Bởi vậy quản lý Nhà nước về đất đai cần thực hiện tốt các công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất cho người dâ
Trang 1Những nội dung trong báo cáo này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Hải Yến
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa từng
sử dụng bảo vệ môn học nào
Mọi tham khảo trong báo cáo này được trích dẫn rõ ràng
Mọi sao chép không hợp lệ vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Phạm Hồng Hạnh
Trang 2trường Hà Nội, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy côgiáo trong trường đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai Các thầy cô đãtrang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành làm hành trang cho emvững bước về sau Với lòng cảm ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giámhiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý đất đai, các thầy cô đã giảng dạy,hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bảnthân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của cô giáo – Th.S NguyễnThị Hải Yến; sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Quản lý đất đai Sự động viêncủa gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
Do tính chất phức tạp của đất đai và điều kiện khó khăn thực tế trên địa bànThanh Trì Do trình độ và năng lực có hạn nên báo cáo này không tránh khỏi thiếusót Em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô cùng các bạn sinhviên để em có thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, luôn mạnhkhỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống
Hà Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Phạm Hồng Hạnh
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2.1 Mục đích nghiên cứu 3
2.2 Yêu cầu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 4
1.1.1 Tình hình đăng ký đai đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số nước trên thế giới 4
1.1.2 Lịch sử của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam 5
1.1.3 Vị trí, vai trò của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 9
1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 10
1.3 Khái quát về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 14
1.3.1 Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất 14
1.3.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 17
1.4 Kết quả thực hiện công tác ĐK, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn cả nước 20
Trang 42.2 Đối tượng nghiên cứu 22
2.3 Nội dung nghiên cứu 22
2.4 Phương pháp nghiên cứu 23
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 23
2.4.2 Phương pháp so sánh 23
2.4.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 23
2.4.4 Phương pháp phân tích 23
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội 24 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
3.2 Tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Thanh Trì 37
3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 37
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Thanh Trì 42
3.3 Quy trình đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Thanh Trì 46
3.3.1 Những căn cứ để huyện Thanh Trì thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .46 3.3.2 Trình tự, thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội 48
3.3.3 Cơ quan thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội 52
3.3.4 Thời hạn giải quyết 52
3.4 Kết quả thực hiện công tác ĐK, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Thanh Trì 52
3.4.1 Kết quả ĐK, cấp GCN đất nông nghiệp 52
Trang 5nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất ở đô thị 58
3.5 Đánh giá chung về thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện Thanh Trì giai đoạn 2004 – 2012 59
3.6 Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2004-2012 huyện Thanh Trì 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
1 Kết luận 64
2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 7Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội 43 Bảng 3.2 Kết quả cấp GCN đất nông nghiệp của huyện Thanh Trì (Tính đến
năm 2012) 54
Bảng 3.3 Kết quả cấp GCN đối với đất ở nông thôn của huyện Thanh Trì (Đến năm 2012) 56
Bảng 3.4 Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCN đối với đất ở nông thôn của huyện Thanh Trì (Tính đến năm 2012) 57
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thanh Trì 25
Biểu đồ 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 31
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 42
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sảnxuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bànphân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốcphòng, đất đai luôn là đối tượng khai thác của con người trong quá trình sinh tồn
Cùng với đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng có vị trí hết sức quan trọng đối với đời sống con người, là tài sản của Nhà nước, của mỗi gia đình, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của mỗi quốc gia, mỗi dântộc
Ngày nay, do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra mạnh mẽ vấn đề
sử dụng đất đai, nhà ở càng trở nên quan trọng và có giá trị thực tiễn Nó trở thànhvấn đề nóng bỏng của toàn xã hội, là sự quan tâm của mọi tổ chức, cá nhân và cảquốc gia Bởi vậy quản lý Nhà nước về đất đai cần thực hiện tốt các công tác đăng
ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất cho người dân Tuy nhiên hiện nay nhiều địa phương,đơn vị thực hiện chức năng còn lỏng lẻo, yếu kém trong công tác, chưa đáp ứng yêucầu của toàn xã hội, dẫn đến tình trạng công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện chưa tốt.Tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai còn tồn tại ở nhiều nơi dẫn đến việc tranhchấp, khiếu kiện, tố cáo kéo dài, có nơi trở thành điểm nóng gây tác động xấu đếnmọi mặt đời sống xã hội, làm giảm niềm tin của nhân dân trong việc thực hiện phápluật, vai trò quản lý Nhà nước của đất đai của chính quyền cơ sở bị giảm sút
Đứng trước những vấn đề như vậy, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần thay đổi
và bổ sung các chính sách pháp luật đất đai nhằm đưa công tác quản lý Nhà nước vềđất đai có hiệu quả và đúng pháp luật
Hiến Pháp năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nướcthống nhất quản lý” và “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch
và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”
Trang 9Trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại điều 6 Luậtđất đai năm 2003 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2010) thì nội dung Đăng ký quyền sửdụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất giữ vai trò quan trọng.
Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất là một thủ tục hành chính đòi hỏi có tính cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất,chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời quản lý chặt chẽ quỹđất đai của Quốc gia Cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất giúp cho người dân yên tâm sản xuất và đầu tư phát triển trên mảnh đất đó.Bên cạnh đó Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất còn là tài sản để người sử dụng thực hiện các giao dich bấtđộng sản như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, cầm cố, thếchấp, bảo lãnh… Một vấn đề quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trongviệc thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế chuyển quyền sử dụng đất…tăng cườngnguồn nhân sách cho nhà nước
Tuy nhiên trên thực tế việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của nước ta nói chung và cácđịa phương cũng như của huyện Thanh Trì nói riêng còn gặp nhiều khó khăn cầnđược giải quyết Huyện Thanh Trì có diện tích lớn, địa hình bằng phẳng, có vị tríkhá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, cách trung tâm Hà Nội 10km Trongnhững năm gần đây, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và quá trình đô thịhóa nhanh chóng đã gây ra áp lực lớn với đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất Các hiện tượng tranh chấp đất đai và tài sản trên đất xảy ra ngày càng nhiều,vấn đề giao đất, cho thuê đất, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không có giấy chứngnhận đang diễn ra trên hầu hết các địa phương của huyện Thanh Trì Điều đó chothấy còn nhiều thiếu sót trong công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Để khắc phục tìnhtrạng trên cần có sự phối hợp của các tổ chức, công dân đặc biệt là vai trò của các
Trang 10cơ quan quản lý nhà nước về đất đai mà quan trọng là thực hiện một cách nghiêmtúc và triệt để vấn đề đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Xuất phát từ thực tiễn khách quan trên, được sự phân công của khoa Quản lýđất đai – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
cô giáo – Thạc Sỹ Nguyễn Thị Hải Yến – Giảng viên khoa Quản lý đất đai –Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên
đề: “Đánh giá thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2012”.
