 13

Trang 4

2.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 14

2.4.5 Phương pháp điều tra xã hôi học 17

2.4.6 Phương pháp so sánh, đánh giá 17

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HÔI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 18

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 18

3.1.1 Vị trí địa lý 18

3.1.2 Điều kiện địa hình 18

3.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn 18

3.1.4 Địa chất thổ nhưỡng 19

3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội 19

3.2.1 Dân sinh, kinh tế 19

3.2.2 Thực trạng xã hội 20

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21

4.1 Quy trình Công nghệ sản xuất và nguồn phát sinh chất thải của nhà máy 21

4.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 21

4.1.2 Các nguồn thải và đặc tính nguồn thải của công ty 25

4.1.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí 25

4.1.2.2 Các nguồn ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước 26

4.1.2.3 Chất thải rắn: 26

4.2 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất tại Công ty Mía đường Sông Lam đến môi trường khu vực 27

4.2.1 Giai đoạn trước năm 2008 27

4.2.1.1 Tác động tới môi trường không khí 27

4.2.1.2 Tác động tới chất lượng môi trường nước 28

4.2.2 Giai đoạn năm 2008 đến nay 30

4.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến kinh tế - xã hội của khu vực 30

4.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của công ty 31

4.3.1 Quản lý khí thải và tiếng ồn 32

Trang 5

4.3.1.1 Các biện pháp công ty áp dụng giảm thiểu ô nhiễm không khí: 32

4.3.1.2 Hiệu quả của các biệp pháp áp dụng giảm thiểu khí thải 34

4.3.2 Công tác quản lý nguồn nước của Công ty 37

4.3.2.1.Các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước 37

4.3.2.2 Hiệu quả của các biện pháp khống chế ô nhiễm nước 41

4.3.3 Quản lý chất thải rắn 45

4.3.3.1 Các biện pháp áp dụng quản lý chất thải rắn 45

4.3.2.2 Hiệu quả các biện pháp áp dụng 47

4.3.4 Hoạt động giám sát chất lượng môi trường 48

4.4 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại Công ty 49

4.4.1 Giải pháp về mặt công nghệ 49

4.4.2 Giải pháp về mặt quản lý 50

4.4.3 Giải pháp về mặt chính sách, tuyên truyền 51

Chương 5 KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 52

5.1 Kết luận 52

5.2 Tồn tại 53

5.3 Kiến nghị 53

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BOD5 Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu ôxy sinh hóa BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

COD Chemicali oxygen Demand – Nhu cầu ôxy hóa học

DO Dessolved Oxygen – Hàm lượng ôxy hòa tan

SS Solid suppended – Hàm lượng chất rắn lơ lửng

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Kết quả phân tích nước trước khi thải ra môi trường 29

Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu khí thải - Khu vực trong nhà máy 35

Bảng 4.3 : Kết quả phân tích khí thải - Bên ngoài nhà máy 35

Bảng 4.4: Kết quả phân tích nước thải 41

Biểu đồ 4.1: Hàm lượng các chất ô nhiễm trước và sau xử lý 43

Biểu đồ 4.2: Hàm lượng các chât ô nhiễm trong nước sau khi xử lý 44

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Tiếp nhận nguyên liệu 22

Hình 4.2: Băng tải mía vào hệ thống ép 22

Hình 4.3: Mật chè 24

Hình 4.4: Ống thải Bã bùn 24

Hình 4.5: Nước làm mát theo đường dẫn ra ngoài 40

Hình 4.6 : Hệ thống xử lý nước thải 40

Hình 4.7: Hồ sinh học 41

Hình 4.8: Nước lưu sau xử lý, trước khi thải ra ngoài 41

Hình 4.9: Kho chứa bã mía thừa 45

Hình 4.10: Bã mía thừa được vận chuyển sang lò đốt sản xuất cồn 45

Hình 4.11: Nguyên liệu sản xuất phân vi sinh 48

Hình 4.12: Máy nghiền nguyên liệu 48

Hình 4.13 : Sản xuất phân vi sinh 48

Hình 4.14 : Sản phẩm phân vi sinh 48

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ giai đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 21

Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ giai đoạn làm sạch và cô đặc mía 23

Sơ đồ 4.3: Các công đoạn nấu đường và thành phẩm 24

Sơ đồ 4.4: Hệ thống xử lý nước thải cũ của Công ty 28

Sơ đồ 4.5: Công nghệ xử lý khí thải lò hơi 33

Sơ đồ 4.6: Quy trình hệ thống xử lý nước thải của Công ty 38

Sơ đồ 4.7: Quy trình sản xuất phân vi sinh của Công Ty 46

Trang 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

=================o0o===================

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Tên khóa luận: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi

trường của Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam – Nghệ An

2 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hà

3 Giáo viên hướng dẫn: Ts Trần Quang Bảo

Ks Tăng Sỹ Hiệp

4 Mục tiêu nghiê cứu:

- Đánh giá hiệu quả về các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường củacông ty Cổ Phần Mía đường Sông Lam

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trườngcho công ty

5 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thải của Công tyMía đường Sông Lam

- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại Công ty Mía đường SôngLam tới môi trường

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công ty Mía đườngSông Lam

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường choCông ty Mía đường Sông Lam

6 Kết quả đạt được:

1 Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam với quy mô sản xuất nhỏ nhưng đãgóp phần lớn trong việc phát triển nền kinh tế- xã hội của khu vực Tuy nhiênvới thiết bị thô sơ, quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn đã thải ra mộtlượng lớn chất ô nhiễm gồm: Nước thải, khí thải, chất thải rắn

Trang 11

2 Với lượng lớn chất thải, nhưng trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động Công

ty chưa chú trọng tới khía cạnh môi trường, công nghệ xử lý chất thải chưahoàn chỉnh đã gây ra ảnh hưởng lớn tới môi trường, nhiều chất gây ô nhiễmvượt tiêu chuẩn như: BOD5 vượt tiêu chuẩn 4.9 lần, BOD vượt 4.1 lần…bêncạnh đó còn có khói bụi, mùi phát sinh từ chất thải ảnh hưởng tới cuộc sốngcủa người dân xung quanh

