1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

QLNN về nhà ở đô thị

31 1,3K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 93,4 KB

Nội dung

Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội, là vấn đề quốc kế dân sinh .Việc giải quyết chỗ ở được nhân dân coi như là điều kiện tiên quyết cho việc thành công trong đường

Trang 1

TIỂU LUẬN

Đề tài :Tìm hiểu Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị

Môn Quản lý nhà nước về đô thị

Trang 2

MỤC LỤC

I.Mở đầu.

II.Khái quát chung về nhà ở đô thị.

1.Khái niệm nhà ở.

2.Phân loại nhà ở đô thị.

3.Vai trò,ý nghĩa của nhà ở đô thị.

4.Vai trò,ý nghĩa của nhà nước trong việc xây dựng nhà ở xã hội hiện nay III.Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị

1.Mục đích quản lý nhà nước về nhà ở.

2.Bộ máy QLNN về nhà ở đô thị.

3.Căn cứ pháp lý.

4.Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở

IV.Nhà ở và quản lý nhà ở trong các đô thị nước ta hiện nay.

1.Thực trạng.

2.Nguyên nhân.

3.Giải pháp phát triển.

4.Phương hướng và đổi mới quản lý nhà đô thị.

V.Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển và quản lý nhà ở Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

VI.Kết luận

I.Mở đầu:

Trang 3

Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội, là vấn đề quốc kế dân sinh Việc giải quyết chỗ ở được nhân dân coi như là điều kiện tiên quyết cho việc thành công trong đường đời, sự nghiệp của mỗi cá nhân và là một việc lớn trong đời của một con người.Vì thế các nước trên thế giới đều có chính sách phát triển nhà ở Đối với nước ta Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến nhà ở cho người dân Hiến pháp năm 2013 có ghi :”Công dân có quyền có nhà ở, Nhà nước

mở rộng việc xây dựng nhà ở đồng thời khuyến khích, giúp đỡ tập thể,công dân xây dựng nhà ở theo quy hoạch chung nhằm thực hiện quyền đó “

Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước do kết quả của các hoạt động kinh tế, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, việc di dân tự do vào các đô thị lớn đã làm cho các vấn đề kinh tế xã hội trở lên bức xúc,bộc lộ nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề nhà ở đô thị trong thế kỷ XXI

Bài viết có sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp đánh giá số liệu Với phương pháp này tìm hiểu “Nhà ở và quản lý nhà ở đô thị” sẽ được xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa lý luận và thực tiễn,

từ đó có thể đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại

Trong điều kiện của bài viết này,với vốn kiến thức và thời gian có hạn khó

có thể có một cách nhìn tổng quát và đầy đủ về nhà ở đô thị nước ta.Mong cô giáo đóng góp ý kiến để bài nhóm em được hoàn thiện hơn.Chúng em chân thành cảm

ơn cô

II.Khái quát chung về nhà ở đô thị.

1.Khái niệm nhà ở.

Hiện nay có rất nhiều khái niệm về nhà ở tuỳ thuộc vào góc độ nghiên cứu:

*Trên góc độ xây dựng : Nhà ở là sản phẩm của hoạt động xây dựng và không gian bên trong có tổ chức được ngăn cách với môi trường bên ngoài dùng để

*Trên góc độ quản lý kinh tế : Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống con người,là bộ phận quan trọng bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên Nhà ở là tổ ấm gia đình,tại đây con người được sinh ra nuôi dưỡng và

Trang 4

trưởng thành,nơi tái tạo sức lao động và là nơi hình thành và phát triển nhân cách con người.

*Theo Luật nhà ở ngày 25/11/2014 : Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình,cá nhân

2.Phân loại nhà ở đô thị.

