+ Văn xuôi đã có dần có được vị trí quan trọng trong đời sống văn học và phát triển rất sôi nổi, đa dạng ở cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn.. Tự lực văn đoàn ra đời năm 1933 đã
Trang 1THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-1945
MỤC LỤC
1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI
2 TÌNH HÌNH THƠ CA GIAI ĐOẠN 1930-1945
2.1 Tình hình văn học giai đoạn 1930-1945
2.2 Tình hình thơ ca giai đoạn 1930-1945
3 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ CA GIAI ĐOẠN 1930-1945
3.1 Con người cá nhân cá thể
3.2 Con người cô đơn, sầu muộn
3.3 Con người mộng ước, mơ tưởng
4 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
4.1 Không gian- thời gian nghệ thuật
4.2 Ngôn ngữ
4.3 Giọng điệu
4.4 Thể loại
5 KẾT LUẬN
Trang 21 BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI:
Các cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp xâm lược của các sĩ phu yêu nước theo tư tưởng phong kiến dần thất bại ách áp bức bốc lột của thực dân Pháp ngày càng
hà khắc, tàn bạo hơn, nhất là từ khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bắt đầu Xã hội
Việt Nam bị phân hóa ngày càng sâu sắc, đô thị phát triển nhanh , lớp công chúng thànhthị, đông lên, tràn ngập lối sống nữa tây nữa ta, nông dân bị bần cùng hóa đến thê thảm,giai cấp nông công nhân trưởng thành và phát triển nhanh chống, các tầng lớp trung gian như trí thức, tiểu tư sản thành thị phát triển mạnh Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẩn dân tộc cực kì sâu sắc
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với vai trò lãnh đạo tiên phong của nó
đã đem đến cho xã hội Việt Nam những chuyển biến căn bản trong ý thức xã hội và về đường lối đâu tranh cách mạng Qui mô, tính chất của các cuộc đấu tranh ngày càng phát triển lớn hơn và rõ mục tiêu hơn, đễ dẫn đến tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công thắng lợi Văn hóa phương Tây, tư tương Mác - Lê Nin có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, thiết thực và sâu sắc nảy sinh nhưng nhân tố thúc đẩy trực tiếp đến văn học: ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ngày càng mạnh, chữ quốc ngữ được dùng phổ biến Báo chí và nghề in, xuất bản phát triển mạnh làm cho đời sống văn hóa ngày càng sôi động
2 TÌNH HÌNH THƠ CA TRONG GIAI ĐOẠN 1930-1945:
2.1 Khái quát tình hình văn học giai đoạn 1930-1945
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa
Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, cóthể hội nhập với nền văn học trên thế giới
+ Văn xuôi đã có dần có được vị trí quan trọng trong đời sống văn học và phát triển rất sôi nổi, đa dạng ở cả hai khuynh hướng hiện thực và lãng mạn Tự lực văn đoàn ra đời năm 1933 đã có những đóng góp quan trong cho sự phát triển của vặn xuôi nghệ thuật và cho khuynh hướng lãng mạn ( Nhất Linh , Khái Hưng , Thạch Lam).Văn xuôi
Trang 3hiện thực phê phán cũng phát triển mạnh mẽ với các tiên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao Vũ Trong Phụng….
+ Thơ đổi mới sâu sắc qua phong trào Thơ Mới (1932-1945).Phong trào thơ mới đã
nhanh chống chiếm lĩnh được thi đàn, thay thế cho lỗi thơ cũ
+ Xuất hiện và phát triển khá manh các thể kịch và phê bình văn học
+ Ngôn ngữ văn học đổi mởi theo hướng hiện đại, phong phú mang màu sắc cá tính của từng nhà văn
+ Nhìn chung văn học được hiện đại hóa và thoát khỏi sự chi phối của quan điểm mĩ học và thi pháp của văn học trung đại để phù hợp với chuyển biến của xã hội và con người
2.2 Tình hình thi ca giai đoạn 1930-1945
Khoảng thời gian từ 1930-1945 đã chứng kiến sự phát triển sôi nổi, phong phú và hết sức mau lẹ của nên thơ ca dân tộc theo hướng hiện đại, làm thay đổi hẳn diên mạo thi ca nước nhà Sự phát triển sôi nổi và mãnh mẽ của thi ca giai đoạn này xuất phát từ