3 Trong nhưng năm gần đây Công ty đã có sự cải tiến, nâng cấp và đầu tưcông nghệ nên hạn chế sự tác động của chất thải tới môi trường xung quanh

- Rác thải được thu gom, xử lý theo đúng quy định Bã bùn và bùn thảiđược công ty xử lý sơ bộ và làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh, cung cấplại cho nhân dân trồng mía mang lại lợi nhuận 275 triệu đồng/ năm và giảiquyết các vấn đề môi trường phát sinh từ bã bùn

- Năm 2008 nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý khói bụi, khí thải lò hơicông nghệ mới thay thế thiết bị tự chế trước đây Khói bụi thải ra môi trườngđược hạn chế, các thông số quan trắc đều nằm trong quy chuẩn cho phép

- Nước thải của công ty có hàm lượng chất ô nhiễm rất cao, vượt tiêuchuẩn hàng trăm lần Công ty cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nướcthải tự động tiên tiến hiện đại Nước thải ra đạt tiêu chuẩn, nằm trong giới hạncho phép của QCVN 40:2011/BTNMT

4 Mặc dù chưa có phòng ban chịu trách nhiệm chuyên sâu về vấn đề môitrường nhưng hoạt động quản lý môi trường của công ty vẫn mang lại hiệuquả Với giải pháp sản xuất sạch hơn như tiết kiệm điện, than, dây chuyền sảnxuất mới… đã mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường

5 Đề tài đã đề xuất được một số giải pháp về mặt công nghệ, quản lý, chínhsách và tuyên truyền nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt độngquản lý và bảo vệ môi trường cho Công ty Cổ Phần Mía đường Sông Lam

Hà Nội, ngày… tháng 5 năm 2012.

Sinh viên thực hiện

Trang 12

Lê Thị Hà

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, với điều kiện khíhậu, thổ nhưỡng thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển cây côngnghiệp ngắn ngày Trong đó có cây mía được nhân dân ta chú trọng phát triểnnên ngành công nghiệp mía đường từ năm 1990 Các nhà máy lập nên đã giúpnông dân khai hoang phục hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mở thêm diệntích đất trồng mía Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởiđầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn vớimục tiêu xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao độngtrong nông nghiệp, đặc biệt là giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn,miền núi Trong hơn 20 năm qua, cùng với các hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất

và đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể, bộ mặt nông thôn

đã được đổi mới, hệ thống, điện - đường- trường- trạm đã nâng cấp hơn nhiều.Tuy nhiên, phần lớn các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với thiết bị và côngnghệ lạc hậu thường hay gặp sự cố kỹ thuật Thực tế cho thấy nhiều nhà máychưa có đầy đủ hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường xung quanhbởi bụi khói lò hơi, bã bùn, nước thải, khí thoát ra từ các tháp phản ứng sunfithóa và cacbonat hóa Chính vì vậy mà sự phát triển của ngành mía đường đã

và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường

Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam là tiền thân của Nhà máyđường Sông Lam - Nghệ An được thành lập năm 1960 Với bề dày hoạt động

đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Tuy nhiên,Nhà máy sản xuất với thiết bị lạc hậu và chưa chú trọng tới khía cạnh môitrường nên cũng đã không tránh khỏi tình trạng nêu trên Đến năm 2008,Công ty đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp đầu tư lớn nhằm giải quyết hiệuquả các vấn đề tiêu thụ và thất thoát nguyên, vật liệu; các vấn đề môi trườngnổi cộm Vậy giải pháp Công ty đã và đang áp dụng là gì? Hiệu quả của việc

áp dụng chúng ra sao? Những tồn tại trong công tác quản lý môi trường của

Trang 14

Công ty hiện nay là gì? Để tìm câu trả lời cho những thắc mắc ở trên tôi đã

thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý môi

trường của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam – Nghệ An” Kết quả

nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá, nhận xét những mặt tích cực và hạnchế của công ty trong công tác bảo vệ môi trường, từ đó đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý bảo vệ môi trường và phát triểnkinh tế bền vững tại cơ sở sản xuất

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về ngành sản xuất mía đường

1.1.1 Ngành mía đường Thế giới

Vào thế kỉ IV người Ấn Độ và người Trung Hoa đã chế biến mía thànhtinh thể đường Từ đó kỹ thuật sản xuất đường chuyển sang các nước châu Âunhư: Anh, Nam Tư, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Italia… đồng thời chuyển việc sảnxuất đường ở dạng thủ công trở thành một nghành công nghiệp Đến thế kỉXVI nhiều nhà máy đường xuất hiện lên Anh, Pháp, Đức… Đến thế kỷ XX,nhà máy đường hiện đại đầu tiên xây dựng ở Anh

Thuở sơ khai công nghiệp đường còn thô sơ, dùng trâu bò để kéo máyhai trục bằng gỗ, làm sạch chỉ bằng vôi, nấu đường bằng chảo dưới áp suấtkhí quyển, thực hiện kết tinh tự nhiên Từ năm 1867, ở Pháp sử dụng máy ép

ba trục bằng gang, kéo bằng hơi nước Sau đó máy ép được cải tiến dùngnhiều trục ép, máy ép và dùng nước thẩm thấu để nâng cao hiệu suất ép

Ngành công nghiệp mía đường mấy chục năm gần đây đã phát triển rấtnhanh, đã cơ khí hóa toàn bộ dây chuyền và việc tự động hóa đã được ápdụng khá rộng rãi ở nhiều khâu

1.1.2 Ngành mía đường Việt Nam

Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất đường ở Việt Nam còn lạc hậu sovới thế giới Cây mía và nghề làm mật, đường ở nước ta đã có từ xa xưa,nhưng công nghiệp mía đường mới bắt đầu từ thế kỉ thứ XX Đến năm 1994,

cả nước mới có 9 nhà máy đường với công suất gần 11.000 tấn mía/ ngày và 2nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ với thiết bị và công nghệ lạc hậu.Hằng năm nước ta phải nhập khẩu 300.000 đến 500.000 tấn đường Năm

1995, với chủ trương “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện

có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ Ở những vùng nguyên liệu lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường

Trang 16

năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn” (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

80) Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hànhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xóa đói, giảm nghèo giải

quyết việc làm cho lao động nông nghiệp Ngành mía đường được giao “ không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối đa mà là ngành kinh tế xã hội” [ 6 ]

Hơn một thập kỷ qua (1995 – 2011) tuy thời gian chưa nhiều nhưngđược sự hỗ trợ và quan tâm của Chính phủ, ngành mía đường còn non trẻ củaViệt Nam đã góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế quốc dân và

ổn định xã hội thông qua giải quyết việc làm cho hàng triệu nông dân trồngmía và hơn 2 vạn công nhân việc làm trong các nhà máy Bên cạnh đó nó còngóp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn,

bộ mặt nông thôn vùng mía đã có nhiều đổi mới…

Khi có chương trình 1 triệu tấn đường của Nhà nước thì ngành míađường được chú trọng phát triển Nhiều nhà máy được xây dựng thêm, diệntích đất trồng mía được mở rộng Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt trong giaiđoạn đầu trong khi các nhà máy được xây dựng với hệ thống máy móc, côngnghệ lạc hậu Phần lớn các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết

bị cũ của Trung Quốc nên đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho môi trường

1.2 Các vấn đề môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất mía đường

Trong công nghiệp sản xuất mía đường để sản xuất ra 1 tấn đường kínhcần phải chế biến 1000 tấn mía nguyên liệu và quá trình đã thải ra: 275 tấn bãmía (27,5% so với mía cây), 3 tấn tro lò hơi (0,3%), 25 tấn bùn lọc (25%), 35tấn mật rỉ (3,5%), 3000m3 nước thải [4] Ngoài sản phẩm chính là đường, câymía còn mang lại nhiều giá trị khác như:

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường ViệtNam, hiện nay các nước sản xuất mía đường lớn trên thế giới đều không còncoi mía đường là ngành hàng thực phẩm như trước đây nữa, mà đã coi đây làmột ngành sản xuất năng lượng Trước hết đó là năng lượng cho con người(đường), sau đó là năng lượng sinh học (Ethanol) và năng lượng tái tạo (điện

từ bã mía) dùng để chạy các loại động cơ

Trang 17

Việc dùng bã mía để phát điện, trước hết là nhằm tận dụng lượng bãmía khổng lồ, vừa tăng thêm lợi nhuận cho sản xuất mía đường, vừa giảiquyết ô nhiễm môi trường Theo Hiệp hội Mía đường, mỗi 1 tấn mía sau khi

ép lấy đường, lượng bã thải ra nếu được dùng để phát điện, có thể tạo ra được

100 kW điện Trong niên vụ 2011-2012, dự kiến nước ta sản xuất được 16,9triệu tấn mía Nếu tất cả số mía này được ép ra đường và dùng bã để chạymáy phát điện, có thể thu được 1.690 MW điện Lượng điện này không chỉ đủđáp ứng cho nhu cầu tại chỗ của các nhà máy đường, mà còn dư để cung ứnglên lưới điện quốc gia [13]

Không những thế, theo ông Nguyễn Văn Lộc, phát điện từ bã mía cóthể làm giảm sự phát thải CO2 một cách đáng kể Hiện nay, mỗi tấn mía nếudùng phát điện chỉ thải ra khoảng 0,55 tấn CO2, ít hơn nhiều so với việc phátđiện bằng các loại nhiên liệu khác.[13]

Ngoài ra, bã bùn còn được nhà máy tận dụng sản xuất phân vi sinh.Lượng phân bón này chủ yếu cung cấp lại cho những người nông dân trồngmía để bón thúc cho cây mía mục đích là tăng cường hữu cơ cho đất, cungcấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng khả năng kháng sâu chịu hạn đồng thờităng khả năng kháng sâu chịu hạn và kích thích phát triển cho cây tăng năngsuất từ 10¸ 15% Lá cây mía có thể phản chiếu ánh nắng mặt trời được nhiềuhơn, đồng thời thân mía giải phóng được nhiều hơi nước hơn so với cây lươnglương thực, cỏ… Do đó, phát triển cây mía tập trung, quy mô lớn cũng có thểgóp phần làm chậm lại sự ấm lên toàn cầu.[13]

Tuy nhiên, nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa mộtlượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, phốtpho.Các chất này dễ phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối làm ô nhiễmnguồn nước tiếp nhận Ngoài ra, nước thải còn chứa lượng lớn chất rắn lơlửng Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng và tạothành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá.Lớp bùn này còn chứa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxy trong nước và tạo ra

Trang 18

đường lớn gây ô nhiễm nguồn nước Không những là vấn đề nước thải, nếukhí thải và chất thải rắn không được đầu tư xử lý thì cũng tác động lớn tới môitrường khu vực.

Cũng chính vì lý do trên, nếu các nhà máy sản xuất đường không xử lýmột cách triệt để sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng Một số nhà máy đã

vi phạm gây ô nhiễm môi trường bị người dân và báo chí truyền thông phản ánh:

Ngày 26/11/1998, Chương trình Công nghệ và Môi trường Đài truyềnhình tỉnh Bình Dương có báo động về tình hình ô nhiễm nước thải do nhàmáy đường Bình Dương gây ra trên sông Rạch Bà Lụa Với lượng nước thảilớn chưa xử lý được thải ra hằng ngày, Rạch Bà Lụa không đủ khả năng làmsạch và hậu quả là khu vực lân cận điểm xả, thực vật không phát triển đượcmột số loài thủy sinh bị chết

Theo phản ánh báo Pháp luật, nhiều năm qua nhân dân xã kỳ Sơn,huyện Tân kỳ (Nghệ An) phải sống chung với ô nhiễm không khí, nguồnnước, bụi, khói do Công ty Cổ phần Mía đường Sông Con (khối 5 thị trấn TânKỳ) gây ra Qua thu nhận của nhóm phóng viên pháp luật ngày 8/2/2010 chothấy phản ánh trên là có căn cứ, qua khảo sát thấy nước thải sau nhà máy cómàu đen, mùi hôi thối rất khó chịu…

Theo thông tin từ trang Giaiphapmoitruong.com đăng tin ngày03/04/2012 : Xí nghiệp đường Vị Thanh và Xí nghiệp đường Phụng Hiệp(Hậu Giang) thuộc công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ hằng ngày thải ra

