qua dự án đầu tư xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở Nam Hoàng Quốc Việt
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo DANH S CH Á BẢNG BIỂU 1. Bảng 1- Kết quả đầu tư phát triển nhà ở của Công ty trong 3 năm qua. 2. Bảng 2 - Kết quả hoạt động kinh doanh. 3. Bảng 3 – Doanh thu kinh doanh nhà ở của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 52 4. Bảng 3- Chỉ tiêu phấn đấu năm 2009. Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo LỜI NÓI ĐẦU Công cuộc đổi mới chuyển đổi nền kinh tế xã hội nước ta từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà Nước diễn ra trong những năm gần đây đã và đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị trong cả nước. Mặt khác, sự phát triển của các đô thị lại tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sự đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Việc phát triển nhà ở đô thị không những là tài sản có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi gia đình, mà còn là thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước, mức sống dân cư của mỗi dân tộc. Nhà ở là một nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội. Phấn đấu để mọi gia đình có nhà ở hợp pháp, tiện nghi và diện tích thích hợp là mục tiêu chiến lược trong việc phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Cùng với nhu cầu cải thiện điều kiện ở, đi lại, vui chơi giải trí của dân cư đô thị ngày càng cao, trong khi dân số đô thị tăng nhanh, việc cải thiện và phát triển nhà ở hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân sống trong đô thị, dẫn đến sự phát triển ồ ạt, tự phát của nhà ở đô thị tại các thành phố lớn đã phá vỡ quy hoạch đô thị của Nhà Nước. Việc giảm tình trạng quá tải về nhà ở tại các đô thị đã đặt ra những vấn đề cấp bách đó là xây dựng nhà ở theo dự án, đặc biệt là nhà ở trong các khu đô thị mới nhằm giãn dân trong khu vực nội thành, mở rộng nội thành và đáp ứng những nhu cầu về nhà ở cho quảng đại tầng lớp nhân dân sống trong đô thị, nhằm tạo điều kiện thúc đẩy quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hoá Đất nước. Với mục đích nghiên cứu và góp phần nâng cao, hoàn thiện kiến thức về vấn đề đầu tư phát triển nhà ở, một vấn đề đang đòi hỏi sự cấp thiết từ mọi phía. Mặt khác để hoàn thiện kiến thức học tập trong nhà trường và nâng cao hiểu biết về lĩnh vực nhà ở, nhằm nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn trước khi tốt nghiệp, em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về đầu tư phát triển Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo nhà ở đô thị tại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 52” (qua dự án đầu tư xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở Nam Hoàng Quốc Việt) làm chuyên đề tốt nghiệp. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đầu tư phát triển nhà ở đô thị trong phạm vi dự án của Công ty thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận về đầu tư phát triển. Qua phân tích thực trạng đầu tư phát triển nhà ở đô thị của Công ty, đề tài rút ra được những mặt được và chưa được trong vấn đề đầu tư phát triển nhà ở đô thị của Công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy đầu tư phát triển nhà ở đô thị của Công ty. Phương pháp nghiên cứu: - Dựa trên các tài liệu thu thập được. - Vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kinh tế dựa trên cơ sở thực tế để xây dựng, bổ xung hoàn thiện dần các vấn đề. Các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và điều tra hiện trạng, chuyên khảo. Kết cấu đề tài : Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển nhà ở đô thị. Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển nhà ở đô thị ở Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 52 (qua dự án đầu tư xây dựng tổ hợp thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở Nam Hoàng Quốc Việt). Chương III: Những định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở đô thị tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 52. Do trình độ hiểu biết và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các cán Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo bộ ở phòng Dự án đầu tư xây dựng_Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52 để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ThS Vũ Thị Thảo - Giáo viên hướng dẫn chính, cán bộ hướng dẫn Lê Thanh cùng với các thầy cô, các cán bộ trong công ty đã đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐÔ THỊ Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo 1.1. Khái niệm và vai trò nhà ở trong đời sống xã hội 1.1.1 Khái niệm Nhà ở là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống của con người. Nhà ở không những là tài sản có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi gia đình, mà còn là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mức sống của dân cư mỗi dân tộc. Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất của loài người. Là những không gian có tổ chức nhằm đảm bảo phục vụ cho các sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình. Trải qua một thời kỳ dài của thời nguyên thủy, con người sống chủ yếu dựa vào các hang động thiên nhiên. Trong thời kỳ đồ đá mới, sự sống đã bắt đầu có tổ chức và có sự liên kết. Từ khi bắt đầu có nền văn minh lúa nước, để tiện cho việc sinh hoạt, tổ tiên chúng ta tiến ra cư trú ở các vùng đất rộng lớn, từ trung du cho đến đồng bằng. Nhà ở đã bắt đầu được xây dựng. Cuộc sống du cư của con người dần dần được thay bằng cuộc sống định cư và nhà ở từ một nơi trú thân đã trở thành một đơn vị sinh hoạt và sản xuất của gia đình. Con người đã biết lấy gỗ dựng nhà, dần dần vật liệu để dựng lên một khối không gian sống đã thay đổi, từ đất sét đã chuyển sang gạch nung… Sang thời kỳ tư bản nhà ở được trọng dụng, thêm rất nhiều các tiện nghi phục vụ cho đời sống của con người. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mang lại thành phần nhà ở của giai đoạn này rất phong phú về tổ chức không gian, các nhà ở thường được phân khu chức năng rõ rệt. Vật liệu và kỹ thuật xây dựng của nhà ở ngày càng tiên tiến hiện đại hơn: bê tông, thép, gạch, kính đã trở thành những vật liệu chủ yếu để xây dựng nhà ở. Nhà ở cũng có nhiều kiểu khác nhau với tiện nghi, chất lượng khác nhau phù hợp với sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo Qua quá trình phát triển không ngừng của các hình thái kinh tế-xã hội, con người đã ý thức và hiểu được tầm quan trọng của nhà ở. Nhà ở đã được hiểu là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt - một loại hàng tiêu dùng sinh hoạt cơ bản nhưng có những đặc điểm khác với những loại hàng hóa tiêu dùng khác ở chỗ: - Nhà ở là tài sản cố định có tuổi thọ lâu, tùy thuộc vào kết cấu và vật liệu xây lên nó. Nhiều nhà ở thời gian tồn tại của nó từ 50 đến 60 năm và cũng có trường hợp hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa. - Lượng đầu tư một lần tương đối lớn do chi phí xây dựng tốn kém, giá thành nguyên vật liệu cao. - Nhà ở là một khối không gian được đặt trên mặt đất, có tính cố định về hình dáng kiến trúc, quỹ đất, điều kiện địa lý và kết cấu cũng như trang thiết bị nên khó thay đổi. Muốn cải tạo, nâng cấp thay đổi kiến trúc cũng khó khăn và tốn kém. Là BĐS nên không thể di động và đưa đến bán khắp nơi, đồng thời nó được sử dụng trong thời gian tương đối dài, do đó cũng không thể tùy tiện thay đổi cũ mới như các loại hàng tiêu dùng khác. Từ đặc điểm này làm cho người tiêu dùng và sản xuất kinh doanh phải suy nghĩ chu đáo. - Nhu cầu về nhà ở phong phú tùy thuộc vào sở thích cũng như khả năng của từng đối tượng. Hơn nữa nhu cầu này còn thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội. - Nhà ở là một bộ phận quan trọng đối với các khu đô thị và chủ yếu nằm trong cơ sở hạ tầng đô thị mà cụ thể là cơ sở hạ tầng xã hội. Mặc dù là sản phẩm phục vụ cho cá nhân nhưng nhà ở lại có tác động mạnh mẽ đến bộ mặt đô thị và đồng thời cũng chịu tác động trở lại của đô thị như: giao thông, hệ thống cấp thoát điện nước,… ảnh hưởng đến cuộc sống và điều kiện sinh hoạt của những người trong ngôi nhà. Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo - Khi được pháp luật thừa nhận thì mới có thể mua bán công khai. Trước đây, nhà ở chỉ đơn giản là môi trường sống, chỉ là để “ở”. Ngày nay, nhà ở còn bao gồm cả môi trường cư trú, “ở” không phải chỉ để che mưa nắng mà còn đóng góp tích cực vào cuộc sống, tạo điều kiện lao động sản xuất, nghỉ ngơi, học hành và phát triển về tất cả mọi mặt. Môi trường sống là những nơi trong tự nhiên mà con người tìm thấy những điều kiện để tồn tại được, còn môi trường cư trú là một cơ cấu có tổ chức của môi trường sống. Đô thị, làng mạc là môi trường cư trú lớn mà con người sống tập trung và có tổ chức, điển hình là sự hình thành các đơn vị gia đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, sự độc lập của gia đình thể hiện ở nơi mà họ sống. Thông thường mỗi gia đình đều có nhà riêng, tại đó thường xuyên diễn ra các hoạt động như ăn, ở, đi lại, học hành, giải trí,…của các thành viên. Như vậy, nhà ở là một nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được của con người. 1.1.2. Vai trò nhà ở Nhà ở là chủ thể của kiến trúc, là kiến trúc cư trú mà con người dùng để ở trong một thời gian theo đơn vị sinh hoạt gia đình trong đô thị, xây dựng nhà ở là bộ phận cấu thành quan trọng của xây dựng cơ bản đô thị. Đó là một trong những điệu kiện vật chất rất cơ bản của sự sinh tồn của dân cư đô thị, đồng thời cũng là điều kiện vật chất quan trọng để tiến hành các hoạt động kinh tế xã hội trong đô thị. Vấn đề nhà ở dô thị là một vấn đề quan trọng của đô thị. Nhà ở không chỉ là một tư liệu sinh hoạt phục vụ cho đời sống dân cư mà còn là điều kiện vật chất để phát triển kinh tế đô thị. Vai trò của nhà ở trong sự phát triển kinh tế xã hội đô thị chủ yếu được biểu hiện ở các mặt như: Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu để tái sản xuất sức lao động đô thị. Tái sản xuất sức lao động đô thị bao gồm tái sản xuất bản thân người lao động để sinh tồn, phát triển của người lao động thế hệ sau. Vì vậy phải duy trì sinh mệnh và sự phát triển thể lực, trí lực của người lao động và thể hệ sau, phải đảm bảo các tư liệu sinh hoạt thiết yếu về ăn, ở, mặc,… Nhà ở với đặc điểm là hàng tiêu dùng cá nhân là tư liệu sinh hoạt cơ bản tối cần thiết cho sự sinh tồn của những con người trong đô thị. Toàn bộ sản xuất xã hội và toàn bộ người lao động đô thị đều cần phải có nhà ở. Nhà ở đô thị không chỉ là tư liệu sinh tồn, mà còn là tư liệu hưởng thụ và tư liệu phát triển, nó cần được không ngừng tăng lên, nâng cao về số lượng và chất lượng, làm cho người lao động và thế hệ sau có điều kiện sống tốt hơn nhằm bảo đảm phát triển trí lực, thể lực tốt hơn. Như vậy nhà ở đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao không ngừng chất lượng sức lao động. Xét từ góc độ vi mô nhà ở của công nhân viên chức doanh nghiệp gần hay xa nơi làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến độ dài thời gian đi trên đường đến nơi làm việc và mức hao phí thể lực của họ, do đó mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Điều kiện cư trú dân cư tốt hay xấu không chỉ liên quan đến tái sản xuất sức lao động mà còn tác động trực tiếp đến tính tích cực sản xuất của người lao động. Xét từ góc độ vĩ mô, nhà ở có vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất của đô thị vì sự phát triển của ngành công nghiệp nhà ở kéo theo sự phát triển của các ngành vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây dựng,… Việc mở rộng nhà ở đô thị sẽ làm cho tổng sản phẩm xã hội tăng lên nhanh chóng, dẫn đến làm thay đổi kết cấu kinh tế đô thị. Nhà ở đô thị là điều kiện vật chất trọng yếu, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đô