1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁO DỤC XÚC CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

87 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 544,5 KB

Nội dung

Còn tác giả Singer đã đối chiếu các xúc động phân hóa với sựtưởng tượng và với trò chơi tưởng tượng, ông đề xướng một phương pháp rất lýthú để nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm của trẻ em

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới luôn tồn tại và vận động, phát triển theo một quy luật tuần hoànkhông ngừng nghỉ Con người chính là một trong những nhân tố trong thế giớiluôn vận động ấy Không chỉ trang bị đầy đủ về mặt thể lực, trong con người còntồn tại đời sống tinh thần vô cùng phong phú để vận động trong cuộc sống Đờisống tình cảm của con người rất đa dạng, đó là nhờ chúng ta sống trong xã hội,trong những quan hệ giữa người với người thật thiên hình vạn trạng: đối vớingười này thì yêu thương, đối với người kia thì ghét bỏ, đối với người nọ thì giậnhờn Thái độ tình cảm đó bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài bằng những

cử chỉ, lời nói khiến người ngoài có thể nhận ra khi giao tiếp và để lại nhữngrung động tích cực hay tiêu cực cho cả đôi bên Khi trẻ bước vào lứa tuổi mẫugiáo, nhiều bậc phụ huynh than phiền những vấn đề liên quan đến xúc cảm củatrẻ như bướng bỉnh, nhút nhát, kém hòa đồng Những vấn đề này ảnh hưởng lớnđến khả năng giao tiếp xã hội và sự xuất hiện nhiều hành vi sai lệch của trẻ Vìvậy, làm sao để trẻ biết làm chủ xúc cảm, tinh tế nhận ra xúc cảm của người khác

để kịp thời điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân là điều vô cùng cần thiết Cho đến nay tồn tại nhiều học thuyết về xúc cảm Nhưng có một nhận xét chungcho tất cả các thuyết về xúc cảm là một sự kết hợp của kích thích, sự thể hiện củakhuôn mặt, hành vi, các sự kiện của môi trường, và sự diễn dịch của nhận thức.Những thay đổi ở bất kỳ nhân tố nào trong số đó có thể sẽ thay đổi xúc cảm đượctrải nghiệm

Sự hình thành xúc cảm là một một điều kiện tất yếu của sự phát triển conngười như là một nhân cách Xúc cảm có nhiều loại: xúc cảm đạo đức, xúccảm thẩm mỹ, xúc cảm trí tuệ Một đặc trưng của xúc cảm là có tính đối cực:

Trang 2

yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng Xúc cảm như

là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào

đó của hiện thực Xúc cảm có đặc điểm là mang tính chất chủ quan

Xúc cảm là cơ sở hình thành tình cảm, tình cảm là cốt lõi nhân cách conngười Chúng ta thường nói phẩm chất đạo đức là mặt quan trọng nếu khôngmuốn nói là nền tảng của nhân cách Trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức,nhiều công cụ, kỹ thuật do con người sáng tạo ra mang những chức năng “trítuệ nhân tạo”, nhưng các công cụ, kỹ thuật này không có xúc cảm (không biếtvui, buồn, tức giận, sợ hãi ) như con người Do vậy, suy cho đến cùng, giáo dục

để hình thành xúc cảm, tình cảm cho trẻ chính là xây dựng nền tảng của đạo đức,xây dựng tính người Đó cũng là xây dựng nhân cách con người Nếu không giáodục xúc cảm ngay từ thời thơ ấu thì quan hệ giao tiếp xã hội chỉ còn là lí trí, trítuệ, lạnh lùng mà thiếu đi cái nhân bản, lòng nhân ái, tính người

Ở trường mầm non việc giáo dục xúc cảm được tiến hành dưới nhiều hìnhthức khác nhau và lồng ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ như: hoạt độnghọc tập, hoạt động vui chơi, hoạt động khám phá môi trường… Nhưng hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh có nhiều cơ hội tốt hơn cả để giáo dục xúccảm cho trẻ Việc trẻ chơi đùa, trải nghiệm những hoạt động một cách thích thú

sẽ là cơ sở để trẻ học hỏi một cách tích cực Đời sống tình cảm của trẻ cũng đượctạo nên từ những hành vi trong hoạt động đó Trường mầm non là môi trườngtrường học trẻ được tiếp xúc đầu tiên, việc hình thành những xúc cảm tích cựccho trẻ, từ đó có những hành vi văn hóa đẹp ở trường mầm non là hết sức quantrọng và cần thiết Giáo dục trẻ hình thành và phát triển những xúc cảm thôngqua hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trường mầm non, trẻ sẽ nhậnthức được mối tương quan giữa mình và con người cũng như môi trường Một

Trang 3

mặt để trẻ thể hiện tình cảm của mình đến những người xung quanh bằngphương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, mặt khác là để tiếp nhận đánh giá, tìnhcảm của họ với chính bản thân mình Từ đó giúp trẻ biết điều chỉnh xúc cảm chophù hợp với hoàn cảnh xung quanh

Xuất phát từ những căn cứ trên, đồng thời với mong muốn làm cho nguồn

tư liệu về việc hình thành xúc cảm cho trẻ tại trường mầm non trở nên đa dạng,

phong phú, đề tài: “GIÁO DỤC XÚC CẢM CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI

QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH” đã được

chọn làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số biện pháp giáo dục xúccảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xungquanh nhằm giúp trẻ tích lũy xúc cảm và hình thành tình cảm tích cực Từ đó,làm cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp của trẻ với mọi người và môi trườngxung quanh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở trường mầmnon

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh

4 Giả thuyết khoa học

Trang 4

Nếu phối hợp các biện pháp giúp trẻ được thực hành, trải nghiệm xúc cảmtrong quá trình khám phá môi trường xung quanh một cách nhẹ nhàng, thoải mái

và hợp lý thì xúc cảm tích cực của trẻ sẽ được tích lũy tốt hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài: “Giáo dục xúccảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xungquanh”

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiqua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

- Thực nghiệm các biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổiqua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này dùng để nghiên cứu và hệ thống các tài liệu liênquan đến việc hình thành xúc cảm tích cực cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạtđộng trải nghiệm ở trường mầm non

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát để điều tra hiệu quả việc hình thành tình cảm tíchcực cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, cách thức tổ chức giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5tuổi ở trường mầm non đồng thời theo dõi quá trình khảo sát, thực nghiệm

6.2.2 Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại với giáo viên để tìm hiểu những khó khăn, hạn chế mà giáoviên gặp phải cũng như cách thức tổ chức việc hình thành xúc cảm tích cực chotrẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Trang 5

Đàm thoại với trẻ để có những điều chỉnh phù hợp trong việc tổ chức hoạtđộng giáo dục xúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.

6.2.3 Phương pháp điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để tìm hiểu ý kiến của giáoviên về nội dung, hình thức, biện pháp và cách thức tổ chức quá trình giáo dụcxúc cảm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xungquanh Đồng thời tìm hiểu những hạn chế trong việc thực hiện quá trình giáo dụcnày ở trường mầm non

6.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong việc giáo dục xúc cảm cho trẻ 4

-5 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhằm kiểm nghiệmtính khả thi của các biện pháp đã đề ra tại một số trường mầm non trên địa bànthành phố Nam Định

6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Nhằm thu thập, xử lý các số liệu trong quá trình nghiên cứu và tổng kết,thống kê số liệu điều tra thực trạng

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.

Chương 2: Một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5tuổi

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Từ trước đến nay đã có các hướng nghiên cứu khác nhau về xúc cảm.Trước tiên phải kể đến nghiên cứu của các nhà thần kinh học, sinh lý học nhưDelgado, Ximonop, Đeglin Trong đó, hai tác giả là Delgado và Ximonop đãnghiên cứu về não và các cảm xúc, còn tác giả Đeglin đã chỉ ra vai trò khác nhautrong những cảm xúc tích cực và tiêu cực của các vùng ưu thế và cận ưu thế củacác bán cầu não Đây là những đóng góp quan trọng để phát triển ngành tâm líhọc giáo dục Các kết luận này giúp chúng ta hiểu về tâm lí chung của con người

và tâm lí riêng của tuổi mẫu giáo Ta thấy rằng cảm xúc ảnh hưởng lớn tới sựphát triển não bộ của trẻ nhỏ, càng nhỏ ảnh hưởng của cảm xúc lại càng quantrọng Nhưng có hai nguồn cảm xúc: tích và tiêu cực Nó sẽ gây ra các hànhđộng, tư duy hoàn toàn khác nhau ở con người Tuy vậy, các nghiên cứu này kháchung chung, chưa đi vào lứa tuổi mẫu giáo Ta có thể lấy đây là tiền đề nghiêncứu chung để từ đó đi vào các khái niệm chính của đề tài

Các nhà phân tâm học, điển hình là Freud đã xem xét khái niệm cảm xúc,động cơ của cảm xúc Ông làm rõ nó qua các thuật ngữ đam mê, kết hợp tư duy

và xúc động Kế tục ông là Rado, Schachtel Còn một số tác giả hiện nay củaphân tâm học như Holt, Schaier đã sử dụng những khái niệm cảm xúc Đặc biệt

là Dahl đã xây dựng lý luận phân tâm như là một lý luận giải thích các xúc cảmvới tư cách là những động cơ nền tảng của các quan hệ lẫn nhau giữa con người

Rõ ràng, nghiên cứu về thế giới cảm xúc của con người rất thú vị, nó tạo nên

Trang 8

nhiều trường phái song phân tâm học gần gũi, biện chứng hơn Các nhà khoa học

mà bắt đầu tiên phong là Freud đã đi sâu vào tiềm thức của con người, phát hiện

ra vai trò lớn của cảm xúc và cao hơn là nguyên nhân dẫn tới cảm xúc ấy Thuyếttính dục của Freud bị nghi hoặc một thời gian dài song rồi người ta cũng phảicông nhận nó khi có quá nhiều bằng chứng chứng minh điều đó Freud và cácnhà khoa học đã nhận thấy rõ vai trò giới tính trong thể hiện cảm xúc Có khicảm xúc còn đến từ tiềm thức xa xôi Tuy nhiên, các công trình trên rõ ràng cóthiên lệch trong việc ưu ái hết cho các hành vi cảm xúc tự nhiên Với các ông,tình cảm là cái gốc quan trọng quyết định tất cả mối quan hệ giữa người vớingười

Nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học thực hành và tâm thần học đãchứng minh một cách rõ ràng hiệu quả của liệu pháp tâm lý với một mức độđáng kể phụ thuộc vào năng lực của người thầy thuốc tâm thần ghi nhận đượcnhững biểu hiện phi ngôn ngữ của các cảm xúc (Ekman, Friesen) Trong tácphẩm của hai tác giả này đã nêu lên yêu cầu dạy các bác sĩ tâm thần “đọc” nhữngbiểu hiện xúc cảm Còn tác giả Singer đã đối chiếu các xúc động phân hóa với sựtưởng tượng và với trò chơi tưởng tượng, ông đề xướng một phương pháp rất lýthú để nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm của trẻ em trước tuổi học, ông và cáccộng sự đã xây dựng phương pháp đo thiên hướng về trò chơi, nội dung vànhững xúc cảm khác nhau liên quan đến trò chơi tự phát và tưởng tượng, họ đãxem xét những tưởng tượng và trò chơi tưởng tượng trong mối quan hệ vớinhững xúc cảm như hứng thú, vui mừng, căm giận, khổ đau, khiếp sợ, xấu hổ

Ngoài ra, còn có nghiên cứu của các nhà tâm lý học xã hội (Ekman,Mehrabian, Fxline, Argyle) đã nghiên cứu về sự biểu hiện cảm xúc và nhữnggiao lưu phi ngôn ngữ, những giao lưu thường bao gồm cả giao lưu cảm xúc

Trang 9

Đặc biệt nhóm nghiên cứu Ekman, Freisen và Tomkins đã xây dựng phươngpháp phân tích chi tiết sự biểu hiện của vẻ mặt [3] Nghiên cứu này đi vào mộtnội dung ít người để ý Cảm xúc đôi khi không thể hiện ở lời nói mà còn là nétmặt, ánh mắt, cử chỉ,…Nghiên cứu ấy giúp chúng ta hiểu thêm một phương tiệntạo nên cảm xúc, từ đó ta có thể áp dụng trong việc dạy dỗ, giao tiếp với trẻ Trẻnhỏ sẽ thích một nụ cười hiền dịu hơn một câu nói khen ngợi song với khuônmặt vô hồn

Tác giả Carroll E.Izard đã cho ra đời cuốn sách rất có ý nghĩa về cảm xúc,

đó là cuốn “Những cảm xúc của người” [3] Ông đã chỉ ra cảm xúc nền tảng là

một hiện tượng phức tạp bao gồm yếu tố sinh lý thần kinh, yếu tố vận động biểucảm nét mặt và sự thể nghiệm chủ quan Ông cùng các tác giả khác đã chia phảnứng hành vi xúc cảm thành 10 cảm xúc nền tảng, đồng thời ông còn chứng minhvai trò đặc biệt của các tiếp xúc cảm xúc trong lứa tuổi thơ ấu về mặt phát triểnlĩnh vực xúc cảm cũng như toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ

Bên cạnh đó, còn có tác giả Iacovson, Rubinstein đã nghiên cứu về xúccảm, tình cảm của con người và biện pháp giáo dục xúc cảm của học sinh trong

cuốn “Giáo dục và phát triển tình cảm” [15] và “Đời sống tình cảm của học

sinh”, “Giáo dục và sự phát triển tình cảm” [21] Tác giả Daniel Goleman - nhà

tâm lý kiêm nhà báo Mỹ - trong cuốn “Trí tuệ xúc cảm – Làm thế nào để biến

những xúc cảm của mình thành trí tuệ” Trong cuốn sách “Hãy lắng nghe và hiểu con bạn” [1] , tác giả Adele Faber – Elaine Mazlish đã chỉ rõ xúc cảm là gì

và sự cần thiết phải giáo dục xúc cảm cho trẻ nhỏ trong nhà trường với nhữngnội dung cụ thể Các tác giả đã chỉ rõ xúc cảm có ý nghĩa không kém trí tuệ củacon người, vì vậy giáo dục phải được trau dồi từ tuổi ấu thơ và nó cũng cần thiếtnhư giáo dục trí tuệ [4] Các công trình nghiên cứu này đã gần hơn với việc giáo

Trang 10

dục trẻ song chưa đi sâu vào trẻ mầm non Tuy vậy, nó có nội dung đáng quantâm là việc giáo dục cảm xúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ Đây là ý kiến hoàntoàn xác đáng, có thể làm căn cứ lí luận cho đề tài.

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Trước đây hầu như khái niệm xúc cảm, tình cảm chỉ được các nhà tâm lýhọc Việt Nam đề cập đến trong các giáo trình tâm lý học đại cương mà việc đisâu vào nghiên cứu lĩnh vực này còn rất hạn chế Những năm gần đây, người ta

đã quan tâm đến xúc cảm tình cảm, trí tuệ xúc cảm của con người, họ đã nhậnthấy được vị trí quan trọng của xúc cảm đối với cuộc sống và hoạt động của conngười

Tác giả Phạm Thị Thanh nghiên cứu về xúc cảm trong luận án “Ảnh

hưởng của cảm xúc đến trí nhớ của học sinh trung học cơ sở”, tác giả Dương

Thị Hoàng Yến trong luận án “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học Hà Nội”, luận văn “Tìm hiểu ảnh hưởng của trạng thái xúc cảm ở sinh viên đến chất

lượng ghi nhớ của họ” của tác giả Vương Thị Kim Oanh cũng đã đề cập đến một

số khái niệm xúc cảm, tình cảm và vai trò của xúc cảm đối với hoạt động củacon người, đặc biệt học sinh Các tác giả khẳng định cảm xúc cũng là một loại trítuệ, nó có ảnh hưởng lớn tới trí nhớ Càng có cảm xúc sâu về bài học, học sinhcàng nhớ lâu và càng yêu thích bài Ngày nay, với yêu cầu sáng tạo trong làmbài, học sinh có cảm xúc tốt có thể điểm số còn cao hơn học sinh giỏi tư duylogic Môn Ngữ văn là môn kiểm chứng điều này tốt nhất Với sinh viên, cảmxúc đã chuyển thành chỉ số EQ Hiện giờ nhiều trường còn đào tạo cả chỉ số nàycho sinh viên, bởi theo thống kê số người có chỉ số EQ cao lại thường thành đạt

hơn IQ cao Bên cạnh đó, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Dung “Bước

đầu tìm hiểu trí tuệ cảm xúc và thử đo đạc loại trí tuệ này của giáo viên tiểu

Trang 11

học” cũng đã ít nhiều nói lên bản chất, nguồn gốc và một số loại xúc cảm của

con người Luận văn đi vào từng loại trí tuệ cảm xúc, chỉ ra cách xác định cảmxúc của giáo viên Với những đề xuất “đo lường” mà tác giả đề ra, ta khá bất ngờkhi thấy rằng giáo viên lâu năm hay học sinh giỏi chưa chắc đã có trí tuệ cảmxúc tốt Nhưng may thay, loại trí tuệ này có thể rèn luyện được Tóm lại, cácluận văn trên đã tạo nên phần cơ sở lí luận vững chắc về cảm xúc của học sinh,tuy nhiên nó vẫn chưa đi vào cảm xúc của trẻ mẫu giáo

Ngày nay trong xu thế hội nhập với thế giới và trong khu vực, các nhànghiên cứu về tâm lý – giáo dục trẻ em đã quan tâm nhiều hơn đến xúc cảm, tìnhcảm và giáo dục xúc cảm tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non

Tác giả Ngô Công Hoàn là người đã đi nghiên cứu sâu về vấn đề xúc cảm

Trong đề tài “Những biểu hiện xúc cảm và những biện pháp giáo dục xúc cảm

cho trẻ từ 1 – 3 tuổi” [6], tác giả đã chỉ ra các biểu hiện xúc cảm của trẻ và xây

dựng một số biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ ở gia đình Bên cạnh đó, trongcác tài liệu biên soạn của mình tác giả cũng đều đề cập đến vấn đề giáo dục xúc

cảm cho trẻ: giáo trình “Tâm lý học và giáo dục học” – Sách bồi dưỡng giáo viên, hay cuốn “Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ lứa tuổi

mầm non” [5] Tác giả tỏ ra rất am hiểu trẻ mẫu giáo Cuốn sách của ông ngoài

tham khảo tư liệu nước ngoài còn có phần lấy thực tế từ trẻ nhỏ Việt Nam Biệnpháp đưa ra rất logic, rõ ràng Tuy nhiên, nó chỉ khát quát Riêng về biện phápcho trẻ khám phá môi trường xung quanh chỉ nói sơ lược, không phải biện pháptrọng tâm

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn sách “Tâm lý học lứa tuổi mầm

non” và “Tâm lý học trẻ em mầm non – tập 2” [18] cũng đã chỉ ra vai trò của xúc

cảm, tình cảm, các biểu hiện xúc cảm, tình cảm của trẻ mẫu giáo Đặc biệt, tác

Trang 12

giả cũng bước đầu chỉ ra rằng trong hoạt động vui chơi, trẻ bộc lộ tình cảm chânthực nhất Hoạt động vui chơi là một hình thức khám phá môi trường xungquanh của trẻ, tuy vậy còn nhiều hình thức khác nữa: làm việc, giao tiếp,…