Trong QLNN về đô thị thường phân theo các hình thức xây dựng và sở hữu nhà ở

- Hình thức xây dựng nhà ở tương đối đa dạng là nhà tạm tới kiên cố,nhà ở tầng thấp,nhà cao tầng,nhà ở biệt thự,nhà kiểu chung cư…

- Sở hữu nhà được phân chia theo ba hình thức :nhà ở thuộc sở hữu nhà

nước,nhà ở thuộc sở hữu của các tổ chức cính trị xã hội,tổ chức kinh tế,nhà ở thuộc sở hữu tư nhân

+Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: nhà ở tạo lập bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ vốn nhà nước,nhà ở có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển thành sở hữu nhà nước theo quy định của pháp

luật,nhà ở có một phần tiền góp của cá nhân,của tập thể theo thỏa thuận hoặc theo hợp đồng mua nhà trả góp nhưng chưa trả hết

+Nhà ở thuộc sở hữu các tổ chức chính trị xã hội tổ chức kinh tế bao gồm:nhà được tạo lập bằng nguồn vốn do các tổ chức này tự huy động,nhà ở được tổ chức cá nhân biếu tặng hợp pháp

+Nhà ở thuộc sở hữu tư nhân là nhà do tư nhân lập tạo lập hợp pháp thông qua xây dựng,mua,hoặc do nhận thừa kế,hoặc sở hữu bằng các hình thức hợp pháp khác

3.Vai trò,ý nghĩa của nhà ở đô thị.

Nhà ở là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người.Nó đóng góp vai trò quan trọng trong cuộc sống con người và càng trở nên quan trọng với đô thị

Nhà ở đô thị không chỉ là một tư liệu phục vụ đời sống dân cư đô thị mà nó còn tạo điều kiện vật chất để phát triển kinh tế đô thị.Trong đô thị một bộ phận dân cư phần lớn là các cán bộ công nhân viên,nhà ở của công nhân viên được bố trí hợp lý ảnh hưởng đến hiểu quả kinh tế của doanh nghiệp.Nhà ở đô thị có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất của đô thị và sự phát triển của các ngành công

Trang 5

nghiệp nhà ở kéo theo sự phát triển đồng thời của các ngành xây dựng vật liệu,thiết

bị và máy móc xây dựng

Đối với đô thị,nhà ở có vai trò quan trọng trong quy hoạch xây dựng và quản lý

đô thị.Trong đô thị,kinh phí đầu tư để xây dựng nhà cũng chiếm một tỷ trọng

lớn.Các công trình nhà ở chiếm phần lớn diện tích lớn diện tích xây dựng đô

thị.Việc xây dựng mới hay cải tạo các khu đô thị hiện có,cũng như phát triển mở rộng đô thị đều đưa đến việc phát triển các khu dân cư,xây dựng các công trình nhà ở

Hiện nay,nhà ở nước ta thích hợp cho dân cư đô thị là diện tích nhà phải đảm bảo 8m2/người.Kiến trúc nhà phải hợp với tập quán sinh sống,đôi khi cả tín ngưỡng của tầng lớp dân cư.Hơn thế nữa,chỗ ở thích hợp phải gần nơi không gian thoáng mất thuận tiện cho hoạt động đi lại,nhiều cây xanh và gần trường học đề trẻ em có thể vui chơi học hành thuận tiện góp phần vào việc giữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam là gia đình bao gồm hiều thế hệ.Mặt khác,kiến trúc nhà ở đô thị còn làm tăng thêm vẻ đẹp đô thị.Nnó phụ thuộc vào môi trường bao quanh như cây

xanh,thảm cỏ,bồn hoa,hàng rào,diện tích chiếu sáng công cộng…

Vậy nhà ở là kiến trúc cư trú mà con người dùng để ở trong thời gian dài theo gia đình là một trong những điều kiện vật chất để tái sản xuất sức lao động ,để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh tế xã hội

-Ý nghĩa của nhà ở:

*Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để phát triển kinh tế đô thị

+Môi trường,cư trú điều kiện sinh hoạt của nơi ở,làm việc,môi trường văn hóa khu vực ,môi trường tự nhiên khu vực…ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của nền kinh tế.Chẳng hạn như khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc có tác động rất lớn đối với người lao động đó là thể lực và trí lực,nó làm hao phí về thời gian mà trong thời đại ngày nay môi trường cạnh tranh khốc liệt thì thời gian làm việc sử dụng ngày càng triệt để và hiệu quả

+Sự phát triên của nhà ở tác động trực tiếp đến các ngành liên quan đến xây dựng như ngành công nghiệp vật liệu xây dựng,ngành công nghiệp cung cấp thiết bị máy móc thiết bị xây dựng.Chất lượng và quy mô nhà của đô thị sẽ góp phần kích thích hay hạn chế nhu cầu của dân cư đô thị với các loại hàng hóa như:dụng cụ gia