sự vận đông và phát triển của lực lương sáng tác, để có được thành công của chặng đường thơ 1930-1945 đã chứng kiến một sự nỗ lực rất lớn của lớp lớp các thế hệ cầm bút
Trong giai đoạn này nổi bật sự phát triển manh mẽ của phong trào thơ mới, nhưng trước đó chúng ta phải nhắc đến quá trình vận động giao thời của nên thơ ca nước nhà Chúng ta vốn vừa bước qua thời kì trung đại nơi mà đến nhưng nỗi yêu, ghét,vui buồn đều nằm trong những khuôn khổ nhất định Nên thơ ca cũng thế hình thành trong nhữngkhuôn khổ nhất đinh của đủ các kiểu thi luật, những rồi làn gió mới từ Âu châu đã thổi đến, bật tung tất cả làm chao đảo lung lay tất cả những gì xưa củ Văn chương bắt đầu được Âu hóa, hiện đại hóa và thơ ca cũng thế đổi mới theo cái guồng quay chung của văn học Nhưng một dân tộc vốn đã sống với những khuôn khổ ấy mấy ngàn năm nay đâu phải ai cũng dễ dàng chấp nhận những thay đổi ấy Các nhà thơ của chúng ta cũng thế những người mà cuộc đời vốn đã từng gắn với “cửa Khổng sân Trình” họ vẫn chưa thể hòa nhập với cái mới trong thi ca Và phấn lớn họ là những người cầm bút thế hệ đầu của giai đoạn này, với những cái tên nỗi bật như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Tản Đà Tuy mỗi người họ có một cách phản ứng khác nhau với những cách tân trong thơ ca nhưng rồi tất cả họ đều rút lui nhường lại vị trí trên thi đàn cho thế hệ sau
Trang 4Hành trình thơ ca của dân tộc ta tiếp bước với một thế hệ mới, đó là thế hệ khai sinh ra phong trào Thơ mới.Những sáng tác của Thế Lư, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp đã góp phần quyết đinh vào chiến thắng của thơ mới ở chặng đường đầu.Ởchặng đường tiếp theo và cũng là thời kì cực thịch của phong trào Thơ mới, xuất hiện
thêm nhiều tên tuổi và nhiều tập thơ nổi tiếng: Huy Cân với Lửa Thiêng, Xuân Diệu với
Thơ thơ và Gửi hương cho gió, Chế Lan Viên với Điêu Tàn, Hàn Mặc Tử với Gái quê , Đau thương….Ở chăng cuối của con đường thơ gia đoạn này thơ ca đã có xu hướng
phân hóa rõ hơn, với những hướng sáng tác mang màu sắc riêng cũng đã hình thành nênmột thế hê cầm bút với những hướng tìm tòi khác nhau: có hương tượng trung siêu thựcvới Bích Khê, nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài, lại có người tìm về truyên thống
cổ điển như Quach Tấn, hoặc tìm về chân quê như Nguyễn Bính……
Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử xã hội và cũng do sự khác biệt về khuynh hướng thẩm mĩ và quan điểm nghệ thuật mà thơ ca giai đoạn này cũng có sự phân hóa phức tạp với các khuynh hướng chủ yếu ; Thơ ca lãng mạn và thơ
ca cách mạng
Trong thơ ca lãng mạn lại hình thành nên các nhóm theo các khuynh hướng khác nhau như ;thơ lãng mạng thuần túy với các tác giả như Xuân Diêu, Nguyên Bính; Thơ tượng trưng,siêu thực có các tác giả như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng
Chương
Thơ ca cách mạng cũng góp vào thành tựu thơ ca thời kì này nhiều hiên tượng thơ
có giá trị đặc biệt.Tác giả văn học cánh mạng đều là những chiến sĩ và quần chúng cáchmạng Với họ văn chương là vũ khí đấu tranh, sáng tác nghệ thuật trước hết là vì cách mạng, phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.Tiêu biểu cho bộ phận văn học này là thơ của Phan Bôi Châu, Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng, thơ ca Đông kinh nghĩ thục, và
đặc biệt là thơ Hồ Chí Minh và thơ Tố Hữu
3 QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ CA 1945:
Trang 5Để tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ ca giai đoạn 1930-1945trước hết chung ta phải tìm hiểu về khái niệm “quan niệm nghệ thuật”.