Gần đây nhất, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục (Trung tâmnghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non) đã biênsoạn tài liệu tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non theohướng tích hợp Trong đó, hướng dẫn giáo viên tổ chức giáo dục tình cảm xã hộicho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau [9] Tôi thấy đây là cuốn sách hữu íchnhất cho quá trình giảng dạy của tôi và cho đề tài luận văn này Cuốn sách đượcviết súc tích song đa dạng về biện pháp Trong đó, phải kể tới biện pháp giáo dụctrẻ qua việc khám phá môi trường xung quanh Sách đề cao hoạt động trảinghiệm của trẻ Trẻ càng trải nghiệm nhiều, càng nhớ lâu và thông minh Trảinghiệm ấy phong phú vô cùng Đó là hoạt động tham quan dã ngoại; tự mìnhtrồng, chăm sóc cây; thử các thứ mới lạ hoặc đơn giản là giao tiếp với người lạ,

Tóm lại, các tài liệu trên đều chỉ ra được vai trò của cảm xúc, coi nó là mộtloại trí tuệ Nhiều tài liệu Việt Nam chỉ được cảm xúc của lứa tuổi mẫu giáo vàcách giáo dục, bồi dưỡng cảm xúc ấy Tuy nhiên, nội dung giáo dục cảm xúc củatrẻ qua khám phá mội trường chưa được đi sâu Tôi mong với luận văn này, vấn

đề ấy sẽ được làm rõ phần nào

1.2 Xúc cảm và việc giáo dục xúc cảm cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

1.2.1 Khái niệm “Xúc cảm” và “Giáo dục xúc cảm”

1.2.1.1 Xúc cảm

Xúc cảm là cơ sở hình thành các loại tình cảm của con người Xúc cảmcủa con người từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều

Trang 13

cách giải thích khác nhau Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khácnhau về xúc cảm:

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – 1977) “Xúc cảm” làrung động trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì đó

Từ điển tâm lí (Nguyễn Khắc Viện chủ biên – 1991) “Cảm xúc” là phảnứng rung chuyển của con người trước một kích thích vật chất hoặc một sự việcgồm hai mặt:

- Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát

mồ hôi hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa

- Phản ứng tâm lí qua những thái độ lời nói,hành vi và cảm giác dễ chịu,khó chịu, vui sướng, buồn khổ có tính bột phát chủ thể kiềm chế khó khăn

Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi làcảm động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích

Carroll E.Izard định nghĩa cảm xúc: đó là một hiện tượng phức tạp baogồm những yếu tố sinh lý thần kinh, những yếu tố vận động biểu cảm và sự thểnghiệm chủ quan Sự tác động lẫn nhau của các yếu tố này trong quá trình bêntrong cá nhân tạo nên cảm xúc như là một hiện tượng tiến hóa – phát sinh sinhvật, ở con người sự biểu hiện và sự thể nghiệm cảm xúc mang tính chất bẩmsinh, có tính văn hóa chung và phổ biến [3]

Các nhà tâm lý học Nga có hai cách định nghĩa về xúc cảm:

Nhóm thứ nhất: cho rằng xúc cảm có liên quan đến nhu cầu của con

người

Trước hết phải kể đến tư tưởng của K.K Platônôp, ông định nghĩa: xúccảm hay tình cảm, đó là một hình thái đặc biệt của mối quan hệ giữa con ngườiđối với các đối tượng và hiện tượng của hiện thực được qui định bởi sự phù hợp

Trang 14

hay không phù hợp giữa các đối tượng và hiện tượng đối với nhu cầu của conngười [10].

Rubinstein cho rằng: “Xúc cảm là một khía cạnh đặc biệt của sự trảinghiệm những hành vi cũng như của sự chế biến thông tin và đặc biệt là liênquan đến sự chế biến thông tin và đặc biệt là liên quan đến sự thỏa mãn haykhông thỏa mãn nhu cầu” [16,22]

Ximonov định nghĩa: “Xúc cảm như là sự tác động qua lại giữa nhu cầu vàkhả năng đạt được mục tiêu” [6]

Như vậy các quan điểm trên đều cho rằng xúc cảm của con người có liênquan đến nhu cầu Ở mỗi thời điểm khác nhau, nhu cầu đối với mỗi một sự vậthiện tượng và ý nghĩa của chúng cũng khác nhau Hơn nữa, những sự vật kháchquan tác động vào cơ thể mỗi con người, đem lại cho họ sự thỏa mãn hay khôngthỏa mãn một hay một số nhu cầu, thì sẽ tạo ra những rung cảm khác nhau ở họ

Nhóm thứ hai: cho rằng xúc cảm, tình cảm của con người thực chất là

toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới xung quanh

Tác giả P.M Iacovson định nghĩa: “Xúc cảm tình cảm là những rung độngtrong đó biểu thị thái độ của con người đối với người khác, đối với những sự vậthiện tượng xung quanh, đối với cái mà họ nhận biết và hành động Và ông chorằng toàn bộ xúc cảm tình cảm của con người về thực chất là toàn bộ thái độ củacon người đối với thế giới và trước tiên là đối với những người khác trong cuộcsống và trong ấn tượng trực tiếp của cá nhân [15] P.M Iacovson cũng cho rằng:

“Xúc cảm hoặc tình cảm, đó là một hình thái đặc biệt của mối quan hệ giữa conngười với các đối tượng và hiện tượng của hiện thực, được qui định bởi sự phùhợp hay không phù hợp giữa các đối tượng đó với nhu cầu con người” [15]

Trang 15

Rubinstein cũng cho rằng: “Toàn bộ thế giới xúc cảm, tình cảm của conngười, về thực chất là toàn bộ thái độ của họ đối với thế giới và trước tiên là đốivới người khác trong cuộc sống và trong ấn tượng trực tiếp của cá nhân” [21].

Hiện nay trong tâm lý học, khi nói đến xúc cảm, người ta thường gắn nóvới khái niệm tình cảm Xúc cảm – tình cảm là những hiện tượng tâm lý có liênquan mật thiết, không tách rời nhau

Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Uẩntrong cuốn Tâm lý học đại cương cũng định nghĩa: tình cảm là những thái độ thểhiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quantới nhu cầu và động cơ của họ [19] Hay trong một số giáo trình tâm lý học củaViệt Nam đã viết: Xúc cảm là những rung cảm của cá nhân đối với các sự vậthiện tượng, hoàn cảnh có liên quan đến nhu cầu của con người

Tác giả Ngô Công Hoàn – Nguyễn Thị Mai Hà định nghĩa: “Tình cảm lànhững thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiệntượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ” [8]

Trong tâm lý học hiện nay, khi nói đến xúc cảm người ta thường gắn liềnvới khái niệm tình cảm Xúc cảm – tình cảm là những hiện tượng tâm lý có liênquan mật thiết không thể tách rời nhau

Tóm lại, khi bàn về khái niệm xúc cảm các nhà tâm lý học đều nhất trírằng:

- Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mỗi quan hệ giữa sự vật hiện tượng vớinhu cầu của con người

- Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý thần kinh và quá trình tâm lý của cáthể

- Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm

Trang 16

- Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội.

- Xúc cảm là phương thức thích nghi của con người với môi trường

Từ những quan điểm về xúc cảm ở trên, có thể hiểu xúc cảm như sau:Xúc cảm là những rung động biểu thị thái độ của cá nhân đối với thế giớikhách quan và đối với bản thân, có liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ,đồng thời nó mang tính chủ quan, độc đáo của mỗi người

1.2.1.2 Giáo dục xúc cảm

Giáo dục xúc cảm được coi là một nội dung giáo dục trong gia đình, lớpnhà trẻ, mẫu giáo Bởi lẽ xúc cảm của con người là một giá trị xã hội, một giá trịđạo đức

Xuất phát từ sự thỏa mãn tối đa nhu cầu cơ bản của trẻ trong gia đình màtrẻ yêu cha mẹ, kính trọng ông bà, khi được thỏa mãn nhu cầu trẻ sung sướng,phấn khích Ngược lại, trẻ sẽ khóc lóc, giận hờn

Đến khi biết nói, người lớn dạy trẻ bằng lời, bằng hành vi, hành động biếtchờ đợi, biết kiềm chế bản thân khi đói mà cơm chưa chín, đòi bánh kẹo nhưngkhông có sẵn phải đi mua Từ tình cảm với người thân trong gia đình, trẻ mớihình thành và phát triển tình cảm với cô giáo, bạn bè Khi hành động, giao tiếpứng xử với mọi người, xúc cảm tình cảm được biểu hiện bằng hệ thống thái độđịnh hướng điều chỉnh, điều khiển hành vi cá nhân sao cho phù hợp với chuẩnmực hành vi văn hóa xã hội đòi hỏi xúc cảm, tình cảm ở đây trở thành một bộphận của nhân cách

Chúng ta thường nói, phẩm chất đạo đức là mặt quan trọng của nhân cách,lòng nhân ái chính là tình yêu thương con người, là điểm cốt lõi, là nền tảng củađạo đức Nếu một đứa trẻ thông minh mà vô cảm thì không khác gì cái máy,trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức, nhiều công cụ kỹ thuật, người máy

Trang 17

do con người sáng tạo ra những chức năng trí tuệ nhân tạo Những công cụ, kỹthuật này không có xúc cảm (không biết vui buồn, tức giận, sợ hãi ) như conngười Do vậy, suy cho đến cùng giáo dục xúc cảm – tình cảm cho trẻ chính làxây dựng nền tảng của đạo đức, xây dựng tính người, mà đạo đức lại là nền tảngcủa nhân cách, đó cũng là xây dựng nhân cách con người.

Vì vậy, giáo dục xúc cảm cho trẻ có vai trò rất quan trọng trong việc giúptrẻ tránh được những lệch lạc trong các quan hệ với bạn bè và trong các quan hệ

xã hội, mở rộng hơn khi đến tuổi thành niên

Chúng ta thấy không những phải luôn học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện

tư duy mà cần hơn là phải:

- Biết làm chủ cảm xúc của bản thân

- Có phản ứng hành vi xúc cảm phù hợp với chuẩn mực hành vi văn hóa

Để giáo dục xúc cảm, ông quan tâm đến các con đường giáo dục xúc cảm.Phải xây dựng cho trẻ tình thương yêu mọi người, yêu mến và chăm sóc, quantâm đến vật nuôi cây cảnh Từ sự lễ phép, tôn kính người lớn đến vâng lời người

Trang 18

trên, quan tâm chăm sóc em bé, thân mật với bạn bè và chăm sóc cây cối, con vậttrong nhà phải trở thành thói quen hàng ngày thì sau này trẻ lớn lên sẽ có đượctình người, sẽ có được lòng nhân ái.