200 tấn bã bùn chưa có biện pháp xử lý đã bốc mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng [12]

Qua tổng quan nghiên cứu cho ta thấy ngành mía đường đã mang lạinhiều giá trị cho sự phát triển kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó cũng tácđộng và ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường khu vực Vì vậy việc đánh giáhiệu quả hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất míađường là rất cần thiết Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường khu vực

Trang 19

1.3.Thực trạng các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam

Như đã trình bày ở trên, ngành công nghiệp mía đường đã có nhữngbước tăng trưởng nhanh chóng và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế.Tuy nhiên, do trang thiết bị cũ kĩ, máy móc lạc hậu, hệ thống xử lý chất thảichưa được đầu tư đúng mức đã và đang gây ra nhiều vấn đề môi trườngnghiêm trọng

Để ngăn chặn và phòng ngừa sự xuống cấp chất lượng môi trường, nhànước đã có nhiều quan tâm nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ môi trường

1.3.1 Giải pháp về mặt pháp lý

Tuy chưa có văn bản pháp lý, hay tiêu chuẩn xả thải riêng cho ngànhmía đường nhưng đã có các văn bản quy định chung về bảo vệ môi trường

cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh như:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và ban hành ngày 29/11/2005 trong cácđiều 82, 83, 85 chương VIII quy định về quản lý nước thải, kiểm soát bụi, khíthải và hạn chế tiếng ồn đối với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh.Điều 86 chương XI quy định trách nhiệm phòng ngừa ô nhiễm của các cơ sởsản xuất kinh doanh;

- Nghị định 117/2009/ NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chínhphủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định 29/2011/ NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủquy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,cam kết bảo vệ môi trường;

- QCVN 08 : 2008/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng nước mặt;

- QCVN 05 : 2009/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng không khí xung quanh;

Trang 20

- QCVN 06 : 2009/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một sốchất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồnquy định giới hạn tối đa các mức ồn tại khu vực con người hoạt động, sinhsống và làm việc;

- QCVN 40 : 2011/BTNMT (Thay thế QCVN 24:2009/ BTNMT) - quychuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn

vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh an toàn lao động;

Tuy đã có nhiều văn bản pháp lý được ban hành và có tính ràng buộccao song việc thi hành của cơ sở sản xuất chưa cao, tình trạng xả thải vượttiêu chuẩn vẫn còn tiếp diễn Nhiều công ty đã bị cơ quan chức năng xử phạtnhiều lần nhưng vẫn tái phạm, ví dụ:

Theo thông tin từ trang Giaiphapmoitruong.com đưa tin ngày27/09/2010 nhà máy cồn rượu thuộc công ty Cổ phần mía đường Quảng Ngãi bịphạt hành chính về bảo vệ môi trường 150 triệu đồng do xả nước thải ô nhiễmtrên Sông Trà Khúc Cũng theo trang này đưa tin ngày 06/05/2011 chủ tịchUBND tỉnh Long An vừa ký quyết định số 1215/UBND phạt công ty Cổ PhầnNIVL (thường gọi là công ty Đường Ấn Độ) hoạt động trong lĩnh vực chế biếnmía đường và cồn, đặt trụ sở tại xã Lương Hòa, Bến Đức, Long An số tiền 350triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần [12]

Ngày 31/3/2012 cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, bộcông an đã quyết định xử phạt hành chính 144 triệu đồng về lĩnh vực bảo vệmôi trường đối với công ty mía đường Biên Hòa - Tây Ninh do trong quátrình sản xuất nước thải thu gom không đúng thiết kế, xả thải vượt tiêu chuẩn

ra môi trường tự nhiên

Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuấtmía đường vẫn chưa được chú trọng, hoặc được chú trọng nhưng chỉ mangtính đối phó Các nhà máy chạy theo lợi nhuận trước mắt, bỏ qua vấn đề rất

Trang 21

quan trọng là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đã làm ảnhhưởng nghiêm trọng chất lượng môi trường khu vực và hệ sinh thái xungquanh Những tồn tại đó cùng với ý thức bảo vệ môi trường chưa cao đã làmcho chất lượng môi trường xuống cấp nhanh chóng đặt ra những thách thứclớn đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.

công trình này thành dự án cấp nhà nước “Hoàn thiện công nghệ chế biến phế thải các nhà máy đường làm phân bón hữu cơ vi sinh - đa vi lượng Huđavil kết hợp với xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo chống thoái hóa đất trồng mía” Đến tháng 10 năm 2001, Hội đồng khoa học và công nghệ cấp

nhà nước đã đánh giá xuất sắc vì dự án đã góp phần giải quyết những vấn đềbức xúc của ngành mía đường về phân bón, giải quyết tình trạng ô nhiễm môitrường và tạo công ăn việc làm cho hằng trăm lao động ở các địa phương.[14]

Nhằm giải quyết trình trạng ô nhiễm nguồn nước và chất thải rắn củangành mía đường Cuối năm 1999, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã

tài trợ cho dự án sản xuất thử nghiệm mang tên “Xây dựng và hoàn thiện dây chuyền công nghệ xử lý dịch hèm từ sản xuất cồn làm phân bón cho cây mía

và các cây trồng khác” công nghệ mới có tên là “Công nghệ sinh hóa tổng hợp” viện hóa học là cơ quan chủ trì công nghệ và TS.Dương Anh Tuấn thực

hiện phụ trách dự án Công nghệ sinh hóa tổng hợp gồm các công nghệ lên

Trang 22

men vi sinh, có hệ thống hầm ủ với các điều kiện tối ưu phối liệu được cấpkhí cả hai chiều làm cho vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa nhanh chóng cácchất hữu cơ có trong dịch hèm, các chất xenlulô, các chất sáp trong bã mía vàthan bùn Công nghệ mới này có khả năng xử lý 70 m3 dịch hèm/ ngày bằngdây chuyền công nghiệp, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và đủ bánthành phẩm để sản xuất 30.000 tấn phân bón sinh hóa tổng hợp mỗi năm.Loại phân bón này giàu chất hữu cơ, được các hộ trồng mía ở Lam Sơn rất ưachuộng Thành công của dự án mở ra triển vọng mới cho xử lý chất thải rắn

và lỏng của ngành công nghiệp Mía đường, tận dụng chất thải làm phân bónphục vụ tái sản xuất vì một nền công nghiệp và nông nghiệp sạch bền vững

