1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa

36 538 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 75,17 KB

Nội dung

Khi đến thăm nhà ai , nói câu chuyện gì hệ trọng liên quan đến danh dự của mình , đến truyền thống gia đình của chủ nhân, người ta thường dùng câu nói rất trịnh trọng: “Ngồi giữa gia đườ

Trang 1

Mục lục

I ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH 3

1 Định nghĩa 3

2.Một số tên gọi khác của gia đình 3

3.Thuật ngữ liên quan đến gia đình 4

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM 5

1 Quá trình hình thành 5

1.1 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển văn hoá, tư tưởng 5 1.2 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển xã hội loài người .6 2.Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình 6

3.Các yếu tố cơ bản cần thiết đối thiết lập gia đình 9

III.MỘT SỐ HÌNH THÁI GIA ĐÌNH VIỆT NAM 10

1.Gia đình Việt Nam thời phong kiến 10

2.Gia đình Việt Nam sau 1945 11

3.Gia đình Việt Nam theo qui mô 11

4 Gia đình Việt Nam dưới khía cạnh xã hội học 12

5.Gia đình Việt Nam xét theo hôn nhân gia đình 12

IV.HỆ THỐNG THÂN TỘC VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM 13

1.Thân tộc 13

2 Gia trưởng và tộc trưởng 13

3 Địa vị đàn bà 14

4.Địa vị con cái 15

5.Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình 15

V.VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 16

1.Sơ lược vài nét văn hoá gia đình Việt Nam 16

2 Thờ phụng tổ tiên 17

2.1 Bàn thờ gia tiên 17

2.2 Nhà thờ họ- nhà thờ Tổ (từ đường) 18

3 Thừa tự, hương hoả 18

4.Một số phong tục văn hoá Việt Nam 20

4.1 Làng phường 20

4.2 Giao thiệp 20

4.3 Giỗ Tết, tế lễ 21

4.4 Tết Nguyên Đán 21

4.5 Tục lễ đầu xuân 22

4.6 Lễ hội đầu xuân 23

VI.NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 24

1.Giai đoạn trước 1945 24

2.Giai đoạn sau 1945 25

VII.VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH 26

1.Vị trí của gia đình trong xã hội 26

Trang 2

2.Mối liên hệ giữa gia đình và xã hội 26

2.1 Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính chất của gia đình 26

2.2 Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội là cầu nối giữa cá nhân và xã hội 27

2.3 Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội 27

3.Các chức năng cơ bản của gia đình 28

3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người 28

3.2 Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con trẻ 29

3.3 Chức năng kinh tế 30

3.4 Chức năng tổ chức đời sống vật chất và văn hoá gia đình 31

VIII.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 32

Trang 3

I ĐỊNH NGHĨA VÀ MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH

1 Định nghĩa

Đã có rất nhiều định nghĩa về gia đình của các nhà triết học, tư tưởng gia, các nhà

xã hội học Nhiều bộ từ điển lớn ở nước ngoài cũng đã cố tìm cách giải thích khái niệm

gia đình sao cho thoả đáng nhất Ở Việt Nam,những năm gần đây rất nhiều sách báo,nhất

là những cuốn tâm lí học gia đình, từ điển tâm lí đều có đề cập đến khái niệm này bằngcách giới thiệu những quan niệm trên thê giới, hoặc nêu cách quan niệm của mình Đề tài

cấp nhà nước Văn hoá gia đình Việt Nam cũng cung cấp nhiều tư liệu về nguồn gốc khái niệm gia đình

Gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người gắn bó với nhau

bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Khi nghiêncứu về các phương thức tồn tại của con người, C.Mác đã viết: “ hằng ngày tái tạo rađời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy

nở đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”

Ở đây,chúng ta sẽ tìm hiểu về quan niêm và nội dung của khái niệm gia đình theo cách

hiểu Việt Nam

Cần hiểu khái niệm gia đình theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, gia đình bao gồm cả dân tộc, những người thân cùng huyết thống (có khi không cùng

huyết thống mà cũng được xem là trong gia đình) Cả dân tộc ta là một gia đình, vì từ

nguồn gốc đều cùng một mẹ mà ra Các truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ (Kinh), Báo Luông-Sao Cải (Tày) hay Bình Hoàng khoán điệp (?) đều nói lên ý nghĩa của gia

đình Gia đình, gia tộc đều có chung một tinh thần, một ý nghĩa Còn theo nghĩa hẹp( tức là xét vấn đề gia đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam) thì hình như có khánhiều chi tiết mà gia đình truyền thống khác với gia đình hạt nhân mới ngày nay Gia

đình hạt nhân ngày nay, chủ yếu đặt tình yêu lên trước nhất.Cách xây dựng một gia

đình hạt nhân trong truyền thống Việt Nam xưa , có những điều khác hơn Trước hết

là vai trò của bố mẹ Cho con ra ở riêng, bố mẹ đã phải lo liệu từ lâu, sao cho con có

cái nhà, có vài thước đất, nghĩa là phải có bản ( bản nghĩa là vốn, gốc).

2.Một số tên gọi khác của gia đình

Chữ gia đình , mới chỉ có nghĩa phổ thông.Muốn hiểu đầy đủ và chính xác, thiêng liêng hơn còn có chữ gia thất, gia đường: thất cũng là cái nhà, nhưng là nhà trong (tẩm thất, nội thất ) Có cái nhà chưa đủ, mà phải có cái buồng, cái phòng riêng của vợ chồng Ta hay nói buồng the, ở đây, người vợ giữ gìn tay hòm chìa khoá, cất

giấu của cải

Gia thất là một chữ đẹp, một chữ rất văn hoá, chung cho tất cả những ai thành

vợ thành chồng.Nguyễn Du đã viết rất hay:

Nàng rằng:gia thất duyên hài, Chút lòng ân ái, ai ai cũng lòng.

Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng, Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương

Thật buồn cho gia đình nào đó không biết dựng buồng hay không có nổi cái buồng,

dù ở trong một căn hộ vô cùng sang trọng

Trang 4

Gia đường : đường cũng là cái nhà mà thôi, nhưng đọc lên, nghe có điều gì

thiêng liêng, trân trọng, phải quen với người nông dân lao động Việt Nam mới “thấm”

được chữ đường này Khi đến thăm nhà ai , nói câu chuyện gì hệ trọng liên quan đến

danh dự của mình , đến truyền thống gia đình của chủ nhân, người ta thường dùng câu

nói rất trịnh trọng: “Ngồi giữa gia đường bác (không phải gia đình) tôi xin đảm bảo rằng ” (nghĩa là, câu nói của tôi xin được trời đất, tổ tiên nhà bác chứng giám cho ).

Ngày nay, hình như ít người biết dùng chữ ấy

Hiện nay, người ta còn dùng tổ ấm hay mái ấm để thể hiện sự thân mật của gia

đình Việt Nam

3.Thuật ngữ liên quan đến gia đình

Gia cảnh (gia tư, gia sản, gia sự): những tài sản của gia đình.