Một vấn đề đặt ra ở đây là cần phải xác định được nội dung giáo dục xúccảm cho trẻ Điều này đã được các nhà tâm lý học Daniel Goleman, Adele Faber– Elaine Mazlish đề xuất những nội dung giáo dục xúc cảm cho trẻ như sau:

- Giáo dục tự ý thức (ý thức về bản thân): đây chính là sự nhận biết đượctên gọi của mình, các diễn biến sinh lý, xúc cảm của mình, nhận biết được mốiliên hệ giữa các ý nghĩ, các cảm xúc và các phản ứng hành vi của mình Mức độcao của tự ý thức là nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thểnhận thức về mình một cách tích cực, thực tế hơn nhận biết mình trong mối liên

hệ với những người xung quanh biết mình là ai

- Làm chủ được các xúc cảm của mình: đây là một nội dung quan trọng,

do nhận thức được các xúc cảm của mình do nguyên nhân nào, nguồn gốc từ đâugây nên mà biết kiềm chế cơn giận dữ, sự lo âu, biết nhận trách nhiệm về cácquyết định và hành động của mình Tôn trọng điều mình thỏa thuận, biết giữđúng lời hứa

- Giáo dục khả năng đồng cảm với người khác: người ta ít khi thể hiện xúccảm của mình bằng lời nói mà thể hiện qua giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, vẻ mặt,ánh mắt, nụ cười Các thể hiện này là ngôn ngữ của xúc cảm, cũng được hìnhthành khi trẻ biết nói Từ trẻ mẫu giáo trở đi, khả năng động cảm phát triển sẽkhác nhau về mức độ nhạy cảm đối với các xúc cảm của người khác, sự khácnhau về cách thức thể hiện thái độ đồng cảm phần lớn do cha mẹ, những ngườithân dạy bảo và các mẫu thể hiện khả năng đồng cảm trong các tình huống ngườilớn thể hiện với nhau trong gia đình và ngoài xã hội mà trẻ lĩnh hội được

Trang 19

- Giáo dục khả năng hợp tác với mọi người: khả năng này được nảy sinh

từ nhiều xúc cảm, ban đầu từ đồng cảm đến biết chia sẻ, an ủi bạn bè khi bạn ngãđau, quan tâm đến bạn Để sống trong xã hội, điều chủ yếu phải biết nhận ra và lígiải những xúc cảm của người khác đồng thời đáp ứng lại những xúc cảm ấy mộtcách phù hợp Biết xin lỗi khi làm sai cũng như biết tha thứ cho lỗi lầm củangười khác Những tình huống này được giáo dục ngay từ tuổi mầm non để lớnlên trẻ biết hòa hợp với những người xung quanh, theo Hatch và Gardner khảnăng hợp tác đó là trí tuệ liên hệ cá nhân mà sau này phát triển thành các nănglực tổ chức nhóm thương lượng về các giải pháp, thiết lập các liên hệ cá nhân vànăng lực phân tích xã hội

Những nội dung giáo dục xúc cảm trên là những thái độ căn bản của đạođức cá nhân, là nền tảng của nhân cách Sự hình thành các nội dung này ở trẻmầm non diễn ra rất nhẹ nhàng bằng nhiều hình thức từ sự chăm sóc giáo dụccủa cha mẹ, các thành viên trong gia đình đến các hoạt động giáo dục ở trườngmầm non như hoạt động vui chơi, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi học tập,hoạt động khám phá môi trường xung quanh, lao động tự phục vụ, tham quan,trải nghiệm, hoạt động ngoài trời Các tình huống trong trò chơi, trong sinh hoạthàng ngày cần được người lớn chủ tâm định hướng giáo dục cho trẻ, trẻ cần nhậnbiết và thể hiện các xúc cảm của mình, trẻ được đánh giá, khích lệ động viên,khen chê kịp thời Các phản ứng hành vi xúc cảm được củng cố sẽ trở thành kiểuhành vi xúc cảm của nhân cách, phẩm chất nhân cách con người [5]

1.2.2 Các phương tiện biểu hiện xúc cảm

Sự biểu đạt xúc cảm được biểu hiện rất phức tạp, tinh tế, vậy làm thế nào

để nhận diện các loại xúc cảm của con người Để trả lời câu hỏi này, các nhà tâm

Trang 20

lý học đã sử dụng phương pháp quan sát, tâm lý lâm sàng dựa trên các tiêu chísau:

1.2.2.1 Phản ứng hành vi

Xúc cảm là hiện tượng tâm lý được biểu hiện qua phản ứng hành vi củacon người Phản ứng hành vi xúc cảm được thể hiện ở nhiều góc độ rất khácnhau và hết sức tinh tế, khó nhận biết nếu không có vốn sống kinh nghiệm tronggiao tiếp, hợp tác, không có những hiểu biết về chúng Những thông tin, tín hiệutrên nét mặt truyền cảm mạnh tới đối tượng giao tiếp Nó mang tính xã hội, theonghiên cứu của Wolf thì tuần thứ ba, trẻ đã bắt đầu đáp lại cái nhìn chăm chú đốivới người nhìn nó [4]

Nhiều nghiên cứu của Stifter và Fox (1986), của Ngô Công Hoàn (2004)

và Lê Thị Luận (2007) đã cho thấy trẻ em lứa tuổi mầm non đã có thể nhận diệnđược các cảm xúc vui, buồn, tức giận trên khuôn mặt, gương mặt biểu cảm ởnhững người xung quanh gần gũi như cô giáo, cha me Gương mặt biểu cảmphần nào giúp chúng ta nhận diện thuận lợi và chính xác các nội dung tâm lý.Hai nhà tâm lý học Boucher và E.Kman (1975) đã cắt khuôn mặt người của mộtbức ảnh ra thành ba phần: phần từ chân mày lên trán, phần mắt, phần miệng Cáchình ảnh này được đưa ra cho mọi người dự đoán xem các loại cảm xúc nàođược thể hiện (ngạc nhiên, giận dữ, sợ hãi, kinh tởm, buồn bã và hạnh phúc).Các nhà nghiên cứu các phần khác nhau của khuôn mặt thể hiện cảm xúc khácnhau Ví dụ: mắt là bộ phận quan trọng nhất thể hiện nỗi buồn, còn miệng thểhiện niềm hạnh phúc và sự khinh bỉ, trán có tầm quan trọng thể hiện sự ngạcnhiên Sự phối hợp cả ba phần thể hiện sự giận dữ một cách rõ ràng

Tomkins và Mc Cater (1964) đã phát hiện mỗi loại cảm xúc có một sự thểhiện đặc trưng trên khuôn mặt

Trang 21

Loại cảm xúc Thể hiện trên khuôn mặt

Thích thú – kích động Lông mày thấp xuống, mắt chăm chú, nhìn và

lắng ngheKhoái trá – vui mừng Mỉm cười, môi mở rộng lên trên và ra ngoài,

mắt hớn hở (những nếp nhăn tròn)Ngạc nhiên – giật mình Lông mày dướn lên, chớp mắt

Buồn – đau đớn Khóc, lông mày cong, miệng trễ xuống, thổn

thức theo nhịp

Sợ hãi – kinh khiếp Mắt mở không chớp, gương mặt xanh xám, tóc

dựng đứng

Xấu hổ - bẽ mặt Mắt nhìn xuống, đầu thẳng, có thể hơi cúi

Khinh rẻ - ghê tởm Cưới nhạo, môi trên dướn lên

Giận dữ - thịnh nộ Cau mày, nghiến răng, mắt nhíu lại, khuôn mặt

Trang 22

mạnh mẽ Lúc này, giọng điệu âm thanh ngôn ngữ của trẻ đã ở mức độ to – nhỏkhác nhau, đồng thời ngữ điệu âm thanh ngôn ngữ cũng có cường độ cao – thấp

rõ ràng Trẻ sử dụng chúng để thông tin, truyền tín hiệu các trạng thái xúc cảm

cơ bản của mình như sợ hãi, tức giận, vui mừng, ngạc nhiên, thích thú

Mức độ ngôn ngữ từ, câu thể hiện sự phức tạp những biểu hiện xúc cảm.Thông qua giọng điệu, cách phát âm đã thể hiện không chỉ các xúc cảm cơ bản

mà còn thể hiện được một số sắc thái cơ bản của từng loại xúc cảm Ví dụ: khivui vẻ, trẻ có thể nói giọng nói nhẹ nhàng, vui tươi hay khi tức giận trẻ nói rất to,giọng đanh lại

Mức độ ngôn ngữ tình huống hoàn cảnh: giọng điệu, cách phát âm, tốc độlời nói, thanh điệu cao thấp, giọng nặng nhẹ, ngắn dài thể hiện phù hợp với đốitượng và hoàn cảnh giao tiếp

Mức độ ngôn ngữ mạch lạc: sự biểu cảm không những mang yếu tố chủquan mà còn mang tính khách quan, chuẩn mực xã hội của phản ứng hành vi xúccảm được hình thành Tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình và môi trường xãhội, phong tục tập quán, truyền thống của nhóm và cộng đồng xã hội mà tín hiệungôn ngữ đã thực sự trở thành công cụ biểu cảm quan trọng của con người

Ngoài ra, các nhà sinh lý học còn nghiên cứu tầng sâu của những biểu hiệnxúc cảm Đó là sự hoạt hóa của trương lực cơ bắp, các tổ chức cơ thể như timmạch, hệ nội tiết, hệ thần kinh và não Chúng thể hiện đồng thời với phản ứnghành vi trên nét mặt, tay, chân, tư thế và biểu hiện qua giọng điệu, cách phátâm của hành vi ngôn ngữ

Sự phân chia các phương tiện biểu cảm trên mang tính tương đối, bởi lẽmỗi phản ứng hành vi xúc cảm thể hiện sự phối hợp đan xen, phức tạp xảy ra

Trang 23

nhanh trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người, đến nỗi phương phápchụp ảnh cũng khó nhận biết một cách chính xác.