Hoạt động nghiên cứu các giải pháp trên giúp doanh nghiệp tận thu phếthải tái sản xuất tăng lợi nhuận đồng thời giải quyết được các vấn đề môi trườngphát sinh Tuy nhiên, hiên nay do việc đầu tư, cải tiến và bảo dưỡng công nghệnhiều nhà máy vẫn chưa áp dụng gây suy thoái môi trường nghiêm trọng

1.4 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Sông Lam - Nghệ An

Nhà máy đường Sông Lam (tiền thân của Công ty Cổ phần Míađường Sông Lam) là một trong hai đơn vị công nghiệp mía đường củaMiền Bắc được Trung Quốc viện trợ xây dựng từ năm 1958 và đi vào sảnxuất từ năm 1960

Nhà máy trước đây được xây dựng tại xã Hưng Phú - Hưng Nghệ An có công suất ban đầu là 350 tấn/ ngày và 50.000 lít cồn thực phẩm/năm Các xã ven Sông Lam (Đức Thọ - Hà Tĩnh, Nam Đàn, Hưng Nguyên –Nghệ An) là những vùng cung cấp nguyên liệu mía cho nhà máy

Nguyên-Từ năm 1960 đến năm 1967 nhà máy sản xuất hoàn thành kế hoạch nhànước giao năm sau cao hơn năm trước và đạt nhiều huân chương, cờ thi đua,bằng khen

Trang 23

Từ năm 1968 đến năm 1972 do chiến tranh phá hoại nhà máy sơ tánthành 20 cơ sở sản xuất khắp hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tạo ra sản phẩmđường, cồn cho tiêu dùng và cung cấp cho chiến trường.

Từ năm 1973 - 1998 sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất,Chính phủ và Bộ Lương thực và Thực phẩm quyết định khôi phục lại nhàmáy sản xuất bình thường Giai đoạn này tuy có nhiều cơ chế thay đổi và hộinhập nhưng nhà máy vẫn đứng vững và sản xuất kinh doanh có lãi vượt mứcchỉ tiêu được giao

Những năm sau đó do thiên tai bão lụt lớn ở Miền Trung nên vấn đềcung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động gặp nhiều khó khăn TỉnhNghệ An sau khi xem xét ý kiến của Chính Phủ đã quyết định di chuyển nhàmáy lên địa điểm mới tại xã Đỉnh Sơn và đầu tư mở rộng công suất lên 500tấn mía/ ngày, 1 triệu lít cồn/ năm

Kết thúc vụ sản xuất đường 1998 -1999 nhà máy đã tháo dỡ thiết bịmáy móc vận chuyển và lắp đặt tại địa điểm mới tại xã Đỉnh Sơn, huyện AnhSơn, tỉnh Nghệ An Đưa vào sản xuất chính thức tháng 1 năm 2000 Bằngnhững biện pháp đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phù hợp vớiyêu cầu nhiệm vụ sản xuất theo cơ chế thị trường để tạo bước đi vững chắccho nhà máy những năm đầu thế kỉ 21

Đến năm 2006 nhà máy chuyển từ lối kinh doanh dưới sự quản lý củaNhà nước và bước đầu chuyển sang hình thức Cổ Phần cho phù hợp với cơchế mới Công ty Cổ Phần Mía Đường Sông Lam được thành lập trên cơ sở

cổ phần hoá, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp và điều lệ của công ty sảnxuất Lao động sử dụng hiện nay bình quân trên 300 lao động, quy mô sảnxuất tương đối, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, tuổi đờibình quân trẻ, nhiệt tình

Từ tháng 5/2008, Công ty đã nhận được sự hỗ trợ của Bộ Công Thương

và Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) và Trung tâm Sảnxuất Sạch Việt Nam (VNCPC) trong việc đánh giá và áp dụng các giải pháp

Trang 24

sản xuất sạch hơn (SXSH) Áp dụng giải pháp này đòi hỏi chi phí cao nhưngmang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Chương 2 MỤC TIÊU- ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và bảo

vệ môi trường cho công ty

2.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý môi trườngcủa công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam - Nghệ An

2.3 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu một số nộidung chính sau:

- Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguồn phát sinh chất thảicủa Công ty Mía đường Sông Lam

- Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động sản xuất tại Công ty Míađường Sông Lam tới môi trường

- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường của Công tyMía đường Sông Lam

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môitrường cho Công ty Mía đường Sông Lam

Trang 25

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu

Là phương pháp thu thập và chọn lọc các tài liệu, số liệu, các kết quảnghiên cứu đã có, liên quan đến vấn đề nghiên cứu Những tài liệu cần thuthập bao gồm:

- Sơ đồ, bản đồ của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam

- Báo cáo hiện trạng môi trường của Công ty

- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu

- Các tài liệu liên quan khác liên quan: sách, giáo trình, báo chí, luậnvăn tốt nghiệp, thông tin điện tử …

2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thông qua việc đi thực tế tới khu vực nghiên cứu để khảo sát toàn bộ quytrình sản xuất, khảo sát chi tiết các công đoạn phát sinh chất thải và xử lý chấtthải; hiện trạng môi trường và công tác quản lý bảo vệ môi trường của công ty.Qua đó xác định điểm thải, dòng thải và các điều kiện tự nhiên xung quanh khuvực để lựa chọn được điểm lấy mẫu phù hợp với nội dung nghiên cứu

2.4.3 Phương pháp lấy mẫu hiện trường

Sau khi tiến hành khảo sát thực địa khu vực sản xuất của công ty Cổphần Mía đường Sông Lam, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm dòng thải vàcông nghệ xử lý nước thải của công ty đã áp dụng Đề tài tiến hành lấy mẫunước thải trước và sau xử lý để phân tích, đánh giá Do thời gian và kinh phí

có hạn đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu cơ bản : pH, SS, COD, BOD5, NO3-.Đối với các mẫu khí thải, đề tài không tiến hành lấy mẫu phân tích mà kế thừa

số liệu

- Lấy mẫu: lấy mẫu theo điểm, gián đoạn

+ Điểm đầu nguồn thải chưa qua xử lý

+ Điểm cuối nguồn thải đã xử lý (miệng cống thải)