Gia đạo: đạo lí, sự tình trong gia đình.

Gia giáo: sự giáo dục trong gia đình.

Gia phong (gia pháp , gia lễ , gia phạm): những gì của nề nếp, lề thói của gia đình Gia phả :Nhà thờ nào cũng có cuốn sổ ghi chép theo thứ trước sau và họ tên chức

tước ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong nhà, gọi là gia phả Gia phả thườngdùng giấy sắc, viết tinh tả, nghĩa là lấy lòng kính trọng mà thờ tổ tiên vậy.Nhà đại giathì gia phả ghi chép cả công nghiệp sự trạng của tổ tông, mả táng tại đâu cũng có ghivào quyển gia phả, tức như một quyển sử kí trong nhà

Gia phả để tại nhà thờ, cũng có nhà in ra phát cho mỗi chi một bản để cho con cháuđược biết sự tích của tổ tông

Gia tộc: hệ thống mối quan hệ thân thuộc trong gia đình từ thuỷ tổ đến viễn tôn.

Gia tiên: chim có tổ, người có tông Không ai lấy vợ chỉ biết mặt vợ Gia đình nào mà

không có gia tiên Các gia đình muốn con cháu nhớ đến gia tiên, phải ghi chép gia phả

Gia truyền: truyền thống học hành, có cách thức làm ăn hay có bí mật nghề nghiệp để

lại cho con cháu Thuốc chữa bệnh, hay nghề thủ công gia truyền bao giờ cũng hiệunghiệm nhất, đặc sắc nhất, không có loại thứ hai, không truyền thụ cho ai ngoài ngườitrong nhà Ích kỉ hay bản vị thì sẽ nói sau, nhưng phải công nhận là gia đình ấy đã tạo

ra được một tài sản văn hoá cho đất nước và cho riêng mình Thuốc gia truyền phảigiữ bí mật nhưng vẫn phải đem ra chữa, chứ có giữ riêng mặc cho người khác chếtđâu.Yêu cầu phải giữ bí mật quốc gia mà lại chê việc giữ gìn bí mật gia truyền thì quả

là mâu thuẩn

Điểm qua một số thuật ngữ như vậy có thể gợi ra cảm tưởng là ta dùng chữ nghĩa củaTrung Quốc nhiều quá, vậy “gia đình Việt Nam” này vốn là sản phẩm ngoại lai chăng?Không hoàn toàn như thế Ở đây, chữ dùng là chữ Hán, nhưng đã được lọc qua cáinhìn, cách hiểu Việt Nam Đa số người dân không biết chữ Hán đều thấy được giađình Việt Nam với nội hàm, mà nhất là với tinh thần của những chữ đó Con người ởđất nước này, sinh trưởng trong gia đình, là đã được đào luyện, nhào nặn qua bộ lọctrong suốt cả quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực Rồi đến lượtnhững thành viên của gia đình hạt nhân ấy Cũng sẽ trở thành những người điều hànhcủa các thế hệ tiếp sau

Trang 5

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1 Quá trình hình thành

1.1 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển văn hoá, tư tưởng

Theo một số tài liệu cho thấy, người Việt Nam ta chỉ biết có mẹ mà không biết có cha.Trong phần sau kín của tấm lòng người dân, cùng với cảm giác về các mẹ Trời, mẹNước, mẹ Núi, còn có cả mẹ Đất, mẹ Đất của thiên nhiên rồi mẹ Đất của dân tộc(như bà Âu Cơ, bà Giả Cải) để cuối cùng còn có mẹ Đất của cõi nhân sinh (như bàLiễu Hạnh) Có thể ở giai đoạn này, vai trò của người cha rất mờ nhạt Mãi đến nhiềuthế kỉ sau, ngay cả các nhà vua lập nghiệp của Việt Nam (như trường hợp Lê Hoàn, LýCông Uẩn) vẫn không sao tìm ra tung tích vị phụ thân mình Nhưng tình hình này

không kéo dài Sách Lĩnh Nam chích quái kể rằng, khi dân chúng bị loài thuỷ quái phá phách, đã biết kêu Lạc Long Quân: “Bố ơi, về cứu chúng con!” Phùng Hưng, vị anh hùng chống ngoại xâm khá sớm, được dân tôn lên làm Bua cái (ông vua lớn nhất: bua tiếng Mường nghĩa là vua), sau thành chữ Bố Cái Đại Vương (bố là cha, cái là mẹ).

Dưới thời Hùng Vương đã có chuyện kén rể, chuyện tự do kết hôn (Sơn Tinh ThuỷTinh,Ngọc Hoa và Chử Đồng Tử) Thời An Dương Vương đã có chế độ ở rễ để dung

nạp Trọng Thuỷ Truyện Núi Vọng Phu có thể khiến ta liên hệ đến chế độ hôn nhân

cùng dòng máu, Truyền thuyết không phải là sử liệu, và tất nhiên đã được nhào nặnbởi những người chép truyện qua nhiều thế hệ sau này, nhưng dẫu sao cũng chứa đựng

ít nhiều điều “vang bóng”

Vào những thế kỉ tiếp theo, sử sách và truyện ký đều chép nhiều truyện liênquan ít nhiều đến gia đình, chứng tỏ quan niệm về gia đình đã trở nên khá sâu sắc.Tình nghĩa vợ chồng nổi lên với gương anh hùng của Trưng Trắc, đền nợ nước trả thùchồng (thế kỉ I) cho đến gương của Thụ La công chúa uống thuốc độc chết theochồng (thế kỉ XII) Ngoài ra truyền thuyết cũng cho thấy trong xã hội đã xuất hiệnnhiều hiện tượng có liên quan đến gia đình

Đời nhà Thục, hai vị tướng của An Dương Vương là Võ Trung và Lỗ Quốc cócông chống xâm lược Triệu Đà, đã kết nghĩa với nhau Lỗ Quốc đổi họ của mìnhthành họ Võ Vấn đề dòng họ đã được chú ý ở thời điểm này chăng? Giữa thời nhà Lý,

đã có câu chuyện về truyền thống gia đình Đó là gia đình của Mục Ôn làm nghề dệtlưới Mục Ôn sinh ra Mục Thận, là người đã quăng lưới ở Hồ Tây bắt được thái sư LêVăn Thịnh, nên được Lý Nhân Tông thăng làm Phụ quốc tướng quân Đến lượt concủa Mục Thận, lại được đặt tên là Cống Lễ và Cá Lễ (mà không phải ghi theo họ Mục,không rõ vì sao) và cũng được làm quan Khi mất, người anh được thờ ở làng VõngThị, em được thờ ở làng Hồ Khẩu (Hà Nội) Năm 1283, Lê Văn Hưu (tác giả Đại Việt

sử ký) đã vâng lệnh vua Trần, đề thơ ở đền Mục Thận, đề cao văn hoá gia đình của đấtnước thể hiện ở nhà họ Mục này:

Tổ tông công đức thiên niên hoả

Tử hiếu tôn hiền vạn thế hương

Nghĩa là:

Công đức tổ tiên ngàn năm lửa sáng,

Trang 6

Cháu con hiếu thuận vạn thuở hương thơm.