2 Mục đích, yêu cầu nghiên cứu
- Đưa ra những kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất của huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
2.2 Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm vững các văn bản về tình hình đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của Nhànước, Thành phố Hà Nội và huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
- Hiểu được quy trình về công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyệnThanh Trì – thành phố Hà Nội
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất các giải pháp phù hợp với thực trạng vàđiều kiện của địa phương
Trang 11CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1.1.1 Tình hình đăng ký đai đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một
số nước trên thế giới
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, quan hệ sở hữu đấtđai và hình thức sở hữu đất đai tuỳ thuộc vào bản chất Nhà nước và lợi ích của giaicấp thống trị, nên quan hệ sở hữu đất đai và các biện pháp để quản lý đất đai củamỗi quốc gia là khác nhau
* Tại Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, doNhà nước thống nhất quản lý Đến nay, họ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính Nước Mỹ đã xây dựng một hệthống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cậpnhật các thông tin và biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từngthửa đất Công tác cấp GCNQSDĐ tại Mỹ sớm hoàn thiện, đó cũng là một trong cácđiều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định
* Tại Pháp: Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân do Nước Pháp đãthiết lập được hệ thống thông tin hoá học, được nối mạng truy cập từ trung ươngđến địa phương Đó là một hệ thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đấtđai) Nhờ hệ thống thông tin này mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến độngđất đai một cách nhanh chóng, thường xuyên, phù hợp và cũng có thể cung cấpthông tin chính xác kịp thời đến từng khu vực, từng thửa đất
Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp GCNQSDĐ mà họ tiến hànhquản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hoá và tư liệu trên giấy bao gồm: cácchứng thư bất động sản và sổ địa chính Ngoài ra, mỗi chủ sử dụng được cấp mộttrích lục địa chính cho phép chứng thư chính xác của tư liệu địa chính đối với bất
kỳ một bất động sản nào cần đăng ký
* Tại Ôtrâylia: Đây là một nước rộng lớn, bốn bề là biển, tỷ lệ diện tích trênđầu người cao, 90% quỹ đất tự nhiên là do tư nhân sở hữu Khi Nhà nước muốn sử
Trang 12dụng thì họ phải tiến hành làm hợp đồng thuê đất của tư nhân Để quản lý tàinguyên đất, Ôtrâylia đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và tiến hành hoàn thiện hệ thốngthông tin đất Vì vậy, các giao dịch về đất đai rất thuận tiện, quản lý đất đai rấtnhanh chóng.
* Tại Thái Lan: Thái Lan đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và GCNQSDĐ ởThái Lan được chia thành 3 loại:
Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thìđược cấp bìa đỏ
Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng, cầnxác minh lại thì được cấp bìa xanh
Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ gì thì được cấpGCNQSDĐ là bìa vàng
Tuy nhiên sau đó, họ sẽ xem tất cả các trường hợp sổ xanh, nếu xác minhmảnh đất được rõ ràng thì họ chuyển sang cấp bìa đỏ cho trường hợp đó Và trườnghợp sổ bìa vàng thì Nhà nước sẽ xem xét đưa ra các quyết định xử lý cho phù hợp
và nếu hợp pháp sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ
* Bài học đối với Việt Nam: Từ kinh nghiệm của các nước vấn đề đặt ratrong những năm tới là Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thành công tác cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,sớm hoàn thiện hệ thống thông tin đất để các giao dịch về đất đai được thuận tiện vàquản lý đất đai được nhanh chóng
1.1.2 Lịch sử của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam
1.1.2.1 Thời kỳ trước năm 1945
Công tác đạc điền và quản lý điền địa ở nước ta bắt đầu từ thế kỷ VI
- Thời kỳ Gia Long: Đất đai được quản lý bằng sổ địa bạ, sổ địa bạ được lậpcho từng xã riêng biệt công điền tư điền trong đó ghi rõ đất của ai, diện tích tứ cậnđẳng hạng để tính thuế Sổ địa bạ được lập thành 3 bản: Bản Giáp nộp tại bộ Hộ,bản Binh nộp tại bộ Chánh, bản Đinh lưu tại xã Sổ địa bạ theo quy định hàng nămtiến hành tiểu tu, 5 năm tiến hành đại tu
Trang 13- Thời kỳ Minh Mạng: Triều đình cử một quan khâm sai lo việc bộ điền sauđổi thành địa bộ tại Nam Kỳ Sổ địa bạ tiến bộ hơn thời kỳ Gia Long và được lậptheo từng làng xã Sổ này được lập trên cơ sở đạc điền với sự chứng kiến của cácchức sắc trong làng Viên chức trong làng lập sổ mô tả thửa đất, kèm theo sổ địa bạ
có ghi diện tích loại đất
- Thời kỳ Pháp thuộc: Thực dân Pháp chia nước ta thành 3 xứ Bắc Kỳ, Trung
Kỳ, Nam Kỳ
+ Chế độ thổ điền tại Nam Kỳ: Bản đồ giải thửa được đo đạc chính xác vàlập sổ điền thổ Mỗi trang sổ chỉ sử dụng ghi một lô đất của chủ sử dụng trong đóghi diện tích, địa danh, giáp danh, biến động tăng, giảm, tên chủ sở hữu, vấn đề liênquan đến chủ sở hữu
+ Chế độ quản thủ địa chính tại Trung Kỳ: Đất đai được quản lý thông qua
đo đạc bản đồ giải thửa, lập sổ địa bộ, sổ điền chủ
+ Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính tại Bắc Kỳ: Đất đai được quản lýqua việc tiến hành đo đạc tuy nhiên mới đo được lược đồ đơn giản Thời kỳ này đãlập được hệ thống sổ địa chính và được lập theo thứ tự thửa, ghi dịên tích, loại đất,tên chủ sử dụng.[20]
1.1.2.2 Thời kỳ Mỹ Nguỵ tạm chiếm miền Nam (1954 – 1975)
Thời kỳ này tồn tại hai chính sách ruộng đất: Một là của chính quyền cáchmạng và một là chính quyền Mỹ Nguỵ Chính quyền Mỹ Nguỵ đã áp dụng một sốchính sách:
- Tân chế độ điền thổ: Đây là chế độ được đánh giá là chặt chẽ Hệ thống hồ
sơ được thiết lập theo chế độ này bao gồm: Bản đồ giải thửa, sổ điền thổ được lậptheo lô đất ghi rõ diện tích nơi toạ lạc, giáp ranh, biến động tăng giảm, tên chủ sởhữu Sổ mục kê lập theo tên chủ ghi số hiệu tất cả các thửa đất thuộc mỗi chủ Toàn
bộ tài liệu này được lưu thành 2 bộ, mỗi chủ lô đất được cấp một bằng khoán điềnthổ
- Chế độ quản thủ điền địa: Theo chế độ này tất cả các số liệu được xây dựngtheo phương pháp đo đạc đơn giản Kết thúc hồ sơ gồm có sổ điền bộ lập theo thứ
tự thửa đất (mỗi trang sổ gồm 5 thử đất)
Trang 14- Giai đoạn 1960 - 1975: Thiết lập Nha Tổng Địa, nha này có 11 nhiệm vụtrong đó có 3 nhiệm vụ chính là xây dựng tài liệu nghiên cứu tổ chức và điều hànhtam giác đạc, lập bản đồ và thiết lập bản đồ.[20]
1.1.2.3 Quan hệ đất đai của Nhà nước Cách mạng từ năm 1945 đến nay
- Giai đoạn từ 8/1945 – 1979: Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Nhà nước ta tiến hành cải cách ruộng đất năm 1953 Chính quyền cách mạng tịchthu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày Từ năm 1959, Đảng và Nhànước ta chủ trương xây dựng hình thức kinh tế tập thể Hiến pháp 1959 ra đời quyđịnh ba hình thức sở hữu ruộng đất là: Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tưnhân Tiếp đó là phong trào làm ăn tập thể ruộng đất tập trung vào các hợp tác xã.Tuy nhiên do điều kiện khó khăn thiếu thốn, hệ thống hồ sơ chế độ trước để lạikhông được chỉnh lý và không sử dụng được
