1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT của THẦN THOẠI VIỆT

2 7,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 18,09 KB

Nội dung

Kết cấu và cốt truyện: So với các thể loại truyện kể dân gian khác, cốt truyện và kết cấu của thần thoại có phần đơn giản hơn.. Nhân vật thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang, hì

Trang 1

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA THẦN THOẠI VIỆT

Thần thoại là sản phẩm của xã hội công xã nguyên thủy, đó là một xã hội chưa có luân lý của chủ nô và luân lý của nô lệ Sự hấp dẫn của thần thoại có tính chất đặc biệt , đó là sức hấp dẫn của thứ nghệ thuật nảy nở trên những điều kiện xã hội sơ khai , một nghệ thuật về sau không bao giờ có thể bắt chước được

1. Kết cấu và cốt truyện:

So với các thể loại truyện kể dân gian khác, cốt truyện và kết cấu của thần thoại có phần đơn giản hơn Thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới một cách giản

đơn, ngây thơ Phần lớn ở cốt truyện này thường có kết cấu: một thần – một nhân

vật – một hành động Nhân vật thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang, hình

dạng khổng lồ, thực hiện công việc của người sáng tạo ra thế giới Kết cấu này chủ

yếu là những thần thoại kể về nguồn gốc của vũ trụ, thiên nhiên như: Thần trụ trời,

thần mưa, thần gió,

Song song đó, trong thần thoại Việt Nam cũng có những trường hợp một cốt truyện nhiều chủ đề Cốt truyện là cốt truyện đơn, song đã thêm những tình tiết,

biến cố, sự kiện,…Ở kết cấu này phần lớn là chủ để về Nguồn gốc loài người, chủ

đề Hồng thủy, Quả bầu,…hiện tượng phức hợp chủ đề trong thần thoại phản ánh

sự đa dạng, nhiều tầng chồng chất lên nhau trong quá trình lưu truyền Chính điều

này đã tạo nên tính đa nghĩa ở một số thần thoại như: Sơn tinh Thủy tinh, Thánh

gióng…

2. Nhân vật:

Nhân vật của thần thoại là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người thời cổ đại Do vậy nhân vật của thần thoại hầu như đều được mô tả với hình dạng khổng

lồ, có sức mạnh to lớn, có tính cách đơn giản một chiều Các nhân vật như: thần Mưa,

thần Sấm, thần Gió, thần Biển, thần Nước, thần Lửa, mỗi thần chỉ thực hiện một chức

năng, một hành động Đối với các nhân vật sáng tạo văn hoá cũng vậy, mỗi thần đem tới một chiến công, một sự đóng góp cho xã hội loài người

Trang 2

3. Tính lãng mạn và tính hiện thực:

Có thể nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại Để diễn tả sự siêu việt của các nhân vật, thần thoại đã xây dựng hình tượng các vị thần, vị nào cũng có một hình

thù to lớn dị thường: Thần Trụ Trời có bước chân bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi

nọ Bên cạnh tưởng tượng, hư cấu thần thoại vẫn có yếu tố hiện thưc Hiện thực trong truyện thần thoại là hiện thực của các hiện tượng và hoạt động của tự nhiên như : mưa , gió, sấm sét…

4. Không gian và thời gian:

Không gian thần thoại là không gian vũ trụ, khó xác định cụ thể kích cỡ, nơi chốn, vị trí Trong thần thoại có ba không gian chủ yếu: không gian trên trời, không gian mặt đất, không gian dưới nước, chia thành ba cõi: cõi trời, cõi đất và cõi nước Tuy nhiên

ba cõi không gian đó cũng không phải là cố định, ngăn cách thành ba thế giới riêng biệt

mà nó luôn biến chuyển, hòa nhập với nhau Các thần dù được phân chia cai quản các cõi cụ thể nhưng khi cần thì thần trên trời xuống hạ giới làm nhiệm vụ như: thần Thiên Lôi, thần Mưa Hoặc thần ở dưới cõi nước vẫn lên cõi đất để lấy tài sản, khoáng sản như thần nước

Không gian chiều dọc trong thần thoại thể hiện sự xâm nhập của các vị thần trên trời xuống mặt đất và từ mặt đất lên trời như: thần mưa, thần sét, thần thổ công Điều này góp phần giải thích sự phân cách giữa trời và đất trong thần thoại một số dân tộc chẳng hạn như thần trụ trời trong thần thoại người Việt

Thời gian trong thần thoại là thời gian không xác định, thời gian vĩnh hằng Các truyện không chỉ ra vào thời gian nào, chỉ biết thuở xưa, thuở mới khai thiên lập địa Nhưng thuở khai thiên lập địa là vào khi nào rồi kết thúc ra sao, thần thoại không nói rõ bởi lẽ thế giới thần là thế giới của vĩnh hằng Thần không có tuổi, không biết thần sinh ra khi nào Thần không bao giờ chết

5. Tổng kết:

Ở rất nhiều thể loại của văn học dân gian thì thần thoại xuất hiện từ rất sớm, từ thời khởi thủy của xã hội loài người Mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, song thần thoại cũng góp phần không nhỏ trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc hình thành

vũ trụ, con người,…của con người thời nguyên thủy

Ngày đăng: 29/04/2016, 10:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w