TÓM TẮT NGHIÊN CỨUKhóa luận được thực hiện nhằm mục tiêu tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạnghoạt động ĐT phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012, từ đó đề ra địnhhướng và c
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT
GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
NGUYỄN VĂN THANH LÂM
KHÓA HỌC 2009-2013
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô giáo Trường Đại HọcKinh Tế Huế, Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm,kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt là TS.PhanVăn Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thựctập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại công ty cổ phần đầu tư dệt mayThiên An Phát, đặc biệt là ở phòng kế toán tài chính đã, giúp đỡ và chỉ bảo em tận tìnhhoàn thành khóa luận này
Trong nội dung khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mongquý thầy cô cùng các bạn góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VI DANH MỤC CÁC BẢNG VII DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC VIII TÓM TẮT NGHIÊN CỨU IX
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 3 Phương pháp nghiên cứu 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐT PHÁT TRIỂN 3
1.1 Cơ sở lý luận 3 1.1.1 Tổng quan về hoạt động ĐT 3
1.1.1.1 Khái niệm về ĐT 3
1.1.1.2 Phân loại ĐT 4
1.1.2 Hoạt động ĐT phát triển 5
1.1.2.1 Khái niệm về ĐT phát triển 5
Trang 51.1.2.3 Phân loại ĐT phát triển 8
1.1.2.4 Vai trò của ĐT phát triển 10
1.1.3 Đánh giá hiệu quả ĐT phát triển 12
1.1.3.1 Khái niệm kết quả hiệu quả ĐT 12
1.1.3.2 Phân loại đánh giá hiệu quả ĐT 13
1.1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐT 14
1.1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ĐT phát triển 17
1.2 Cơ sở thực tiễn19 1.2.1 Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam 19
1.2.2 Khái quát chung về thị trường của ngành dệt may 20
1.2.2.1 Thị trường xuất khẩu 20
1.2.2.2 Thị trường nội địa 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT DỆT MAY THIÊN AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 24
2.1 Tổng quan về công ty Thiên An Phát 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 25
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy 25
2.1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ mỗi phòng ban 27
2.1.2 Khả năng tài chính của công ty 29
2.1.2.1 Tình hình tài sản của công ty 30
2.1.2.2 Tình hình nguồn vốn của công ty 30
2.2 Thực trạng về hoạt động ĐT phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2012 31 2.2.1 ĐT xây dựng nhà máy may 20 chuyền 31
2.2.3 ĐT thu hút, đào tạo nguồn nhân lực 34
2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền giai đoạn 2010 - 2012 40 2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động ĐT phát triển của công ty 42 2.4.1 Đánh giá hiệu quả tài chính 42
2.4.2 Đánh giá hiệu quả KTXH 44
2.5 Những khó khăn và tồn tại trong việc ĐT phát triển của công ty 46 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐT PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT THIÊN AN PHÁT 50
Trang 63.1 Phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới 50
3.1.1 Nhiệm vụ cho năm 2013 50
3.1.2 Định hướng cho tương lai xa 50
3.2 Mục tiêu 51 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐT phát triển cho công ty 51 3.3.1 Giải pháp về vốn 51
3.3.2 Giải pháp về ĐT xây dựng thương hiệu 52
3.3.3 Giải pháp ĐT xây dựng hệ thống thông tin 53
3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 53
3.3.5 Giải pháp về quản lý sản xuất kinh doanh 54
3.3.6 Giải pháp về marketing: 56
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59 2 Kiến nghị 60 2.1 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 60
2.2 Kiến nghị đối với công ty 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 63
Trang 7NPV Giá trị hiện tại thuần
Trang 8DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy công ty cổ phần đầu tư dệt may
Thiên An Phát 31
giai đoạn 2010 - 2012 39Biểu đồ 2.5 Cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính
giai đoạn 2010 - 2012 39Biểu đồ 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền
giai đoạn 2011 - 2012 42Biểu đồ 2.7 Mức nộp ngân sách nhà nước của nhà máy 20 chuyền
giai đoạn 2011 - 2012 45
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
năm 2012 21Bảng 2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn công ty giai đoạn 2010 - 2012 29Bảng 2.2 Kế hoạch ĐT vốn xây dựng nhà máy may 20 chuyền 32Bảng 2.3 Cơ cấu ĐT vốn mua sắm máy móc trang thiết bị cho nhà máy
may 20 chuyền 34Bảng 2.4 Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2010 - 2012 36Bảng 2.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy may 20 chuyền
giai đoạn 2010 - 2012 40Bảng 2.6 Nhóm các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 43Bảng 2.7 Phân tích độ nhạy của NPV đối với sự biến động của giá bán và chi phí 44
Trang 10DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
nhà máy may 20 chuyền
tương lai của nhà máy may 20 chuyền
Trang 11TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Khóa luận được thực hiện nhằm mục tiêu tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạnghoạt động ĐT phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012, từ đó đề ra địnhhướng và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐT phát triển của công ty Thiên AnPhát trong thời gian tới
Dữ liệu phục vụ đề tài là số liệu sơ cấp được thu thập từ phòng kế toán tài chínhthuộc công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát cùng các tài liệu liên quan, qua quátrình tổng hợp, phân tích xử lý thành số liệu thứ cấp phục vụ cho khóa luận
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổphần đầu tư Thiên An Phát giai đoạn 2010 – 2012 là khá hiệu quả Dự án có thể sẽmang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong tương lai, tuy nhiên bên cạnh đó, còn một sốhạn chế nhất định mà nếu khắc phục được sẽ giúp kết quả sản xuất kinh doanh củacông ty càng thuận lợi hơn
Trang 12PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập và toàn cầu hóa KT là xu thế tất yếu và đòi hỏi khách quan của quá trìnhphát triển của nền KT Xu thế này đang dần bao trùm toàn bộ mọi lĩnh vực KTXH,ngành dệt may cũng không nằm ngoại lệ Việt Nam đã và đang phát triển nền KT thịtrường, với các chính sách KT mở và chiến lược tham gia hội nhập KT quốc tế Pháttriển KT thị trường, hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ mang lại cho chúng ta những thời
cơ, thuận lợi, bên cạnh đó cũng không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệptrong việc giành giật thị trường trong nước cũng như nước ngoài Trong nền KT thịtrường, khi vai trò bảo hộ của nhà nước không còn lớn như trước, các doanh nghiệptrong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động ĐT, sản xuất kinh doanh một cáchhiệu quả, tối ưu nhằm mục đích cuối cùng vẫn là tối đa hóa lợi nhuận
Ngành công nghiệp dệt may có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền KTquốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mởrộng thương mại quốc tế và mang lại nguồn thu lớn cho đất nước Nhờ vào lợi thế tậndụng nguồn nhân công giá rẻ cùng với sự ưu tiên hỗ trợ ngành công nghiệp mũi nhọncủa Nhà nước, sản lượng của ngành dệt may đóng góp một phần lớn cho GDP, cũngnhư kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhanh qua các năm Đây rõ ràng là một ngànhđầy tiềm lực và hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai, trở thành ngành côngnghiệp mũi nhọn trong chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