(Theo Thần tích phường Trích Sài, Hoàn Long, Hà Nội)

Từ thế kỉ XV trở đi, cùng với việc xác lập xã hội phong kiến sùng thượng Nho giáo,gia đình Việt Nam đã được ổn định, nề nếp, có truyền thống Trên đại thể, nhữngnguyên lý tu thân, tề gia, đưa gia đình vào khuôn phép, được coi như chân lý ngànđời.Gia đình kiểu mẫu Việt Nam cũng từ đó mà nên

(Theo Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam , PGS Vũ Ngọc Khánh, NXB Giáo

Dục)

1.2 Quá trình hình thành gia đình nhìn theo sự phát triển xã hội loài người

Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải dựa vàonhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam và nữ giới, những hình thức cộngđồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện

Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội các kiểu dạng tổ chức cộng đồng mangtính tự nhiên, ngay từ đầu đã chịu sự quy định của sự biến đổi trong sản xuất trong đờisống kinh tế - xã hội

Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quầntụ thành các nhóm cộng đồng Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộngđồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên sinh học sống quần tụ với nhau theo bày đàn, sinhsống bằng săn bắn hái lượm

Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt những đòi hỏi của đời sốngkinh tế các quan hệ ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấyxuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điềukiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất Gia đình dần dần trở thành mộtthiết chế xã hội, một hình ảnh "xã hội thu nhỏ" Nhưng không phải là sự thu nhỏ mộtcách giản đơn các quan hệ xã hội Những gia đình được coi như một thiết chế xãhội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất

Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình thì gia đìnhkhông chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quantrọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội Tính chất, bản sắc của gia đình lạiđược duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu củamỗi thành viên trong gia đình trong sự tương tác gắn bó với văn hoá cộng đồng dântộc, cộng đồng giai cấp, tầng lớp trong mỗi giai đoạn lịch sử của quốc gia, dân tộc

2.Đặc trưng các mối quan hệ cơ bản của gia đình

Trang 7

* Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình

-Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằmthoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm và bảo đảm tái sản xuất ra con người nhằmduy trì, phát triển nòi giống

Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thứctính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ công xã nguyên thuỷ hình thái hônnhân chủ yếu là quần hôn Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xâydựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (gia đìnhgia trưởng - bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người chủ sở hữu tài sản

và kế thừa tài sản )

-Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ởcon người Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhânđạo Sự phù hợp về tâm lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu nó

đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân

-Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác Hôn nhân luôn chịu sựchi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó đượchình thành và phát triển

Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừanhận ở những mức độ, trình độ khác nhau Trong chế độ tư hữu và các xã hội có sựphân chia giai cấp sự thừa nhận đó của các chuẩn mực văn hoá và lối sống truyềnthống của cộng đồng (tổ chức cưới, hỏi )

-Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữtrước khi đi đến hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu Cũng như hônnhân, tình yêu của mỗi thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý vănhoá cũng có những giá trị và chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ thể vàsinh động

* Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình

Do nhu cầu hết sức tự nhiên cần duy trì và phát triển nòi giống, con người đãsáng tạo ra gia đình với tính cách là một thiết chế xã hội Trong gia đình cùng với quan

Trang 8

hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ cơ bản nhất Tuy nhiên,ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến trình lịch sử, những sựthay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện: Kinh tế, văn hoá, chínhtrị của xã hội Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập đan xen vào các quan

hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại

Thí dụ: Trong chế độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi là chuẩnmực để tính quan hệ thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyếtthống mẫu hệ

Khi chế độ tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng địnhtrong quan hệ gia đình gia trưởng Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đìnhphụ hệ ra đời) Khi quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ngày càng gay gắt thì giađình phu hệ phát triển: Gia đình chủ nô, gia đình phong kiến gia trưởng và gia đình tưsản

Chỉ có thể khắc phục được những mâu thuẫn này khi xoá bỏ được chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được xác lập

*Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn

Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa conngười với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không gian sinhtồn từ lúc trong một hang đá hốc cây sau đó là trong một mái nhà Dù không gian sinhtồn ấy ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội nhưngnhu cầu quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra, cho dù ngày nay khái niệm không gian sinhtồn không còn giữ nguyên nghĩa như một giới hạn địa lý thuần tuý nữa Cho dù sự canthiệp, mức độ quan tâm giữa các thành viên gia đình đã được thay thế, đảm nhận ởmức độ đáng kể sự quan tâm, chăm sóc giữa các thành viên, các thế hệ trong mỗi giađình không vì thế mà mất đi mà trái lại nó được củng cố, được thực hiện nhờ thiết bị,phương tiện và tiện nghi ngày càng hiện đại đầy đủ hơn (an cư lập nghiệp)

*Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình

Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợithiêng liêng của gia đình, của các thành viên gia đình đối với nhau Nuôi dưỡng khôngđơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà còn là hoạt động

Trang 9

chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, giữa các thành viên khoẻmạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với những thành viên gặp khó khăn, rủi

ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống Mặc dù xã hội phát triển sự quan tâm của xã hộiđối với gia đình và các thành viên gia đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y

tế, dưỡng lão nhưng nuôi dưỡng của gia đình có những đặc thù mà xã hội dù cóhiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được và càng không nên đặt vấn đề thay thếhoàn toàn

3 Các yếu tố cơ bản cần thiết đối thiết lập gia đình

Một gia đình cần phải là:

-Một tổ chức cơ sở gồm những người liên kết với nhau bằng huyết thống và nghĩatình.Huyết thống thì đã rõ, nhưng nghĩa tình cũng rất quan trọng.Hai vợ chồng khôngchung huyết thống chỉ vì tình, vì nghĩa mà gắn bó với nhau.Không có con đẻ , có thểnuôi con nuôi.Những nghĩa tử này vẫn là thành viên của gia đình.Không tránh khỏi cólúc “tò vò nuôi con nhện”, nhưng đó chỉ là những trường hợp cả “nhện” và “tò vò”không có văn hoá

-Tổ chức ấy có mục đích thiêng liêng là xây dựng cho cơ sở đất nước một tổ ấm cả vềtinh thần và vật chất Không có tổ ấm sẽ không có gia đình Điều này B.Ghali Tổng

thư kí Liên hợp quốc đã nhân ra : “gia đình là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng

và tình thương” Tổ ấm ấy về mặt tinh thần sẽ làm các chức năng của nó (sẽ đề cập ở

sau), còn về vật chất, tổ ấm ấy phải tỏ ra có khả năng tự lực, phải có của cải và làm racủa cải

-Tổ chức ấy có nhiều chức năng, nhưng chức năng lớn nhất, thiêng liêng nhất là chứcnăng giáo dục Gia đình phải có con, dù là con nuôi hay con đẻ, và phải giáo dục concho thành người Từ chối việc dạy dỗ con cái thì không còn là gia đình nữa Giáo dụcgia đình phải là chính Nhà trường hay xã hội chỉ là hỗ trợ Chuyện giáo dục tay bagần đây ta hay nhắc đến là chuyện kết hợp Đèn nhà ai nhà nấy rạng Không thể chấpnhận một nhà nào đó không có đèn

