Đề tài : Tìm hiểu những quy định về hàng hóa nhập khẩu khi Việt Nam tham gia kí kết với WTO
Trang 2Bài thảo luận nhóm chúng em tìm hiểu đề “ Tìm hiểu những quy định vềhàng hóa nhập khẩu khi Việt Nam tham gia kí kết với WTO”
Kính mong cô đóng góp ý kiến để bài chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em chân thành cảm ơn cô.
MỤC LỤC:
Trang 3PHẦN 1 1
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI WTO: 1
1.Tổng quan về WTO 1
1.1 Bản chất của WTO 2
1.2.Chức năng của WTO 2
1.3.Những nguyên tắc cơ bản của GATT 2
2.Mối quan hệ Việt Nam với WTO 2
PHẦN 2: 8
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KHI VIỆT NAM KÍ KẾT VỚI WTO VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU KHI VIỆT NAM KÍ KẾT VỚI WTO 8
1 Các quy định và thủ tục của WTO về hàng hóa nhập khẩu khi Việt Nam kí kết với WTO (www.wto.org) được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc chung 8
1.1 Đối xử tối huệ quốc (MFN): 8
1.2 Đối xử quốc gia: 8
1.3.Minh bạch hóa: 10
1.4.Giải quyết tranh chấp: 10
1.5.Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa 11
1.6.Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia 11
1.7 Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu 12
1.9 Về hạn ngạch thuế quan 13
1.10 Một số biện pháp quản lý nhập khẩu Việt Nam áp dụng theo quy định WTO .15
a Cấp phép nhập khẩu tự động: 15
- Là biện pháp quản lý nhập khẩu thông qua giấy phép nhưng giấy phép này được cấp cho tất cả các thương nhân nào thỏa mãn điều kiện quy định cấp phép và không nhằm mục đích hạn chế số lượng nhập khẩu 15
- Điều kiện để được cấp phép nhập khẩu: Có đăng ký kinh doanh 15
+ Theo Luật Doanh nghiệp; mặt hàng nhập khẩu không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu; 15
Trang 4+ Thỏa mãn các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp Luật nước nhập khẩu các mặt hàng thuộc lĩnh vực kinh doanh có điều kiện như dược phẩm, xăng dầu,
thuốc lá nguyên liuv.v 15
b.Thủ tục trực tiếp tại hải quan cửa khẩu: 15
Với yêu cầu này, nhà nhập khẩu chỉ cần làm thủ tục kê khai và nộp thuế với cơ quan hải quan cửa khẩu là hoàn thành 15
15
2.Đánh giá tình hình xuất nhập khẩu khi Việt Nam kí kết với WTO 15
2.1 Cơ hội và thách thức hàng hóa xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia vào WTO 15
2.1.1.Về những cơ hội 15
2.2.Đánh giá tình hình nhập khẩu Việt Nam sau 6 năm khi gia nhập WTO 22
KẾT LUẬN 27
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 28
Trang 5Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viênvới nhau theo các quy tắc thương mại Hoạt động của WTO nhằm mục đíchloại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại.
Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập tại Vòng đàm phánUrugoay trong khuôn khổ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại(General Agreement on Tarif and Trade – viết tắt là GATT) họp tạiMarakech(Marrakesh, Marôc) ngày 15/4/1994 và bắt đầu đi vào hoạt động từngày 1/1/1995 Về cơ bản, WTO là sự kế thừa và phát triển của GATT chứkhông thay thế GATT, góp phần tiếp tục thể chế hóa và thiết lập trật tự mớitrong hệ thống thương mại đa phương của thế giới Nhưng WTO lại khác vớiGATT về nhiều phương diện Nếu GATT là một định chế khá linh động, chủyếu là mặc cả và giao dịch, tạo ra nhiều cơ hội để các nước “không tuân thủ”các quy chế cụ thể, thì WTO lại áp dụng các quy chế chung cho mọi thànhviên, bị chi phối bởi các thủ tục hòa giải tranh chấp Hơn nữa, sự ra đời củaWTO còn tạo ra cơ chế pháp lý điều chỉnh thương mại thế giới không chỉtrong lĩnh vực thương mại hàng hóa, mà còn cả trong lĩnh vực mới là dịch vụ,đầu tư và sở hữu trí tuệ, đồng thời đưa vào khuôm khổ thương mại đa phươnghai lĩnh vực dệt may và nông nghiệp
Hiện nay tổ chức thương mại thế giới WTO là tổ chức quốc tế duy nhấtquản lý luật lệ giữa các quốc gia trong thương mại quốc tế và là một tổ chứcthương mại lớn nhất toàn cầu Đó là những hiệp định đã và đang tiếp tục đượcđàm phán và ký kết giữa các quốc gia hoặc lãnh thổ quan thuế thành viên
Trang 6Tính đến tháng 2 năm 2013, WTO có 158 thành viên, bao gồm 76 thành viênsáng lập và 82 nước thành viên tham gia.
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận làthành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007 Việc gia nhậpWTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thịtrường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu
1.1 Bản chất của WTO
WTO coi việc không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường và cạnh tranhtoàn cầu trong thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả cácnước là triết lý nền tảng của mình Một lý do khiến WTO tồn tại là các hạnchế về chính trị đã ngăn cản các Chính phủ áp dụng các chính sách thươngmại hiệu quả hơn, và thông qua sự trao đổi có đi có lại các cam kết tự do hóa,các nước có thể vượt qua các hạn chế chính trị này
1.2.Chức năng của WTO
- WTO có 4 chức năng chính:
+ Hỗ trợ và giám sát việc thực hiện các Hiệp định WTO;
+ Thúc đẩy tự do hoá thương mại và là diễn đàn cho các cuộc đàmphán thương mại;
+ Giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên;
+ Rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên
1.3.Những nguyên tắc cơ bản của GATT.
- GATT có 4 nguyên tắc cơ bản:
+ Chỉ được phép bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế quan, khôngcho phép sử dụng các hạn chếđịnh lượng, trừ những trường hợp đặc biệt; + Thuế quan phải giảm dần và bị ràng buộc không tăng trở lại;
+ Áp dụng đãi ngộ tối huệ quốc;
+ Áp dụng đãi ngộ quốc gia
2.Mối quan hệ Việt Nam với WTO
Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 7-11-2006, và được công nhận làthành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11-1-2007 Việc gia nhập
Trang 7WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thịtrường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu
Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó Nhà nướcđóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa những năm 80 của thế kỷ trước Kể từnăm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường vàhội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam.Tiến trình cải cách tập trung vào việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp, nôngnghiệp và dịch vụ trong nước, tổ chức lại hệ thống hành chính và thiếp lập cácmối quan hệ kinh tế với thế giới Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tếvới khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á – Âu và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) Việt Nam cũng duy trì các mối quan hệ thươngmại chặt chẽ với Trung Quốc, được điều chỉnh theo Hiệp định Thương mạinăm 1991 và các hiệp ước hợp tác kinh tế khác Tham gia vào các thể chế khuvực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên của Việt Nam vào hệ thống thươngmại để chuẩn bị cho việc trở thành Thành viên WTO
Các mối quan hệ của Việt Nam với WTO được bắt đầu vào năm 1995 vớiviệc nộp yêu cầu gia nhập chính thức Vào tháng 1 năm 1995, Đại hội đồngcủa WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của ViệtNam Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm –một quá trình đàm phán gia nhập khá dài Các thành viên của Ban công tácgồm Áchentina, Úc, Braxin, Brunây, Bungari, Campuchia, Canađa, Chilê,Trung Quốc, Côlômbia, Croatia, Cuba, Cộng hòa Đôminíc, Ai Cập, EnSanvađo, Liên minh châu Âu và các Thành viên của mình, Honđuras, HồngKông, Ixơlen, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòaKyrgyzxtanxtan, Malaysia, Mêhicô, Marốc, Myanma, Niu Dilân, Na Uy,Pakistan, Panama, Paraguay, Philíppin, Rumani, Singapo, Sri Lanka, Thụy
Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Uruguay (www.wto.org).Việt Nam đã chuẩn bị bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương của mình vàonăm 1996 nhưng phải tới tận năm 1998 thì kế hoạch cho các cuộc họp định kỳcủa Ban công tác mới được đưa ra Các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp docác lo ngại về chính trị, nhu cầu cần có những thay đổi hệ thống quan trọng
Trang 8trong nền kinh tế Việt Nam và các Thành viên WTO đặt ra yêu cầu Việt Namphải đưa ra các nhượng bộ lớn.
- Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với WTO
+ Năm 1994 Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam vàthiết lập quan hệ ngoại giao bình thường vào năm 1995 Điều này đã thúc đẩyviệc mở cửa nền kinh tế Việt Nam
+ Năm 1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2005
1996 Bắt đầu cuộc gặp thường kỳ của Ban công tác về việc Việt
Nam gia nhập WTO
+ Năm 1998 Các cơ quan quản lý Việt Nam quyết định đẩy nhanh tiếntrình gia nhập WTO
+ Năm 2001 Phiên đàm phán đa phương lần thứ 9 của WTO/GATT –vòng đàm phán Đôha vì sự phát triển – được khởi động vào tháng 11 năm2001
+ Năm 2002 Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên đối với hàng hóa vàdịch vụ
+ Năm 2004 Việt Nam đưa ra Bản chào sửa đổi tham vọng hơn về tiếpcận thị trường vào tháng 6 năm 2004 tại phiên họp lần thứ 8 của Ban côngtác, Bản chào này thể hiện một bước đột phá trong đàm phán gia nhập WTO
2004 Bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với các Thành viên WTO MộtThỏa thuận đột phá được ký kết với Liên minh châu Âu
+ Năm 2005 Ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhậpWTO
+ Năm 2006 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về các camkết gia nhập WTO của Việt Nam, đây là Hiệp định song phương cuối cùng vàdường như là khó khăn nhất trong số 28 Hiệp định song phương với cácThành viên WTO.Giai đoạn 2002 – 2006 Các cơ quan quản lý Việt Nam đã
rà soát sâu rộng hầu hết luật và quy định của Việt Nam trong các lĩnh vực liênquan tới WTO cũng như các lĩnh vực khác và đã đưa kế hoạch hành động liênquan tới WTO vào Kế hoạch phát triển năm năm 2006 – 2010 (SRV, 2006) + Năm 2007 Việt Nam trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 1 năm 2007.Năm 2007 Chính phủ
Trang 9Việt Nam đưa ra chương trình hành động thực thi các cam kết gia nhậpWTO.Vào năm 2002, Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về mở cửa thịtrường hàng hóa và dịch vụ, sau đó Bản chào sửa đổi vào tháng 7 năm 2004mang tính tham vọng hơn Cả hai Bản chào đều được các Thành viên WTOhoan nghênh Sau một số vòng đàm phán, các đối tác thương mại của ViệtNam đồng ý bắt đầu dự thảo Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành các cuộc đàm phán song phương cần thiết để đạt được thỏa thuận gia nhập giữa các bên.
Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương với 28 Thành viênWTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu (tính là một Thành viên mặc dù Liênminh này đại diện cho 25 nước), Hoa Kỳ và Trung Quốc Thỏa thuận với Hoa
Kỳ ký vào tháng 5 năm 2006 là thỏa thuận song phương cuối cùng và có lẽ làthỏa thuận song phương khó khăn nhất mà Việt Nam đã đàm phán Việc kýkết thỏa thuận này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thẩm quyền cần thiết đểdành cho Việt Nam quy chế “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn”(PNTR) – đây là điều kiện tiên quyết cho phép Hoa Kỳ công nhận Việt Nam
là một Thành viên WTO
Trọng tâm cải cách kinh tế và chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu củaViệt Nam đã khiến cho quá trình gia nhập, vốn kéo dài và rất phức tạp, trởnên đơn giản hơn Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa
Kỳ (BTA) và tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) rất hữu íchtrong bối cảnh này do các thỏa thuận này đã khởi động quá trình tự do hóa vàtiến trình “phi điều tiết hóa” (US Aid,2007) Tuy nhiên, điều này không cónghĩa rằng các cuộc đàm phán mở cửa thị trường là dễ dàng Các bên đã phảimất rất nhiều thời gian và đàm phán diễn ra rất căng thẳng trước khi đạt đượcthỏa thuận gia nhập Bộ trưởng Trương Đình Tuyển và đoàn đàm phán ViệtNam do Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự đã tập trung toàn bộ sức lựcvào các cuộc đàm phán gia nhập, thường phải làm việc thâu đêm, đặc biệttrong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán gia nhập
Quyết tâm trở thành Thành viên WTO của Việt Nam có thể đã được thúcđẩy bởi kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế hướng về xuất khẩu tạikhu vực Đông Á, những thay đổi hệ thống tại các nước thuộc Liên bang XôViết cũ và sự quan tâm của Trung Quốc đối với tổ chức này Có thể một động
Trang 10lực nữa là quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tạo ra việc làmcho hơn 1 triệu lao động mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm tại ViệtNam, thực hiện xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu tiêu tham vọng làđưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (SRV, 2006) Trong quá trình gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã không nhận đượcnhiều đối xử đặc biệt và khác biệt từ các Thành viên WTO Việt Nam đã phảithực hiện các bước cụ thể trước, trong và sau giai đoạn đàm phán để có thểtận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm hỗ trợ quá trình phát triển củamình Các nỗ lực này được một số nhà tài trợ và tổ chức quốc tế hỗ trợ thôngqua việc cung cấp các chương trình xây dựng năng lực và kinh nghiệm (mộttrong số các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam trong nhữngngày đầu của tiến trình gia nhập là Ông Arthur Dunkel, cựu Tổng giám đốccủa WTO và ông Trần Văn Thìn, cựu đại sứ của EC tại GATT) Nhờ có sựkết hợp phù hợp giữa các nỗ lực và dự án của Việt Nam và quốc tế, các mụctiêu phát triển của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO đã được làm rõ vàViệt Nam đã đưa ra được các chiến lược đàm phán phù hợp Cụ thể hơn, các
cơ quan Việt Nam đã đưa ra các bước đi để thực hiện mục tiêu này
Trước hết, ngay trong giai đoạn gia nhập đầu tiên, Việt Nam đã dự đoánđược các cam kết đa dạng trong WTO sẽ đòi hỏi cải cách nền kinh tế trongnước tới mức nào và những thay đổi đó sẽ đóng góp vào quá trình phát triểntheo cách nào Việt Nam xác định dệt may, giầy dép, nông nghiệp, thủy sản
và du lịch là những ngành có thể được hưởng lợi ngay từ các chương trình cảicách này và đã xây dựng ưu tiên đàm phán của mình, có tính tới những ngành
có tiềm năng có lợi thế so sánh.
Thứ hai, các cơ quan quản lý Việt Nam đã nhận thấy tiến trình gia nhậpWTO có thể kéo dài và phức tạp, do đó đã nỗ lực để tập hợp đủ hỗ trợ trongnước cho tiến trình gia nhập này Yếu tố thứ hai được ủng hộ bởi các cuộctham vấn ở cấp chính trị và tầm nhìn rõ ràng về chi phí, lợi ích và các ưu tiêntrong các cuộc đàm phán gia nhập Xây dựng một chiến lược đàm phán phùhợp gồm cả các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Bộ Thương mại và Chínhphủ đã có quan điểm chung về chiến lược đàm phán gia nhập WTO Rõ ràng,vấn đề này không bị coi là một quyết định kỹ trị do một nhóm quan chứckiểm soát mà đã được rất nhiều cơ quan chính phủ và Đảng Cộng sản xem xét
Trang 11cũng như được tham vấn với các ngành trong nước Việt Nam đang đạt đượcnhiều tiến bộ trong việc xây dựng một tiến trình mở, chính thức để đảm bảoquyền của các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức dân sự trong việc xâydựng các văn bản pháp lý.
