ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa (Trang 32 - 35)

Việt Nam đang trong giai đoạn có tính bước ngoặt 2015-2020,giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nước ta, kể từ khi bắt đầu chính sách đổi mới từ giữa những năm 80 đến nay.Nền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn chuyển biến từ quốc gia có thu nhập đầu người thấp sang quốc gia có thu nhập đầu người trung bình.

Thiết chế gia đình Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới và những biến đổi nhanh chóng của thực tế xã hội.Điều này đòi hỏi phải xác định rõ những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển gia đình trong tình hình hiện nay.

Trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội, gia đình Việt Nam đang hướng tới xây dựng gia đình văn hoá.Vì gia đình là “tế bào” của xã hội, mỗi gia đình hoà thuận, hạnh phúc, ổn định sẽ góp phần cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của xã hội; ngược lại, xã hội phát triển ổn định, lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho gia đình ấm no, hạnh phúc.Hơn nữa, xét về mối quan hệ lợi ích thì trong chủ nghĩa xã hội có sự phù hợp cơ bản về lợi ích của gia đình và lợi ích của xã hội.

Gia đình văn hoá là gia đình được xây dựng, tồn tại và phát triển trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, xoá bỏ những yếu tố lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, tư bản chủ nghĩa, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại.

Gia đình văn hoá là gia đình tiến bộ, đánh dấu bước phát triển của hình thức gia đình trong lịch sử nhân loại. Xây dựng gia đình văn hoá đem lại lợi ích cho cả cá nhân và xã hội.Con người của xã hội mới khi xây dựng hạnh phúc gia đình cũng là góp phần cho sự phát triển của xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học... trên cơ sở đó xây dựng cơ chế, chính sách thích hợp.Xây dựng tính liên kết giữa hệ thống hỗ trợ của gia đình, họ hàng, với phúc lợi từ nơi làm việc và tiềm năng của khu vực tư nhân và phi chính thức, kể cả tình nguyện cũng là một yếu tố quan trọng.

Nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền cải thiện văn hoá và dân trí.Sự gia tăng các quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân đặt ra vấn đề đảm bảo an toàn tình dục, bao gồm giáo dục giới tình và văn hoá tình dục nhằm xây dựng quan hệ gia đình bền vững. Phát triển các hoạt động có tính chất giao lưu giữa các cá thể gia đình riêng lẻ khác nhau trong hệ thống gia tộc hay thân thuộc huyết thống của dòng họ mình

Nâng cao chất lượng môn học đạo đức và giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông, chú trọng hơn nữa việc soạn thảo các nội dung, bài giảng kết hợp lồng ghép các chuyên đề về những nét cơ bản trong tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá gia đình Việt Nam

truyền thống.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo.

TƯ LIỆU THAM KHẢO

- Đào Duy Anh ,Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Thế Giới, Hà Nội

- Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, NXB Chính Trị Quốc Gia

- Nguyễn Hồng Mai, Bài viết Gia đình Việt Nam trong cơn bão của thời đại, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Hoá, Trường đại học Văn Hoá Hà Nội

- Nguyễn Hữu Minh (Viện Gia đình và Giới tính) và Mai Văn Hai (Viện Xã hội học), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020.

- PGS Vũ Ngọc Khánh, Nghiên cứu văn hoá cổ truyền Việt Nam, NXB Giáo Dục)\

- PGS Trần Ngọc Thêm, Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo Dục - Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, NXB Văn Học

-Trần Quốc Vượng, Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo Dục - TS Trần Diễm Thuý, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Văn Hoá – Thông Tin -Tiểu luận Xã hội học gia đình, Đại học Trà Vinh

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w