Công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát là doanh nghiệp còn non trẻ khi mớithành lập vào năm 2008 nhưng đã chứng tỏ những bước tiến vượt bậc trong bối cảnhnền KT gặp khủng hoảng và nhiều khó khăn Được xem như một trong những doanhnghiệp có quy mô hoạt động khá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp đãphần nào có được chỗ đứng trong thị phần nội địa, đặc biệt các thị trường xuất khẩu ở
Mỹ và các nước Châu Âu đầy tiềm năng Để có được những tín hiệu lạc quan kể trên,phải kể đến những quyết định đúng đắn, đúng thời điểm của ban lãnh đạo công ty vềviệc ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng, mua mới trang thiết bị máy móc, ĐT thu hút đào tạonguồn nhân công
Trang 13Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động ĐT pháttriển tại công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng hoạtđộng ĐT phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012, từ đó đề ra định hướng vàcác biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐT phát triển của công ty Thiên An Phát trongthời gian tới
Mục tiêu cụ thể:
-Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hiệu quả ĐTphát triển của doanh nghiệp
-Đánh giá thực trạng ĐT phát triển tại công ty giai đoạn 2010 - 2012
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đếnhoạt động ĐT phát triển trong doanh nghiệp trong thời gian trên
-Đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐT phát triển trong thờigian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp: nghiên cứu tổng quan tài liệu, thu thập số liệu
sơ cấp, xử lý số liệu thứ cấp, thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp hạch toán KT,nghiên cứu từ tài liệu học tập và Internet
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động ĐTphát triển của công ty
Phạm vi nghiên cứu:
-Về nội dung: Phân tích các hoạt động ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắmmáy móc trang thiết bị, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực Những điểm hạn chế còntồn tại, qua đó đánh giá hiệu quả ĐT phát triển của công ty và đề xuất giải pháp
-Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình ĐT phát triển tại Công ty cổphần ĐT dệt may Thiên An Phát Địa chỉ: Đường số 5, cụm công nghiệp làng nghềHương Sơ – thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế
-Về thời gian: Đánh giá hiệu quả hoạt động ĐT phát triển của công ty giai đoạn
2010 – 2012, định hướng và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2013 – 2015
Trang 14PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG ĐT PHÁT TRIỂN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về hoạt động ĐT
1.1.1.1 Khái niệm về ĐT
Có nhiều quan điểm khác nhau về ĐT, ta co thể xem xét:
ĐT là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào hoạt động nào đó nhằm thu
về mục đích và mục tiêu cho chủ ĐT trong tương lai
Trên phương diện tài chính: ĐT là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ ĐTnhận về một chuỗi các dòng thu nhằm hoàn vốn và sinh lời
Trên góc độ tiêu dùng, ĐT là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu vềmức tiêu dùng cao hơn trong tương lai
Theo quan điểm kế toán: Khái niệm ĐT gắn liền với việc phân bổ các khoảnvốn đã bỏ ra vào các mục chi cố định, trong một thời gian nhất định, phục vụ cho côngtác quản lý các kết quả ĐT Thực chất đây là sự ghi chép, hạch toán kết quả ĐT
Có thể khái quát rằng ĐT là sự bỏ ra, “hy sinh” các nguồn lực hiện tại nhằmđạt được những kết quả có lợi hơn cho người ĐT trong tương lai Hay nói một cáchkhác, ĐT là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại nhằm thu về lợi ích lớn hơn trongtương lai
Nguồn lực hiện tại có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động, trítuệ, công nghệ và cơ sở hạ tầng có sẵn Những kết quả đạt được có thể là tài sản tàichính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc vớinăng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội
Trong kết quả đã được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ
là nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉđối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền KT Các kết quả này góp phần làm tăngthêm năng lực sản xuất của xã hội
Trang 151.1.1.2 Phân loại ĐT
Có rất nhiều cách phân loại ĐT nhưng theo kết cấu của luận văn xin chỉ tiếpcận 2 cách phân loại:
Theo mục đích và tính chất của hoạt động ĐT:
- ĐT tài chính: người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá đểđược hưởng lãi suất định trước như gửi tiết kiệm hay mua trái phiếu chính phủ, tínphiếu kho bạc hoặc lãi suất tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công typhát hành ĐT tài chính không làm gia tăng thêm tài sản cho nền KT, nếu không xétđến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này, nó chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính chomột cá nhân, tổ chức ĐT tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua cáctrung gian tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán Hoạt động ĐT này là kênhhuy động vốn quan trọng cho nền KT và là một trong những loại hình ĐT lựa chọn đểtối đa hóa lợi ích, giảm thiểu rủi ro cho các chủ ĐT
- ĐT thương mại: người có tiền mua hàng háo và bán với giá cao hơn để hưởngchênh lệch giá khi mua và khi bán Nếu không xét đến quan hệ ngoại thương thì loại
ĐT này không tạo ra hay làm tăng thêm tài sản cho nền KT mà chỉ làm tăng thêm tàisản tài chính cho chủ ĐT Mặc dù vậy ĐT thương mại lại giúp cho quá trình lưu thônghàng hóa do ĐT phát triển tạo ra diễn ra một cách linh hoạt và dễ dàng hơn Qua đó,
nó lại làm cho ĐT phát triển, tăng tích lũy vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh dịch
vụ của các đơn vị cũng như cả nền KT
- ĐT phát triển: là hình thức ĐT quan trọng nhất trong nền KT, nó là tiền đề, cơ
sở cho các hoạt động ĐT khác Các hình thức ĐT khác không thể tồn tại và vận độngnếu không có ĐT phát triển
Theo tiêu thức quan hệ quản lý của chủ ĐT, ĐT được chia thành ĐT giántiếp và ĐT trực tiếp:
- ĐT gián tiếp: người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quátrình thực hiện và vận hành kết quả ĐT: mua cổ phiếu hoặc trái phiếu trên thị trườngchứng khoán thứ cấp Trong trường hợp này nhà ĐT có thể được hưởng lợi ích vậtchất (như cổ tức, tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết ) nhưngkhông tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn ĐT
Trang 16- ĐT trực tiếp: người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trìnhthực hiện và vận hành kết quả ĐT ĐT trực tiếp bao gồm ĐT dịch chuyển và ĐT pháttriển ĐT dịch chuyển là một hình thức ĐT trong đó việc bỏ vốn là nhằm dịch chuyểnquyền sở hữu giá trị của tài sản Thực chất trong ĐT dịch chuyển không có sự gia tănggiá trị tài sản Như vậy theo cách tiếp cận này, ĐT phát triển là một hình thức ĐT trựctiếp Hoạt động ĐT này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanhdịch vụ và sinh hoạt đời sống Đây là hình thức ĐT trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền
KT, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ Hình thức ĐT này đóng vai trò quan trọngđối với tăng trưởng và phát triển của nền KT tại mỗi quốc gia
1.1.2 Hoạt động ĐT phát triển
1.1.2.1 Khái niệm về ĐT phát triển
