Đây là một dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc được định hình thành những dạng nhất định bởi quy luật lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu hiện do các nhân tố ngoài ngôn ngữ hoàn cảnh
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH ĐỀ: Phân tích nội dung của khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ
Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ Định nghĩa:
Theo giáo trình “Phong cách học và tu từ tiếng Việt” của Trịnh Đức Long thì đây
là một trong những vấn đề trung tâm và là một phạm trù cơ bản nhất của phong cách học Đây là một dạng tồn tại của ngôn ngữ dân tộc được định hình thành những dạng nhất định bởi quy luật lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu hiện
do các nhân tố ngoài ngôn ngữ (hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp) chi phối và quy định
Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” thì đây là một phạm trù cơ bản của phong cách học Phong cách chức năng ngôn ngữ là tổng hợp những cách thức lựa chọn và tổ hợp các đợn vị ngôn từ nhằm phù hợp với đối tượng, múc đích
và nội dung giao tiếp
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Trong ngôn ngữ, do thực hiện những chức năng khác nhau, do được sử dụng trong các tập đoạn xã hội hoặc những giới nghề nghiệp khác nhau, dần dần hình thành những phong cách ngôn ngữ khác nhau
Phân tích khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ:
Trước hết bắt đầu từ “phong cách” trước hết là một từ thường dùng trong đời sống
để chỉ nét riêng, cánh riêng, dạng riêng và nói khái quát là đặc điểm, đặc tính riêng của một đối tượng hay hành động cụ thể so với các đối tượng hay hành động cùng loại
VD: phong cách lãng mạng , phong cách hiện thực
Như vậy phong cách xác định đặc điểm của đối tượng hay hành động và đặc điểm này phản ánh tính thống nhất giữa nội dung và hình thức.Đặc điểm này ổn định một cách tương vì nó luôn vân động
Trang 2Thứ hai , chúng ta dễ dàng nhận ra rằng ở trong từng lĩnh vực khác nhau người ta không thể dùng từ và diễn đạt một cách như nhau được Khi giải một bài toán không thể dùng từ và diễn đạt như khi đang làm thơ được Thực tế chứng minh rằng ngôn từ mà người nói lựa chọn và sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể hoàn toàn không giống nhau Chính sự khác nhau đó tạo nên phong cách chức năng ngôn ngữ Thực chất khi phân tích mối quan hệ của các nhân tố trong cấu trúc giao tiếp, ta thấy lợi nói được thiết lập không tồn tại đơn thuần mà nằm trong một cấu trúc, một chỉnh thể thống nhất bao gồm các mối quan hệ ràng buộc giữa nó với các nhân tố phi ngôn ngữ tham gia vào quá trình cấu tạo lời nói, qui định nội dung và hình thức của lời nói Các nhân tố phi ngôn ngữ đó là : Nội dung giao tiếp , mục đính giao tiếp, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, chủ thể giao tiếp
Mối quan hệ giữa lời nói với các nhân tố phi ngôn ngữ kể trên đã bốc lộ chức năng
đa diện của lời nói
Trong mối quan hệ của lời nói với nội dung giao tiếp lời nói thực hiện chức năng phản ánh
Trong mối quan hệ của lời nói với nội đối tượng giao tiếp lời nói thực hiện chức thông báo
Trong mối quan hệ giữa lời nói với chủ thể của sự giao tiếp lời nói thực hiện chức năng biểu cảm
Những nhân tố tạo nên phong cách chức năng ngôn ngữ
Phong cách chức năng ngôn ngữ được tạo nên bởi hai nhân tố: nhân tố ngôn ngữ và nhân tố ngoài ngôn ngữ
a Nhân tố ngoài ngôn ngữ : Có rất nhiều các nhân tố chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp Ví dụ như hoàn cảnh của người nói (viết) và người đọc (nghe); hoàn cảnh xã hội; nói điều gì cho thích hợp; nói để làm gì và nhằm mục đích gì; tổ chức nội dung và cách thức nói năng như thế nào cho thích hợp; thời điểm giao tiếp Nói cách khác, khi nói năng , chúng ta phải xử lí hàng loạt các vấn đề như: Phát ngôn cho ai? Tình huống phát ngôn như thế nào? Phát
Trang 3thấy có ba nhân tố quan trọng nhất chi phối việc chúng ta lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp và cũng chính từ ba nhân tố này (tất nhiên cùng cả những nhân tố có liên quan khác) đã góp phần hình thành nên các phong cách chức năng ngôn ngữ
Nhân tố ngoài ngôn ngữ bao gồm: Ðối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp, nội dung giao tiếp