1.2.3 Phân loại xúc cảm

Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về các loại xúc cảm của con người.Những căn cứ để xác định xúc cảm nền tảng đó là:

- Cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ước ở bên trong

- Những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt đặc trưng hay là những phứccảm biểu hiện thần kinh cơ

- Sự thể nghiệm chủ quan khác biệt hay chất lượng hiện tượng bên ngoài

- Căn cứ vào chuẩn mực xã hội có tính ước lệ cho các cộng đồng dân cư,cộng đồng xã hội và toàn nhân loại

Các nhà khoa học DarWin (1872), Ekman, Friesen, Ellsworth (1972),Izard (1971), Tomkin (1962) đã chia phản ứng hành vi xúc cảm thành 11 loạicảm xúc nền tảng, đó là: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ, đauxót, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi

Tác giả Adele Faber lại cho rằng có 8 loại xúc cảm: giận dữ, buồn, sợ, vui,yêu, ngạc nhiên, kinh tởm, hổ thẹn và mỗi loại xúc cảm có những sắc thái khácnhau về mức độ và về những khía cạnh đặc thù

Ở phương Đông, các nhà triết học lại phân chia thành 7 loại xúc cảm cơbản của con người: vui mừng, tức giận, buồn rầu, sợ hãi, yêu thương, căm ghét,ham muốn (thất tình) [6]

Tác giả Daniel Goleman thì chia thành 8 loại xúc cảm mà chúng ta thườngquan sát thấy trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người đó là:

(1) Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, sùng kính, hâm

mộ, si mê, say đắm

Trang 24

(2) Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, rất hạnh phúc, khoáitrá, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, nhục dục, rung lên (vì vui), mê ly, hài lòng, sảngkhoái, ngông, ngây ngất.

(3) Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc

(4) Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, nổi giận, bực tức, gay gắt, hunghăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù địch, tột cùng là thù hằn và bạo lực bệnh lý

(5) Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, cô đơn, ủ rũ, thất vọng vàtrầm cảm sâu

(6) Sợ: khi trở thành bệnh lý lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu rụng rời, sợsệt, rón rén, bải hoải, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ và khi trở thành bệnh lý làchứng sợ và chứng hoảng hốt

(7) Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy.(8) Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc.Trong đề tài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở lý luận của các nhà khoa học,các học thuyết về xúc cảm, chúng tôi giả định cho rằng trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cóthể nhận biết và thể hiện được hầu hết các loại xúc cảm của con người Tuynhiên có những xúc cảm khó nhận diện và khó mô tả Hơn nữa, thời gian nghiêncứu có hạn và không có các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu những chức nănghoạt động của các vùng, miền trên vỏ não, hệ thần kinh tự chủ và giao cảm, các

tổ chức cơ thể tham gia vào quá trình biểu hiện của tất cả các xúc cảm, nên trong

đề tài này chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 5 loại xúc cảm cơ bản mà trẻ dễnhận biết và có thể mô tả được hoặc có thể chụp ảnh được thông qua hoạt độngkhám phá môi trường xung quanh, đó là: vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận, sợ hãi.Biểu hiện của 5 xúc cảm cơ bản ấy trên trẻ có thể khái quát như sau:

Trang 25

Vui: Các cơ mặt dãn nở, mặt mày rạng rỡ, cơ mắt kéo ra, mắt long lanh

hướng về đối tượng giao tiếp, môi miệng kéo dài bật thành tiếng cười Chân tay

cử động có xu hướng muốn ôm lấy, cầm lấy đối tượng gây ra xúc cảm Hành vingôn ngữ đầy diễn cảm qua giọng điệu và cách phát âm Mẹ, mẹ trong tìnhhuống cả ngày mới gặp mẹ một lần (trẻ 18 tháng tuổi)

Buồn: Năng lượng cơ thể sụt giảm, không còn tha thiết đến sự việc, chán

nản, mệt mỏi Sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể chậm lại, dễ bị tổn thương.Nếu bệnh trầm cảm dễ u sầu buồn bã, ít nói, mặt mày ủ rũ, mi mắt cụp xuống

Ngạc nhiên: Trước những kích thích mới lạ, hấp dẫn, phản xạ định hướng

hoạt động tích cực Các quá trình sinh lý thần kinh được kích thích, hoạt hóahoạt động tim mạch, nội tiết Mắt mở to, há mồm, nhăn trán, lông mày dướn cao,chân tay ngừng cử động, mắt nhìn chằm chằm vào đối tượng kích thích, tậptrung chú ý với cường độ mạnh, dễ dàng có hành động thích hợp, hành vi ngônngữ thường hét lên “A!” hoặc im lặng theo dõi đối tượng kích thích, xúc cảmthường xảy ra thời gian ngắn

Tức giận: Máu dồn lên mặt, mắt long lanh rực sáng, môi bặm lại, mím

chặt như gắng kiềm chế, dồn sức mạnh vào động tác tay, chân, đập phá Lượngcác chất nội tiết tăng đặc biệt là ađrênalin, la hét, kêu toáng lên hoặc bập miệnglại không nói, tay chân cử động, bàn tay nắm chặt xông vào đánh bạn, đẩy bạnngã

Sợ hãi: Mắt mở to, mồm như mếu, cơ mặt nhăn nhúm, máu dồn về các cơ

bắp điều khiển các động tác chạy trốn, mặt tái đi Chú ý, tập trung cao sẵn sànghành động chạy và đi vội vã, giọng nói run rẩy và lo sợ, đổ mồ hôi, toát mồ hôi

Theo xu hướng hiện nay, dựa vào ảnh hưởng của xúc cảm đối với hoạtđộng của con người, dựa vào tính chất và tác dụng của xúc cảm đối với đời sống,

Trang 26

hoạt động, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chia xúc cảm thành hai loại: xúccảm tích cực và xúc cảm tiêu cực để dễ dàng định hướng giáo dục.

1.2.3.1 Xúc cảm tích cực

Về hiện tượng bên ngoài, xúc cảm tích cực có những đặc điểm bẩm sinh,những đặc điểm này có khuynh hướng tăng cường cảm giác an toàn, duy trì vàkích thích con người hướng tới nó Chúng tác động lẫn nhau, cũng như sự tìmhiểu các tình huống và các mối quan hệ, liên hệ giữa cá nhân trở nên dễ dàng.Xúc cảm tích cực làm tăng nghị lực, lòng tự tin, sự lạc quan, tin tưởng, góp phầnxây dựng, củng cố ý chí, thôi thúc hoạt động Trong cuộc sống, những xúc cảmtích cực sẽ thôi thúc con người hoạt động, đem lại sức khỏe thể chất và tâm lýcon người

Có người đã nói “Nụ cười là viên ngọc vô giá”, hay “Tiếng cười vui vẻkhông chỉ có lợi cho sức khỏe, mà nó còn có thể giúp đạt được hiệu quả giao tiếp

mà lời nói khó có thể đạt được”, dân gian Việt Nam cũng nói “Một nụ cười bằngmười thang thuốc bổ” Những xúc cảm tích cực làm cho con người có sức làmviệc tốt hơn, sức sáng tạo mạnh mẽ hơn, năng suất lao động cao hơn Đồng thờicòn giúp con người nhanh nhẹn, linh hoạt hơn trong giải quyết công việc kể cảlao động trí óc hay tay chân Đặc biệt là xúc cảm tích cực sẽ làm cho mối quan

hệ giữa con người tốt lên Khi có xúc cảm tích cực, con người trở nên hảo tâmhơn, giàu lòng vị tha, nhân ái, quan tâm đến nhau và sống chân thành hơn

1.2.3.2 Xúc cảm tiêu cực

Ngược lại với xúc cảm tích cực, những xúc cảm tiêu cực sẽ làm hạn chế,cản trở mọi hoạt động, làm cho con người trở thành yếu đuối, tự ti, bi quan, chánnản, thiếu sáng suốt dẫn đến mọi hành động đều diễn ra một cách thụ động, bấtlực Xúc cảm tiêu cực sẽ dẫn đến những cơn tức giận, nỗi sợ hãi và sự khổ tâm

Trang 27

Chúng có ảnh hưởng rất xấu đến các cơ quan, tổ chức của cơ thể con người vàcòn gây ra những hậu quả tồi tệ như: làm giảm sức làm việc của con người, làmmất khả năng linh hoạt trong hoạt động, thường sự sợ hãi mà nhịp điệu sinh lýbiến đổi, sức khỏe giảm sút Cảm xúc tiêu cực còn làm rối loạn các quá trình tâm

lý của con người Khi buồn rầu, chúng ta cảm thấy sự lĩnh hội kém đi, sự hứngthú với thế giới xung quanh cũng kém đi Khi có tâm trạng u buồn thì chúng tanhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh đường như cũng đều u ám, tẻ nhạt, mọi cửchỉ, hành vi trở nên sai lệch nhiều hơn, thiếu đi sự nhiệt tình, nhã nhặn, lịch thiệp

mà ngược lại sẽ tỏ ra một thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, hời hợt, thô bạo, khắt khe, khótính

Xúc cảm là cơ sở hình thành các loại tình cảm của con người, tình cảm làcốt lõi của nhân cách con người Xúc cảm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sốnghàng ngày của con người Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải chú ý hơn tới thái

độ của bản thân mình, trong quan hệ với mọi người và các sự vật hiện tượngxung quanh Xúc cảm mất đi là dấu hiệu suy thoái của đạo đức, nhân cách Bởi

lẽ xúc cảm, tình cảm đối với mọi người xung quanh, gia đình, bạn bè mà mất đicũng có nghĩa là mất đi mối quan hệ tốt đẹp nhất, mất đi sự gắn bó với ngườithân, đồng loại và xã hội Xúc cảm là đặc trưng riêng của con người, bản tínhngười Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ cao, với những ngườimáy thông minh, tinh xảo, giải phóng sức lao động cho con người rất lớn, nhưngnhững người máy tối tân vẫn thiếu mất cái cốt lõi của con người, đó là xúc cảm.Những người máy đó chỉ làm việc theo chương trình một cách rập khuôn, cứngnhắc, vô hồn Chính vì vậy mà mục tiêu nền giáo dục của nhiều nước trên thếgiới đã đặt ra nhiệm vụ hình thành, phát triển nhân cách cho con người, đặc biệt

là giáo dục xúc cảm, tình cảm cho trẻ đồng thời cũng chính là hình thành và phát

Trang 28

triển phẩm chất đạo đức cho con người là nhiệm vụ hàng đầu Muốn thực hiệnđược nhiệm vụ giáo dục này thì cần giáo dục những xúc cảm, tình cảm cho trẻngay từ lúc chào đời cho đến suốt cuộc đời.