thị. Vai trò của nhà ở được thể hiện thông qua kết cấu, số lượng, hình thức, bố cục của nhà ở đô thị. Số lượng nhà ở đô Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo thị không chỉ ảnh hưởng đến sự biến đổi kết cấu gia đình đô thị, kéo dài hoặc tăng nhanh quá trình phân chia của gia đình mới, mà còn ảnh hưởng đến thời kỳ kết hôn của thành viên trong độ tuổi thích hợp nó trở thành một vấn đề xã hội to lớn. Bố cục nhà ở ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị, giao thông và tình hình sử dụng đất ở đô thị. Hình thức xây dựng của nhà ở đô thị còn quy định hình thức cư trú của dân cư, ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng và giao lưu tình cảm giữa con người. Nhà ở với tư cách là một loại tư liệu vật chất, vừa phục vụ quá trình sinh hoạt của con người vừa có tác dụng đối với sản phẩm vật chất, vừa có tác dụng đối với sản phẩm tinh thần. Điều đó quyết định sự phát triển của nhà ở đô thị cần phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đô thị, chỉ có như thế mới có thể thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng bền vững của kinh tế xã hội đô thị. Kiến trúc nhà ở đô thị làm nên vẻ đẹp đô thị. Nó phụ thuộc vào môi trường xung quanh như thảm cỏ, bồn hoa, cây xanh, lối đi, chiếu sáng ban đêm,…Vẻ đẹp của từng ngôi nhà phải hài hòa với vẻ đẹp chung của quần thể công trình, đường phố. Từ đó có thể thấy được nhà ở đô thị có vai trò quan trọng như thế nào đối với mỗi người dân ở các đô thị mà còn thể hiện cả tầm quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội. Nhà ở là một trong những tiêu chuẩn làm thước đo phản ánh trình độ phát triển ở các đô thị và mỗi quốc gia. Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo 1.2. Đầu tư phát triển nhà ở đô thị 1.2.1. Đặc điểm đầu tư phát triển nhà ở đô thị Trong xã hội có hai cách để giải quyết nhu cầu về nhà ở, đó là nhu cầu tự xây dựng và lập những tổ chức hay đơn vị chuyên môn sản xuất loại hàng hóa này và cung ứng cho thị trường: Quá trình xây dựng gắn liền với việc một diện tích đất nhất định bị mất đi vì lợi ích của một cá nhân hay một nhóm cá nhân. Điều này không nên và không thể tồn tại ở những khu đô thị vì tại đây mật độ dân số đông và tăng lên không ngừng trong khi quỹ đất thì có hạn. Hình thức này chỉ phù hợp với vùng nông thôn nơi không chịu sức ép về dân số hay diện tích đất. Nhà ở thực sự trở thành thứ hàng hóa được tạo ra nhờ quá trình đầu tư, đây cũng chính là hoạt động đầu tư phát triển vì nó tạo ra tài sản mới cho xã hội, hơn nữa đó còn là một tài sản đặc biệt quan trọng. Thông qua đầu tư phát triển nhà ở đô thị mà đất đai được sử dụng có hiệu quả, cung cấp chỗ ở cho đông đảo dân cư một cách bình đẳng giúp cho họ ổn định chỗ ở để có thể yên tâm lao động, đóng góp vào sự tăng trưởng phát triển chung của xã hội. Một số đặc điểm của đầu tư phát triển nhà ở đô thị: Đối tượng tham gia tiến hành đầu tư: Nhà nước, các doanh nghiệp trong và ngoài ngành xây dựng, các đơn vị kinh tế và các tổ chức kinh tế xã hội… đầu tư với mục đích thu được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội. Nguồn vốn đầu tư: Do nhà ở vừa là quyền của mỗi cá nhân đồng thời cũng là trách nhiệm của toàn xã hội nên nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi nguồn trong xã hội như ngân sách Nhà Nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng như của những người có nhu cầu và những nguồn khác. Nguyễn Thị Lụa Địa Chính 47 10 [...]