Trang 26

- Dụng cụ lấy mẫu :

+ Bình chứa mẫu: Bình đựng mẫu là chai polietylen 500 ml Trước khi

lấy mẫu rửa sạch bình chứa mẫu và khi lấy mẫu ở vị trí nào thì tráng kỹ chailấy mẫu bằng nước ở vị trí đó

+ Dụng cụ lấy mẫu: Chai polietylen 500ml, khi lấy mẫu để ngập chaidưới nước tránh làm oxi từ ngoài không khí lọt vào chai

- Bảo quản mẫu: Tất cả các mẫu nước sau khi lấy vào chai đựng mẫu

có nút đậy chặt, làm lạnh đến 4oC, tránh tiếp xúc với ánh sáng và vận chuyểnngay về phòng thí nghiệm để phân tích

2.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

a Chất rắn lơ lửng (SS):

Cách xác định: Lấy 100 ml mẫu nước cần phân tích lọc qua giấy lọc

đã được sấy đến khối lượng không đổi m1(g) Sau đó mang giấy lọc có bámchất rắn lơ lửng cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi

m2 Khối lượng chất rắn lơ lửng trong 100ml mẫu tính theo công thức sau:

SS = (m2 – m1 )* 10(mg/l)

b Xác định BOD 5 - nhu cầu oxi sinh hóa:

- Nguyên tắc xác định: Dùng phương pháp cấy vi sinh vật và pha loãng

để phân tích Nước thải được cho vào bình BOD thêm nước pha loãng đến cổbình, tiến hành đo DO0 rồi cho vào tủ ủ BOD trong điều kiện 20oC Sau 5ngày đo lại DO5 từ đó tính được hàm lượng BOD5

- Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Nước pha loãng ở chai to, rộng miệng

bằng cách thổi không khí sạch ở 20oC vào nước cất và lắc nhiều lần cho đếnkhi bão hòa oxi sau đó thêm 1ml dung dịch đệm phốt phát, 1ml dung dịchMgSO4 22.5g/l, 1ml CaCl2 27.5g/l và 1ml FeCl3 0.25g/l vào 1 lít nước cất đãsục oxi ở trên Trung hòa mẫu nước phân tích đến pH = 7 bằng H2SO4 haybằng NaOH Pha loãng mẫu nước trước khi xác định bằng nước hiếu khí đãđược chuẩn bị trước theo hệ số thích hợp Khi pha loãng cần hết sức tránh không

để bị oxi cuốn theo Sau khi pha loãng xong cho mẫu vào trong chai để xác định

Trang 27

BOD (chai có thể tích 300ml), đóng kín nút chai, một chai dùng để ủ 5 ngày ởnhiệt độ 200C, một chai dùng để xác định DO ban đầu trong mẫu pha loãng

- Tính kết quả:

Lượng BOD được tính theo mg O2/l

BOD5 = ( DO0 – DO5 ) * F

DO0: Giá trị DO của dung dịch mẫu sau 15 phút pha loãng (mg/l)

DO5: Giá trị DO của dung dịch mẫu sau 5 ngày ủ (mg/l)

F: Hệ số pha loãng

c Phương pháp xác định COD – nhu cầu oxi hóa học

- Nguyên tắc xác định: Sử dụng phương pháp oxi hóa các hợp chấtbằng K2Cr2O7 trong môi trường xít mạnh ở nhiệt độ cao với xúc tác là Ag2SO4

và HgSO4 để loại bỏ ảnh của Cl- trong mẫu Lượng K2Cr2O7 còn dư đượcchuẩn độ bằng muối Fe2+ với chỉ thị phenylanthranilic Từ thể tích muối Fe2+

dùng để chuẩn độ K2Cr2O7 sẽ xách định được hàm lượng COD trong nướcthải

- Trình tự phân tích:

Lấy 20 ml mẫu nước cho vào bình hồi lưu, rồi thêm HgSO4, thêm 10mldung dịch K2Cr2O7 0.05N và một vài hạt thủy tinh nhám Lắp ống sinh hànthủy tinh nhám Thêm từ từ 30ml dung dịch H2SO4 có chứa AgSO4 qua phầncuối ống sinh hàn và lắc đều hỗn hợp trong khi thêm axit Đun hồi lưu trong 2giờ Lấy ra để nguội rửa ống sinh hàn bằng nước cất Pha loãng hỗn hợp bằngnước cất tới thể tích khoảng 150ml để nguội Chuẩn lượng bicromat dư bằngmuối Fe2+ với chỉ thị axít phenylanthranilic Cũng tiến hành thí nghiệm mẫutrắng tương tự như đối với mẫu phân tích

- Tính COD theo công thức:

mau V

N b a COD  (  ). .8.1000 (mg/l)

a : Thể tích dung dịch muối Fe2+ chuẩn độ mẫu trắng (ml)

b : Thể tích dung dịch muối Fe2+ chuẩn mẫu nước (ml)

Trang 28

d Phương pháp xác định NO 3 - : Dùng phương pháp so màu quang điện

sử dụng máy so màu quang điện UV- VIS speetro II của Mỹ

- Nguyên lý của phương pháp: Trong môi trường kiềm nitrat phản ứngvới nitriphenol màu vàng với thuốc thử đisunfofenic theo phản ứng sau :

C6H3(OH)(SO3H)2 + 3HNO3 = C6H2(OH)(NO2)3 + 2H2SO4

- Xây dựng đường chuẩn:

Trong đó : y là hàm lượng NO3- có trong mẫu (mg/l)

x là mật độ quang đo được

Từ đó xác định được hàm lượng NO3- có trong mẫu nước đem đi phân tích

- Hóa chất:

Trang 29

+ Dung dịch axit đisunfofenic: Lấy 50g phenol tinh khiết cho vào bìnhcầu 1l Thêm 400 ml H2SO4 đặc vào bình cầu rồi lắc đều Sau đó lắp ống sinhhàn rồi đun hồi lưu trong 4 giờ trên bếp cách thủy.