Thứ ba, do thời gian kéo dài, độ phức tạp cao và phạm vi rất rộng củaThỏa thuận gia nhập, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một “lộ trình” xácđịnh các hoạt động khác nhau trong quá trình gia nhập và giai đoạn thực thi.Thông tin chi tiết về các cấu phần của “lộ trình” này nằm trong Nghị quyếttháng 2 năm 2007 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
để thực thi Nghị quyết 4 Hội nghị Trung ương X về một số chủ chương vàchính sách lớn để phát triển nhanh và bền vững cho nền kinh tế khi Việt Namgia nhập WTO (Nghị quyết số 16/2007/CP-NQ của Chính phủ) và trong Kếhoạch phát triển kinh xã hội 5 năm 2006 – 2010 (SRV, 2006)
Có thể nói, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất điều chỉnh các quy tắc vềthương mại giữa các quốc gia Cốt lõi của WTO là các hiệp định do các chínhphủ thành viên đàm phán và ký kết Các hiệp định này tạo ra nền tảng pháp lýcho việc tiến hành hoạt động thương mại quốc tế, với mục tiêu thúc đẩy giaolưu thương mại hàng hoá, dịch vụ và hợp tác thương mại ngày càng sâu rộng
và hiệu quả hơn Hệ thống WTO hiện nay bao gồm những hiệp định độc lậpnhư:
- Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá bao gồm Hiệp địnhGATT 1994 và các hiệp định đi kèm với nó;
- Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS);
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữutrí tuệ (TRIPS)
- Hiệp định về Thủ tục Cấp phép nhập khẩu (Hiệp định ILP) quy địnhnhững thủ tục mà chính phủ các nước thành viên WTO phải tuân thủ nhằmgiảm tối đa những công đoạn hành chính phiền phức gây cản trở đến thươngmại
Trang 12PHẦN 2:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU KHI VIỆT NAM KÍ KẾT VỚI WTO VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP
KHẨU KHI VIỆT NAM KÍ KẾT VỚI WTO.
1 Các quy định và thủ tục của WTO về hàng hóa nhập khẩu khi Việt Nam kí kết với WTO (www.wto.org) được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc chung.
1.1 Đối xử tối huệ quốc (MFN):
Nguyên tắc không phân biệt đối xử này quy định rằng việc nhập khẩukhẩu hàng hóa và dịch vụ từ một Thành viên WTO sẽ được đối xử không kémthuận lợi hơn việc nhập khảu hàng hóa và dịch vụ từ bất kỳ Thành viên nàokhác Đối xử MFN là vô điều kiện Trên thực tiễn, trong hầu hết các trườnghợp điều này có nghĩa một nước không thể áp dụng mức thuế nhập khẩu đốivới sản phẩm nhập khẩu từ một Thành viên cao hơn so với mức thuế áp dụngđối với sản phẩm tương tự từ bất kỳ Thành viên nào khác Các Khu vực Mậudịch tự do như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và liên minh thuếquan nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định sẽ được coi là ngoại lệ củanguyên tắc MFN
1.2 Đối xử quốc gia:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử này quy định rằng sản phẩm và dịch
vụ nhập khẩu sẽ được hưởng đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dànhcho sản phẩm tương tự trong nước Trên thực tiễn, nguyên tắc này quy địnhcác Chính phủ không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu khi ápdụng các luật lệ và quy định trong nước, như các quy định về thuế hay bảo vệngười tiêu dùng và môi trường Tuy nhiên, sự phân biệt đối xử đối với hàngnhập khẩu vẫn có thể được thực hiện thông qua các biện pháp tại biên giới,đặc biệt là thuế quan Đối với thương mại dịch vụ, việc dành đối xử quốc giakhông phải là tự động do nguyên tắc này phải được đàm phán trong từng phânngành hay thậm chí từng dịch vụ cụ thể
Trang 13Chỉ áp dụng thuế quan để kiểm soát thương mại: để tạo điều kiện mở cửathị trường và đảm bảo khả năng có thể dự đoán được của thương mại hànghóa, WTO yêu cầu các Thành viên chỉ thực hiện hạn chế thương mại thôngqua thuế quan thay cho hạn ngạch, các kế hoạch định hướng hay các biệnpháp phi thuế quan khác.