-Cuối cùng tổ chức ấy còn có nhiệm vụ sản sinh, giữ gìn văn hoá dân tộc Điều này cóthể là sự khác nhau ít nhiều giữa gia đình Việt Nam và gia đình các nước Gia đình

Việt Nam gắn liền với đất nước, dân tộc Nhà tiếp thu di sản văn hoá di sản của nước, bảo vệ nước và đóng góp thêm cho nước,rất nhiều gia đình nước ta xưa đã có ảnh

hưởng lớn lao đối với vận mệnh đất nước Qua điều này nhiều người chủ gia đình chỉbiết bo bo chiếm lợi cho gia đình mà làm hại quốc gia , xã hội

Nói gọn lại, gia đình Việt Nam là một tổ chức cơ sở gắn bó nhau bằng huyết thống,

nghĩa tình, xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để giáo dục con cái, đóng

Trang 10

góp và giữ gìn văn hoá dân tộc Các gia đình gương mẫu trước đây đã như thế và mãimãi về sau cũng phải là như thế.

Nhìn chung, quan hệ tình cảm là cơ sở để xây dựng gia đình vì tình cảm là cơ sở và cầu nối để kết nối các thành viên trong gia đình với nhau Từ đó góp phần xây dựng tính bền vũng trong hôn nhân và tình cảm gia đình.

III.MỘT SỐ HÌNH THÁI GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.Gia đình Việt Nam thời phong kiến

Giai đoạn này nước ta còn đề nặng quan niệm Nho giáo, có ba loại gia đình: gia đình bình dân, gia đình kẻ sĩ và gia đình quí tộc.

Gia đình bình dân

Loại gia đình này chiếm đa số, là của những người dân làm nông nghiệp, thủcông và các ngành nghề, các tầng lớp khác Trên lý thuyết, những gia đình này đượcxem là tuân theo các phép tắc của đạo Nho, nhưng thực sự thì họ đã vận dụng Nhogiáo theo tâm thức riêng, trên cơ sở văn hoá bản địa từ ngàn năm lịch sử Gia đình

bình dân là gia đình hoà thuận (“Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”), là gia đình lao động, có phân công nhịp nhàng (“Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”), là gia đình không tán thành chế độ đa thê (“Đói no một cặp vợ chồng / Một niêu cơm tấm dầu lòng ăn chơi”) Gia đình bình dân cũng là gia đình biết nhường nhịn nhau (“Chồng giận thì vợ bớt lời”), gia đình không phân trai gái nặng nhẹ (“Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh ra có nghĩa có nghì là hơn”) Những quan niệm như thế có phần gần

gũi với Nho giáo, nhưng cũng có phần chối bỏ sự khắc nghiệt của Nho giáo

Gia đình kẻ sĩ

Có ý kiến gọi đây là gia đình nhà nho cũng đúng, song ngay trong tầng lớp bìnhdân cũng có nhà nho (ở mức độ thấp hơn) và trong một số nhà nho cũng có chân nho

và nguỵ nho Kẻ sĩ cũng từ nhà nho mà ra, song rõ ràng là có truyền thống hơn, và gắn

chặt với văn hoá nước nhà Không nên hiểu kẻ sĩ là những kẻ làm quan, vì thiếu gì ôngquan mà không xứng đáng kẻ sĩ Tầng lớp này, tuân theo giáo dục của Nho giáo mộtcách nghiêm túc, song còn có tinh thần dân tộc rất cao Đặc biệt, kẻ sĩ chân chính cóảnh hưởng rất sâu sắc đến vợ con, và cả anh em họ hàng nữa Kẻ sĩ biết lựa chọn trongvăn hoá của Nho, của Phật, những gì thích hợp với gia đình và rất có ý thức về cái nòi,cái nếp, nghĩa là để ý đến gia phong, gia lễ Họ quan tâm đến lịch sử gia đình, lịch sửgia tộc và có khi là những gia tộc lớn (có những cuốn gia phả đại tông soạn rất côngphu) Đặc điểm của các gia đình kẻ sĩ này thể hiện ở hai điểm: công phu đọc sách và ýthức đối với vận mệnh dân tộc Chú ý đọc sách, họ không quan tâm đến sản xuất, hoàn

toàn trông cậy vào sự tần tảo của người vợ (“Một quan là sáu trăm đồng-Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi”) Người phụ nữ cũng chấp nhận vai trò này, không

những không phàn nàn mà còn coi là vinh dự Chăm đọc sách, họ muốn hướng đếnmột tương lai rực bằng con đường khoa bảng, nhưng nếu có thất bại, thì cả vợ chồng

con cái đều biết “Giấy rách phải giữ lấy lề” Quan tâm đến vận mệnh của đất nước, họ

rất có ý thức về những biến thiên lịch sử, về sự tồn vong của giống nòi Bao nhiêu anhhùng, chí sĩ đều xuất thân từ những gia đình kẻ sĩ Khi đất nước chịu thảm hoạ, thì

Trang 11

cũng chính từ những gia đình kẻ sĩ này đều ngấm ngầm một sự bất bình, không thểhiện được bằng hành động phục thù, thì cũng bằng phản ứng (như loại văn thơ tràophúng, đả kích) Không phải gia đình kẻ sĩ sẽ khó có được ưu điểm ấy (kể cả gia đìnhnhà nho).

Gia đình quí phái

Đây là gia đình các hoàng tộc (vua chúa), các nhà quan to, có tước lộc lớn.Những gia đình này tất nhiên có nề nếp, có phong cách của tầng lớp quí tộc Nếungười mở đầu triều đại, khởi nghiệp lập nên gia đình có tư cách, có trình độ thì sẽ tạonên thế lực cho gia đình phát triển, nhiều trường hợp có thể sánh được với gia đình kẻ

sĩ Lê Lợi vua khai sáng nhà Lê đã làm bài Hậu tự huấn (do Nguyễn Trãi chấp bút) để

dạy con giữ gìn cơ nghiệp Vua Tự Đức sau này được nổi danh là ông vua hiếu, đã ghi

chép lời mẹ dạy vào một cuốn sách lấy tên là Từ huấn lục Nhưng các gia đình quí tộc

thường không được bền vững (quan nhất thời chi quan) Và trong khi xã hội có nhiềugia đình suy thoái, tha hoá, thì những gia đình quí tộc này thường để lại những tấmgương nổi bật trong lịch sử Các ông vua, ông hoàng, bà hoàng nhà Lê, nhà Nguyễn

sau này thường không giữ tư cách.Sách Đại Việt sử kí toàn thư còn chính thức chép

việc Trạng nguyên Nguyễn Nguyên Tư tư thông với mẹ vợ, nên dân gian còn gọi là

“Trạng nguyên Trư” Những gia đình lẽ ra phải theo Nho giáo cho nghiêm túc thìkhông hiếm trường hợp lại là những gia đình loạn luân nhất