Trang 6

đình,hang điện tử,điện lạnh,trang trí nội thất.Cùng với những chính sách của nhà nước thì chất lượng và quy mô nhà ở ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản

phẩm,ngân hàng ,phân bố dân cư và nguồn lao động

+Nền kinh tế thị trường khi nó phát triển đồng bộ các thị trường,trong đó thị

trường bất động sản chỉ hoạt động mạnh mẽ và diễn ra sôi nổi ở các đô thị

lớn.Cung-cầu và chất lượng nhà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường bất động sản điều này thể hiện ở những cơn sốt nhà đất

*Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để tái sản xuất sức lao động đô thị:+Lao động là điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất ,lao động là đầu vào của quá trình sản xuất.Chất lượng của lao động bao gồm thể lực và trí lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất.Để nâng cao chất lượng lao động thì đầu tiên phải đảm bảo các điều kiện:ăn,ở,mặc,và những tư liệu sinh hoạt khác.Như Ph-Ăngghen từng nói :”Con người trước hết phải ăn uống,chỗ ở,mặc đã rồi mới làm chính trị ,khoa học,nghệ thuật,tôn giáo…’’

+Nhà ở là phương tiện quan trọng để bảo vệ con người trước các hiện tượng tự nhiên :nắng,mưa,gió,bão mà là nơi nuôi dưỡng giáo dục và đào tạo con người từ khi sinh ra và lớn lên ,tạo điều kiện tái sản xuất sức lao động của con người

*Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất ảnh hưởng tới sinh hoạt xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội

+Nhà ở không những là tài sản có giá trị ,có tầm đặc biệt đối với mỗi gia đình ,mà còn là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia,mức sống dân cư của một dân tộc.Một thực tế khi nhìn vào ngôi nhà của chúng ta có thể biết được phong tục tập quán đời sống tinh thần của những người đang sống trong ngôi nhà đó.Đối tượng xã hội ngày càng phát triển tỉ lệ người già,người độc thân ,các cặp vợ chồng mới ngày càng tăng dẫn tới phải xây dựng những mẫu nhà,mẫu căn hộ thích hợp.Xxã hội phát triển cănhooj đông người sẽ giảm lối sống tập quán của người dân đô thị thay đổi.Sự hình thành phát triển các khu dân cư và quá trình phát triển đô thị hóa gắn liền với phát triển nhà ở và đi kèm là sự đa dạng về kiến trúc nhà ở,thể hiện phong cách xây dựng,vật liệu xây dựng thiết kế…bổc lộ quan điểm tôn giáo nhân sinh,thẩm mỹ

4.Vai trò ,ý nghĩa của nhà nước trong việc xây dựng nhà ở xã hội hiện nay.

Trang 7

a. Vai trò của nhà nuớc trong việc cung cấp nhà ở xã hội (theo Luật Nhà ở

do Quốc hội ban hành ).

o Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển quỹ nhà ở xã hội để các đối tượng theo quy định thuê, thuê mua

o Hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước

o Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội

o Nhà nước miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở

xã hội; được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật

o Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng và xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua và sử dụng quỹ nhà ở xã hội

o Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch xây dựng quỹ nhà ở xã hội

o Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất

để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội

o Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, thuê mua trên địa bàn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án

o Thực hiện đấu thầu xây dựng quỹ nhà ở xã hội

o Quy định cụ thể các nguồn vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội, đơn vị quản lý quỹ phát triển nhà ở và nội dung quản lý sử dụng quỹ này bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn

o Thực hiện xét duyệt đối tượng và điều kiện thuê nhà ở xã hội và quyết định người được thuê, thuê mua, quy định trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở

xã hội

o Xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội

o Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở

b. Vai trò của nhà nước sau này trong việc cung cấp nhà ở xã hội

o Xây dựng chính sách, quy hoạch quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

o Thực đấu thầu chọn nhà đầu tư

o Xây dựng chính sách hỗ trợ về thuế và các chính sách khác cho đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và quản lý nhà ở xã hội

o Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đối tượng được thuê, thuê mua, qui chuẩn xây dựng, khung giá cho thuê… để đối tượng đầu tư và quản lý nhà ở xã hội thực hiện

o Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở

o Kiểm tra, giám sát việc xây dựng, quản lý nhà ở xã hội

c. Ý nghĩa việc xây dựng nhà ở xã hội hiện nay:

Trang 8

o Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nhà

o Tạo khả năng quản lý tốt, tránh việc tụ tập không kiểm soát được do thiếu

ổn định trong chổ ở, chổ sinh hoạt, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội

o Thu hút lực lượng lao động cho thị trường tại chổ

Ở tp Hồ Chí Minh : Chương trình “Nhà ở xã hội”: Đến năm nay, chương trình nhà

ở xã hội đạt 6.653 căn với tổng diện tích sàn xây dựng là 993.018 m2, đạt 90,27%

so với kế hoạch giai đoạn 2006 - 2010 Riêng năm 2009, đã phát triển 159.562 m2 sàn xây dựng nhà ở xã hội, tương ứng quy mô 1.032 căn hộ

III.Quản lý nhà nước về nhà ở đô thị

1.Mục đích quản lý nhà nước về nhà ở.

-Đảm bảo việc duy trì,sử dụng hợp lý,tiết kiệm và không ngừng phát triển quỹ nhà

ở đô thị

-Đáp ứng nhu cầu về nhà ở cả số lượng và chất lượng tiện nghi nhà ở cho nhân dân

đô thị,đặc biệt những người có thu nhập thấp,những người thuộc diện khó

khăn,người thuộc diện chính sách ưu đãi…

-Tạo cơ sở quy hoạch,kế hoạch,các chương trình dự án,ban hành các chính

sách,biện pháp đầu tư phát triển nhà ở và quản lý sử dụng nhà ở

-Góp phần ổn định thị trường nhà ở,đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng

-Tạo căn cứ pháp lý cho soạn thảo và ban hành các quy định về quy hoạch xây dựng,quy định thiết kế nhà ở,tạo nguồn thu cho đô thị

2.Bộ máy QLNN về nhà ở đô thị.

- Điều 146.Luật nhà ở năm 2014 quy định: Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở

Trang 9

2 Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở.

3 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương để thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở

4 Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ

Chính phủ quy định mô hình tổ chức phát triển và quản lý nhà ở bảo đảm thực hiện

có hiệu quả mục tiêu phát triển nhà ở quy định tại Luật này

Trang 10

Bộ máy quản lý nhà ở đô thị.

3.Căn cứ pháp lý quản lý nhà nước về nhà ở đô thị.

-Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014

-Luật nhà ở số 65/2014/QH13

-Luật quy hoạch đô thị;

-Pháp lệnh nhà ở năm 1991

-Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994n về quyền sử dụng nhà ở,đất ở

-Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán kinh doanh nhà ở

-Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển quản lý nhà ở xã hội

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở

- Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Nhà ở đô

Trang 11

- Thông tư số 10/2014/TT-BXD ngày 11/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.

-Thông tư liên tịch số 01/1999 ngày 25/1/1999 của TANDTC và VKSNDTC về giải quyết sở hữu và tranh chấp nhà ở

-Thông tư của Bộ xây dựng số 02/1999 ngày 3/5/1999 hướng dẫn quản lý nhà ở vắng chủ và các văn bản khác của Trung ương và địa phương

4.Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở.

a Ban hành các chính sách, quy chế, tiêu chuẩn quy phạm về quy hoạch, thiết kế, xây dựng, sử dụng và quản lý nhà ở.

Hiện nay nhà nước ta đã và đang ban hành các chính sách quy chế để sử dugj và quản lý nhà ở đô thị như

- Pháp lệnh nhà ở ( được họi đồng nhà nước thông qua ngày 26/3/1991)

- Nghị quyết số 58/1998/ NQ- UBTVQH ngày 20/8/1998/ về việc giao dịch dân sự

b Lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở.

- Chính phủ lập kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở của cả nước và xét duyệt kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở của các tỉnh và thành phố trực thuộc TW

- UBND cấp trên phê duyệt kế hoạch xây dựng, phát triển nhà ở của UBND cấp dưới

c.Quản lý kiểm soát việc xây dựng,cải tạo nhà ở.