Giảm dần các rào cản thương mại thông qua đàm phán: kể từ khi hệthống GATT/WTO ra đời vào năm 1946, các Thành viên đã tiến hành 8 vòngđàm phán đa phương để loại bỏ dần các rào cản thương mại Trong giai đoạnđầu, các cuộc đàm phán thương mại đa phương tập trung vào việc giảm thuếquan Dần dần, các Thành viên này đã mở rộng phạm vi của GATT/WTOsang các biện pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn, trợ cấp gây bóp méo thươngmại hoặc các biện pháp tự vệ tạm thời (chống bán phá giá và thuế đối kháng).cũng như mua sắm chính phủ.Biện pháp tự vệ chỉ có thể áp dụng sau khi đãtiến hành các bước sau:
+ Có khiếu nại về việc tăng nhập khẩu gây ra tổn hại nghiêm trọngcho sản xuất trong nước
+ Trên cơ sở khiếu nại, một cơ quan do Chính phủ chỉ định sẽ tiếnhành điều tra
+ Kết quả điều tra phải cho thấy mối liên hệ nhân - quả giữa tăngnhập khẩu với sự tổn hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất tương ứngtrong nước
Vòng đàm phán gần đây nhất là vòng Uruguay (1986-1994), đã mởrộng đáng kể các quy tắc của WTO sang các lĩnh vực mới như thương mạidịch vụ, các chính sách tác động tới sở hữu trí tuệ và các quy định về đầu tưnước ngoài ảnh hưởng tới thương mại Hiện nay, các cuộc đàm phán trongVòng đàm phán đa phương lần thứ 9, Vòng đàm phán Đôha vì sự phát triển
Trang 14(DDR) được bắt đầu vào năm 2001 đang được tiến hành Bảo hộ nông nghiệptại các nước phát triển là nội dung cản trở chính của vòng đàm phán này.
1.3.Minh bạch hóa:
Luật và quy định của các nước ảnh hưởng tới ngoại thương và đầu tưnước ngoài phải được công bố và cung cấp cho tất cả các bên, các thủ tục đểthực thi luật lệ và quy định phải công khai Hơn nữa, quy chế thương mại củamỗi Thành viên phải được WTO rà soát định kỳ để đảm bảo sự tuân thủ vớicác quy định của WTO
1.4.Giải quyết tranh chấp:
Để thực hiện chức năng giám sát các quy tắc đã được thỏa thuận trongcác Hiệp định của mình, WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp giữa cácThành viên
Bất kỳ quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan có đầy đủ thẩm quyền quản lýcác mối quan hệ thương mại quốc tế của mình cũng có thể gia nhập WTO.Hiện nay, hơn 75% các quốc gia và lãnh thổ hải quan trên thế giới là Thànhviên của tổ chức này và hơn 10% quốc gia, tổ chức nữa đang trong quá trìnhgia nhập
Kết quả mà Việt Nam đàm phán được là trong khoảng thời gian 12 năm(không muộn hơn, trước thời điểm trên, nếu Việt Nam chứng minh được vớiđối tác nào là kinh tế Việt Nam hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thìđối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ "phi thị trường" đối với Việt Nam Chế độ
"phi thị trường" này chỉ có ý nghĩa trong n 31/12/2018) WTO chấp nhận coiViệt Nam là nền kinh tế phi thị trường Tuy nhiên các vụ kiện chống bán phágiá Các thành viên WTO không có quyền áp dụng cơ chế tự vệ đặc thù đốivới hàng xuất khẩu của Việt Nam, dù Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thịtrường
Trang 151.5.Về quyền kinh doanh bao gồm quyền xuất, nhập khẩu hàng hóa.