Là hoạt động ĐT mà trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạtđộng nhằm tạo ra tài sản mới cho nền KT, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh vàcác hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống củamọi người dân trong xã hội Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng các công trình hạtầng KT - xã hội, mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thựchiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duytrì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền KTXH
ĐT phát triển là bộ phận cơ bản của ĐT, là việc chi dùng vốn trong hiện tại đểtiến hành các hoạt động nhằm làm tăng them hoặc tạo ra những tài sản vật chất ( nhàxưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất,tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển
ĐT phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực
sử dụng cho ĐT phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực ĐT bao gồm cả tiềnvốn, đất đai, lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên Như vậy, khi xem xét lựa chon
dự án ĐT hay đánh giá hiệu quả hoạt động ĐT phát triển cần tính đúng tính đủ cácnguồn lực tham gia
Kết quả của ĐT phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất ( nhà xưởng, thiếtbị… ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật…) và tài sản vôhình ( những phát minh sáng chế, bản quyền…) Các kết quả đạt được của ĐT góp phần
Trang 17làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả của ĐT phát triển phản ánh quan
hệ so sánh giữa kết quả KTXH thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Kết quả vàhiệu quả ĐT phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ ĐT và xã hội, đảmbảo kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ ĐT,vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp Thực tế, cónhững khoản ĐT tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh như ĐT cho ytế, giáo dục, xoá đói giảm nghèo… nhưng lại rấtquan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó, cũngđược xem là ĐT phát triển
Mục đích của ĐT phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia,cộng đồng và nhà ĐT Trong đó, ĐT Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng KT, tăngthu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho các thànhviên trong xã hội ĐT của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nângcao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…
Nội dung ĐT phát triển ở phạm vi doanh nghiệp và phạm vi nền KT có thể khácnhau Trên góc độ nền KT, ĐT phát triển phải làm gia tăng tài sản cho nền KT chứkhông phải là hiện tượng chu chuyển tài sản giữa các đơn vị Ví dụ, việc mua bán tàisản cố định giữa các doanh nghiệp, vẫn được xem là hoạt động ĐT phát triển củadoanh nghiệp đó, nhưng trên phương diện nền KT, không có ĐT tăng thêm mà chỉchuyển quyền sở hữu từ đơn vị này sang đơn vị khác Trong phạm vi luận văn này chỉ
đề cập đến hoạt động ĐT phát triển của doanh nghiệp
1.1.2.2 Đặc điểm của ĐT phát triển
Hoạt động ĐT phát triển có những đặc điểm khác với các hoạt động ĐT khác,cần phải nắm bắt để quản lý ĐT sao cho có hiệu quả, phát huy được tối đa các nguồnlực
Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động ĐT thường rất lớn Vốn ĐT nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện ĐT Quy mô vốn ĐT
lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chínhsách, quy hoạch, kế hoạch ĐT đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn ĐT, bố trí vốn theotiến độ ĐT, thực hiện ĐT trọng tâm trọng điểm Lao động cần sử dụng cho các dự án
Trang 18rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng,đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốtnhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ ĐT, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhấtnhững ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lao động, giảiquyết lao động doi dư…
Thời kỳ ĐT kéo dài Thời kỳ ĐT tính từ khi khởi công thực hiện dự án đén
khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhiều công trình ĐT phát triển có thờigian ĐT kéo dài hàng chục năm Do vốn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiệnĐTnên để nâng cao hiệu quả vốn ĐT, cần tiến hành phân kỳ ĐT, bố trí vốn và cácnguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽtiến độ kế hoạch ĐT, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn ĐT xây dựng cơbản Vòng quay của vốn rất dài, chi phí sử dụng vốn lớn là cái giá phải trả cho hoạtđộng ĐT phát triển Vì vậy, việc ra quyết định ĐT có ý nghĩa quan trọng Nếu quyếtđịnh sai sẽ làm lãng phí khối lượng vốn lớn và không phát huy hiệu quả đối với nềnKTXH Trong quá trình thực hiện ĐT và vận hành kết quả ĐT cần phải quản lý vốnsao cho có hiệu quả, tránh thất thoát, dàn trải và ứ đọng vốn Có thể chia dự án lớnthành các hạng mục công trình, sau khi xây dựng xong sẽ đưa ngay vào khai thác sửdụng để tạo vốn cho các hạng mục công trình khác nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn
Thời gian vận hành các kết quả ĐT kéo dài Thời gian này tính từ khi dưa
công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn hoạt động và đào thải công trình.Nhiều thành quả ĐT phát huy kết quả lâu dai, có thể tồn tại vĩnh viễn Trong suốt quátrình vận hành, các thành quả ĐT chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực củanhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, KT, xã hội…
Các thành quả của hoạt động ĐT phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tai nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá
trình thực hiện ĐT cũng như thời kỳ vận hành các kết quả ĐT chịu ảnh hưởng lớn củacác nhân tố về tự nhiên, KTXH vùng Ví dụ như khi xây dựng các dự án khai thácnguồn nguyên nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt ) cần phải quan tâm đến vị trí địa lý(xem có gần nguồn nguyên nhiên liệu và thuận tiện trong việc vận chuyển không) vàquy mô, trữ lượng để xác định công suất dự án Đối với các nhà máy thuỷ điện, công
Trang 19suất phát điện tuỳ thuộc vào nguồn nước nơi xây dựng công trình Không thể dichuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những chiếc máy tháo dời do các nhà máysản xuất ra từ điạ điểm này đến địa điểm khác Để đảm bảo an toàn trong quá trình xâydựng và hoạt động của kết quả ĐT đòi hỏi các nhà ĐT phải quan tâm đến địa điểm
ĐT, các ngoại ứng tích cực và tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việctriển khai dự án
ĐT phát triển có độ rủi ro cao Do quy mô vốn ĐT lớn, thời kỳ ĐT kéo dài
và thời gian vận hành các kết quả ĐT cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động
ĐT phát triển thường cao Rủi ro ĐT do nhiều nguyên nhân, trong đo, có nguyên nhânchủ quan từ phía các nhà ĐT như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêucâu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm,công suất sản xuất không đạt cộng suất thiết kế…
1.1.2.3 Phân loại ĐT phát triển
Hoạt động ĐT phát triển được phân ra nhiều loại tùy theo tiêu thức mà chúng
ta sử dụng:
Theo cách tiếp cận dựa vào lĩnh vực phát huy tác dụng của ĐT phát triển, ĐTphát triển bao gồm:
- ĐT phát triển sản xuất
- ĐT phát triển cơ sở hạ tầng chung của nền KT
- ĐT phát triển văn hóa giáo dục
- ĐT phát triển khoa học kỹ thuật
- ĐT phát triển khác
Theo cách tiếp cận dựa vào quá trình hình thành và thực hiện ĐT, ĐT pháttriển bao gồm :
- ĐT cho hoạt động chuẩn bị ĐT
- ĐT trong quá trình thực hiện ĐT
Trang 20 ĐT phát triển các tài sản vật chất gồm: ĐT phát triển xây dựng cơ bản và ĐTvào hàng tồn trữ.