- Giai đoạn 1980 – 1988: Hiến pháp năm 1980 ra đời Hiến pháp quy định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý" Nhà nước quan tâmđến công tác đăng ký đất đai để quản chặt và nắm chắc quỹ đất trong nước và banhành các văn bản pháp luật để quản lý đất đai
+ Ngày 01/07/1980 Chính phủ ban hành Quyết định 201/CP về công tácquản lý đất đai trong cả nước
+ Ngày 10/11/1980 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 299/TTg về việctriển khai thực hiện công tác đo đạc đăng ký đất đai, thống kê đất đai, phân hạngđất
+ Ngày 05/11/1981 Tổng Cục quản lý ruộng đất ban hành Quyết định56/QĐ-ĐKTK quy định hệ thống hồ sơ trong quá trình đăng ký thống kê ruộng đất
+ Giai đoạn từ năm 1988 đến nay: Sau khi có Luật đất đai 1988 công tácđăng ký thống kê được triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ thị 299/TTg TổngCục Địa Chính ban hành quyết định 201/QĐ-ĐKTK ngày 24/07/1989 về thực hiệnđăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tổng Cục Địa Chínhban hành Thông tư 302/TT-ĐKTK ngày 29/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết định201/ĐKTK
Trang 15Luật đất đai 1993 ra đời để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước Sau khi Luậtđất đai được ban hành, Chính phủ đã ban hành các văn bản pháp luật để triển khaicông tác quản lý đất đai
Thông tư 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 hướng dẫn các thủ tục đăng ký đấtđai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính
Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ quy định về việc giao đấtnông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sảnxuất nông nghiệp và cấp GCNQSD đất
Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở tại đô thị Cùng ngày, Chính phủ ban hành Nghị định 61/CP vềmua bán và kinh doanh nhà
Tổng Cục đất đai ban hành Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 20/11/2001hướng dẫn các thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vàlập hồ sơ địa chính trong cả nước
Trên cơ sở đó Luật đất đai 2003 ra đời và đã từng bước đi vào thực tiễn
Sau khi có Luật đất đai ra đời, hàng loạt các văn bản dưới luật được ban hành
để cụ thể hoá Luật đất đai
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về hướngdẫn thi dẫn thi hành Luật đất đai
Ngày 01/11/2004 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyếtđịnh số 24/2004/QĐ-BTNMT về quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT quy định về cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất
Ngày 25/05/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 84/NĐ-CP quy định bổsung về thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thựchiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhànước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
Ngày 13/08/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP quy định bổsung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái địnhcư
Trang 16Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/NĐ-CP về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số17/2009/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Ngày 22/10/2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số20/2010/TT-BTNMT quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.[20]
1.1.3 Vị trí, vai trò của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đất là trung tâm của vũ trụ, là thành phần cơ bản của nền văn minh nguồn gốccủa mọi tính cách Đất nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai
Đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nội lực để pháttriển đất nước, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh quốc phòng Song thực tế đất đai có diện tích giới hạn, có vị trí cố địnhtrong không gian Giá trị sử dụng của tài nguyên tốt hay xấu phụ thuộc vào tình hình
sử dụng và quản lý của con người
Đất đai thường có quan hệ gắn bó (không thể tách rời) với các loại tài sản cốđịnh trên đất như : nhà cửa và các loại công trình trên đất, cây lâu năm, Các loại tàisản này cùng với đất đai hình thành trên đơn vị bất động sản
Trong những năm gần đây, sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước làm cho nhu cầu đất đai tăng, vấn đề sử dụng đất của nhiều ngành,nhiều địa phương có nhiều biến động
Vì thế công tác quản lý, sử dụng đất được Nhà nước ta quan tâm một cáchđúng mức Trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai quy đinh tại điều 6, Luậtđất đai 2003 ( sửa đổi bổ sung năm 2009, 2010) thì công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất giữ vai trò quan trọng
Thông qua công tác đăng ký đất đai, Nhà nước nắm bắt được tình hình sửdụng đất và quản lý chặt chẽ mọi biến động đất đai theo đúng pháp luật Đây thực
Trang 17chất là thủ tục hành chính nhằm thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lậpmối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất làm cơ sở đểquản chặt, nắm chắc toàn bộ đất đai theo pháp luật Đăng ký đất đai có hai loại, đó
là đăng ký ban đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất là chứng thư pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, sở hữu nhà ở,
sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư, cải tạo
và nâng cao hiệu quả sử dụng Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường banhành theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại đất, nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất theo Nghị định số 88/2009/NĐ – CP ngày 19/10/2009 vàthông tư số 17/2009/TT – BTNMT ngày 21/10/2009
Như vậy đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vừa có tính kế thừa vừa có tác động qualại và có mối quan hệ hữu cơ với 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai
1.2 Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Để đảm bảo tính chặt chẽ, có cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác đăng
ký đất đai, cấp GCN thì hệ thống văn bản pháp luật về công tác này luôn được Nhànước ta điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn, giúp cơ quan quản lý và người sửdụng đất có điều kiện tốt để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Sự hoàn thiệncủa hệ thống văn bản pháp luật về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhậngắn với chiều dài lịch sử đất nước
Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời
đã khẳng định: "Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung nhằmđảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý tiết kiệm " Công tác đăng ký đất đai, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạothông qua các văn bản luật
Trang 18Quyết định số 201/QĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/07/1980 về việcthống nhất quản lý ruộng đất theo quy hoạch và kế hoach chung trong cả nước
Quyết định số 56/QĐ-KĐTK của Tổng cục quản lý ruộng đất quy định trình tựthủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chỉ thị số 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 10/11/1980với nội dung đo đạc và phân hạng đất, đăng ký đất đai trong cả nước
- Ngày 01/08/1988 Luật đất đai ra đời Tại điều 9 của luật này nêu rõ: "Đăng
ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập quản lý hồ sơ địa chính,quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai" là một trong 7 nộidung quản lý nhà nước về đất đai
- Ngày 14/07/1989 Tổng cục quản lý ruộng đất ban hành quyết định số 201/QĐ-ĐKTK về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Từ khi có Luật đất đai năm 1988 công tác quản lý đất đai đã từng bước đivào ổn định Trong giai đoạn này công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtđược cấp theo một loại giấy thống nhất trong cả nước
Sau 5 năm đổi mới Hiến pháp năm 1992 ra đời khẳng định: " Đất đai, rừngnúi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở nguồn biển, thềmlục địa và vùng trời, đều thuộc sở hữu toàn dân Luật đất đai 1993 ra đời và Luậtsửa đổi bổ sung một số điều Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội khoá IX thôngqua ngày 02/12/1998 và Quốc hội khoá X thông qua ngày 29/06/2001
- Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất nôngnghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định lâu dài vào mục đích sản xuấtnông nghiệp
- Nghị định số 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về cấp giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị
- Thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục địa chính,hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ
sơ địa chính
Trang 19- Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 19/03/1998 của Tổng cục địa chínhhướng dẫn các thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập
hồ sơ địa chính thay cho thông tư 346/TT-TCĐC ngày 13/03/1998
- Thông tư liên tịch số 1442/TTLT-TCĐCC-BTC ngày 21/09/1999 của Bộtài chính và Tổng cục địa chính hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo chỉ thị 18/1999/CT-TTg
- Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/01/2000 của Chính phủ về quyđịnh điều kiện được cấp xét và không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất
Luật đất đai 2003 ra đời tiếp tục khẳng định: " Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do nhà nước đại diện chủ sở hữu"
- Tiếp theo đó nhiều văn bản luật, thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiệnLuật 2003 ra đời
+ Nghị định 181/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung một số điều của Luật đất đai2003
+ Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 29/02/2004 của Thủ tướng chính phủ vềviệc các địa phương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrong năm 2005
+ Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sau hai năm thực hiện nhận thấy còn một số hạn chế ngày 21/07/2006 BộTài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT quy định
về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay thế cho quyết định số BTNMT ngày 01/11/2004
24/2004/QĐ-+ Nghị định số 84/NĐ-CP ngày 25/07/2007 của Chính phủ quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sửdụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Mới đây nhất năm 2009, năm 2010 với việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai
2003 và các luật khác có liên quan đến cấp GCN theo hướng thống nhất cấp một
Trang 20loại GCN cả quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất và ban hành:
+ Nghị định số 88/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất
+ Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên vàMôi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/NĐ-CP ngày19/10/2009 của Chính phủ)
+ Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 quy định bổ sung vềGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất
Sự ra đời của các văn bản này đã góp phần thống nhất quản lý đất đai,thống nhất quản lý nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Tạo thuận tiện cho người
sử dụng đất, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thống nhất việc quản lý đất đai vàtài sản gắn liền với đất Điểm mới nhất là việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất chỉ phải làm thủ tục một lần tại một cơ quan Đó làVăn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện Mặt khác, GCN mới thểhiện được đầy đủ rõ ràng cả về quyền sử dụng đất (kể cả nhiều thửa) và quyền sởhữu tài sản (kể cả có nhiều tài sản) Nếu trước đây chỉ có 2 loại tài sản được chứngnhận, thì nay có 4 loại tài sản được chứng nhận là nhà ở, công trình xây dựng, câylâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng
Trên đây là những văn bản của Nhà nước quy định và hướng dẫn về công tácđăng ký đất đai, cấp GCN Toàn bộ hệ thống văn bản trên đã thể hiện tính tập trungthống nhất chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở Đây là những căn cứ pháp lý để cácđịa phương tiến hành triển khai thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đạt kếtquả tốt
Trang 211.3 Khái quát về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Đăng ký, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổchức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất); chủ sở hữunhà ở, tài sản khác gắn liền với đất nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữaNhà nước với người sử dụng đất; chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đấtlàm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệquyền lợi hợp pháp của người sử dụng
1.3.1 Đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất
“Đăng ký đất đai là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một
thửa đất xác định vào hồ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sửdụng đất”.[9]
Đăng ký quyền sử dụng đất đai: thực chất là thủ tục hành chính, nhằm thiếtlập HSĐC đầy đủ và cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy
đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất và đây cũng là cơ sở để Nhà nước nắmchắc, quản chặt toàn bộ đất đai theo pháp luật.[10]
Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính bắt buộc do cơ quan hành chính Nhànước thực hiện với tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Riêng nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất thì việc đăng ký là nhu cầu của người có quyền sở hữu tài sản Cáctrường hợp đăng ký mà đủ điều kiện thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận.Trường hợp không đủ điều kiện thì người đang sử dụng đất được tạm thời sử dụngđất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của pháp luật
Như vậy, đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là việc ghinhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định, quyền sở hữu nhà
ở và tài khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nhiệm vụcủa người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Trang 22Điều 38 Nghị định 181/NĐ - CP ngày 29/10/2004 quy định: đăng ký quyền
sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động về sửdụng đất
- Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong trường hợp người
sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng hoặc người đang sửdụng đất mà đất đó chưa được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất
- Đăng ký biến động về sử dụng đất chỉ được thực hiện đối với người sửdụng đất đã được cấp GCNQDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất hoặc có các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định tại điều 50 LuậtĐất đai năm 2003 mà có thay đổi về quyền sử dụng đất hay nội dung sử dụng đất
mà pháp luật quy định, gồm:
+ Người sử dụng thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằngquyền sử dụng đất
+ Người sử dụng được phép đổi tên
+ Có thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất
+ Chuyển mục đích sử dụng đất
+ Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nướcgiao đất có thu tiền sử dụng đất
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất
+ Nhà nước thu hồi đất
a Đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất
- Nguyên tắc xác định người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất
Trang 23+ Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
+ Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và côngtrình tín ngưỡng)
+ Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền
sử dụng đất ở
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức các nhân nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam (ĐK theo tổ chức kinh tế là pháp nhân Việt Nam)
- Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong các trường hợp + Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCN
+ Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốnbằng quyền sử dụng đất
+ Người nhận chuyển quyền sử dụng đất
+ Người sử dụng đất đã có GCN được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chophép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc cóthay đổi đường ranh giới thửa đât
+ Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân,quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đấtđai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành
Riêng đối với trường hợp: Người thuê đất nông nghiệp dành cho mục đíchcông ích, đất nhận khoán của các tổ chức, thuê hoặc mượn đất của người khác để sửdụng và trường hợp tổ chức, cộng đồng dân cư được giao đất để quản lý thì khôngthực hiện ĐKQSDĐ
b Người chịu trách nhiệm thực hiện ĐKQSDĐ
Người chịu trách nhiệm thực hiện việc ĐKQSDĐ là cá nhân mà pháp luậtquy định phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất của người
sử dụng đất
Trang 24Người chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký gồm có (theo quy định tại
Điều 2, Khoản 1 điều 39 Nghị định 181):
+Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng đất
+ Thủ trưởng đơn vị quốc phòng, an ninh (tại Khoản 3 Điều 81/NĐ)
+ Chủ tịch UBND cấp xã đối với đất do UBND cấp xã sử dụng
+ Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất
+ Người đại diện cho những người sử dụng chung thửa đất
Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể uỷ quyền cho người kháctheo quy định của pháp luật
1.3.2 Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
“GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấychứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền
và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sởhữu tài sản khác gắn liền với đất”, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợppháp giữa Nhà nước với người sử dụng [10]
* Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ - CP ngày19/10/2009 và Thông tư 17/2009/TT - BTNMT ngày 21/10/2009
* Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất được thực hiện theo Điều 3 - Nghị định số 88/2009/NĐ - CP ngày
19/10/2009 của Chính phủ
- Giấy chứng nhận được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất Trường hợp người sử
Trang 25dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôitrồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thìđược cấp một Giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khácgắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng người sử dụng đất, từngchủ sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất
- Giấy chứng nhận được cấp cho người đề nghị cấp sau khi đã hoàn thànhnghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp Giấy chứng nhận, trừ trường hợp khôngphải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật, trườnghợp Nhà nước cho thuê đất thì Giấy chứng nhận được cấp sau khi người sử dụngđất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đãký
* Giấy chứng nhận hiện nay đang tồn tại 4 mẫu:
- Mẫu thứ nhất: GCNQSDĐ được cấp theo Luật Đất đai 1988 do Tổng cụcĐịa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi Trường) phát hành , mẫu giấy có màu đỏđược lập theo mẫu Quyết định 201/QĐ/ĐKTK ngày 14/07/1989 của Tổng cục quản
lý ruộng đất để cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở nông thôn
- Mẫu thứ hai: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ởtại đô thị do Bộ Xây dựng phát hành được cấp theo mẫu quy định Luật Đất đai 1993
và Nghị đinh 60/CP ngày 05/07/2004 của Chính Phủ Giấy chứng nhận có 2 bản:Bản màu hồng trao cho chủ sử dụng và Bản màu xanh lưu tại Sở Địa chính (nay là
Sở Tài nguyên và Môi trường) trực thuộc
- Mẫu thứ ba: GCNQSDĐ được cấp theo quy định Luật Đất đai 2003, mẫugiấy theo quyết định 24/2004/QĐ - BTNMT ngày 01/11/2004 và Quyết định08/2006/QĐ - BTNMT ngày 21/07/2006 Giấy chứng nhận gồm 2 bản: Bản màu đỏtrao cho chủ sử dụng đất và bản màu trắng lưu tại phòng Tài nguyên và Môi trườngcấp huyện, tỉnh
- Mẫu thứ tư: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người cóquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ
Trang 26quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đối vớinhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ xácnhận quyền sở hữu vào GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất khi có yêu cầu của chủ sở hữu Giấy có màu hồng cánh sen được giao chocác chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấptheo quy định tại Nghị định 88/2009/NĐ - CP ngày 19/10/2009 và Thông tư17/2009/TT - BTNMT ngày 21/10/2009 (sau đây cụm từ Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được hiểu là bao gồmtất cả các loại Giấy chứng nhận trên).[21]
* Những trường hợp đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở vàtài sản khác gắn liền với đất: được quy định tại điều 7, điều 8, điều 9, điều 10 Nghịđịnh 88/2009/NĐ - CP ngày 19/10/2009
* Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liềnvới đất: quy định tại điều 52 Luật Đất đai 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm2010), cụ thể :
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người ViệtNam định cư ở nước ngoài được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổchức, cá nhân nước ngoài
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh cấp GCNQSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân
cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đấtở
* Điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khácgắn liền với đất: được quy định tại Điều 5 - Nghị định 88/2009/NĐ-CP quy định nhưsau:
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền Sở TN&MT việc cấpGCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trongnước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cánhân nước ngoài và đóng dấu của Sở TN&MT khi có các điều kiện sau:
Trang 27- Đã thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc SởTN&MT.
- Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên môn và
cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cấp Giấychứng nhận
1.4 Kết quả thực hiện công tác ĐK, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn cả nước
Công tác cấp giấy chứng nhận được đẩy mạnh hơn từ sau khi Luật Đất đai
2003 có hiệu lực Đến cuối năm 2012 cả nước đã cấp được gần 3,8 triệu giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vớitổng diện tích 21 triệu hecta Riêng trong năm 2012, cả nước cấp được trên 4,3 triệugiấy chứng nhận tăng hơn 2 lần so với kết quả của 2 năm 2010 và 2011 Các tỉnhcấp được nhiều giấy chứng nhận trong năm 2012 là Thừa Thiên Huế, Bình Định,Bình Dương, Long An, Lạng Sơn, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Hoà Bình, Hưng Yên,
Hà Giang, Thái Nguyên, Tiền Giang và Vĩnh Long Bên cạnh đó, cả nước có 7 tỉnh
cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu (đạt trên 85% diện tích)gồm Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu.Đặc biệt, cả nước còn gần 5,4 triệu thửa đất với diện tích khoảng 2,3 triệu hectachưa cấp giấy chứng nhận (nhiều nhất là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nghệ An, Gia Lai,Khánh Hoà, Bình Phước, Đắc Nông).[7]
Trang 28Bảng 1.1 K t qu c p GCN c a c n ết quả cấp GCN của cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 ả cấp GCN của cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 ấp GCN của cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 ủa cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 ả cấp GCN của cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 ước đến cuối tháng 6 năm 2012 đết quả cấp GCN của cả nước đến cuối tháng 6 năm 2012 c n cu i tháng 6 n m 2012 ối tháng 6 năm 2012 ăm 2012
(Nguồn số liệu: diaoc.tuoitre.vn)
Nguyên nhân dẫn đến tiến độ xét cấp GCN chậm ở nhiều địa phương là:Thiếu về nhân lực; vướng mắc do nhiều xã chưa có bản đồ địa chính, biến động đấtđai lớn nhưng thiếu kinh phí thực hiện kế hoạch cấp giấy chứng nhận Thêm vào đó
cơ chế chính sách có nhiều điểm bất cập, chưa thuận lợi và tác động tích cực đếnngười dân xin cấp giấy Mặc dù những năm gần đây Nhà nước có chủ trươngkhuyến khích mọi người dân tiến hành làm thủ tục để được cấp GCN theo phươngchâm đơn giản hóa các thủ tục, giải quyết nhanh gọn, đúng luật, đúng trình tự, hạnchế tối đa việc đi lại của người dân Song theo khảo sát điều tra cho thấy hiện tại đaphần người dân làm thủ tục xin cấp GCN chủ yếu là do nhu cầu thiết yếu như: Đểthế chấp vay vốn; mua bán; cho tặng; thừa kế còn lại những trường hợp kháckhông có nhu cầu xử lý vì chưa có tiền nộp các khoản thu Có thể nói một trongnhững nguyên nhân chính trong cơ chế chính sách làm cản trở và chậm đến tiến độxét cấp GCN hiện nay đó là về chính sách tài chính về nghĩa vụ đối với Nhà nướccủa người sử dụng đất
CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phạm vi nghiên cứu
Trang 29- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu về thực trạng đăng ký, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trênđịa bàn huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội giới hạn trong khoảng thời gian 2004-2012.
- Phạm vi không gian: Huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Các loại đất ở, đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
- Các yếu tố về kinh tế, xã hội, đất đai trên địa bàn huyện Thanh Trì – thànhphố Hà Nội
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trong cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtcủa huyện Thanh Trì và thành phố Hà Nội
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu các nội dungsau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Trì – thànhphố Hà Nội
- Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai của huyện Thanh Trì
- Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất ở và đất nôngnghiệp huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 – 2012
- Tìm hiểu những nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tácđăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Trang 30Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho nội dung đánhgiá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu tại các đơn vị, cơquan chức năng của huyện Thanh Trì.