Tuân thủ quy định WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhânnước ngoài được quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa như doanh nghiệp
và cá nhân người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ đối với các mặt hàng thuộcdanh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩahình, báo, tạp chí và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ chophép sau một thời gian chuyển đổi như gạo và dược phẩm
Việt Nam đồng ý cho phép doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài không
có hiện diện tại Việt Nam được đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam.Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủtục xuất nhập khẩu Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp và cá nhân nướcngoài sẽ không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước.Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quyền của ViệtNam trong việc đưa ra các quy định để quản lý dịch vụ phân phối, đặc biệt đốivới sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, xăng dầu, báo, tạp chí
1.6.Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia.
Các thành viên WTO đồng ý cho Việt Nam thời gian chuyển đổi khôngquá 3 năm để điều chỉnh lại thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia cho phùhợp với quy định WTO Hướng sửa đổi là: đối với rượu trên 20 độ cồn, ViệtNam hoặc sẽ áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc một mức thuế phần trăm;đối với bia, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng một mức thuế phần trăm
Có, hàng hoá nhập khẩu vẫn có thể phải chịu các loại thuế trong nướckhác như thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu, thuế tiêu thụđặc biệt, tuỳ theochính sách của từng nước Nhưng trị giá các loại thuế trong nước hoặc cácloại phí đánh vào hàng hoá nhập khẩu không được vượt quá trị giá của cùngloại thuế, phí đó đánh vào hàng hoá trong nước Đây chính là một nội dungcủa đãi ngộ quốc gia
Trang 16Ngoài các loại thuế trong nước thông thường như trên, nếu có dấu hiệuphá giá hay trợ cấp thì hàng hoá nhập khẩu có thể phải chịu cả thuế chống phágiá hoặc thuế đối kháng.
Phương pháp đánh thuế đối với hàng nhập khẩu: có 2 phương phápchính
+ Đánh thuế theo phần trăm trị giá hàng hóa, gọi là thuế phần trămhay thuế theo trị giá Ví dụ mặt hàng trị giá 100$, thuế suất là 5% thì thuếquan phải thu sẽ bằng 100$ x 5% = 5$
+ Đánh thuế theo đơn vị đo lường (khối lượng, thể tích, dung tích),gọi là thuế tuyệt đối Ví dụ, thuế suất 1$/lít rượu thì khi nhập khẩu 100 lítrượu (bất kể trị giá), nhà nhập khẩu sẽ phải trả 1$ x 100 lít = 100$
+ Phương pháp thứ ba chính là sự kết hợp của hai phương pháp trên,gọi là thuế gộp Ví dụ với thuế suất 5% + 1$/lít, giả sử mỗi lít rượu giá 20$thì số thuế quan phải thu sẽ là
(20$ x 100 lít x 5%) + (1$ x 100 lít) = 100$ + 100$ = 200$
1.7 Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân phối lớn không muộn hơnngày 31/5/2007 Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng các biện phápnhư quy định độ tuổi người sử dụng và đưa ra chế độ cấp bằng lái đặc biệt.Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từthời điểm gia nhập Tuy nhiên, sẽ chỉ có một doanh nghiệp Nhà nước đượcquyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà Mức thuế nhập khẩu mà ViệtNam đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao Với ô tô cũ, Việt Namcho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm nhưng bảolưu quyền áp dụng thuế nhập khẩu cao và nhiều biện pháp quản lý kỹ thuậtchặt chẽ khác
1.8 Cam kết về thuế nhập khẩu.