Theo giáo sư Trần Đình Sử: “Quan niệm nghệ thuât là một phạm trù nghệ thuật học,
nó gắn với quan niệm thế giới quan, triết học, xã hội học về con người và thế giới nói chung, nhưng tự bản thân nó đã là một ý thức hệ đặc biệt gắn liền với miêu tả nghệ thuật”
3.1 Con người cá nhân,cá thể:
Trong giai đoạn 1930 -1945 thơ ca nước ta bắt đầu bước vào công cuộc hiện đại hóa một cách sôi nỗi, manh mẽ ở đâu những năm 30 với phong trào Thơ mới Ở một đấtnước mà truyền thống thơ ca cổ điển đã có hàng nghìn năm với những thời kỳ phát triểnrực rỡ và những tên tuổi sáng chói, hơn nữa những truyền thống ấy tiếp tục ảnh hưởng
đâu thế kỷ XX, thì phong trào Thơ mới (1932-1945) thực sự là một cuộc cánh mạng
trong thi ca Thơ mới đem đến sự biến đổi toàn diện và sâu sắc cho thơ Việt Nam,
chuyển từ trung đại sang hiện đại Trên nên tảng sự thức tỉnh của ý thức cá nhân của thời đại Chính điều đó đã hình thành nên quan niêm nghệ thuật của thơ ca thời đại này
và đặc biệt là của phong trào Thơ mới đó là đề cao cái tôi chủ thể, cái tôi tự biểu hiện gắn liền với xúc cảm riêng tư ,hướng nội Thơ mới đã sáng tạo một cái tôi kiểu mới:cáitôi cá nhân cá thể,như Xuân Diệu khẳng định:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta”
Cái tôi công khai bộc lộ và khẳng định nhu cầu, khát vọng giải phóng cá nhân từ tư tưởng quan niệm thẩm mĩ đến tình cảm, cảm xúc, cảm giác , thể hiện khát vọng tận hưởng mọi vẻ đẹp của đời sống
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Trang 6Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thây trong một cái hôn nhiều
Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chếch choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
Và còn đó cả những cái tôi bất hòa với thực tại xã hội, tìm đến nhiều con đường thoát li, nhưng luôn luôn rơi vào cô đơn và nỗi buồn thường trực Như Thế Lữ chán ghét thực tại…
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
…
Bất mãn với thực tại nhà thơ thoát li lên tiên cảnh
Hôm qua hái mấy vần thơ
Trang 7Ở mãi vườn tiên gần Lạc hồ
Thơ mới đã tao ra những cách biểu đạt tình cảm , cảm xúc mang tính trực tiếp, tính
cá thể, phá bỏ những khuôn mẫu ước lệ của thơ cổ điển Chính điểu đó đã tạo nên một thời đại thơ với những thành công rực rỡ, chỉ trong vỏn vẹn 15 năm của giại đoạn này
mà chúng ta đã được chứng kiến sự tỏa sáng của biết bao nhiêu tài năng thơ, mỗi ngườimột màu sắc riêng một ,dáng điêu riêng cùng nhau góp phần tạo nên một thời đại rực rỡcủa thi ca
3.2 Con người cô đơn, sầu muộn:
Con người cô đơn là một motif quen thuộc của thơ lãng mạn Nguyễn Bính cô đơn
vì không tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông của ngoại giới
“Thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn đoài nhớ giầu không thôn nào”.
Xuân Diệu cô đơn vì sự vỡ vụn của khao khát yêu đương
Chính hôm nay gió dại tới trên đồi Cây không hẹn để ngày mai sẽ mát Trời đã thắm lẽ đâu vườn cứ nhạt Đắn đo chi cho lỡ mộng sông đôi
Còn Hàn Mặc Tử cô đơn vì bị cách ly khỏi thế giới:
“Anh nằm ngoài sự thực
Em nằm trong chiêm bao”
Khoảng cách chia ly trong thơ ông không phải là sự chia cắt trong một không gian giới hạn như bên ấy, bên này, thôn Đoài, thôn Đông mà là sự chia cắt trong hai không gian hoàn toàn cách biệt ngoài sự thực, trong chiêm bao, ngoài mây nước, bên kia trời… Chính vì khoảng cách không gian vô cùng như vậy mà nỗi cô liêu của con người càng trở nên khủng khiếp “một vũng cô liêu cũ vạn đời” Những đau thương thể xác và tinh thần của các thi nhân bộ lộ thành thành những lời thủ thỉ, tiếng nấc, tiếng khóc, tiếng cười
Trang 8“Non xanh ngây cả buồn chiều Nhân gian e cũng tiêu điều dưới kia”
(Thu rừng –Huy Cận)
“Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sầu thảm/
Nhớ thương còn một nắm xương thôi”
(Muôn năm sầu thảm- Hàn Mặc Tử)
Nỗi đau được diễn tả bằng nhịp điệu của sự cuồng trí vô vọng:
“ Anh nuốt phứt hàng chữ Anh cắn vỡ lời thơ
Anh cắn cắn cắn cắn Hơi thở đứt làm tư.”