Thu thập các tài liệu, số liệu về công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộcPhòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
2.4.2 Phương pháp so sánh
So sánh trình tự, thủ tục thực hiện cấp giấy chứng nhận tại huyện Thanh Trì
so với trình tự, thủ tục cấp giấy trong các văn bản do Bộ Tài nguyên và Môi trườngban hành Từ đó, rút ra các nhận xét cần thiết
2.4.3 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Thống kê các số liệu, tài liệu về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các số liệu, tài liệu khácliên quan như: diện tích, vị trí, khoảng cách, mục đích sử dụng… Số liệu được xử lýbằng các phần mềm Excel, Word,…
2.4.4 Phương pháp phân tích
Từ những số liệu thu thập được tiến hành phân tích, đánh giá, tìm ra nhữngnguyên nhân tồn tại, hạn chế và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địaphương từ đó đề xuất các giải pháp để giải quyết tốt nhất trong công tác quản lý vàcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 313.1 Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thanh Trì là huyện ngoại thành nằm ven phía Nam và Đông Nam thủ
đô Hà Nội có tọa độ địa lý nằm trong khoảng:
Từ 20050 đến 21000' vĩ độ Bắc
Từ 105045' đến 105056' kinh độ Đông
Ranh giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân
- Phía Nam giáp huyện Thường Tín và quận Thanh Xuân
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng
- Phía Tây giáp quận Hà Đông
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 6292,71 ha, bao gồm 16 đơn vị hànhchính (01 thị trấn và 15 xã).[16]
Trang 32Hình 3.1 Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thanh Trì
3.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Thanh Trì có 2 dạngđịa hình chính:
- Vùng bãi ngoài đê sông Hồng có cốt mặt đất tương đối cao, trong đó khu vựcdân cư có độ cao khoảng 8,5 – 11,5 m; đất canh tác khoảng từ 6 – 8,5 m và một số vệttrũng có độ cao khoảng 4,5 – 5,3 m
- Phía trong đê có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao mặt tương đối thấp,hường dốc chủ yếu về phía Nam và được chia ra làm hai vùng địa hình sau:
* Vùng phía đông quốc lộ 1A cũ: Có địa hình gần như bằng phẳng Các khu
dân cư, cơ quan, xí nghiệp dọc theo quốc lộ
* Vùng phía tây quốc lộ 1A cũ: Có hướng dốc địa hình chính là hướng Bắc
-Nam.[16]
Trang 333.1.1.3 Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên huyện Thanh Trì có đặc trưngcủa khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu là mùa nóng và mùa lạnh Mùanóng từ tháng 4 đến tháng 10, với đặc điểm là nóng ẩm mưa nhiều, gió thịnh hànhchủ yếu là hướng Đông Nam Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vàotháng 3 năm sau, với đặc điểm là lạnh và khô, ít mưa; hướng gió thịnh hành làĐông Bắc
Lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.700 mm, tháng có lượng mưa trungbình cao nhất trong năm là tháng 8 với lượng mưa 354 mm, tháng có lượng mưatrung bình thấp nhất trong năm là tháng 1 với lượng mưa 0,4 mm; lượng bốc hơitrung bình 938 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm từ 80 –90%.[16]
có lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220 x109m3 trong đó mùa lũ lưulượng nước chiếm tới 72,5%, vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2 m, lưulượng là 5.990 m3/s (lúc lớn nhất lên tới 22.200 m3/s) trong khi đó mực nướctrung bình năm là 5,3 m với lưu lượng 2.309 m3/s Trong mùa lũ nước sông Hồngdâng lên cao, mặt nước sông thường cao hơn mặt ruộng từ 6 - 7 m; vào mùa kiệtmực nước trung bình khoảng 3 m với lưu lượng 927 m3/s
- Chế độ thủy văn của sông Nhuệ: Sông Nhuệ chảy qua phía Tây, Tây Namcủa huyện có nhiệm vụ tưới tiêu cho các tỉnh Hà Nam, Hà Tây và thủ đô Hà Nộitrong đó có khu vực trong đê của huyện Thanh Trì Lưu lượng nước sông Nhuệ ởđầu nguồn từ 26 - 150 m3/s, mực nước ở hạ lưu (đập Hà Đông) từ 4,5 - 5,2 m
Trang 34- Tuyến sông Tô Lịch chủ yếu làm nhiệm vụ thoát nước mưa, nước thải cho khuvực nội thành phố Hà Nội và khu vực huyện Thanh Trì, được chia làm hai nhánh sau:
+ Nhánh phía bắc, từ cầu Dậu (xã Thanh Liệt) đến Công ty sơn tổng hợp chuyểnsang hướng Tây - Đông nối với mương bao hồ Yên Sở Đây là tuyến thoát nước chínhcủa khu vực nội thành và một phần nhỏ diện tích phía bắc huyện Thanh Trì
+ Nhánh thứ 2 bắt đầu từ khu vực thị trấn Văn Điển, ngăn cách với nhánhphía Bắc bởi đập Văn Điển và nối với sông Nhuệ tại xã Khánh Hà, huyện ThanhOai, chủ yếu tiêu nước ra sông Hồng thông qua tuyến mương nối với mươngĐồng Trì - Đông Mỹ và trạm bơm Đông Mỹ
Như vậy, khu vực huyện Thanh Trì có hai hướng thoát nước chính là ra sôngNhuệ ở phía Tây và sông Hồng ở phía Đông Vào mùa kiệt, hướng thoát nước chính
là tự chảy ra sông Nhuệ và chứa vào các sông, mương, ao, hồ và các vệt trũng Vàomùa mưa, sông Nhuệ vẫn là hướng tiêu thoát nước chính cho khu vực phía Tây củahuyện, khu vực phía Đông chủ yếu thoát nước qua trạm bơm Đông Mỹ.[16]
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của huyện
là 6.292,71 ha, chiếm 6,83% diện tích tự nhiên của toàn thành phố (là huyện có
diện tích tự nhiên đứng thứ 5 trong tổng số quận, huyện) Kết quả điều tra thổnhưỡng cho thấy địa bàn huyện có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:
- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Có diện tích khoảng
881,56 ha, chiếm 14,01% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở những nơi có địa hìnhcao và trung bình, tập trung ở các xã Thanh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, NgọcHồi, Liên Ninh, Đông Mỹ và thị trấn Văn Điển Đất có màu nâu tươi hay nâu xám, độ
pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinhdưỡng tổng số từ khá đến giầu, các chất dễ tiêu khá Phần lớn loại đất này đã được trồngcác loại cây ngắn ngày như lúa, các cây màu hàng năm khác, đặc biệt là các loại raumàu cho năng suất cao phục vụ cho thị trường nội thành và các vùng lân cận
- Đất phù sa không được bồi có glây: Có diện tích khoảng 1.715 ha, chiếm
27,24% diện tích tự nhiên của cả huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Tả Thanh Oai,
Trang 35Đại áng và Tân Triều (nơi có địa hình thấp) Đất có glây màu xám xanh, dẻo,thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ phì tiềm tàng khá, nghèo lân dễ tiêu.Phần lớn loại đất này được sử dụng trồng 1 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa, năng suất trungbình thấp.
- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Có diện tích khoảng 425 ha,
chiếm 6,75% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở dải đất ngoài đê sông Hồngthuộc các xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc Phần lớn loại đất này có thành phần
cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua Nhìn chung, loạiđất này phù hợp với trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, có năng suấtcao
- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Có diện tích khoảng 25,69 ha,
chiếm 0,41% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở những nơi trũng,lòng chảo thuộc các xã Thanh Liệt, Tứ Hiệp và Ngũ Hiệp, hàng năm bị ngậpnước liên tục vào mùa hè nền đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùnkhá, độ chua pHKCL từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải
- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Có 97,52 ha, chiếm
1,55% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố thành dải đất dọc theo bờ sông Hồng
ở các xã Vạn Phúc và Duyên Hà Nơi có địa hình cao đất có thành phần cơ giớinhẹ, nơi thấp đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng Nhìn chung, loại đấtnày là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệpngắn ngày, có năng suất cao
- Đất cồn cát, bãi cát ven sông: Có diện tích khoảng 67,00 ha, chiếm
1,06% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở ngoài bãi sông Hồng thuộc xã VạnPhúc Hàng năm loại đất này bị nước ngập, bãi cát được bồi thêm hoặc bị cuốn đi
do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi Đất có phản ứng trung tính, độ phì kém,hiện tại một phần nhỏ diện tích này được sử dụng khai thác cát phục vụ cho việcxây dựng, còn lại là bỏ hoang
- Khu vực đất còn lại bao gồm: đất có mặt nước, sông suối và đất khu dân
cư có tổng diện tích khoảng 3.084,46 ha.[16]
b Tài nguyên nước
Trang 36Nước mặt: Nguồn nước mặt sông Hồng có lưu lượng rất lớn nhưng có hàm
lượng cặn cao, Thanh Trì lại ở hạ lưu thành phố nên hiện chưa đề cập đến khaithác nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua huyện để phục vụ cho sinh hoạt Mặtkhác, Thanh Trì là vùng trũng chứa tất cả các loại nước thải, nước mưa từ nộithành dồn xuống nên nguồn nước mặt bị ô nhiễm khá nặng.[16]
c Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
Thanh Trì tiếp giáp với sông Hồng nên tại các xã Duyên Hà, Yên Mỹ vàVạn Phúc có các bãi cát tự nhiên bồi tụ hàng năm có thể khai thác hàng vạn métkhối cát trong năm để làm vật liệu xây dựng.[16]
d Tài nguyên nhân văn
Huyện Thanh Trì được tôn vinh là huyện có truyền thống hiếu học, ngườidân cần cù, chịu khó, có ý trí tự lực tự cường, khắc phục khó khăn nơi đây đã sảnsinh ra nhiều nhân tài giúp ích cho địa phương cho đất nước Kế thừa những thànhquả đã đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống vốn có, Đảng bộ, Chính quyền
và nhân dân huyện đang vững bước tiến vào thế kỷ XXI, cùng với thành phố Hà Nội và
cả nước vượt qua những khó khăn thách thức thực hiện thành công sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.[16]
3.1.1.6 Thực trạng môi trường
Thanh Trì có điều kiện cảnh quan môi trường: có các sông lớn chảy qua(sông Hồng, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, ) nhiều hồ đầm lớn với diện tích mặt nướclớn Tuy có một số xã, ngành sản xuất chính là ngành nông nghiệp nhưng tình trạngmôi trường ở đây bị ô nhiễm nặng nề kể cả nguồn nước, đất đai và không khí là doảnh hưởng của: toàn bộ nuớc thải của khu vực nội thành chưa qua xử lý chảy quabốn con sông: sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu đổ dồn về huyệnThanh Trì qua hệ thống hồ điều hoà, các cánh đồng, ao hồ, ruộng trũng trước khi
Trang 37thoát ra sông Nhuệ và sông Hồng, bên cạnh đó nước thải công nghiệp của các nhàmáy Sơn Tổng hợp, nhà máy Phân Lân chưa xử lý cũng được thải trực tiếp ra ngoài.Những nguồn nước thải này đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường, đất đai,không khí và nguồn nước, ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sứckhoẻ của nhân dân Nghĩa trang Văn Điển, Đài hoá thân hoàn vũ và bãi rác thảiTam Hiệp đang là nguồn gây ô nhiễm rất nghiêm trọng về môi trường, không khí,đất đai và nguồn nước cho nhân dân các xã lân cận Tình trạng môi trường nàykhông chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của huyện mà còn ảnh hưởng đếnviệc sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất nhất là đối với đất ở khu dân cư nông thôn
và đất ở tại đô thị, ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của huyện.[16]
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước
và của thành phố, huyện Thanh Trì đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế,chính trị, xã hội Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộhuyện đề ra Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế xã hội là áp lực lớn đối vớiviệc sử dụng đất đai trong huyện
3.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Với mục tiêu khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có (đất đai, laođộng, tài nguyên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật), để đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấukinh tế trong nông nghiệp - nông thôn, chuyển mạnh hướng sản xuất hàng hoá trongcác thành phần kinh tế Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Thanh Trì đã cónhững bước phát triển tương đối toàn diện Giai đoạn 2005-2012, tốc độ tăng trưởngbình quân đạt 12,75%/năm Tỷ trọng giữa các ngành kinh tế có sự chuyển dịch: tỷtrọng ngành nông nghiệp giảm (từ 35,86% năm 2005 xuống 21,27% năm 2012), tỷtrọng ngành công nghiệp-TTCN tăng (từ 46,54% năm 2005 lên 54,53% năm 2012), tỷtrọng ngành thương mại - dịch vụ tăng (từ 17,6% năm 2005 lên 24,2% năm 2012) Thểhiện qua biểu 3.1
Thu nhập bình quân năm 2012 là 12,6 triệu đồng/người/năm là, bình quânlương thực là 537kg/người/năm.[17]
Trang 3824,2 17,6
54,53 46,54
21,27 35,86
( Đơn vị tính: %)
Biểu đồ 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Như vậy, sản xuất hàng hoá đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăngdần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để phù hợp với quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước Đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng nông thôn đang từngbước hoàn thiện
3.1.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế ngành
a Khu vực kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nghànhchăn nuôi từ 35,4% (năm 2005) lên 38,7% năm 2012
Trồng trọt: Huyện Thanh Trì đã chú trọng đưa các giống lúa có năng suất
cao, phẩm chất tốt vào sản xuất như: VK1, TN13-5, VĐ1 Đặc biệt xây dựng môhình sản xuất rau an toàn 56 ha tại 2 xã Yên Mỹ và xã Duyên Hà
Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển tương đối mạnh và đều ở các chủng
loại
- Chăn nuôi bò thịt phát triển mạnh ở Yên Mỹ và Vạn Phúc Đến năm 2012 đàn