- ĐT xây dựng cơ bản : là hoạt động ĐT nhằm tái tạo tài sản cố định củadoanh nghiệp ĐT xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động như xây lắp và mua sắmmáy móc thiết bị Hoạt động ĐT này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổngvốn ĐT phát triển của đơn vị ĐT bổ sung hàng tồn trữ: Việc xác định quy mô ĐThàng tồn trữ tối ưu cho doanh nghiệp là rất cần thiết Trong danh mục hàng tồn trữgồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn thành Tùy theo loại hìnhdoanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàng tồn trữ củng khác nhau
ĐT phát triển tài sản vô hình gồm: ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
ĐT nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học, kỹ thuật, ĐT xây dựng thương hiệu,quảng cáo…
- ĐT phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọngtrong nền KT và doanh nghiệp vì chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao thì mới tao rahiệu quả cao nhất Do đó ĐT phát triển nguồn nhân lực phải được quan tâm tối đa, làviệc làm hết sức cần thiết ĐT phát triển nguồn nhân lực bao gồm ĐT cho hoạt độngđào tạo đội ngũ lao động; ĐT cho công tác chăm sóc sức khỏe, y tế; ĐT cải thiện môitrường, điều kiện làm việc của người lao động
- ĐT nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ Nhằmphát triển sản phẩm mới và các lĩnh vực hoạt động mới ĐT nghiên cứu hoặc muacông nghệ đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao Hiện nay khả năng ĐT cho hoạt độngnghiên cứu và triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khákhiêm tốn Đặc biệt việc nhập các công nghệ cũ, đã lỗi thời trên thê giới còn rất phổbiến ở Việt Nam Có rất ít các trung tâm nghiên cứu lớn, các trường đại học với nhiềuchuyên gia đầu nghành củng chưa phát huy được vai trò nghiên cứu Cùng với đà pháttriển của KT đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạt động ĐT này
sẽ ngày càng tằng, tương ứng với nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp
- ĐT cho hoạt động marketing cũng là một lĩnh vực ĐT hết sức quan trọng, đặcbiệt là trong các doanh nghiệp thương mại ĐT cho hoạt động marketing bao gồm ĐT
Trang 21cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu…ĐT cho hoạtđộng marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trong tổng vốn ĐT của doanh nghiệp
1.1.2.4 Vai trò của ĐT phát triển
và mức giá cân bằng tăng theo Về cung, khi ĐT đã có thành quả thì tổng cung đặc biệt
là tổng cung dài hạn tăng lên, đường tổng cung dịch chuyển xuống dưới, kéo theo sảnlượng tiềm năng tăng và do đó mức giá chung giảm Tăng tiêu dùng tiếp tục kích thíchsản xuất tăng hơn nữa ĐT có tác động hai mặt đến sự ổn định KT Sự tác động khôngđồng thời về mặt thời gian của ĐT đối với tổng cầu và tổng cung làm cho mỗi sự thayđổi của ĐT, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa
là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền KT của mọi quốc gia
ĐTPT có tác động to lớn đến việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu
phát minh và nhập công nghệ từ bên ngoài Dù là tự nghiên cứu phát minh hay là nhậpcông nghệ từ bên ngoài đều phải có ĐT ĐT là điều kiện tiên quyết của sự phát triển vàtăng cường khả năng công nghệ Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn vớinguồn vốn ĐT sẽ là những phương án không khả thi
ĐTPT có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu KT Kinh nghiệm
của các nước trên thế giới cho thấy nếu muốn tốc độ phát triển KT tăng cao ( 9-10%)thì phải tăng cường ĐT nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do hạn chế nhiều mặt, để đạt tốc độ tăng
Trang 22trưởng từ 5 - 6% là rất khó khăn Như vậy chính ĐT đã quyết định chuyển dịch cơ cấu
KT nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền KT
ĐTPT còn có tác động giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, xoá đói giảm nghèo, phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, KT, chính trị ĐTPT sẽ tạo điều kiện để phát triển mới, ĐT chiều sâu, mở rộng
sản xuất ở các doanh nghiệp, sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sởvật chất của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển y tế, văn hoá vàcác mặt xã hội khác ĐT phát triển góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo,tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống ở các vùng nghèo, vùngsâu, vùng xa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo ranhững tác động tích cực cho vùng nghèo, người nghèo, hộ nghèo khai thác các tiềmnăng của vùng, vươn lên làm ăn khá giả Từ đó đảm bảo tỷ lệ cân đối vùng miền,ngành nghề, khu vực và phân bố hợp lý sức sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh:
Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ vừa mới thành lập thì ĐT quyết định sự
ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Việc đầu tiên đó là ĐT xây dựng cơ bản,như nhà xưởng, nhà máy, các cơ sở hạ tầng để làm tiền đề cho quá trình sản xuất, tiếptheo là ĐT mua sắm tài sản cố máy móc, thiết bị, ĐT thu hút nguồn nhân lực Nhữngyếu tố cơ bản này mang tính sống còn cho một doanh nghiệp để tiến hành các hoạtđộng sản xuất và kinh doanh, từ đó mới nghĩ đến chuyện thu về lợi nhuận ĐT xâydựng cơ bản là hoạt động ĐT để sản xuất ra của cải vật chất đặc biệt, tạo ra cơ sở vậtchất và kỹ thuật ban đầu cho xã hội Tất cả các ngành KT chỉ có thể tăng nhanh khi có
ĐT xây dựng cơ bản , đổi mới công nghệ, xây dựng mới để tăng năng suất, chất lượng
và hiệu quả ĐT phát triển xây dựng cơ bản nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng KT, tạođiều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ĐT mở rộng sản xuất, kinhdoanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng công nghiệphoá, hiện đại hoá
Đối với các cở sở sản xuất – kinh doanh - dịch vụ đang tồn tại sau một thờigian hoạt động, các cơ sở này hao mòn, hư hỏng Để duy trì được sự hoạt động bìnhthường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật
Trang 23đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sựphát triển khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội; mua sắmcác trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải ĐT phát triển
Đối với các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thânmình) đang tồn tại, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các
cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên Tất cả những hoạtđộng mà chi phí này đều là những hoạt động ĐT
1.1.3 Đánh giá hiệu quả ĐT phát triển
1.1.3.1 Khái niệm kết quả hiệu quả ĐT