Trang 12

*Cho phép xây dựng,cải tạo nhà ở

Cấp phép xây dựng,cải tạo nhà ở phải căn cứ vào kế hoạch xây dựng nhà ở,quy hoạch chung và quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết của đô thị

- UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương cấp phép xây dựn,cải tạo nhà ở tại quận,thành phố trực thuộc tỉnh thị xã,tỉnh lỵ ( ủy quyền cho sở xây dựng và phân cấp cho UBND quận thành phố,thị xã,huyện )

-UBND thị xã,huyện cấp phép xây dựng,cải tạo nhà ở tại các thị xã,thị trấn theo sự phân cấp của UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ương

*Phá dỡ nhà ở

Nhà ở phải bị phá dỡ do:

1.Bị hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ

2.Trong khu vực có yêu cầu xây dựng theo quy hoạch

3.Xây dựng cải tạo không hơp pháp

=>Thẩm quyền quyết định phá dỡ :

+UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương: quyết định phá vỡ nhà thuộc điểm 1

và 2 tại quận,thành phố thuộc tinhr,thị xã tỉnh lỵ

+UBND quận,thành phố thuộc tỉnh,thị xã tỉnh lỵ quyết định phá dỡ nhà ở thuộc điểm 3 tại thị xã không phải tỉnh lỵ

+Người không tự di chyển sẽ bị cưỡng chế: UBND cấp ra quyết định phá dỡ là cấp quyết định cưỡng chế khi có quyết định phá dỡ

d.Đăng kí ,cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Tất cả nhà ở và đất ở đều phải được đăng kí tại UBND phường,thị trấn và chủ sở hữu được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất theo nghị định 60/ND-CP ngày 5/7/1994 của chính phủ thay cho các giấy tờ hợp pháp trước đây

-Người có nghĩa vụ đăng ký nhà ở,đất ở là chủ sở hữu nhà.Trong trường hợp khác người đang sử dụng nhà ở có nghĩa vụ đăng ký

Trang 13

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật

*Điều tra thống kê.

- Chính phủ định kì tổ chức việc điều tra,thống kê nhà ở trong phạm vi cả nước

- UBND tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tiến hành điều tra,thống kê nhà ở tại địa phương để nắm vừng tình hình nhà ở đô thị

e mua bán nhà và chuyển nhượng nhà ở không mang tính chất kinh doanh

*Đối với nhà thuộc sở hữu nhà nước

- Nhà nước bán cho người thuê nhà nếu người dân không mua thì được tiếp tục ở lại thuê hoặc được cơ quan quản lý cho thuê ở nơi khác

- Chính phủ ban hành khung giá bán và khung giá thuê nhà, các địa phương vận dụng và cụ thể hóa thực hiện

*Đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân

-Nhà nước có biện pháp quản lý để thị trường nhà ở hoạt động ổn định và lành mạnh, quản lý thu thuế chuyển nhượng, mua bán nhà…

-Nhà nước ban hành các chính sách tạo điều kiện cho thị trườg nhà ở phát triển đáp ứng nhu cầu ở của nhân dân

f ban hành chính sách hỗ trợ huy động đầu tư xây dựng nhà ở huy động đầu tư diện chính sách, ưu đãi hoặc người nghèo có thu nhập thấp.

- Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho diện chính sách, ưu đãi hoặc người nghèo có thu nhập thấp

- Nhà nước quản lý việc huy động, khai thác, xây dựng hỗ trợ nhà ở cũng như vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho các thành phố thuộc diện chính sách, ưu đãi, cho những người nghèo theo hình thức quà biếu, tặng hay hỗ trợ một phần kinh phí

g.Quản lý kinh doanh và phát triển nhà.

-Các tổ chức và cá nhân trong cả nước là người Việt Nam được phépkinh doanh

nhà ở và thực hiện theo quy định của pháp luật

Trang 14

-Gía thuê nhà,mua bán nhà được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên thuêvaf bên cho thuê,giưã bên mua và bên bán.

-Nhà nước quản lý để các hoạt độngkinh doanh nhà diễn ra lành mạnh,hợp

pháp,thu đủ thuế và lệ phí trước bạ,phát triển nhà ở theo chiến lược mục tiêu đề ra.-Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích tạo điều kiện để nhân dân tự xây nhà ở

h.Thanh tra ,kiểm tra ,xử lý các vi phạm và giải quyết các tranh chấp về nhà ở.