Đối với hoạt động của cá nhân, xúc cảm là động lực và là nhân tố điềuchỉnh hành vi hoạt động Xúc cảm có khả năng làm sinh ra năng lượng vật chấthoặc tinh thần mạnh mẽ, thúc đẩy con người hoạt động tích cực Từ lâu, conngười đã nhận ra rằng hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều tới thái độ củangười ấy với công việc Nếu con người có thái độ tốt với hoạt động thì kết quả sẽcao, nó giúp cá nhân vượt qua khó khăn, thử thách trong mọi hoạt động, công

việc Nhắc tới điều này, Lênin đã nói: “Xúc cảm, tình cảm luôn luôn hướng tới

hoạt động của con người, bằng cách kích thích, hỗ trợ hoặc kìm hãm, cản trở hoạt động đó Khi nhận thức đúng đắn một vấn đề hay một hiện tượng nào đó giúp người ta có cơ sở để đi tới hoạt động đúng” [20].

Trong giao tiếp giữa người với người, xúc cảm có vai trò truyền cảm quantrọng Nó là tín hiệu thái độ của mình đối với người khác, với các sự việc, hiệntượng xung quanh bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, giọng điệu, cách phát âm Theo

đó sẽ gây ra những phản ứng hành vi đáp lại của đối tượng giao tiếp

Xúc cảm phụ thuộc trực tiếp vào tình huống, tác động Nói cách khác làphải có tác động mới có xúc cảm Mà các kích thích của ngoại cảnh rất đa dạng,muôn màu, muôn vẻ nên xúc cảm cũng rất đa dạng và phong phú, không ổnđịnh, luôn biến đổi Từ sự đa dạng, phong phú của xúc cảm làm cho kinh nghiệmcuộc sống của con người cũng sinh động hơn, quan hệ giữa người với ngườiđược thể hiện với đầy đủ nội dung tâm lý phức tạp

Trang 29

Từ đó ta thấy rằng xúc cảm có vai trò rất quan trọng đối với đời sống vàsinh hoạt của cá nhân mỗi con người, nó góp phần vào việc hình thành, phát triểnnhân cách con người khi trưởng thành

1.2.4 Đặc điểm xúc cảm của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

Tác giả Wallon chủ yếu nhấn mạnh vai trò của xúc cảm trong sự phát triểnban đầu của con người Ông cho rằng xúc cảm có giá trị ưu tiên về chức năng.Những phản ứng mà ông gọi tên xúc cảm âm điệu là những dấu hiệu đầu tiên của

sự phát triển tâm lý Xúc cảm – theo ông là bước phát triển trung gian giữa trình

độ sinh lý, những phản ứng có tính phản xạ và trình độ tâm lý cho phép trẻ thíchứng dần với thế giới bên ngoài Thế giới bên ngoài đầu tiên là thế giới conngười, từ đó đứa trẻ nhận được sự an ủi, chăm sóc, làm thỏa mãn các nhu cầu cơbản của nó [14]

Một trong những đặc điểm nổi bật của đời sống tâm lý trẻ mẫu giáo là sựphát triển mãnh liệt của những xúc cảm và chính những xúc cảm lại có sức chiphối lớn đến tất cả các mặt trong hoạt động tâm lý của trẻ Đặc biệt ở độ tuổimẫu giáo 4 – 5 tuổi thì đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ có bước chuyển biếnmạnh mẽ, vừa phong phú lại vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi khác, mà nổi bật lêntrên đó là tính đồng cảm và tính dễ xúc cảm

Tác giả P.M Iacopson khi nói đến xúc cảm tình cảm của trẻ mẫu giáo chorằng trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi đã có hệ thống những mối quan hệ rất phong phú vớicon người và sự vật xung quanh [14] Những công việc mà trước đây người lớnlàm giúp trẻ thì lúc này trẻ đã tự mình làm lấy như tự xúc cơm ăn, tự mặc, cởiquần áo theo lời chỉ dẫn của người lớn Như vậy, việc tiếp xúc của trẻ với mọingười xung quanh mang những đặc điểm mới và tạo ra thái độ cảm xúc có phân

Trang 30

hóa hơn Ví dụ: xúc cảm tình cảm với bố mẹ khác với ông bà, xúc cảm tình cảmvới cô khác với bạn bè, với người thân khác với người lạ

Nhìn chung xúc cảm, tình cảm của trẻ có thể khái quát thành những đặcđiểm sau:

1.2.4.1 Xúc cảm của trẻ không ổn định, dễ dao động, mang tính chất tình huống,hoàn cảnh

Mặc dù những xúc cảm cơ bản đã hình thành và đang dần đi đến sự ổnđịnh, những xúc cảm của trẻ vẫn thường rất dễ dao động, dễ thay đổi, dễ khóc,

dễ cười, có thể đang khóc lại cười ngay được hoặc đang thích cái này lại chuyểnsang thích cái khác Bởi xúc cảm của trẻ bị quá trình thần kinh hưng phấn chiphối, dễ bị kích động cùng với vốn sống kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế Hơnnữa, trẻ xuất hiện nhiều nhu cầu mà có thể nhu cầu này được thỏa mãn, còn nhucầu kia lại không được thỏa mãn nên trẻ thường có những biểu hiện xúc cảm đốilập như vậy

Xúc cảm của trẻ thường gắn với tình huống, hoàn cảnh cụ thể Khi gặpnhững tình huống, hoàn cảnh khác nhau thì trẻ sẽ có những biểu hiện xúc cảmkhác nhau

Những rung cảm do hoàn cảnh gây ra chiếm một vai trò quan trọng trongphạm vi cảm xúc của trẻ Những rung động này do nhiều ấn tượng cụ thể,thường là ngẫu nhiên gắn liền với sự xuất hiện bất ngờ của những người, sự vật

và đối tượng nào đó gây ra Trẻ có phản ứng cảm xúc đối với tất cả những gì mới

lạ mà ở mức độ nào đó làm cho nó phải sửng sốt vì hình dạng, màu sắc và côngdụng của chúng, hoặc những tác động bên ngoài này có thể làm cho trẻ thích thúhoặc làm cho trẻ chán ghét, sợ hãi hoặc vui mừng

Trang 31

Các phản ứng xúc cảm của trẻ 4 – 5 tuổi mang tính chất trực tiếp nhưng ítnhiều đã có tính gián tiếp Nếu trẻ 3 – 4 tuổi tức giận vì giành giật đồ chơi vàđánh nhau với bạn hoặc ngược lại cho bạn một cái gì đó của mình vì lòngthương, thì trẻ 4 – 5 tuổi xúc cảm hoàn toàn không phải lúc nào cũng biểu hiệnnhư vậy Một mặt khi biết được thái độ không đồng tình của mọi người xungquanh đối với những hành động nào đó, trẻ có thể tránh thể hiện trực tiếp xúccảm trong hành động và có thể biểu hiện trên nét mặt hay trong lời nói.

1.2.4.2 Sự biệt hóa các xúc cảm

Xúc cảm của trẻ ở giai đoạn này đã thể hiện sự biệt hóa rõ ràng hơn lứatuổi trước Nó được phân biệt, phân định bằng những biểu hiện ra bên ngoài vớithái độ cụ thể, rõ ràng, tương ứng với những tác động của đối tượng liên quan tớiviệc thỏa mãn nhu cầu và động cơ khác nhau của trẻ

Ví dụ: nếu được cô giáo khen ngoan vì khi bạn ngã đã biết giúp đỡ nângbạn dậy thì trẻ sẽ có thái độ vui vẻ (xúc cảm tích cực xuất hiện) Ngược lại, khi

bị các bạn trêu chọc và không chơi cùng thì trẻ tỏ thái độ rất buồn (xúc cảm tiêucực xuất hiện) Có thể thấy, trẻ thực sự vui mừng khi bố mẹ, cô giáo hay bạn bèyêu thương, khen ngợi và cũng thực sự đau buồn khi bị người lớn, bạn bè ghétbỏ

1.2.4.3 Phát triển các sắc thái xúc cảm

Tình cảm của con người chỉ nảy sinh trong những mối quan hệ giữa ngườivới người Ở độ tuổi mẫu giáo 4 – 5, quan hệ của trẻ với những người xungquanh được mở rộng ra một cách đáng kể khiến cho tình cảm của trẻ cũng pháttriển về nhiều phía đối với những người trong xã hội Có thể coi đây là nguồntình cảm mạnh mẽ nhất và quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của trẻ mẫugiáo 4 – 5 tuổi

Trang 32

Cuộc sống của trẻ, phạm vi những sự vật, hiện tượng mà trẻ quan tâm trởnên phức tạp và phong phú hơn, không chỉ là những con người, đồ vật và sự vậtriêng lẻ mà còn là những qui tắc hành vi ứng xử phù hợp theo tiêu chuẩn của xãhội quy định Điều đó làm xuất hiện phản ứng cảm xúc của trẻ (phản ứng tíchcực hoặc tiêu cực) Phản ứng cảm xúc của trẻ lại là đối tượng để mọi người xungquanh có thái độ nhất định với trẻ, mọi người khen thì nó không tiếc mà cho bạnmượn đồ chơi của mình, mọi người nhận thấy nó đã tỏ ra vui, người lớn trách nótham, mắng nó vì nó hay khóc, hay trêu chọc bạn thì nó tỏ ra buồn phiền.