Kết quả của hoạt động ĐT là những biểu hiện của mục tiêu ĐT dưới dạng lợiích cụ thể, có định lượng đạt được từ các hoạt động khác nhau của dự án Đó lànhững gì có thể cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ, số tài sản cốđịnh huy động được Đó cũng có thể là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng có tínhchất định tính như chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp Kết quả cần đạtđược bao giờ cũng là mục tiêu của việc thực hiện dự án Kết quả của hoạt động ĐT lànhững biểu hiện của mục tiêu ĐT dưới dạng lợi ích cụ thể, có định lượng đạt được từcác hoạt động khác nhau của dự án Đó là những gì có thể cân, đo, đong, đếm đượcnhư số sản phẩm tiêu thụ, số tài sản cố định huy động được Đó cũng có thể lànhững chỉ tiêu phản ánh chất lượng có tính chất định tính như chất lượng sảnphẩm, uy tín của doanh nghiệp Kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu củaviệc thực hiện dự án
Việc phân tích đánh giá kết quả của hoạt động ĐT là việc định lượng, tính toán,
đo đạc những gì đạt được khi thực hiện công việc ĐT Có thể được biểu hiện bằng chỉtiêu hiện vật hoặc giá trị Trong quá trình đánh giá này không hề có sự so sánh, có thểmột công cuộc ĐT đạt được kết quả rất lớn nhưng không có nghĩa nó đạt được hiệu quảcao, nếu kết quả lớn đó cũng không đủ để bù đắp lại khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được
nó Nghĩa là việc đánh giá kết quả ĐT chỉ đơn thuần cho biết dự án đạt được những gì
mà không có ý nghĩa trong việc đánh giá lựa chọn dự án
Hiệu quả ĐT là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện, các mục tiêuhoạt động của chủ thể ĐT và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có các kết quả đó trong điềukiện nhất định
Trang 24 Ký hiệu:
E: Hiệu quảK: Kết quảC: Chi phí
và hiệu qủa ĐT
1.1.3.2 Phân loại đánh giá hiệu quả ĐT
Với đặc điểm của kết cấu khóa luận, xin giới thiệu cách phân loại đánh giáhiệu quả ĐT phổ biến nhất, đó là xét theo phạm vi lợi ích mà hoạt động ĐT mang lại,bao gồm 2 phương diện đánh giá: Hiệu quả tài chính và hiệu quả KTXH
Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán KT là hiệu quả KTđược xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp
-Bản chất: Việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án ĐT là việc nghiên cứu,đánh giá khả năng sinh lời của dự án trên quan điểm lợi ích của chủ ĐT Đó là việctổng hợp, phân tích các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, nguồn vốn bỏ ra
và đặc biệt là lợi nhuận thu được
-Ý nghĩa:
o Việc phân tích tài chính được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động ĐTnhằm xác định khả năng tạo ra lợi nhuận tài chính trên khoản ĐT từ quan điểm củachủ ĐT hoặc những người hưởng lợi nhuận từ dự án Từ đó đưa ra quyết định ĐT
và là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức cho vay vốn ra quyết địnhcho phép ĐT, tài trợ hay cho vay vốn
Trang 25o Trợ giúp việc lập kế hoạch hoạt động và khảo sát dự án bằng việc cung cấpcác thông tin quản lý cho những người sử dụng - cả bên trong lẫn bên ngoài dự án.
o Đánh giá khả năng phát triển, tối đa hoá lợi nhuận, đánh giá khả năngthanh toán, khả năng trả nợ hiện tại và tương lai cho doanh nghiệp
o Làm cơ sở để tiến hành phân tích KT - xã hội
Hiệu quả KTXH của hoạt động ĐT là hiệu quả tổng hợp được xem xét trênphạm vi toàn bộ nền KT
-Bản chất: Lợi ích KT-xã hội là sự chênh lệch giữa các lợi ích mà nền KT- xã hộinhận được với những đóng góp mà nền KT và xã hội phải bỏ ra khi tiến hành công cuộc
ĐT Đó chính là kết quả so sánh có mục đích giữa cái mà xã hội phải trả cho việc sửdụng các nguồn lực sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do ĐT mang lại chotoàn bộ nền KT Khác với phân tích tài chính, phân tích hiệu quả KT - xã hội được xemxét trên tầm vĩ mô và xuất phát từ quyền lợi của toàn bộ xã hội nhằm tối đa hoá phúc lợi
xã hội Mục tiêu của việc đánh giá hiệu quả KT - xã hội hoạt động ĐT, đối với Nhànước là xác định vị trí của ĐT trong kế hoạch phát triển KTXH, tức là xem xét việc ĐT
có đóng góp gì cho kế hoạch phát triển KT quốc dân
-Ý nghĩa:
o Mục đích chủ yếu của nhà ĐT chính là lợi nhuận Lợi nhuận càng caocàng hấp dẫn các nhà ĐT Tuy nhiên khi xem xét trên góc độ toàn xã hội thì khôngphải hoạt động ĐT nào đem lại lợi nhuận cao cho nhà ĐT đều mang lại lợi ích vềmặt KT - xã hội Do đó phải xem xét tới lợi ích KT xã hội của dự án ĐT
o Đối với nhà ĐT, phân tích KTXH là căn cứ chủ yếu để thuyết phục các cơquan có thẩm quyền chấp thuận dự án, thuyết phục các ngân hàng, các tổ chứcquốc tế cho vay vốn hoặc tài trợ vốn để thực hiện dự án Đối với Nhà nước, đây làcăn cứ chủ yếu để ra quyết định cấp giấy phép ĐT Đối với các ngân hàng hay các
cơ quan viện trợ đây cũng là căn cứ để quyết định có cho vay, có tài trợ cho dự ánhay không, nếu không chứng minh được hiệu quả xã hội thì họ sẽ không tài trợ
1.1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ĐT
Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Trang 26- Môi trường pháp lí: Môi trường pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dướiluật Mọi quy định về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng thamgia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau Mọi định hướng, mụctiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, cácdoanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định Dovậy, hoạt động ĐT của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên quyđịnh của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển KT của đất nước để đề
ra phương hướng cho ĐT của doanh nghiệp mình Hiện nay, nền KT nước ta đangtrong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu ĐT xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậyNhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có tính chấtthông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước có nhiều điềukiện để phát triển Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi trường pháp lí mang lạicho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần tư vấn xâydựng Sông Đà Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiệntượng quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm côngtác quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn ĐThoặc giải phóng mặt bằng xây dựng làm cho các công ty xây dựng nhiều khi bị ứ đọngvốn tại các công trình, tạo ra sự thất thoát lớn về vốn Đây chính là những điều kiệnbất lợi mà môi trường pháp lí có thể gây ra cho các công ty xây dựng, vấn đề này cầnphải được giải quyết sớm thì mới tạo sức hút ĐT đối với các nhà ĐT xây dựng và cáccông ty xây dựng nói riêng
- Môi trường KT: Các nhân tố KT có vai trò quyết định trong việc hoàn thiệnmôi trường kinh doanhvà ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Môitrường KT là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty nói chung và hoạt động ĐT nói riêng Môi trường KT vừa tạo ra các cơ hộiphát triển cho các doanh nghiệp, vừa có thể là nhân tố đầu tiên và chủ yếu trong việcchấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nếu định hướng và hoạt động của doanh nghiệpkhông tuân theo quy luật phát triển của nó Đây chính là nhân tố tác động trực tiếpnhất đến định hướng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp Do đó, khi đưa ra một
Trang 27chiến lược ĐT cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều phải phântích kĩ càng các biến động của môi trường KT mà doanh nghiệp mình tham gia.