- Ðối tượng giao tiếp: Ðối tượng tham gia giao tiếp là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng quyết định đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp Mỗi người trong giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện với một tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã quy định Nói cho ai nghe ? Viết cho ai đọc ? Người nghe là ai ? Tâm tư tình cảm thế nào, quan hệ với chúng ta ra sao? Trình độ học vấn, nghề nghiệp ? Tất cả những điều đó ta cần phải tìm hiểu khi tham gia giao tiếp, xác định rõ trước khi nói viết Có như thế mới đạt hiệu quả cao trong giao tiếp VD: Tùy theo trình độ học vấn và độ tuổi đối tượng giao tiếp
mà tư lựa chọn nội dung giao tiếp cho phù hợp
- Hoàn cảnh giao tiếp: Giao tiếp xã hội hiện nay thường được xuất hiện và tồn tại
ở hai dạng: giao tiếp theo nghi thức và giao tiếp không theo nghi thức Hoàn cảnh theo nghi thức là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp bằng lời nói mang tính chất đúng đắn, nghiêm túc, hoàn chỉnh Hoàn cảnh không theo nghi thức
là hoàn cảnh xã hội trong đó diễn ra hành vi giao tiếp mang tính chất tự nhiên, thoải mái, đôi khi tùy tiện Do hoàn cảnh giao tiếp khác nhau nên có những phương tiện ngôn ngữ phù hợp cho mỗi dạng Giao tiếp có hoàn cảnh không theo nghi thức thì việc vận dụng các phương tiện ngôn ngữ không cần gọt giũa lắm, ít chú ý hay có ý thức hướng tới chuẩn mực, thường tự do thoải mái trong phát âm, ít khi chuẩn bị trước Giao tiếp thuộc hoàn cảnh theo nghi thức thì việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ có những yêu cầu và đòi hỏi ngược lại VD: Sử dụng từ ngữ khi giao tiếp trong hội họp khác với trong sinh hoạt đời thường
- Mục đích giao tiếp: Mục đích là cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho được trong hoạt động có ý thức của con người Mọi hành vi lời nói đều hướng tới một mục đích thực tiễn nhất định và đều cần phải chọn một hình thức diễn đạt thích hợp Cùng một nội dung giao tiếp nhưng nếu xuất phát từ những mục đích giao tiếp
Trang 4khác nhau như: thông báo, trao đổi, tác động, chứng minh, sai khiến hay thẩm mỹ sẽ dẫn đến cách dùng từ, đặt câu và phương pháp diễn đạt khác nhau
=> Các nhân tố ngoài ngôn ngữ rất đa dạng , phức tạp và phong phú.Nội dung giao tiếp có đơn giản hoặc phức tạp, có thể thuộc về lý trí hoặc tình cảm.Mục đính giao tiếp có thể nhằm khẳng định hay phủ định, ca ngơi hay chê bai, tán đồng hay phản đối đối tượng giao tiếp có thể trưc tiếp hay gian tiếp, cá nhân hay tập thể và cả sự chênh lêch nhau về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tập quán, truyền thống và kể cả tâm sinh lí…Hoàn cảnh giao tiếp có thể ở nơi nghiêm trang hoặc lúc thân mật VD: Cách sử dụng từ ngữ trong văn bản hành chính khác với văn bản biểu cảm
b Nhân tố ngôn ngữ : Bao gồm các phương tiện ngôn ngữ như: ngữ âm, từ
vựng, cú pháp Các yếu tố này giữ vai trò là phương tiện biểu hiện, tức làm rõ diện mạo, cụ thể hóa diện mạo của phong cách chức năng ngôn ngữ Chính nhờ các phương tiện này mà chúng ta có thể khảo sát các đặc trưng diễn đạt và đặc điểm ngôn ngữ của từng phong cách Đó chính là cơ sở của phong cánh chức năng ngôn ngữ vì vậy lựa chọn cái gì, sử dụng phương tiên ngôn ngữ như thế nào và vì sao lựa chon và sử dụng như vây ? Yêu cầu đó đòi hỏi người nói phải cân nhắc lựa chon và sử dụng các đơn vị trong một hệ thống ngôn ngữ nhất định để thiết lập lời nói của mình Sự lựa chọn đó diển ra ở các cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ: âm
vị, hình vị, từ, câu, văn bản…
VD: Điệp ngữ: một hình thức tu từ có đặc điểm: một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ văn được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người đọc người nghe => Phát ngôn trên thông tin cho chúng ta về nội dung của một khái niệm trong ngành khoa học ngôn ngữ Ở ví dụ này chúng ta thấy xuất hiện các thuật ngữ trong chuyên môn như ( một từ, cụm từ, đoạn thơ, đoạn văn, người đọc, người nghe)
Kim vàng ai nỡ uốn câu,
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Ca dao
Trang 5Khác với ví dụ trước ví dụ này ta không chỉ nhận một thông tin là người thông minh thì nói năng nhẹ nhàng để tránh mất lòng nhau Bên cạnh đó ta còn nhận được một thông tin nữa đó là khuyên con người nói năng cư xử đúng mực
Sự phân tích trên cho thấy, do sự chi phối của các nhân tố tham gia vào quá trình giao tiếp, “lời nói” được hình thành bằng sự lựa chọn, kết hợp các đơn vị ngôn ngữ theo từng cách riêng Chính những cách lựa chọn, tổ chức các đơn vị ngôn ngữ khác nhau tau nên những giáng vẻ riêng của lời nói Như vậy, phong cách chức năng ngôn ngữ là tổng hợp các cách thức lựa chọn và tổ chức các đơn vị ngôn từ nhằm phù đối tượng , mục đích và nội dung giao tiếp