Ở giai đoạn này, trẻ đã phát triển tất cả các sắc thái xúc cảm, các phản ứnghành vi xúc cảm đã chính xác với các tình huống, hoàn cảnh cụ thể Đặc biệt trẻphản ứng xúc cảm qua lời nói, sự vận động, điệu bộ và hành vi của mình, sắcthái xúc cảm của trẻ thay đổi theo giọng điệu âm thanh và nội dung câu chuyện.Lúc này những lời đánh giá, khuyến khích, động viên, ngăn cấm, trách phạt củangười lớn đối với trẻ cũng làm cho sắc thái xúc cảm của trẻ thay đổi

Những mối quan hệ của trẻ với người thân, cô giáo, bạn bè, em nhỏ là nộidung quan trọng trong đời sống xúc cảm, tình cảm của trẻ Nhu cầu được tiếpxúc với mọi người, được âu yếm, được chăm sóc để có thể chia sẻ, bộc lộ những

ấn tượng ngạc nhiên, nhu cầu được đánh giá , tất cả những cái đó gây cho trẻnhững xúc cảm khác nhau như vui mừng, ngạc nhiên, giận dỗi, buồn phiền, hổthẹn, ghen tị, xấu hổ

Xúc cảm, tình cảm của trẻ không chỉ biểu lộ đối với người gần gũi haynhân vật trong truyện mà còn cả với động vật, cỏ cây, đồ chơi, đồ vật và các hiệntượng trong thiên nhiên Trẻ thường nhìn sự vật bằng con mắt “nhân cách hóa”,gán cho chúng những sắc thái xúc cảm của con người, trẻ xót thương cho nhữngcành cây bị gẫy, tức giận vì một cơn mưa đã ngăn cản cuộc đi chơi của nó

Trang 33

Sắc thái xúc cảm của trẻ không chỉ thể hiện đối với con người, đồ vật, sựvật hiện tượng xung quanh mà còn ở thái độ đối với bản thân mình Trẻ tỏ ra vuimừng, ngạc nhiên, thích thú, tự hào, xấu hổ, tức giận, buồn phiền, sợ hãi

Như vậy, có thể khẳng định rằng trẻ 4 – 5 tuổi đã thể hiện tất cả các sắcthái xúc cảm của con người, trẻ nắm được hình thức thể hiện sắc thái xúc cảmtình cảm một cách tế nhị bằng ánh mắt, nụ cười, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, ngữđiệu của giọng nói Vì thế, những lời khen ngợi, động viên, khuyến khích thậmchí trách mắng trẻ hợp lý sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển các sắc tháixúc cảm của trẻ

1.2.4.4 Tính đồng cảm

Trẻ 4 – 5 tuổi luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi người chia sẻ xúc cảm tình cảmvới trẻ và trẻ cũng muốn chia sẻ xúc cảm tình cảm với người khác Nhu cầuđược yêu thương của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi là rất lớn, nhưng đáng lưu ý hơn là

sự đồng cảm của trẻ cũng rất mạnh mẽ đối với những người xung quanh

Trước hết là ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo, trẻ thường thể hiện sự quantâm, thông cảm với họ Hiện tượng thường thấy là nó rất buồn khi người thâncủa mình bị ốm đau, trẻ không những tỏ ra thông cảm mà còn muốn làm mộtviệc gì đó để an ủi, chăm sóc họ Đồng thời, khi người gần gũi trẻ vui vẻ, cườinói thì trẻ cũng rất phấn chấn, nói cười vui vẻ Bên cạnh đó, trẻ cũng rất quantâm đến bạn bè, thể hiện sự đồng cảm với bạn như khi bạn buồn, khóc thì trẻ đãbiết dỗ dành, động viên an ủi bạn, cho bạn mượn đồ chơi, khi bạn vui vẻ, trẻcũng vui lây và cùng nhau cười vui vẻ Sự đồng cảm đó còn được bộc lộ với cả

em bé hơn mình, khi em bé ốm đau trẻ cũng tỏ ra thương xót, buồn Hay khinghe truyện kể, trẻ cũng tỏ ra xót xa, thương cảm đối với những nhân vật tốt màrơi vào hoàn cảnh éo le

Trang 34

Ở lứa tuổi này, mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác nhau về mức độ nhạy cảm đốivới các xúc cảm của người khác và thể hiện thái độ đồng cảm bằng những cáchkhác nhau, phần lớn do cha mẹ, giáo viên dạy bảo cho trẻ

1.2.4.5 Khả năng kiềm chế các phản ứng hành vi xúc cảm

Khả năng kiềm chế xúc cảm của trẻ tăng dần theo lứa tuổi, nhờ có sựhướng dẫn của giáo viên trong vui chơi, học tập và trong sinh hoạt hàng ngày.Chính vì thế, ở tuổi này trẻ biết kiềm chế những biểu hiện mạnh mẽ trong xúccảm – tình cảm của mình, trẻ có khả năng kiềm chế các xúc cảm khi đang làmviệc gì thì bị vướng mắc, cản trở, không sinh chuyện hờn dỗi, khóc lóc như lứatuổi trước Tuy nhiên, sự kiềm chế đó không diễn ra thường xuyên vì ở tuổi nàytrẻ còn có những đòi hỏi đáp ứng nhu cầu mãnh liệt và rất khó kiềm chế Hơnnữa, khả năng này của trẻ còn yếu vì hệ thần kinh ở trạng thái hưng phấn mạnh,chưa phát triển được như ở người lớn

Tùy theo động cơ hoạt động mà trẻ có những phản ứng cảm xúc có tínhchất khác nhau Nếu hoạt động được tiến hành vì thích thú với bản thân quá trìnhtiến hành hoạt động ấy thì khi có những trở ngại cho việc tiến hành hoạt động,những rung cảm biểu hiện ra ngoài sẽ rõ nét, thậm chí hình như còn khá đậm nét.Còn khi động cơ hoạt động không phải đơn thuần là sự thỏa mãn vì tiến hànhhoạt động ấy mà nhằm tạo ra một sản phẩm có chất lượng nhất định nào đó thìnhững rung cảm lại khác Trong những trường hợp này, trẻ có phản ứng về mặttình cảm đối với việc người lớn đánh giá sản phẩm hoạt động, khi bị chê biểuhiện bên ngoài của xúc cảm chẳng những không đậm nét mà thậm chí còn giấukín

1.2.4.6 Xúc cảm chi phối mạnh vào hoạt động nhận thức của trẻ

Trang 35

Xúc cảm và nhận thức luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Hơn nữa,hoạt động nhận thức chi phối xúc cảm một cách trực tiếp, nó kiềm chế sự biểucảm bằng nét mặt các xúc cảm của trẻ Với nhận thức cảm tính, để cảm giác, trigiác của trẻ có hiệu quả thì đối tượng phải gây được hứng thú đối với trẻ Khi ởtrong tâm trạng khác nhau, hình ảnh tri giác sự vật xung quanh của trẻ phụ thuộcvào xúc cảm của nó Trên cơ sở nhận thức cảm tính, trẻ sẽ hình thành và pháttriển nhận thức lý tính, mức độ nhận thức cao hơn như phân tích, so sánh, tổnghợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa

Ngược lại, xúc cảm cũng có ảnh hưởng trở lại đến quá trình nhận thức củatrẻ, các xúc cảm tiêu cực không những làm rối loạn các quá trình sinh lý mà cảquá trình tâm lý Khi buồn rầu, đau khổ, trẻ tiếp nhận thông tin, lĩnh hội tri thứckém hơn, hứng thú với ngoại cảnh kém hơn, suy nghĩ trở nên hời hợt, nông cạnhơn

1.2.4.7 Xúc cảm tham gia điều khiển, điều chỉnh hành vi hoạt động của trẻ

Do hiểu được nhiều hành vi ngôn ngữ và biết sử dụng hành vi ngôn ngữtrong giao tiếp với mọi người xung quanh nên ở trẻ đã hình thành những cảmxúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết Đồng thời khi trẻ biết sử dụngngôn ngữ nói làm phương tiện giao tiếp với mọi người, thì lúc này xúc cảm đã cótác dụng định hướng điều chỉnh, điều khiển hành vi hoạt động của trẻ Có thểthấy, mọi hành vi, hành động của trẻ đều bị chi phối bởi xúc cảm, trẻ yêu thíchcái gì thì hứng thú tìm hiểu về cái đó và hành động vì cái đó Trẻ hành động tốthay xấu là do sự yêu hay ghét, thích hay không thích điều khiển hành động củatrẻ Đây là cơ sở hình thành thái độ của cá nhân đối với hành động, hoạt động

Trẻ có thể hờn dỗi để được thỏa mãn nhu cầu hay trẻ tức giận quát mắngbạn để bạn không nghịch đồ chơi của mình Trẻ có thể vui mừng, thích thú khi

Trang 36

có đồ chơi mới, trẻ say sưa, hứng thú khám phá những đồ chơi đó mà không biếtchán, hay trẻ có thể ngồi hàng giờ chăm chú, say sưa vẽ một ly kem chỉ vì nó rấtthích ăn kem, hoặc trẻ thích cái gì thì đòi bằng được, không thích thì vứt đi, cho

đi mặc dù chúng là đồ vật quý giá, đắt tiền Khi đó, người lớn cần phải giúp trẻđịnh hướng để sự điều chỉnh hành vi, hành động của mình sao cho phù hợp theoyêu cầu, đòi hỏi của chuẩn mực hành vi quy tắc trong xã hội