- Môi trường khoa học công nghệ: Sự thay đổi nhanh chóng của khoa họccông nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng phải
ĐT thay đổi mới công nghệ mới Sự thay đổi nhanh chóng đó đã làm cho tuổi thọ củacác thiết bị kĩ thuật ngày càng phải rút ngắn do công nghệ kĩ thuật của chúng theo thờigian ngày càng không đáp ứng đáp ứng được với đòi hỏi của thị trường và thời đại Vìvậy trong định hướng ĐT của doanh nghiệp phải có sự suy xét chu đáo, lựa chọn cácloại máy móc sao cho vừa phù hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của thời đại vừaphù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách ĐT có thể cho phép của doanh nghiệp
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
- Lực lượng lao động bên trong công ty: Do sự thay đổi nhanh chóng về côngnghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, lànhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị Các doanh nghiệp muốn thành công thìcùng với sự ĐT về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải ĐT cho yếu tố con người.Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhấttrong mỗi khâu sản xuất Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩthuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lựccho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọnghơn hết Do đó, trong chiến lược ĐT của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố conngười cũng phải được đưa lên hàng đầu Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạonâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũngcần phải xây dựng các chính sách, đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự pháttriển của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ, thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữacho sự phát triển của doanh nghiệp
- Khách hàng: Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền KT, tính cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tốquyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào Trong chính sách ĐT củacác doanh nghiệp, ĐT mở rộng thị trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến
Trang 28với sản phẩm của doanh nghiệp mình luôn được chú trọng ĐT phát triển Đối với bất
kì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trởthành nhân tố quyết định sự sống còn của chính doanh nghiệp Vì vậy, khách hàngchính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch ĐT của doanh nghiệp, lànhân tố định hướng cho việc ĐT của doanh nghiệp
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tốkhông thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ củanền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị màimòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầucủa thời đại Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩmcủa doanh nghiệp mình thì trong chiến lược ĐT phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và
mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh
- Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: Trong một môi trường KT pháttriển mạnh và luôn biến động như hiện nay, các doanh nghiệp luôn luôn bị đe doạ bởicác nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường KT, doanh nghiệp nào biết cách làm chủ nhữngbiến động đó thì sẽ hoạt động an toàn hơn và có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển hơn sovới các doanh nghiệp khác Việc xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển của cácdoanh nghiệp chính là phương thức hữu hiệu để loại bỏ bớt các yêú tố rủi ro do môitrường KT đem lại Vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động đều có các mụctiêu, chiến lược và các định hướng phát triển, chúng là nhân tố chủ quan chính ảnhhưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Do vậy, mục tiêu và chiến lược của doanhnghiệp trong từng thời kì tác động đến việc ĐT của doanh nghiệp, hoạt động ĐT phảidựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp Đây chính là cơ sở cho việc ĐT củadoanh nghiệp, các kế hoạch ĐT được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, các kếhoạch ĐT chính là việc hiện thực hoá dần các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp
1.1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ĐT phát triển
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
- NPV: giá trị hiện tại thuần
Trang 29o Công thức:
Bi: Lợi ích năm thứ i của dự án
Ci: Chi phí năm thứ i của dự án
r: Lãi suất chiết khấu Lãi suất được chọn dựa trên cơ sở chi phí cơ hộicủa dự án vào mức lãi suất vay bình quân khi vay ở nhiều nguồnhoặc nhiều thời điểm có các mức lãi suất khác nhau
n: Số năm hoạt động của đời dự án
o Ý nghĩa: Phản ánh quy mô lãi của dự án khi đưa về mặt bằng hiện tại.NPV có giá trị càng lớn chứng tỏ dự án càng hiệu quả cao, mang lạilợi nhuận nhiều
- IRR: tỷ suất hoàn vốn nội bộ
o Công thức: ta tìm r1 sao cho NPV1 > 0, ta tìm tiếp r2 sao cho NPV2 < 0(r1 < r2) Sau đó áp dụng vào công thức sau
o Ý nghĩa: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một dự án ĐT là tỷ suất mà tại
đó làm cho giá trị hiện tại ròng của tất cả các dòng tiền (cả dương vàâm) từ một dự án ĐT cụ thể bằng không
- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
o Tỷ suất doanh thu / chi phí: chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí sẽtạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ số này phải lớn hơn 1 thì hoạtđộng sản xuất kinh doanh mới đem lại lợi nhuận, doanh nghiệp sẽcàng có lợi khi chỉ số này càng lớn
o Tỷ suất lợi nhuận / chi phí: tương tự như chỉ tiêu trên, tỷ suất này chothấy một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất nàyphải dương thì doanh nghiệp mới có lợi nhuận
Trang 30o Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả củadoanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồngdoanh thu bán hàng Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanhnghiệp tăng doanh thu giảm chi phí Nhưng để có hiệu quả thì tốc độtăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KTXH
- Mức tăng thu ngân sách Dự án đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều khoản thucho Nhà nước Các khoản thu như thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt, ngoài ra khi dự án đem lại lợi nhuận, doanh nghiệp còn phải nộp thêm thuế thunhập doanh nghiệp Những nguồn thu này rất đáng kể làm tăng ngân sách Nhà nước
- Số lao động có việc làm Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thất nghiệp là khá cao,đặc biệt là lao động không có trình độ tay nghề thấp Việc dự án được triển khai sẽđem lại cơ hội việc làm cho người lao động Đặc biệt với đặc thù của ngành dệt may,người lao động phổ thông sẽ có nhiều cơ hội hơn, góp phần làm tăng thu nhập và nângcao đời sống vật chất
- Mức độ ảnh hưởng đến chiến lược của vùng, địa phương Việt Nam đang trênđường công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngành dệt may được xem là ngành mũi nhọn cóvai trò đặc biệt quan trọng trong nền KT quốc dân Việc ĐT dự án mới sẽ đóng vai tròthúc đẩy sự phát triển của ngành, đặc biệt thông qua việc sử dụng máy móc, thiết bịcông nghệ tiên tiến
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt nam có truyền thống lâu đời gắn bó với truyền thống nhândân từ nông thôn đến thành thị, đóng một vai trò quan trọng trong nền KT quốc dânnhằm đảm bảo hàng hoá cho tiêu dùng trong nước, có điều kiện mở rộng thương mạiquốc tế, thu hút nhiều lao động tạo ra ưu thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu, hàngnăm mang về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể, kim ngạch xuất khẩu liên tụcdẫn đầu trong những năm qua và đã trở thành một ngành công nghiệp then chốt củanước ta Đây là một ngành phù hợp với điều kiện nền KT nước ta, vì:
Trang 31 Một là: Sản xuất hàng may mặc cần nhiều lao động, không đòi hỏi trình độ
tay nghề cao Trong khi lao động giản đơn ở nước ta thừa rất nhiều Hơn nữa, để đàotạo một lao động trong ngành may mặc chỉ cần từ hai đến hai tháng rưỡi và lao độngtrong ngành may mặc thường sử dụng nhiều nữ