+ Complexon III trong ammoniac: Hòa tan 50g complexon III trong 20

ml nước cất thu được bột nhão Sau đó hòa tan bột nhão đó trong 50 ml dungdịch NH3 đặc

+ Dung dịch chuẩn: Hòa tan 0.1631g KNO3 tinh khiết đã sấy khô, thêm

1 ml CHCl3 sau đó đem định mức bằng nước cất đến 1l

+ Dung dịch KOH 12N: Hòa tan 336 g KOH tinh khiết vào 500ml nước cất.Mẫu được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm công ty TNHHMTV Kỹ thuật Tài nguyên Và Môi trường

2.4.5 Phương pháp điều tra xã hôi học

Thông qua việc tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân vàngười dân sống xung quanh nhà máy để tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng hoạtđộng quản lý môi trường, an toàn lao động tại công ty cũng như những ảnhhưởng của hoạt động sản xuất tác động tới môi trường khu vực Phiếu điều tragồm câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu được chuẩn bị sẵn trên giấy A4.Mẫu triều tra được trình bày trong phụ lục1, phụ lục 2, phụ lục 3

Đề tài tiến hành phát ra:

- 30 phỏng vấn người dân sống gần khu vực nhà máy

- 20 phiếu điều tra công nhân làm việc trong nhà máy

- 20 phiếu điều tra cán bộ nhà máy

2.4.6 Phương pháp so sánh, đánh giá

Tài liệu thu thập được cùng với các kết quả phân tích đem so sánh vớinhau và so sánh với qui chuẩn Việt Nam đối với từng chỉ tiêu để đưa ra kếtluận cuối cùng về chất lượng môi trường trước và sau xử lý để thấy được hiệuquả của hoạt động quản lý môi trường cũng như công nghệ xử lý chất thải củaCông ty

Trang 30

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HÔI TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU 3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

3.1.1 Vị trí địa lý

- Tọa độ địa lý: 18057’- 19014’ vĩ độ Bắc và 104005’ kinh độ Đông

- Phía Bắc giáp Sông Lam

- Phía Nam giáp Quốc Lộ 7

- Phía Đông giáp Lèn Quán

- Phía Tây giáp vùng đất canh tác

Công ty có trụ sở tại xã Đỉnh Sơn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Cách thịtrấn Anh Sơn 20 km về phía Đông và cách thị trấn Con Cuông 10 km về phíaTây Nằm trên con đường huyết mạch nối giữa khu vực thành phố Vinh với Lào

3.1.2 Điều kiện địa hình

Địa điểm hoạt động của công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam hiệnnay thuộc vùng đồng bằng bãi bồi ven sông Địa hình tương đối bằng phẳng.Phía sau Công ty là dòng sông Lam chảy qua nên đây là điều kiện thuận lợicho việc sử dụng nguồn nước cung cấp cho nhà máy Rất thuận lợi trong giaothông vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường thuỷ Vùng nguyên liệunhà máy tương đối tập trung, cự ly vận chuyển từ 2 ¸ 25 km

3.1.3 Điều kiện khí hậu, thủy văn

Khí hậu

Khu vực xã Đỉnh Sơn ở phía Tây của tỉnh Nghệ An nằm trong vùngchịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều diễn biếnphức tạp, lượng mưa hằng năm lớn Bình quân cả năm là 1641mm nhưng lạiphân bố không đều

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Về mùa mưa, do mưa tập trung nên trong khu vực thường xuất hiện lũ quét, lũ ống

- Nhiệt độ trung bình năm: 23-24oC, tổng năng lượng từ 850oC – 870oC

Trang 31

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 30oC (tháng 5)

- Gió : khu vực nghiên cứu có hai loại gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào) khô nóng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

Nhìn chung khu vực có lượng mưa lớn, độ ẩm ở mức cao, phù hợp cho

sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây trồng nông lâm nghiệp đặc biệt

là cây mía

Thủy văn

Hệ thống sông suối trong khu vực khá phát triển có sông Lam hiền hòachảy qua, kết hợp với sông Giăng, Sông Con và hệ thống suối giày đặc thuậnlợi cho việc vận chuyển, giao lưu hàng hóa bằng đường thủy

3.1.4 Địa chất thổ nhưỡng

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đất vàng đỏ, sa thạch, phù sa cổ.Đây là vùng nguyên liệu rất phù hợp cho cây mía phát triển, khả năng míaquang hợp lớn, tạo năng suất và chất lượng đường trong mía cao

3.2 Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân sinh, kinh tế

Khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn xã Đỉnh Sơn là xã miền núi Tổngdiện tích tự nhiên của toàn xã 2.276,01ha Trong đó diện tích đất canh tác là509ha bao gồm:

Diện tích đất trồng lúa nước: 201ha

Diện tích đất trồng màu: 150 ha

Diện tích đất còn lại dành để trồng các loài cây khác

Trang 32

Người dân chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp Tuy nhiên xã nằm trêntrục đường giao thông huyết mạch nối giữa thành phố Vinh và Lào, trên địabàn xã có nhà máy chè, nhà máy đường… thu nhập ổn định, đời sống củangười dân ngày càng được nâng cao.

3.2.2 Thực trạng xã hội

Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên đời sống vănhóa xã hội của nhân dân từng bước được cải thiện

Giáo dục: Hệ thống trường lớp ở các cấp học đã được kiên cố hóa cơ sở

vật chất kỹ thuật phục vụ học tập, giảng dạy ngày càng được nâng cấp, độingũ giáo viên được đào tạo cơ bản, công tác giáo dục đã được xã hội hóa.Trình độ dân trí đã được nâng cao hơn trước

Giao thông: Hiện nay mạng lưới giao thông ngày càng được nâng cấp

và mở rộng, nhiều tuyến đường giao thông được xây dựng phục vụ cho việc

đi lại giao lưu giữa các xã Tạo điều kiện thuận lợi cho Đỉnh Sơn phát triểnkinh tế