(Anh điên) Cuộc đời trong quan niệm của các nhà thơ lãng mạn là sự dở dang, không trọn vẹn Thơ của các tác giả giai đoạn này cũng nằm trong cảm hứng ấy Như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thế Lữ… , ngay khi sự sống đương hồi mơn mởn trong mùa xuân tươi thắm làthế Hàn Mặc Tử hay Xuân Diệu đã nhìn thấy cái kết cục ảo não của nó:
Xuân đường tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân đã già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
(Vội Vàng – Xuân Diệu)
Sóng cỏ xanh tươi gợm tới trời Bao cô thiếu nữ hát bên đồi
Trang 9Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
(Mùa xuân chín)
3.3 Con người mông ước, mơ tưởng
Thơ của các nhà Thơ mới cũng như các nhà thơ khác trong giai đoạn 1930-1945, tràn đầy mộng ước Họ coi đó là một trong những cách phủ nhận thực tại Xuân Diệu tựcoi mình là “con chim đến từ núi lạ” Huy Cận tự khắc hoạ hình ảnh của mình là “chàngtrai gối mộng trên trang sách”, Thế Lữ thì thoát trần mộng đến cảnh tiên
Tưởng nhớ cảnh quê hương Bồng lai muôn thuở vườn xanh thắm, Sán lán, u huyền trong khói hương…
Hàn Mặc Tử lại tự coi mình là “người trong mộng” Thân xác càng đau đớn cái chết càng đến gần, mộng ước càng cháy bỏng Các nhà thơ không chỉ mơ mộng, họ cònthực sự sống trong mộng không phân biệt cái thực và cái ảo
“Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ
Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ, Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng, Rung tầng không khí bạt vi lô”
(Bến đợi – Hàn Mạc Tử)
Vì sao các nhà thơ mới hay mơ ước như vậy? Thực tế đời những không cho phép
họ sống trong cuộc sống bình thường như mọi người, ông chỉ có thể yêu trong mộng, sống trong mộng Nhưng dù cho số phận của họ không khắc nghiệt đến như vậy thì họ cũng không thể thoả mãn với thực tế Những nhà thơ luôn mang cảm giác khát, thèm nhưng không phải là đói cơm, khát nước như có người lầm tưởng Họ “khát miếng
Trang 10chung tình”, khát khao thèm thuồng “những vật lạ muôn đời” nghĩa là khát khao cái Tuyệt đối, Vô biên, cái không có trong cuộc sống trần thế “Tôi tìm ánh nắng vạn đời vương”.” Thế giới thơ của họ là “bến xa mơ”, “nẻo mơ”, “xứ mộng” Trong khi một sốnhà thơ cõi mộng của họ thường mơ về quá khứ
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ, Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc
(Nhớ Rừng –Thế Lữ)thì thế giới mộng của một số nhà thơ khác nằm ở niềm tin, ở ảo giác của ông, nằm ngaytrong hiện tại ví như Hàn Mặc Tử:
Từ đầu canh một tới canh tư Tôi thấy trăng mơ biến hoá như Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng
Cứ là mỗi phút mỗi nên thơ.
(Huyền ảo)
=> Con người luôn là trung tâm của văn học dù ở trong thời đại nào Thơ giai đoạn 1930-1945 đã cho chúng ta thấy hình ảnh con người trong quan hệ tình yêu, trong trang thái mơ mông, buồn sầu, cô đơn và đặc biệt là hình ảnh về con người cá nhân trong tiềm thức
4 PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
Trang 114.1 Không gian, thời gian nghệ thuật
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì: “thời gian vàkhông gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạothành thế giới nghệ thuật của tác phẩm Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuậtmột mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổchức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật.”
Trong giai đoạn 1930 – 1945 do sự thay đổi trong quan niệm về xã hội, cá nhân,hoạt động của con người mà không gian nghệ thuật cũng dần thay đổi Chính vì thế màkhông gian trong thơ mang đậm cái tôi cá nhân nhằm thể hiện tâm trạng buồn, sầuthảm, cô đơn lạc lõng Với các tác giả Thơ mới, chúng ta được đắm chìm trong nhữngkhông gian cá nhân nhỏ hẹp, quẩn quanh bế tắc Với Xuân Diệu thì không gian luôngắn với tình yêu và nỗi buồn, với Chế Lan Viên lại là không gian nghệ thuật đầy hư ảo,mộng mị, ma quái, kinh dị hay lạc vào không gian của những cơn say trong thơ VũHoàng Chương
Về lại chốn yên bình thơ mộng trong thơ Nguyễn Bính với hoa cỏ may, những đànbướm lượn, những ngày mưa xuân cùng nụ cười mang mùa xuân của tình yêu
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
(Mưa xuân - Nguyễn Bính)
Khi tình yêu lỡ dở không thành, không gian mưa xuân ấy mang lại một nỗi buồnđến tái tê
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày.
Nguyễn Bính muốn chiếm lĩnh không gian trong sự toàn khối Đấy là sự lựa chọn
cá nhân cho mình rất tự do, tự giác, không bị ràng buộc Cho nên, khi mà con ngườiđang bị quá trình đô thị hóa làm cho đổi thay thì với Nguyễn Bính đó là một sự tiếcnuối, là đã lỡ bước sang ngang, đã bị không gian chi phối nên ông mơ về quê cũ, ngườixưa ( Hương cố nhân )