Hai là: Vốn ĐT cho một chỗ làm việc ít, đồng thời ngành may mặc có thể
tạo nhiều công ăn việc làm so với các ngành khác với cùng một lượng vốn ĐT, thờigian thu hồi vốn nhanh
Ba là: Thị trường rộng lớn ở cả trong và ngoài nước Ở trong nước thì đời
sống nhân dân được nâng lên, nhu cầu về mặc chuyển từ “ấm” sang “đẹp”, “mốt” tức
là nhu cầu hàng may mặc ngày càng tăng và nhanh biến đổi Còn trên thế giới thì xuthế ngành may mặc phổ thông đang chuyển dần sang các nước đang phát triển do ởnhững nước này có lợi thế về lao động rẻ hơn những nước phát triển
Bốn là: Nước ta có điều kiện để phát triển trồng bông, đay, thúc đẩy ngành
dệt may phát triển vì nguyên liệu cung cấp trong nước thường rẻ hơn nhập khẩu
Với những đặc điểm trên mà ngành may Việt Nam đã ngày càng phát triển, thu hútđược nhiều lao động xã hội, chiếm một bộ phận lớn lao động công nghiệp toàn quốc,góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo sự ổn định chính trị KTXH, do đó đượcĐảng và Nhà nước quan tâm Hiện nay ngành may vẫn đang chiếm một vị trí quantrọng về ăn mặc của nhân dân, quốc phòng và tiêu dùng trong các ngành công nghiệpkhác Ngành dệt may cũng dần trở thành ngành mũi nhọn có vai trò chiến lược quantrọng trong nền công nghiệp nước nhà
1.2.2 Khái quát chung về thị trường của ngành dệt may
1.2.2.1 Thị trường xuất khẩu
Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam có nhu cầu lớn nhưng lại có yêu cấu rấtcao về chất lượng và mẫu mã, đặc biệt là thị trường Mỹ, Nhật Bản và EU Để vàođược thị trường này, ngành may phải đi từng bước từ dễ đến khó, từ gia công đến xuấthàng FOB và thương mại Với tình hình thực tế ngành may của ta hiện nay, chỉ có thể
đi vào các chủng loại mặt hàng chất lượng thấp và trung bình, một số ít mặt hàng đạtđến khá Các loại mặt hàng cao cấp của thị trường này ta chưa thể làm được và rất khócạnh tranh
Trang 32Thâm nhập và tìm kiếm thị trường là nhiệm vụ hàng đầu, là công việc khó khănphức tạp nên phải phát huy khả năng của mọi doanh nghiệp để mở rộng và phát triểnthị trường Đồng thời ngành may Việt nam cũng phải từng bước ĐT hợp lý, tổ chức lạiquản lý sản xuất để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường.
Liên tục trong những năm gần đây, dù phải chịu nhiều ảnh hưởng do suy giảm
KT toàn cầu, nhưng ngành dệt may nước ta vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng.Năm 2012, mặc dù được dự báo nền KT còn nhiều khó khăn nhưng ngành dệt may vẫn
may của Việt Nam đạt 15,1 tỷ USD, tăng 7,5 % so với năm 2011, chiếm trên 13% tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạchlớn thứ 2 (là điện thoại các loại & linh kiện) tới 2,38 tỷ USD Đây quả là một kết quảđáng khích lệ khi nền KT thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng chung
Bảng 1.1 Mười mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
năm 2012
Tên hàng Thứ
hạng
Kim ngạch (tỷ USD)
Tỷ trọng (%)
(Theo tổng cục Hải quan)
Tuy có những con số ấn tượng về xuất khẩu hàng dệt may, nhưng chúng ta vẫncòn tồn đọng nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề phải nhập khẩu số lượng lớn nguyênphụ liệu từ nước ngoài xu hướng hiện nay của các nhà mua hàng lớn tại Mỹ, Nhật Bản
và các nước châu Âu là chọn những doanh nghiệp có khả năng sản xuất trọn gói, từkéo sợi, dệt vải cho đến cắt, may thành phẩm Thậm chí còn phải thực hiện giao hàng
Trang 33từ nhà máy đến tận cửa hàng bán lẻ Quá trình này giúp tiết kiệm thời gian, công sức đilại cho các nhà mua hàng so với việc đặt hàng theo phương thức gia công (cung cấpmẫu mã, kiểu dáng, nguyên phụ liệu và nhận hàng thành phẩm) Và nếu điều này cứtiếp diễn thì ngành dệt may nước nhà sẽ mất dần lợi thế Ngoài ra việc tìm kiếm thịtrường mới cũng đặc biệt cần được chú ý, những thị trường mới hấp dẫn có thể kể ranhư Hàn Quốc, các nước thuộc khu vực Châu Phi
1.2.2.2 Thị trường nội địa
Bên cạnh phát triển thị trường xuất khẩu, năm vừa qua cũng như trong thờigian tới ngành dệt may vẫn luôn định hướng đi sâu vào các thị trường nội địa Chínhnhững khó khăn về xuất khẩu trong năm qua cũng như trong những năm tiếp theo, đãkhiến nhiều doanh nghiệp cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, ĐT mạnh cho thịtrường nội địa Nỗ lực cạnh tranh với các nước xuất khẩu để dành lấy phần thị trườngđang bị co hẹp và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa là chiến lược hành độngthành công của hầu hết các doanh nghiệp dệt may
Thị trường nội địa, được coi là một cứu cánh của nhiều doanh nghiệp dệt maytrong thời kỳ khủng hoảng KT Năm 2011, mặc dù nền KT có nhiều khó khăn nhưdoanh thu từ thị trường nội địa của các doanh nghiệp dệt may vẫn tăng trưởng khá.Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết thúc năm 2011, doanh thu từ thị trường nội địacủa các doanh nghiệp thuộc Vinatex ước đạt 17.200 tỷ đồng, tăng trưởng 15% Trướckhó khăn, mặc dù người dân phải thắt chặt chặt chi tiêu, nhưng ngành vẫn có mức tăngtrưởng khá Điều này chứng tỏ sản phẩm dệt may đã có chỗ đứng vững chắc hơn trênthị trường nội địa
Theo quan sát, sản phẩm dệt may "Made in Vietnam" tiếp tục được người tiêudùng lựa chọn Nghiên cứu mới đây của Niesel - Công ty chuyên cung cấp thông tin về
đo lường các chỉ số truyền thông và thị trường còn cho thấy, có đến 90% người đượchỏi ở Tp.HCM và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng ViệtNam nhiều hơn Lý do khiến người tiêu dùng quay trở lại với các sản phẩm tiêu dùngtrong nước được đưa ra gồm: giá cả hợp lý, tính đa năng, dịch vụ khuyến mại, bảohành tốt, và quan trọng nhất là sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe người sử dụng hơn sovới hàng Trung Quốc
Trang 34Với những kinh nghiệm tích lũy được trong năm 2011 và 2012, trong năm
2013, ngành dệt may sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa Hiệp hội Dệt maykhuyến cáo các doanh nghiệp trong ngành cần tìm hiểu thị hiếu của từng vùng, lắngnghe ý kiến của người dân để từng bước hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp, phân khúclại thị trường nhằm mục tiêu kinh doanh lâu dài
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT
DỆT MAY THIÊN AN PHÁT GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
2.1 Tổng quan về công ty Thiên An Phát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ : Công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát
Tên viết tắt : THIANCO
Tên tiếng anh giao dịch: Thien An Phat textile garment joint stockcompany
Trụ sở chính: đường số 5, cụm công nghiệp làng nghề An Hòa, phường
An Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Lĩnh vực kinh doanh: may và gia công phục vụ thị trường trong nước vàxuất khẩu
cổ đông sáng lập của Công ty Cổ Phần ĐT Dệt May Thiên An Phát
Quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị được bắt đầu từ năm 2008 cho đến ngày 01tháng 06 năm 2009 Công ty Cổ Phần ĐT Dệt May Thiên An Phát khánh thành vàchính thức đi vào hoạt động với số vốn ban đầu là 15 tỷ đồng
Công ty Cổ Phần ĐT Dệt May Thiên An Phát ( tên viết tắt là thianco ), tọalạc bên tuyến quốc lộ 1A, phía bắc giáp Thành Phố Huế, phía nam cách sân bayPhú Bài 12 km Có trên 1.500 cán bộ công nhân viên
Từ những điểm khái quát về quá trình hình thành và phát triển, chúng ta nhận thấycông ty đã xác định cho mình hướng đi đúng đắn trong 3 năm kể từ khi vào hoạt
Trang 36động năm 2009 Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên công ty đã khôngngừng nổ lực và chủ động trong sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo yêu cầu củathị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và triệt để giảm chi phí , từ đó tạo ra uythế cạnh tranh với các đơn vị khác Để tồn tại và phát triển công ty đã chủ động vayvốn để mua các thiết bị hiện đại của Nhật, Đức, Thụy Sĩ nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm và đổi mới công nghệ để đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.Tất cả điều đó đã khẳng định quyết tâm vươn lên phát triển công ty.