-Thanh tra,kiểm tra,cưỡng chế nhằm xử lý các trường hợp vi phạm và phá bỏ các nhà xây dựng lấn chiếm đấtcoong để xây dựng trái phép hoặc không phép để đảm bảo cho các đô thị phát triển theo đúng quy hoạch và pháp luật,đảm bảo lợi ích cá nhân và lợi ích nhà nước

-UBND huyện,quận ,thành phố thuộc tỉnh,thị xã giải quyết tranh chấp về xây dựng

và cải tạo nhà ở.Đương sự không đồng ý có quyền khiếu nại lên cấp trên trong thời gian quy định của pháp luật

-Tòa án nhân dân giải quyết cac tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, và các quanheej

về thuê mướn ,mua bán ,ở nhờ,thừa kế,bảo lãnh,cầm cố,thế chấp,bồi thường thiệt hại về nhà ở

IV Nhà ở và quản lý nhà ở trong các đô thị nước ta hiện nay.

1 Thực trạng

Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội, là vấn đề quốc kế dân sinh Việc giải quyết chỗ ở được nhân dân coi như là điều kiện tiên quyết cho việc thành công trong đường đời, sự nghiệp của mỗi cá nhân và là một việc lớn trong đời của một con người Vì vậy vấn đề nhà ở , đặc biệt là nhà ở đô thị và quản lý nhà ở trong các đô thị là bài toán để các nhà quản lý giải quyết một cách có hiệu quả nhất

a Thực trạng nhà ở đô thị nước ta: Từ năm 1986 trở về trước, do cơ chế bao

cấp về nhà ở, cán bộ công nhân viên chức chỉ trông chờ vào Nhà nước xây dựng và cấp nhà ở theo tiêu chuẩn, trong khi vốn đầu tư cho xây dựng nhà ở mà Nhà nước

Trang 15

dành cho chỉ từ 2 -3% Mặt khác, nhà ở tư nhân lại bị hạn chế xây dựng và mở rộng.

- Về diện tích ở:

Theo thống kê của Hà Nội năm 1954 có 2.435.000m2 nhà ở mà chỉ có 370 ngàn dân, bình quân 6,6m2/người Đến năm 1994 diện tích ở tăng lên 5.100.000m2 nhưng dân số tăng lên 1.0540.000 người nên diện tích ở bình quân đầu người đã giảm xuống dưới 5m2/người.Theo điều tra của Cục quản lý nhà ở cả nước ta là

500 triệu m2 sử dụng trong đó có 81 triệu m2 nhà ở chiếm 16%.Phần lớn các đô thị nhỏ, lại có diện tích ở rộng hơn nhưng mức độ tiện nghi thì kém hơn

Năm 1995 ở Hà Nội tính bình quân đầu người đã đạt trên 5m2/người Nhưng số người ở chật chột vẫn chiếm tỷ lệ không ít Có khoảng 30% dân cư nội thành có mức ở dưới 3m2/người và gần 20% dân cư ở dưới mức 2m2/người

Ở t.p Hồ Chí Minh điện tích nhà ở trung bình khá hơn Số dân cư ở dưới 4m2/ người chiếm dưới 30%

- Chất lượng nhà ở:

Chất lượng nhà ở đô thị có thể nói là quá thấp Các khu nhà ở tập thể do Nhà nước xây cho cán bộ công chức đều có thiết kế theo tiêu chuẩn rất thấp (4 -6m2/người)

Chất lượng nhà ở còn xuống cấp rất nhanh do công tác duy tu, bảo dưỡng nhà không được tiến hành thường xuyên, bên cạnh tác động của việc tự cải tạo, thay đổi kết cấu nhà không xin phép của người sử dụng

Tiêu chuẩn nhà ở cũng được nhà nước quy định theo chức vụ, và mức lương,

số người trong một gia đình Vì vậy sau ngày thống nhất đất nước theo số liệu điều tra về nhà ở trong các đô thị cả nước bình quân là 3,7m2/người

Tóm lại, nhà ở đô thị chật hẹp ( theo tiêu chuẩn thiết kế là 4m2/người) nên nhà chủ yếu là căn hộ 1-2 phòng, các khu phụ còn chung đụng, chất lượng nhà ở thấp kém( nhất là nhà ở của tư nhân) Môi trường ở còn rất thấp như thiếu ánh sáng, ẩm thấp, nước đọng…

- Về sở hữu nhà ở:

Ngày đăng: 04/05/2016, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w