Chức năng tái sản xuất ra con người

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa (Trang 28 - 32)

VI. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM

VII.V Ị TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người

Là một trong những thiết chế cơ bản của xã hội. Gia đình đảm nhận chức năng tái sản xuất ra con người, tái tạo bảo dưỡng sức lao động cho xã hội. Trong sự phát triển của lịch sử, các chức năng của gia đình đã có nhiều biến động một số chức năng của gia đình truyền thống đã bị mai một hay bị thay thế bằng các chức năng khác phù hợp hơn khi xã hội chuyển từ xã hội nông nghiệp chuyển sang xã hội công nghiệp.

Nhưng chức năng tái sản xuất ra con người vẫn luôn luôn và bao giờ vẫn là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Bởi nó là chức năng cố hữu đặc thù không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế được. Nó thực hiện việc duy trì nòi giống, chuyển giao văn hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác và do đó nó là một trong hai nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của lịch sử nhân loại. Anghen đã từng viết: "Theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử phát triển của xã hội loài người quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp của con người. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt ra thức ăn, quần áo, nhà ở, và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và một nước nhất định đang sống là do 2 loại sản xuất đó quyết định: Một mặt do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình"1.

Ngày nay ở các nước phương Tây xuất hiện một số kiểu gia đình kỳ quặc như:

Gia đình độc thân, gia đình không sinh đẻ, gia đình đồng tính luyến ái (Pháp luật cho phép)... Đó là hiện tượng không bình thường của gia đình. Bởi lẽ nếu gia đình không sinh đẻ, không nuôi dạy con cái cũng có nghĩa là không có sự duy trì nòi giống,

không có sự chuyển giao văn hoá và như vậy xã hội sẽ đi vào ngõ cụt không có sự phát triển. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con người về mặt thể chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá tức là quá trình xã hội hoá con người. Quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật người thành con người xã hội.

- Ngày nay trước sự tác động của khoa học - công nghệ hiện đại con người không những làm chủ được quá trình sinh đẻ mà con người đẻ theo ý muốn. Vì vậy mà chức năng sinh đẻ tái sản xuất ra con người của gia đình ngày nay đã được xã hội hoá và kế hoạch hoá. Như vậy mới bảo đảm tái sản xuất ra con người hợp lí vừa đảm bảo chất lượng chăm sóc vừa đảm bảo hạnh phúc cho cha mẹ. Việc kế hoạch hoá trong sinh đẻ vừa có lợi cho gia đình, cá nhân và xã hội.

Trong thực tế xã hội hiện nay một số gia đình vẫn còn tồn tại tư tưởng bảo thủ, lạc hậu; đẻ nhiều để có con đàn cháu đống, đẻ nhiều con để trông cậy khi tuổi già, đẻ con trai để nối dõi tông đường, đẻ con gái để có nếp có tẻ, có người chấy rận chăm sóc mẹ... Những tư tưởng lạc hậu này cần phải đấu tranh để loại trừ ra khỏi đời sống xã hội, để góp phần làm cho xã hội phát triển hợp lí giữa sự phát triển kinh tế - văn hoá và sự gia tăng dân số. Muốn thực hiện tốt điều này cần trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản...

3.2. Chức năng nuôi dưỡng giáo dục con trẻ

Nuôi dưỡng giáo dục con trẻ là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi người làm cha, làm mẹ như Luật hôn nhân Gia đình đã ghi: "Cha mẹ có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội". Trẻ em sinh ra phải được sinh trưởng và phát triển một cách bình thường và các quyền được sống, được học tập, vui chơi, được chăm sóc và giáo dục, được tôn trọng về nhân cách. Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm tạo lập môi trường sống, môi trường xã hội an toàn đối với cuộc sống và phát triển thể chất, tinh thần cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện về tất cả mọi mặt.

Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên đối với trẻ em và là môi trường giáo dục suốt đời đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ khi lọt lòng trẻ em đã được thừa hưởng nền văn hoá gia đình qua sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác... Trẻ em được giáo dục bằng những tình cảm ruột thịt của những người thân trong gia đình. Đó là sự yêu thương của người mẹ, sự gia uy chỉ bảo

của người cha, sự yêu quí của ông bà nội ngoại, sự ganh đua đoàn kết của anh em trong bầu không khí hoà thuận, êm ấm tất cả những gì trẻ nghe thấy, nhìn thấy, trẻ cảm nhận được đều ghi sâu trong tâm trí trẻ thơ và trẻ có thể bắt chước những gì mà ông bà, cha mẹ, anh chị đã thể hiện,..