Công ty Cổ Phần ĐT Dệt May Thiên An Phát là một công ty cổ phần, làthành viên liên kết với công ty CP Dệt May Huế thuộc Tập Đoàn Dệt May ViệtNam (Vinatex) tự hoạch toán kinh doanh độc lập, có chức năng nhiệm vụ như sau :
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh ra những mặt hàng phù hợp với nhucầu của thị trường, sản phẩm chủ yếu là ; áo T-shirt, Polo-shirt, Jacker…Cungcấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu Chính vì vậy, công ty sử dụng 2loại nguyên liệu chính đó là bông và xơ Nhận gia công, cắt may hàng dệt maycho công ty trong và ngoài nước
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hoạch toán
KT độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tài khoản tại các ngân hàng, có condấu riêng để thuận tiện khi giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước
Bảo toàn vốn và phát triển vốn của cổ đông đã đóng góp, công ty được
hu y động bởi vốn của các cổ đông, các tổ chức KT để phát triển và sản xuất kinhdoanh theo quy định của nhà nước
Thực hiện đầy đủ các chính sách KT và pháp luật nhà nước
Thực hiện phân phối lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảmbảo có việc làm, chăm lo, cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần cho cán bộ côngnhân viên
Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, giữa gìn an ninh công ty cũng như toàn
xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Trang 37Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy công ty cổ phần ĐT dệt may Thiên An Phát (Nguồn: Phòng nhân sự)
Đại hội đồng cổ đông
Tổ may 3
Tổ may 4
Tổ may 5
Tổ may 6
Tổ KSC
Tổ hoàn thành
Tổ bảo trì
Quan hệ chức năng phối hợpQuan hệ trực tiếp
Chú thích
Trang 382.1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ mỗi phòng ban
Chức năng,nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Chủ tịch hội đồng quản trị : phụ trách công tác kế hoạch dài hạn, chiến
lược ĐT công tác tổ chức cán bộ đối với các chức danh thuộc thẩm quyền hội đồngquản trị do điều lệ của công ty quy định
Giám đốc là người đứng đầu, chỉ huy cao nhất của công ty, chịu trách
nhiệm toàn bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiệnnhiệm vụ và nghĩa vụ đối với nhà nước.Trực tiếp phụ trách các phòng ban công ty
Phó giám đốc sản xuất: trực tiếp phụ trách về sản xuất kinh doanh của
công ty như phòng điều hành sản xuất và các nhà máy thành viên
Phó giám đốc nội chính: điều hành gián tiếp các hoạt động của công ty.
Chức năng, nhiệm vụ phòng ban của công ty
Phòng nhân sự
- Nghiên cứu những ứng dụng và không ngừng hoàn thiện các mô hình tổchức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lí thích ứng với quy mô, trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kĩ thuật và yêu cầu thị trường
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện các nội quy, quy chế quản lí cho phùhợp với sự đổi mới cơ chế quản lí
- Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và bố trí cán bộ theo chức danh,tiêu chuẩn cán bộ mà Nhà nước quy định
- Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương và chuẩn bị cho giám đốc thỏa ướclao động với công đoàn công ty
- Giao khoán lao động, tiền lương, theo tiêu chuẩn định mức đã được duyệt,đôn đốc kiểm tra và quyết toán việc thực hiện trên cơ sở sản phẩm giao nộp theo kếhoạch và hạn mức của công ty giao cho các nhà máy
- Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ về lao động và tiền lương đối vớicán bộ công nhân đang làm việc, thôi việc và nghỉ hưu
- Bảo vệ an toàn toàn bộ tài sản của công ty, hướng dẫn khách vào làm việchoặc liên hệ với công ty
Trang 39
- Phòng kế hoạch sản xuất
- Tổ chức thực hiện kế hoạch cung ứng và quản lý toàn bộ nguyên liệu, vật
tư kĩ thuật và thiết bị phụ tùng đặt mua trong nước và nhập khẩu Quản lí việc sửdụng nguyên liệu, vật tư cho sản xuất
- Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm ở thị trường trong nước và nước ngoài thôngqua bán buôn và bán lẻ, đại lý xuất – nhập khẩu trực tiếp và ủy thác xuất – nhậpkhẩu
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kĩ thuật, tài chính, xuất – nhập khẩu hợp tác
ĐT liên doanh, liên kế theo quy định của Nhà nước
- Xây dựng kế hoạch phát triển công ty trong từng kì và định hướng ĐTdài hạn phù hợp với quy hoạch của ngành dệt may
- Lập kế hoạch cung ứng toàn bộ đầu vào cho sản xuất, chú trọng các loạinguyên liệu nhập khẩu
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất, kĩ thuật tàichính chủ yếu, lập báo cáo kế hoạch gửi các cơ quan chức năng liên quan
- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp và chuẩn bị các điều kiện sản xuất, dịch
vụ để thực hiện các kế hoạch của công ty giao
- Định kì phối hợp các phòng ban liên quan tiến hành kiểm kê tất cả cácloại vật tư, hàng hóa, thành phẩm trong kho và xuất dùng ,đề xuất với lãnh đạo xử
lí các loại vật tư hàng hóa hư hỏng không sử dụng được
- Lập các báo cáo quyết toán phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh gửi các cơ quan quản lí liên quan
- Định kì tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo kếtquả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt công ty