Thủy lợi: Có hệ thống sông suối nhiều, thủy lợi tưới tiêu ngày càng

được quan tâm hơn, nên hoạt động sản xuất ngày càng được cải thiện

Y tế: Được sự quan tâm của Đảng và chính quyền, trạm y tế đã từng

bước được nâng cao, tuy nhiên đây vẫn là xã miềm núi nên còn thiếu cán bộ ybác sĩ có tay nghề cao, hạn chế trong việc khám và chữa bệnh cho bà controng xã Hiện vẫn còn nhiều người mắc bệnh bướu cổ, hô hấp, sốt rét, gâyảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế xã hội đang từng bước pháttriển đã và đang tạo điều kiện cho công ty mở rộng sản xuất Vì vậy cần cócác biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn các nguồn gây ô nhiễm nhằmđảm bảo cân bằng phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 33

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình Công nghệ sản xuất và nguồn phát sinh chất thải của nhà máy 4.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy

Thông qua việc tham khảo tài liệu, điều tra khảo sát thực tế cùng vớiphỏng vấn cán bộ công nhân Nhà máy đề tài rút ra được Quy trình sản xuấtđường gồm 3 giai đoạn chính:

- Tiếp nhận, xử lý nguyên liệu và ép mía

- Làm sạch và cô đặc nước mía

- Nấu đường và thành phẩm

Chi tiết từng giai đoạn được mô tả cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, xử lý nguyên liệu và ép mía: Giai đoạn này

gồm nhiều công đoạn khác nhau thể hiện qua sơ đồ 4.1:

Sơ đồ 4.1: Quy trình công nghệ giai đoạn tiếp nhận và xử lý nguyên liệu

Nguyên liệu

Băng tiếp mía

Băng tải mía

Trang 34

Nguyên liệu sản xuất chính là cây mía Mía sau khi được vận chuyển đến chỗ tiếp nhận thì được chuyển đến bàn lùa theo băng tải tới các bàn máy băm và đập tơi Mục đích của công đoạn này là phá vỡ lớp

vỏ cứng, phá vỡ cấu trúc cây mía, làm tơi mía đồng thời tạo điều kiên cho nam châm điện làm việc thuận lợi khi giữ lại các vật bằng kim loại có lẫn trong mía, cuối cùng mía được đưa vào công đoạn ép Tại đây, nước mía được ép ra Giai đoạn này chủ yếu phát sinh nước thải từ khâu làm mát trục của máy cán ép, bên cạnh đó phát sinh ra bã mía rơi vãi và tiếng ồn

từ khâu băm, chặt.

thống ép

Giai đoạn 2: Làm sạch và cô đặc nước mía: Nước mía vừa tách khỏi

công đoạn trên còn chứa nhiều tạp chất và màu nên phải xử lý màu và loại bỏtạp chất bằng cách gia nhiệt (50 – 60oC) và trung hòa (pH = 6.8 – 7.2) bằngsữa vôi, xông SO2 rồi lắng lọc tiếp

Trang 35

Giai đoạn này gồm nhiều công đoạn khác nhau thể hiện qua sơ đồ 4.2

Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ giai đoạn làm sạch và cô đặc mía

Nhà chế sữa vôi sẽ cung cấp vôi, còn SO2 được cung cấp từ lò đốt lưuhuỳnh Sau khi xử lý tạp chất, tẩy màu tiếp tục gia nhiệt lần 3 (110 oC -

120oC) và loại dần nước bằng hệ thống bốc hơi áp lực chân không Nước mía

từ nồng độ 13 – 15 Bx được cô đặc đến 60 - 65 Bx gọi là mật chè Mật chèđược làm sạch và xông SO lần nữa để tẩy trắng rồi chuyển sang nấu đường

Gia Vôi sơ bộ

Trung hòa Xông SO2 lần 1

Gia nhiệt lần 2 Lắng trong liên tục

Nước mía trongGia nhiệt lần 3

Xông SO2 lần 2

Hệ thống bốc hơi

Mật chèGia nhiệt lần 1

Sàng lọc cong

Trang 36

Nhóm công đoạn này tạo ra nước thải lớn trong khâu làm mát lò đốtlưu huỳnh, hóa vôi sữa; nước thải sinh ra từ tháp ngưng tụ sau khi cấp nhiệttại các thiết bị gia nhiệt, cô đặc, nấu đường, làm nguội máy Bên cạnh đó, quátrình đốt lưu huỳnh tạo ra một lượng lớn SO2 và khâu ép lọc tạo ra lượng lớn

bã bùn

Giai đoạn 3: Nấu đường và thành phẩm:

Nấu đường nhằm tách nước ra khỏi mật chè, đưa dung dịch đến độ bãohòa xuất hiện tinh thể Gồm các công đoạn sau:

Sơ đồ 4.3: Các công đoạn nấu đường và thành phẩm

Ngày đăng: 04/05/2016, 21:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đinh Thị Chung “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình”, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình
5. Lâm Hữu Tuấn “Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Mía Đường BOURBON Gia Lai” Khóa luận tốt nghiệp 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Mía Đường BOURBON Gia Lai
6. Lê Văn Tam (2007) “Ngành mía đường Việt Nam với sự phát triển nông thôn bền vững và xóa đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập ” Bài phát biểu tại hội nghị doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành mía đường Việt Nam với sự phát triển nông thôn bền vững và xóa đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập
1. Báo cáo quan trắc giám sát chất lượng môi trường 6 tháng cuối năm 2011 tại nhà máy Đường Sông Lam- Nghệ An Khác
2. Bản cam kết bảo vệ môi trường Dự án đầu tư Dây chuyền sản xuất phân vi sinh Khác
3. Dự thảo báo cáo đánh giá sản xuất sạch hơn Công ty Cổ phần Mía đường Sông Lam - Nghệ An Khác
7. PGS. TS. Lê Đức (Chủ biên), PGS.TS. Trần Khắc Hiệp, TS. Nguyễn Xuân Cự, ThS.Phạm Văn Khang, CN. Nguyễn Ngọc Minh (2005): Một số phương pháp phân tích môi trường. NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội Khác
8. Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05:2009/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh Khác
9. QCVN 26:2010/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại khu vực con người hoạt động, sinh sống và làm việc Khác
10. QCVN 40:2011/BTNMT (Thay thế QCVN 24:2009/BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp Khác
11. TS. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000): Quản lý môi trường, NXB Đại học Quốc gia. Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w