2.Gia đình Việt Nam sau 1945

Từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở đi, đất nước tiến hành hai cuộc kháng chiếnnên chúng ta không có điều kiện bàn đến vấn đề gia đình Nhưng với tình hình xã hội,tình hình kinh tế chuyển biến, diện mạo gia đình tự nó cũng có những biến đổi quantrọng Các kiểu gia đình kẻ sĩ, gia đình nông dân, gia đình quí phái, được thay thếbằng các kiểu gia đình khác Có một hiện tượng quan trọng là vấn đề phụ nữ nổi bậthẳn lên Vấn đề “nam nữ bình quyền” được hiếp pháp chấp nhận, các đoàn thể phụ nữhoạt động mạnh Vai trò của người đàn ông, người đàn bà trong một gia đình đến nay,không còn như xưa nữa.Lúc này xã hội xuất hiện hai loại gia đình: gia đình xã viên vàgia đình cán bộ

Gia đình xã viên

Thời kì này nông thôn hợp tác hoá, mọi người làm chung và chia sản phẩm theocông điểm lao động.Lao động phải theo kế hoạch ấn định, người xã viên đồng thờitham gia chung với các phong trào, do cấp trên hay do hợp tác xã chỉ đạo, được xem làđóng góp với sự nghiệp chung.Loại hình gia đình này có nhiều nhược điểm: làm ăn rấttất bật, đời sống không khá hơn đời sống của trung nông ngày xưa Sản xuất phải theo

kế hoạch sản xuất tập thể, không được phép tự do Việc thờ phụng, giỗ, Tết trong giađình không còn chăm chú như xưa, việc giáo dục con cái hầu như phó mặc cho nhàtrường và các đoàn thể Gia đình xã viên trở nên lỏng lẽo, vẫn luôn gắn với làngxã.Vai trò của họ hàng cũng không còn khăn khít như xưa

Gia đình cán bộ

Loại gia đình này ở nông thôn cũng có, nhưng ở các thành phố, thị xã, thị trấnnhiều hơn Cán bộ Đảng, chính quyền hay đoàn thể cũng đều sống bằng lương tháng.Nhà cửa của họ (trừ những người có chức có quyền) thì thường ở trong khu tập thể

Trang 12

chật chội, tạm bợ.Gia đình cán bộ hầu như rất thiếu thốn, họ phải làm thêm như nuôilợn gà, nhận đồ gia công hay buôn bán ở đầu chợ, cuối chợ thị xã.

3.Gia đình Việt Nam theo qui mô

Xét về quy mô, gia đình có thể phân loại thành:

Gia đình hai thế hệ (hay gia đình hạt nhân): là gia đình bao gồm cha mẹ và

con

Gia đình ba thế hệ (hay gia đình truyền thống): là gia đình bao gồm ông bà, cha

mẹ và con còn được gọi là tam đại đồng đường.[2]

Gia đình bốn thế hệ trở lên: là gia đình nhiều hơn ba thế hệ Gia đình bốn thế

hệ còn gọi là tứ đại đồng đường.

4 Gia đình Việt Nam dưới khía cạnh xã hội học

Dưới khía cạnh xã hội học và về quy mô các thế hệ trong gia đình, cũng có thể phân

chia gia đình thành hai loại:

Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được coi là gia

đình truyền thống liên quan tới dạng gia đình trong quá khứ Đó là một nhómngười ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, thường

từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó còn có cả những người ruột thịt

từ tuyến phụ Dạng cổ điển của gia đình lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổchức chặt chẽ Nó liên kết ít nhất là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi Cácthành viên trong gia đình được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo giađình mà thường là người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình Ngày nay, gia đìnhlớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ nữa Trong gia đìnhnày, quyền hành không ở trong tay của người lớn tuổi nhất

Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm người thể

hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối quan hệ của mộtngười vợ hoặc một người chồng với các con Do vậy, cũng có thể có gia đình nhỏđầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ Gia đình nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứatrong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng, vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏkhông đầy đủ là loại gia đình trong nó không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa làtrong đó chỉ tồn tại quan hệ của chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người

cha hoặc người mẹ với các con Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng

trong đời sống gia đình Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển

5.Gia đình Việt Nam xét theo hôn nhân gia đình

Gia đình đơn hôn.

Gia đình đơn hôn hay còn được gọi là gia đình một vợ một chồng

Là hình thái có nhiều ưu thế về mặt cân bằng tương đối trong quan hệ giới giữa vợ vàchồng Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn tăng cao và nhiều người lyhôn lại tái hôn, sau đó lại ly hôn nữa Với trường hợp này , hình thái một vợ mộtchồng đã bị biến thành một biến thể của chế độ đa hôn hay chế độ lấy lần lượt nhiều

vợ nhiều chồng, vì một người có thể có vai ba chồng (vợ) trong đời mình Xã hội học

phương Tây gọi hình thái này là “chế độ nhiều lần lấy một vợ một chồng”.

Trang 13

Gia đình đa hôn.

Hình thái gia đình này bao gồm từ ba người trở lên tham gia vào một liên minh hônnhân Gồm hai biến thể:

- Đa thê tức là một người đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ Hình thái này là mộtbiểu hiện cụ thể của tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa một ngườichồng và nhiều người vợ Hơn thế nữa, nó còn cho thấy ngay trong nội bộ giới nữcũng có tình trạng áp bức nhau, và tiếp tay cho sự áp bức giới mà mà nam giới thựchiện với phụ nữ

- Đa phu tức là một người vợ có nhiều chồng

Gia đình tái hôn

Gia đình tái hôn là hình thái gia đình trong đó ít nhất một trong hai vợ chồng đãtừng kết hôn, nhưng ly hôn rồi tái hôn Đây chính là loại gia đình đa hôn biến dạng,hay chế độ một vợ một chồng nhiều lần

IV.HỆ THỐNG THÂN TỘC VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM

ở dưới nữa gọi chung là viễn tôn

Tự cao tổ đến viễn tôn gọi chung là cửu tộc

Đồng hàng với mình là anh chị em ruột Anh em trai của cha mình gọi là bácchú, hoặc bá phụ và thúc phụ.Chị em gái của cha gọi là cô, hoặc cô mẫu Con bác vàchú đối với mình là anh em chị em thúc bá, hoặc tòng huynh đệ và tòng tỷ muội; con

cô đối với mình là anh chị em con cô con cậu, hay biểu huynh đệ hay biểu tỷ muội

Họ ngoại thì gồm những thân thích theo phụ hệ của mẹ mình; cha mẹ của mẹ là ôngngoại bà ngoại, anh em trai của mẹ là cậu (cửu), chị em gái của mẹ là dì (dì), anh emchị em con cô con cậu cùng anh em chị em con dì đều gọi là biểu huynh đệ và biểu tỷmuội

Theo luân thường trong gia tộc nước ta thì người cùng họ nội không được lấynhau, phạm vào điều cấm ấy là tội loạn luân, phong tục chê cười mà pháp luật cũngtrừng trị Duy đời nhà Trần thì con gái tôn thất không được lấy chồng ngoại tộc, đó chỉ

là lệ đặt riêng để tránh việc con rể cướp ngôi như việc Trần Cảnh cướp ngôi nhà Lý,chứ không phải là tục phổ thông

Còn về họ ngoại thì con cô con cậu hay là đôi con dì cũng không có phép lấynhau Song đến bực cháu trở đi thì không có lệ cấm nữa, cho nên có câu tục ngữ rằng:

“Cháu cậu mà lấy cháu cô/ Thóc lúa đầy bồ, lúa má nhà ta”

2 Gia trưởng và tộc trưởng

Theo nguyên lí thì trong chế độ phụ quyền, người gia trưởng có quyền uy tuyệt đốitrong nhà, ví dụ như:

Trang 14

Gia trưởng có quyền sở hữu và quản lí tài sản của gia đình, vợ con phải làm lụng chogia trưởng chứ không được dinh lợi về phần riêng;

Gia trưởng có quyền sở hữu đối với vợ con và có thể bắt đi làm thuê hay đem bán điđược

Gia trưởng có quyền độc đoán về hôn nhân của con cái, và quyền sinh sát nữa

Tóm lại, ở trong gia đình, gia trưởng là một vị chủ nhân chuyên chế, cũng như một

quân chủ chuyên chế trong một quốc gia vậy

Nếu vị gia trưởng chết đi thì các con trai từ con trưởng đến con thứ, nếu có vợ có conrồi thì khi ấy mỗi người thành gia trưởng của một gia đình riêng, đối với gia đình ấycũng có đủ các quyền lực như cha thuở trước

Người con trai trưởng, ngoài sự làm chủ gia đình riêng lại còn phải thờ phụngcha mẹ, nghĩa là ngoài tư cách làm chủ nhà, lại còn có tư cách làm trưởng chi họ gồmgia đình của mình và các gia đình của những em trai Mỗi người gia trưởng của giađình nhỏ, nếu sinh con trai, thì những con trai ấy lại lập gia đình riêng, rồi cứ thế mãi,chi họ mỗi ngày đâm chồi nảy nhánh mà to lần mãi ra Xem như thế thì mỗi người đànông đều có thể làm chủ một nhà và làm trưởng một chi họ Tất cả các chi họ ấy họp lạithành họ lớn, tức là đại gia tộc, người đứng đầu chi trưởng gọi là tộc trưởng Vềphương diện tế tự thì tộc trưởng phải phụng sự tổ tiên cả họ ở nhà thờ họ Tại nhà thờ

ấy tổ tiên của chi trưởng và tổ tiên ngũ đại trở lên của các chi nhánh; còn tổ tiên tứ đạitrở xuống thì thờ ở nhà riêng của các chi trưởng Về phương diện pháp luật thì tộctrưởng có quyền dự tất cả các hội nghị gia tộc của các chi họ, phân xử những việctranh chấp trong họ, định đoạt hoặc khuyên bảo khi họ hàng có việc hôn tang hoặcviệc quan hệ lợi hại khác Nếu tộc trưởng còn nhỏ tuổi thì thường ông chú ruột giúp

đỡ hoặc thay thế Ở Nam Việt thì tộc trưởng thường là người lớn tuổi hoặc có đứcvọng hơn hết trong họ, chứ không theo nguyên tắc đích trưởng như ở Bắc Việt vàTrung Việt

3 Địa vị đàn bà

Trong gia đình, chủ quyền nằm trong tay gia trưởng thì đàn bà tất là không cóquyền gì cả Khổng giáo chủ trương nam tôn nữ ty, trọng nam khinh nữ, lại vun đắpthêm quyền uy của gia trưởng mà đè nén địa vị của đàn bà Theo luân lý tam cươngngũ thường thì đàn bà khi nào cũng phải tuỳ thuộc vào đàn ông Kinh lễ có thuyết tamtòng, bắt người đàn bà, khi còn nhỏ phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khichồng chết phải theo con, suốt đời là kẻ vị thành nhân phải dựa vào một người đàn ônglàm chủ chốt, chứ không bao giờ độc lập Cũng trong Kinh Lễ điều thất xuất cho rằngđàn ông có bảy cớ để bỏ vợ là: không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắmmiệng, trộm cắp, ghen tuông, có ác tật Như thế thì người đàn ông muốn bỏ vợ khi nàocũng có thể tìm ra một cớ trong bảy cớ ấy được

Tuy nhiên phong tục và pháp luật đối với đàn bà đã hoà hoãn bớt cái tính cáchtàn nhẫn của đạo đức Theo pháp luật (luật Gia Long ) thì đàn ông vẫn có quyền thấtxuất, nhưng lại có ba trường hợp người chồng không thể bỏ vợ được gọi là tam bấtkhả xuất:nếu vợ đã để tang cha mẹ chồng, nếu vợ đã làm nên giàu có, nếu ngoài nhàchồng ra vợ không còn chỗ nào để nương tựa nữa Nếu người chồng vô cớ mà bỏ vợhay nếu ở trong ba trường hợp ấy mà bỏ vợ thì bị pháp luật trừng phạt

Trang 15

Gia dĩ pháp luật tuy cho phép chồng có quyền dùng của cải của vợ mà vợkhông được kiện chồng mà chỉ được quản lí của ấy, nếu muốn cát nhượng thì phải có

vợ thuận tình Nếu chồng tự tiện bán tài sản của vợ thì cha mẹ vợ có thể truy tố, chonên những tài sản mà vợ không kí tên hay điểm chỉ vào văn khế thì không ai dámmua Theo luân lí xưa thì chồng có quyền đem bán vợ mà pháp luật cấm chồng khôngđược bán vợ, bắt vợ làm thuê, hay là hạ vợ chính xuống hàng vợ hầu và đem vợ hầulên hàng vợ chính

Pháp luật thừa nhận người vợ có địa vị tương đương với chồng ở trong một gia đình,

mà theo tục thường thì việc quản lí gia sản không những là vợ giúp chồng mà chính vợlại tự đảm đương, cho nên người ta không những gọi người chủ phụ là nội trợ mà còn

là nội tướng

Theo nguyên lí thì người quả phụ khi chồng chết thì phải phụ thuộc theo con(tòng tử) nhưng thực sự thì bà mẹ goá có quyền quản lí gia chính và có quyền giámđốc con cái giống như khi cha còn sống Nếu con trưởng của bà là tộc trưởng mà cònnhỏ thì bà có quyền thay con mà tế tự tổ tiên, song khi hành lễ thì thường có mộtngười đàn ông trong họ giúp đỡ

Nếu gia đình không có con trai thì người con gái trưởng được giữ hương hoả vàthờ phụng cha mẹ như người con trai trưởng Theo luật Hồng Đức đời Lê và một đạosắc chỉ đời Quang Thuận (Lê Chiêu Tôn, 1517), thì con gái trưởng ấy có đủ quan hệnghĩa vụ về pháp luật và tôn giáo như một người con trưởng vậy.Ngày nay khi ngườicha chết không có người thừa tự con trai thì pháp luật và phong tục cũng cho con gáiđược hưởng hương hoả để phụng sự tổ tiên Theo thực tế, nếu chỉ có con gái thì cáccon gái vẫn được hưởng di sản và của hương hoả, duy khi nào không có con hầu thìmới nuôi con nuôi để lập tự.Câu tục ngữ “vô nam dụng nữ” chính là nói đến phong tụcấy

4.Địa vị con cái

Ở trong gia đình con cái là vật sở hữu của cha, bởi vậy cho nên ngày xưa cha khôngnhững có quyền bán con mà đánh chết con cũng không có tội

Theo luân lý tam cương ngũ thường thì con cái mà có cha thì khi nào cũng ởđịa vị phụ thuộc Cha đã là cương của con, cũng như vua là cương của tôi, thì quyền

uy của cha là tuyệt đối, mà con thì không có chút quyền gì cả Cha đối với con cái phảinghiêm, mà con đối với cha phải hết sức hiếu Theo nho giáo thì hiếu là đứng đầu trămnết Cốt từ hiếu là “vô vi” và “vô cải”, nghĩa là “cha sống lấy để mà thờ, chết thì lấy

để mà táng, lấy để mà tế” và “ cha còn thì phải xem là cái chi của cha, cha mất rồi thìphải xem việc làm của cha, trong ba năm không được đổi đạo của cha

Luân lí đối với con cái tuy có khắc nghiệt như vậy, song pháp luật và phong tụchơi khoan Theo luật Gia Long, cha mà đánh chết con bị phạt 100 trượng (điều 288).Theo tục lệ thì cha có quyền bắt con đi ở thuê, nhưng khi nó đã trưởng thành hay đãkết hôn thì cha không có quyền quản lý tài sản của các con thứ nữa, duy con trưởng thìphải ở một nhà với cha, cha có bằng lòng mới được ở riêng

Cha mẹ già yếu thì con cái phải phụng dưỡng, nếu không thì pháp luật phạt 80 trượng Đối với con cái thất kính, lăng mạ cha mẹ, pháp luật phạt đến tội giảo, nhưng nếu cha

mẹ không truy tố thì pháp luật không can thiệp

Trang 16

Cha mẹ còn sống thì con cái không được chia gia sản, trừ khi cha mẹ chia Cha mẹchết mà gia sản chưa chia thì phải chờ ba năm mãn tang mới được đem chia Tráinhững điều ấy mà có người truy tố thì pháp luật phạt đến 100 trượng.

5.Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình

Vợ chồng

Đạo vợ chồng cư xử với nhau, trọng nhất là hai chữ hoà thuận Tục có câu rằng:

“thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” nghĩa là có hoà thuận với nhau thì việckhó đến đâu, cũng làm nên được Người chồng lại trọng nhứt là phải giữ nghĩa với vợ,

mà vợ thì phải biết giữ tiết với chồng

Cha mẹ với con

Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nơithì gọi là Thầy là U Về đường ngược (Hưng Hoá) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trongthì gọi là Bụ Nam Kỳ gọi cha là Tía gọi mẹ là Má Ở đây bây giờ lại nhiều người chocon gọi cha là Ba, gọi mẹ là Mẹ Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người, ngườithì cho con gọi là chú thím, người thì cho con gọi Anh Chị, Cậu Mợ Ngày xưa lại cótiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bầy giờ không đâu dùng

Khi sinh con thường cha mẹ ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh concái.Con nhà nào ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng biết lò cò chạy chơi, làhợp vào ca dễ nuôi mai sau làm nên người

Con đối với cha mẹ

Sự hiếu thảo với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trăm nết hay của người

Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị Thập tư hiếu làm phương châm dạy con.Hiếu là biếtkính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ Tụcthường chi khi cha mẹ còn không nên đi xa, sợ không được thừa hoa dưới gối chamẹ.Con cái có của ngon vật lạ phải phụng dưỡng cha mẹ trước Đấy là đạo làm conđúng nghĩa

Anh em, chị em

Anh chị em cùng cha cùng mẹ đẻ ra, gọi là anh em đồng bào, anh em cùng cha khác

mẹ gọi là anh em dị bào, nhưng tổng chi gọi là anh em ruột cả, còn anh em cùng mẹkhác cha thì gọi là anh em đồng mẫu dị phụ, anh em ấy không thân thiết gì mấy, cũngnhư người ngoài thôi.Anh em cùng một mẹ đẻ ra, thì cứ theo thứ tự đẻ trước là anh, đẻsau là em, nhiều mẹ đẻ ra thì con vợ cả là anh, con vợ lẻ là em, không cứ gì nhiều tuổi

ít tuổi.Cũng có mấy nhà lấy vợ hầu trước, dù có đẻ ra con cũng không được là con cả,khi nào kèn được người chính thất, đẻ con mới là con cả, cũng có nhà thì bất cứ vợnào , hễ đẻ trước gọi là anh đẻ sau gọi là em

Anh em cốt lấy tình thân ái làm đầu, lá lành đùm lá rách, bênh vực giúp đỡ lẫn nhau

Ta vẫn thường cho anh em ăn chung ở lộn với nhau, hoà mục với nhau là cách vui vẻ,

là nhà có phúc

Chị em, chị em dâu, anh em rể

Chị em ở với nhau, cũng có tình thân ái như anh em, có câu rằng “chị ngã em nâng”,

ấy là thường tình Còn về phần anh em rể, chị em dâu, thì không được thương nhaumấy Trừ ra nhà có giáo dục, biết lấy lễ nhượng ăn ở với nhau Còn phần nhiều là haykhủng hoảng với nhau lắm Có câu rằng “yêu nhau chị em gái, khái nhau chị em dâu,

Trang 17

đánh nhau vỡ đầu là anh em rể”, tục ấy cũng là tục xấu Anh em, chị em ở trong nhàlủng cũng, gọi là gia đình bất mục.