Khi lớn lên quan hệ xã hội của trẻ được mở rộng nhưng tình cảm của gia đình vẫn là động lực thôi thúc con người tự hoàn thiện nhân cách của mình. Nếu gia đình có bầu không khí tâm lí không hoà thuận sẽ có ảnh hưởng không tốt tới trẻ thơ, sẽ là nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn trong tâm hồn trẻ thơ và là mầm mống cho những hành vi sai lệch ở trẻ em. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người vai trò của gia đình ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi là khác nhau:

+ Giai đoạn ấu thơ: Gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người, gia đình là cầu nối giữa đứa trẻ với môi trường xung quanh, giúp trẻ làm quen với thế giới đồ vật và hình thành những thói quen ban đầu cần thiết của con người.

+ Giai đoạn tuổi mẫu giáo nhi đồng: Gia đình có vai trò chăm sóc giáo dục trẻ tiếp tục hình thành và củng cố những thói quen tốt cho trẻ. Tổ chức hướng dẫn các hoạt động cho trẻ giúp trẻ biết nhận thức cái đúng cái sai, cái được phép và cái không được phép.

+ Giai đoạn thiếu niên và thanh niên mới lớn: Giai đoạn này gia đình có nhiệm vụ giúp cho trẻ có khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc sống hoạt động học tập và sinh hoạt, giúp trẻ hình thành những giá trị, những chuẩn mực, thiết lập những mối quan hệ với những người xung quanh, giúp trẻ hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự ý thức về bản thân.

+ Giai đoạn tuổi trưởng thành: Gia đình giúp cá nhân chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập và phải trả lời được các câu hỏi làm nghề gì để kiếm sống; sống theo lối sống nào? Yêu ai? Yêu như thế nào?...

+ Giai đoạn chuẩn bị kết hôn: Gia đình giúp cá nhân hiểu biết về ý thức trách nhiệm của người làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ...

+ Giai đoạn tuổi già: Gia đình có chức năng chăm sóc, kính trọng và chuẩn bị đón nhận tuổi già.

Tóm lại: Chúng ta có thể khẳng định rằng: Gia đình luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung và trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói riêng. Chúng ta cần tránh tư tưởng ỷ lại, dồn hết trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ cho giáo dục nhà trường, để giáo dục gia đình có hiệu quả cha mẹ cần phải thường xuyên quan tâm đến con trẻ và phối hợp với nhà trường, với các tổ chức xã hội, đoàn thể để giáo dục con trẻ.

3.3. Chức năng kinh tế

Trong bất cứ thời đại nào kinh tế gia đình vẫn giữ vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của gia đình.

Kinh tế gia đình phát triển, giàu có đảm bảo cuộc sống và sinh hoạt của mỗi cá nhân sẽ giúp cho gia đình có điều kiện thực hiện tốt các chức năng khác đồng thời cũng là điều kiện thực hiện tốt hạnh phúc gia đình.

Trong xã hội nông nghiệp lạc hậu, gia đình là đơn vị sản xuất, một đơn vị kinh tế độc lập mọi người trong gia đình cùng chung lưng đấu cật cùng làm cùng hưởng...

Trong xã hội công nghiệp hiện đại kinh tế gia đình được chuyển hoá dưới dạng hoàn toàn khác. Trước kia gia đình là một đơn vị sản xuất nên chức năng kinh tế của gia đình được thể hiện qua sự điều hành, tổ chức sản xuất, kinh doanh ngay trong gia đình. Trong xã hội công nghiệp hiện đại mỗi thành viên trong gia đình lại tham gia hoạt động ở một cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Họ chỉ còn lệ thuộc với nhau bằng sự góp tiền để tạo ra ngân sách chi tiêu trong gia đình, nhằm thoả mãn những nhu cầu chung của mọi thành viên trong gia đình và nhu cầu sống của mỗi cá nhân và như vậy là chức năng kinh tế của gia đình chuyển từ đơn vị sản xuất sang đơn vị tiêu dùng và điều phối các chức năng còn lại của gia đình.

Chính do có sự chuyển đổi như vậy nên mọi người trong gia đình có cảm tưởng bị mất đi chức năng kinh tế. Sự nhận thức thiếu đúng đắn về vấn đề này sẽ làm cho các mối quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo dẫn tới tình trạng chồng một vốn, vợ một vốn, mọi người giấu diếm nhau về các khoản thu nhập. Do đó chỉ cần có sự bất hoà nho nhỏ về tình cảm là dễ dàng dẫn đến sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình. Điều này lí giải cho tại sao ở các nước phát triển hiện nay tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng.

Ở nước ta đang trên đường đổi mới từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh phát triển hiện tượng ly hôn ngày càng

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình Việt Nam đại cương văn hóa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w