1.2.4.8 Sự phát triển xúc cảm – tình cảm của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi rất phongphú còn được biểu hiện ra ở nhiều mặt trong đời sống tinh thần của trẻ

Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảmthẩm mĩ đều ở thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt đây là thời kỳ phátcảm của tình cảm thẩm mĩ Tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống

và trong nghệ thuật Thực chất đó là tình cảm được khêu gợi lên bởi những xúccảm về cái đẹp của con người Hơn nữa, ở lứa tuổi này cái tốt và cái đẹp gắn liềnvới nhau, chúng như là một

Những đặc điểm phát triển xúc cảm – tình cảm trên góp phần vào sự hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ Vì vậy, việc giáo dục và phát triển nhữngxúc cảm – tình cảm tốt đẹp của trẻ cũng chính là góp phần vào việc hình thành

và phát triển nhân cách trẻ

1.3 Hoạt động khám phá môi trường xung quanh và vai trò của nó đối với việc giáo dục xúc cảm cho trẻ

1.3.1 Khái niệm “Hoạt động khám phá môi trường xung quanh”

1.3.1.1 Khái niệm hoạt động

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động:

Trang 37

- Thông thường người ta coi hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần

kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan,nhằm thoã mãn những nhu cầu của mình

- Về phương diện triết học, tâm lý học người ta quan niệm hoạt động là

phương thức tồn tại của con người trong thế giới

Như vậy “hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với thế

giới(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về thế giới cả về phía con người(chủ thể)”.

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ:

- Cấp độ vi mô: là cấp độ họat động của cơ thể, các giác quan, các bộ phậntuân theo quy luật sinh học Nhờ có hoạt động mà con người tồn tại vàphát triển, nhưng họat động ở cấp độ này không phải là đối tượng của tâm

lý học

- Cấp độ vĩ mô: là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách

là một chủ thể của hoạt động có mục đích Đây chính là đối tượngnghiên cứu của tâm lý học

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người thể hiện hai cấp độ

- Cấp độ vi mô: là cấp độ hóat động của cơ thể, các giác quan, các bộ

phận tuân theo quy luật sinh học Nhờ có họat động mà con ngườitồn tại và phát triển, nhưng hoạt động ở cấp độ này không phải làđối tượng của tâm lý học

Trang 38

- Cấp độ vĩ mô: là hoạt động có đối tượng của con người với tư cách

là một chủ thể của hoạt động có mục đích Đây chính là đối tượngnghiên cứu của tâm lý học

Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thếgiới bên ngoài - thế giới tự nhiên và xã hội giữa mình với người khác, giữa mìnhvới bản thân Trong quá trình quan hệ đó có hai quá trình diễn ra đồng thời và bổsung cho nhau, thống nhất với nhau:

- Quá trình thứ nhất là quá trình đối tượng hoá, trong đó chủ thể

chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của hoạt động hay nóicách khác đi tâm lý của con người (của chủ thể) được bộc lộ, đượckhách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm Quá trình này còngọi là quá trình “xuất tâm”

- Quá trình chủ thể hoá, có nghĩa là khi hoạt động con người chuyển từ

phía khách thể vào bản thân mình những quy luật bản chất của thếgiới để tạo thành tâm lý,ý thức, nhân cách của bản thân, bằng cáchchiếm lĩnh thế giới Quá trình chủ thế hoá còn gọi là quá trình “nhậptâm”

Như vậy là trong quá trình hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thếgiới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói cách khác đi tâm lý nhân cách được bộc

lộ và hình thành trong hoạt động

Những đặc điểm của hoạt động

- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng

- Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể

Trang 39

- Hoạt động bao giờ cũng có mục đích

- Hoạt động bao giờ cũng tiến hành theo nguyên tắc gián tiếp Trong

hoạt động con người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnhtâm lý ở trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng công cụ lao động và sửdụng phương tiện ngôn ngữ

Như vậy, công cụ tâm lý, ngôn ngữ, công cụ lao động giữ chức năng trunggian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động

1.3.1.2 Khái niệm môi trường

Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tựnhiên, con người, các đồ vật… Theo nghĩa hẹp, môi trường xung quanh lànhững hoàn cảnh cụ thể (các sự vật, hiện tượng, con người ) bao quanh một đốitượng có liên quan mật thiết với nó

Môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội môitrường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh Môi trường xã hội baogồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người Các môi trường trên có mối quan hệtác động qua lại lẫn nhau

Mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có quan hệ mật thiết với môi trườngxung quanh Kết quả của mối quan hệ này là cá nhân trở thành người

1.3.1.3 Khái niệm hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Như trên ta khẳng định: con người có quan hệ nhất định với môi trườngxung quanh Vì thế nảy sinh hoạt động khám phá môi trường của con người.Hoạt động này bắt đầu từ nhỏ và diễn ra trong suốt đời người Nhờ có nó mà cánhân trở thành người và xã hội loài người được hình thành

Trang 40

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc khám phá môi trường của conngười:

* Quan điểm thứ nhất: nhận định con người cần khám phá môi trường đểthích ứng với môi trường xung quanh Từ đó, con người mới có thể tồn tại, pháttriển Ngay sau khi sinh, con người có thể sống trong xã hội loài người chỉ trongđiều kiện nếu nó có thể thích ứng với môi trường xung quanh Quá trình thíchứng này xảy ra rất phức tạp và khác nhau đối với mỗi người

* Quan điểm thứ hai: nhận định con người cần khám phá môi trường đểcải tạo nó Sống trong môi trường song cá nhân lĩnh hội và cải tạo môi trường từ

hệ thống tri thức, các chuẩn mực, các giá trị mà mỗi thành viên trong xã hội cầnphải thực hiện cho tới các điều kiện tự nhiên

Nếu quan điểm thứ nhất coi quá trình cá nhân trở thành người là sự thíchứng của cá nhân với môi trường xung quanh thì quan điểm thứ hai đã công nhậntính tích cực của con người trong mối quan hệ này thể hiện ở sự “lĩnh hội” kinhnghiệm xã hội, nhận thức và cải tạo nó Quá trình cá nhân trở thành người là quátrình cá nhân thích ứng với môi trường, nhận thức về môi trường và cải tạo nó đểđáp ứng nhu cầu phát triển bản thân

Những phân tích trên có thể đi đến khái niệm “Hoạt động khám phá môitrường xung quanh” của trẻ sau đây:

Hoạt động khám phá môi trường xung quanh là quá trình phát triển trẻ

em như một nhân cách được bắt đầu từ thích ứng đến lĩnh hội và cải tạo môi trường.

Đặc điểm của hoạt động khám phá môi trường xung quanh ở trẻ 4-5 tuổilà:

Ngày đăng: 04/05/2016, 11:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Adele Faber – Elain Mazlish (2001), Hãy lắng nghe và hiểu con bạn, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy lắng nghe và hiểu con bạn
Tác giả: Adele Faber – Elain Mazlish
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2001
[2] Đào Thanh Âm (chủ biên) (2005), Trịnh Dân – Nguyễn Thị Hòa – Đinh Văn Vang, Giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
[3] Carroll E.Izard (1992), Những xúc cảm của người, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những xúc cảm của người
Tác giả: Carroll E.Izard
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
[4] Daniel Goleman (2002), Trí tuệ xúc cảm – làm thế nào để biến những xúc cảm của mình thành trí tuệ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí tuệ xúc cảm – làm thế nào để biến nhữngxúc cảm của mình thành trí tuệ
Tác giả: Daniel Goleman
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
[5] Ngô Công Hoàn (2006), Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị đạo đức và giáo dục giá trị đạo đứccho trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2006
[6] Ngô Công Hoàn, Những biểu hiện xúc cảm và những biện pháp giáo dục xúc cảm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi – Đề tài nghiên cứu cấp bộ. Mã số: B2004 – 75 – 115 từ 01/2004 – 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biểu hiện xúc cảm và những biện pháp giáodục xúc cảm cho trẻ từ 1 – 3 tuổi
[7] Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2012), Trương Thị Khánh Hà, Tâm lý học khác biệt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý họckhác biệt
Tác giả: Ngô Công Hoàn (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
[8] Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Mai Hà (1995), Tâm lý học trẻ em, Trung tâm nghiên cứu giáo viên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em
Tác giả: Ngô Công Hoàn, Nguyễn Thị Mai Hà
Năm: 1995
[9] Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Viện chiến lược và chương trình giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục tìnhcảm – xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
Tác giả: Lê Thu Hương (chủ biên)
Năm: 2006
[10] K.K Platônốp (1983), Tâm lý học lý thú, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lý thú
Tác giả: K.K Platônốp
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 1983
[11] Macarenco (1987), Nhà giáo dục nhà nhân đạo, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà giáo dục nhà nhân đạo
Tác giả: Macarenco
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1987
[13] Hoàng Thị Phương (2013), Giáo trình Lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận và phương pháphướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Tác giả: Hoàng Thị Phương
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2013
[14] P.M Iacovson (1977), Đời sống tình cảm của học sinh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống tình cảm của học sinh
Tác giả: P.M Iacovson
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1977
[15] P.M Iacovson (1988), Giáo dục và sự phát triển tình cảm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và sự phát triển tình cảm
Tác giả: P.M Iacovson
Nhà XB: NXB Giáodục
Năm: 1988
[16] Nguyễn Ánh Tuyết (2005), Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non những vấn đề lý luậnvà thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2005
[17] Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Kim Thoa (1994), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Kim Thoa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 1994
[18] Nguyễn Ánh Tuyết (2006), Tâm lý học trẻ em tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em tập 2
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
[19] Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1995), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên)
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1995
[20] V.I Lênin (1977), Bàn về cái đẹp, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cái đẹp
Tác giả: V.I Lênin
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1977
[21] X.L Rubinstein (1989), Giáo dục và sự phát triển tình cảm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và sự phát triển tình cảm
Tác giả: X.L Rubinstein
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1989

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w