V.VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM

1.Sơ lược vài nét văn hoá gia đình Việt Nam

Hình thức gia đình đông con và nhiều thế hệ cùng chung sống trên một mảnh đất của

tổ tiên: hình thức gia đình hạt nhân mở

Vấn đề hôn nhân trong gia đình Việt Nam truyền thống

Gia đình là đơn vị duy nhất được xã hội thừa nhận và cho phép tạo ra những công dânmới cho xã hội

Những qui định đối với hôn nhân trong xã hội cũ là rất ngặt nghèo, hiếm khi dựa trên

cơ sở tình yêu mà mục đích chủ yếu là duy trì nòi giống và phát triển kinh tế

Quan hệ hôn nhân trong xã hội truyền thống thường được xây dựng trên cơ sở "Lấy vợxem tông, lấy chồng xem giống", và phải môn đăng hộ đối, có đẳng cấp gần nhau,thậm chí vị trí trong dòng họ cũng phải tương xứng

Sự phản kháng trong vấn đề định đoạt hôn nhân của cha mẹ cũng chỉ thường có ở namgiới còn phụ nữ thì rất hiếm trường hợp có đủ can đảm để làm việc đóTình trạng tảo hôn trước đây ở nước ta diễn ra khá phổ biến và với hầu hết người phụ

nữ trong các gia đình đều được gả sớm, thậm chí có sự chênh lệch khá rõ về tuổi tác sovới người chồng "Có con mà gả chồng gần,/ Có bát canh cần nó cũng mang cho".Thực tế này đã phản ánh tinh thần tự trị làng xã là khá đậm nét trong truyền thống vànếp nghĩ của người Việt trước đây

PGS Nguyễn Từ Chi khi xem xét cơ cấu văn hoá xã hội gia đình Việt Nam từ góc độthờ cúng tổ tiên đã cho rằng quan niệm Nho giáo, chế độ phụ quyền của nó không đủ

để giải thích cơ cấu gia đình Việt Nam trên thực tế Gia đình này đã cấu tạo theo kiểulồng vào nhau theo quan hệ thân tộc Đó là kiểu gia đình nhỏ, từ đó tách ra thànhnhững gia đình “hạt nhân hoá” và tiếp diễn mãi mãi

Còn theo Trần Quốc Vượng cho rằng Nho giáo chỉ là lớp phủ bên ngoài, nếu không đisâu nghiên cứu các giá trị văn hoá truyền thống thì khó mà giải thích được những đặcđiểm cơ cấu nội tại của gia đình người Việt

2 Thờ phụng tổ tiên

Người Việt Nam rất coi trọng việc thờ phụng tổ tiên.Những bậc sinh thành đãquá cố đều được xem là tổ tiên (từ thuỷ tổ đến liệt vị tổ tiên)

Các vị bác, chú, cô, dì, anh, em khi mất đều được đưa vào thờ ở nhà thờ nhưng không

có bài vị riêng.Vì vị nào làm cha mẹ thì đã được con cái của họ thờ rồi, từng nhà chỉthờ vọng họ mà thôi

Trong họ hay trong gia đình nếu có những người mất tích hay yểu vong, thì hồn đượcgọi là bà cô, ông mãnh, gia đình phải nhớ đến Ngày giỗ, Tết đều phải nhắc đến họ Cótrường hợp, nhất là đối với những bà cô ông mãnh phải làm bàn thờ riêng cho họ.2.1 Bàn thờ gia tiên

Ở nông thôn, dù nhà nghèo khó đến đâu cũng phải đặt một bàn thờ gia tiên Có thể chỉ

là một tấm ván đậu bên bờ vách, nếu gia đình hoàn cảnh khó khăn Còn ở gia đình bậctrung trở lên, bao giờ bàn thờ gia tiên cũng được sắp đặt cẩn thận

Trang 18

Thường thì bàn thờ gia tiên chiếm hẳn một gian nhà Có thể là gian giữa, cũng có thể

là gian cuối cùng của ngôi nhà theo thứ tự bên trái khi đứng từ sân nhìn vào

Thông thường, người ta chia gian thờ làm ba lớp:

-Lớp ngoài cùng là chiếc phản để mọi người lên đấy làm lễ Không phải đặtphản thì để trống nền nhà, để khi cần thiết thì có thể bày bàn ghế hay trải chiếu

-Lớp thứ hai là một cái hương án trên đặt đồ tam sự hay ngũ sự (lư hương vàcọc sáp bằng đồng, hoặc 5 cái hoặc 3 cái), lọ độc bình, đèn, Những nhà khá giả còn

có đôi hạc nhỏ cũng bằng đồng

Hương án này là nơi khi cúng lễ, người ta mời các vị thần được thờ trong gia đình về

ngự.Thông thường có các vị thần: Long Quân chúa mạch, Nhị vị thần Môn, Đông Trù

tư mệnh, Táo phủ thần quân.Kể những tên như vậy, nhưng hương án vẫn có thể cung

thỉnh nhiều vị thần tại gia khác

-Lớp trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên Thường đây là một cái bàn dài,trên đặt ba bộ đồ thờ:Phía bên trái (đứng ngoài nhìn vào) là một cái khám sơn son, kín

cả ba mặt (tả hữu và mặt sau) Mặt trước có làm cửa nhỏ, có thể khép mở Trong cùngđặt bài vị của vị Tổ khai sáng ra dòng họ của chủ gia đình (vị này được thờ ở nhà thờ

họ nhưng các gia đình đều thờ) Bài vị khắc những chữ tôn huý, thế thứ chung chứkhông ghi tên, huý ai cả

Những gia đình không thờ Tổ riêng, thì dành phẩn này để thờ vị nào đã khuất mà gia

chủ nhận là bảo hộ cho mình và gọi là tịnh

Ở giữa là một cái ngai (hoặc một cái ỷ) tượng trưng cho ông vải Chiếc ngai sonthếp vàng, hai tay ngai có hình đầu rồng, đầu ngai nhô lên một hình tròn như mặtnguyệt

Phía bên phải là một số bài vị, không có khám che, chỉ bày trên bàn cũng không theomột thứ tự nào Nơi đây là để thỉnh những tổ tiên của gia đình thuộc nhiều chi khác:các bà vợ của các vị tổ tiên, các chú, bác, cô,

Trong lời khấn, người ta gọi những linh hồn này là: nội thương, trung thương, ngoại thương chỉ tất cả những người trong dòng họ đã mất.

Ngoài bàn thờ ba lớp này, người ta còn có treo một chiếc màn gọi là ỷ môn Khi cũng

lễ xong, màn ấy phải bỏ xuống, kéo che khuất cả bàn thờ, để một lúc sau mới hạ cổbàn Ý nghĩa của hành động này là : “sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, mờiđược tổ tiên về, cầu khẩn, kính cáo xong rồi thì mời các vị ăn uống Khi các ngài ănuống phải che màn để bên ngoài không nhìn vào được

Một số gia đình khá giả còn trang hoàng hoành phi và câu đối

2.2 Nhà thờ họ- nhà thờ Tổ (từ đường)

Có những dòng họ lớn, con cháu chung nhau làm một ngôi nhà thờ để thờ vịthuỷ tổ của họ mình Ngôi nhà ấy gọi là nhà thờ họ hay nhà thờ Tổ, tên chữ gọi là từđường

Việc trang trí từ đường cũng giống như trang trí bàn thờ gia tiên Có điều khác là việcthờ ở đây là do ông trưởng họ trông nôm Các nhà đại gia bao giờ cũng có một cuốntộc phả ghi chép lạ sự trạng tổ tông để ở nhà thờ này

Mỗi năm vào ngày huý nhật ông thuỷ tổ này, cả họ họp mặt tại nhà thờ để cúng tế Cácchi họ đều mang cỗ bàn, hương hoa đến lễ Ngày đó, cả họ ăn uống vui vẻ Ông

Ngày đăng: 28/04/2016, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w