... tư và phát triển nhà Hà Nội số 52 2.1.1 Lịch sử hình thành công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 52 Tên giao dịch trong nước: Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Housing Development and Investment Corporation Tên viết tắt: HANDICO Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) là Tổng công ty 90 đầu tiên của thành phố Hà Nội, được thành lập năm... khách hàng, theo dõi và quản lý sát sao các khoản vốn huy động Đó chính là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ đầu tư lành mạnh và quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư ………… CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐÔ THỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở HÀ NỘI SỐ 52 Nguyễn Thị Lụa 29 Địa Chính 47 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần đầu tư và phát. .. án, công trình lớn và động bộ mang thương hiệu HANDICO * Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 52 (Handico 52) là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Công ty được thành lập ngày 27/09/2001.Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103007872 do phòng ĐKKD-Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 27/09/2001 Trụ sở chính Công ty: Tầng 15 toà nhà 8C Đại Cổ. .. cho đô thị thì việc đầu tư phát triển nhà ở đô thị là rất cần Nguyễn Thị Lụa 15 Địa Chính 47 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo thiết Đầu tư phát triển nhà ở đô thị để nhằm xây dựng một đô thị khang trang, có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đáp ứng về chỗ ở cho nhân dân sống ở đô thị, giải quyết những nhu cầu về nhà ở của người dân đô thị Khai thác quỹ đất sử dụng vào mục đích phát triển đô thị. .. hoạt động đầu tư phát triển nhà ở đô thị Hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở nhà ở đô thị là kết quả hữu ích về mặt tài chính, kinh tế xã hội, do sự phát huy tác dụng của đồng vốn đầu tư phát triển mang lại cho chủ đầu tư và cho toàn xã hội sau khi công trình nhà ở đô thị được đưa vào hoạt động Nguyễn Thị Lụa 20 Địa Chính 47 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Vũ Thị Thảo Hiệu quả của một hoạt động đầu tư được... phải đầu tư phát triển nhà ở đô thị Nhà ở là nhu cầu bức thiết trong đời sống xã hội, giải quyết vấn đề nhà ở đô thị chính là hướng tới mục tiêu vì con người, vì sự tiến bộ phát triển của xã hội Do đó, việc phát triển nhà ở được Đảng và Nhà Nước ta quan tâm sâu sắc, điều này được thể hiện qua chiến lược phát triển nhà ở đến 2020 của Thủ tư ng Chính phủ, với mục tiêu: 1 Góp phần thúc đẩy phát triển. .. hội của dự án đầu tư phát triển nhà ở đô thị * Hệ số hiệu quả đầu tư: Hệ số hiệu quả đầu tư: cho thấy mức tăng thêm giá trị tài sản hàng năm trên số vốn đầu tư thực hiện ∆(V + M) E = K Trong đ ó: E: Hệ số hiệu quả vốn đầu tư ∆(V+M): Mức tăng hàng năm giá trị tài sản tăng thêm K: Số vốn đầu tư thực hiện * Dự án sẽ làm tăng số lao động có việc làm: Hiện nay ở nhiều đô thị còn tồn tại một số lượng lao... tạo ra các công trình nhà ở không giống nhau để tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng mà vẫn đảm bảo được sự thống nhất của các công trình trong tổng thể chung * Hoạt động đầu tư phát triển nhà ở đô thị phải phù hợp với kế hoạch phát triển của địa phương và Đất nước Mục đích của đầu tư phát triển nhà ở là giải quyết nhà ở cho người dân, đồng thời tạo cảnh quan đô thị nhằm quy hoạch đô thị thành một thể... sau đầu tư: - Đưa công trình vào khai thác sử dụng - Quản lý dự án, vận hành, bảo trì công trình * Kết thúc dự án: - Hết thời hạn sử dụng - Sự cố, hỏng hóc không sử dụng được - Thanh lý tài sản (phá dỡ…) 1.4 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở đô thị 1.4.1 Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển nhà ở đô thị Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển nhà ở được thể hiện bởi tốc... tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường cho đô thị và làm tăng ngân sách Nhà Nước Đảm bảo phát triển đúng quy hoạch, phát triển đồng bộ theo kiến trúc quy hoạch, tạo ra một kiến trúc hài hòa, phù hợp góp phần nâng cao mức sống của dân cư và bộ mặt đô thị 1.3 Quá trình đầu tư dự án phát triển nhà ở đô thị GIAI ĐOẠN I: CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN II: THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN III: KẾT THÚC ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN