1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa

26 2K 36
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Gia đình là một môi trường quen thuộc với hầu hết mọi người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực kinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.

Trang 1

Với mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên chúng em chọn đề tài: “Giađình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa” cho tiểu luậncủa mình Với kiến thức đang có cộng với tinh thần tìm tòi học hỏi, chúng

em hy vọng bài viết sẽ đưa ra được các ý trả lời xác đáng với vấn đề đã đặtra

Trang 2

1.Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á.

2 Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế vàcuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay

3.Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viêngia đình Việt Nam hiện nay

III.Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước và định hướng về gia đìnhViệt trên con đường tiến lên mô hình Chủ Nghĩa Xã Hội

1 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình

2 Trích văn bản quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệtchiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010

3 Nguyên nhân của những hiện tượng đi xuống trong văn hóa gia đình

IV.Định hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong hoàn cảnh mới

1 Chính sách của Đảng về định hướng xây dựng gia đình tương lai

2 Suy nghĩ về việc xây dựng đạo đức gia đình tiến bộ, lành mạnh

C.Lời Kết

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

Trang 3

- hình thức sơ khai của gia đình Lúc đầu gia đình chỉ bao gồm các thànhviên có quan hệ trực huyết với nhau, chủ yếu là những người mẹ cùng cáccon, cháu (gia đình mẫu hệ) Sau đó thì được mở rộng bao gồm thêm cácthành viên khác có thể có cùng huyết thống song cũng có thể không cùnghuyết thống

Về quy mô gia đình, lúc đầu số lượng các thành viên gia đình tương đốiđông có khi lên tới hàng trăm người Về sau, do yêu cầu thích ứng với cuộcsống ngày càng phát triển của xã hội loài người nên số lượng các thành viêngia đình giảm dần Gia đình hiện đại ngày nay, số thành viên có khi chỉ có từ

1 - 3 Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, đồng thờicác quan điểm cơ bản về gia đình dường như cũng chưa có sự thống nhất,thậm chí có sự trái ngược nhau

Theo Từ điển tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp những người cùng sốngchung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan

hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”.Quan niệm này chỉ mới dừng lại ở một quan niệm phổ quát nhất về các loạigia đình trong lịch sử, đồng thời cũng chưa bao gồm các hình thức gia đìnhmới đang phát sinh trong các xã hội hiện đại ngày nay

Nho giáo cho rằng, gia đình chính là một cái nước nhỏ Vì thế, nếu “mộtnhà nhân hậu thì cả nước nhân hậu Một nhà lễ nhượng thì cả nước ăn ở đều

có lễ nhượng Một người tham lam thì cả nước bị rối loạn” (Đại học,Chương IX) Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải cónhững gia đình hòa thuận Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viênluôn quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau Trong gia đình đó, vợ chồngsống hòa thuận thương yêu nhau, cùng nhau chăm lo nuôi dưỡng dạy dỗ concái nên người Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời ăn tiếng nói cũng như tác phonglàm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo Ngược lại, concái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông

bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng rỡ và không làm việc gìkhiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng Một gia đình

Trang 4

hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ,biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, biết em ngã thì chị nâng

Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể nói rằng, phùhợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội của chúng ta Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôinuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống

và hình thành nhân cách" Vì thế, Đảng ta đòi hỏi "Các chính sách của nhànước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ Nâng cao ýthức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người" Với tính cách tế bào xãhội, vườn ươm các nhân tài của đất nước, nơi nuôi dưỡng những công dânmới cho tương lai, gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thànhcông nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sự tốt xấu củamỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự chuyển đổinền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

mà chúng ta đang tiến hành Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng

là một gia đình hòa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh emtôn trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn củagia đình Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng đòi hỏi vợ chồng phải cólòng chung thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếukính, làm anh em phải có sự thương yêu nhường nhịn Hạt nhân của mỗi giađình ấy chính là vợ và chồng

Theo tác giả Levy Strauss: gia đình là một nhóm xã hội học được quyđịnh bởi 3 đặc điểm thường thấy:

+ Hôn nhân

+ Quan hệ hôn nhân

+ Các ràng buộc và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia dinh

Liên Hợp Quốc định nghĩa: gia đình là một nhóm người có quan hệ họhàng cùng sống chung và có ngân sách chung

Ở phương Tây, những năm gần đây xuất hiện nhiều dạng gia đình biếnthái khiến cho định nghĩa về gia đình đều trở nên bất cập Chẳng hạn: Cáctác giả Jame W Vander Zanden - cho biết: “Một cuộc thăm dò mới đây chothấy 45% người Mỹ ngày nay cho rằng một đôi không cần kết hôn mà cùngchung sống với nhau thì được coi là một gia đình đích thực, 33% coi các đôicùng giới tính có nuôi nấng con cái là gia đình, còn 20% thì coi các cặpđồng giới tính chung sống với nhau là một gia đình” Đây có thể coi là một

sự mở rộng thái quá trong quan niệm về gia đình mà người Việt Nam khóchấp nhận

Đối với người á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, gia đình làmột giá trị xã hội quan trọng vào bậc nhất Nếu ở châu Âu gia đình nhiều khiđơn giản chỉ được coi là một nhóm xã hội thì ở ta, gia đình được coi là một

Trang 5

tế bào xã hội có tính sản sinh với đầy đủ các yếu tố cấu thành của nó như vợ

- chồng - con cái Bởi thế, để có thể tìm hiểu về gia đình Việt Nam, chúngtôi tạm đưa ra một định nghĩa mang tính cổ điển như sau: gia đình là một tậphợp những người cùng chung sống với nhau dựa trên quan hệ hôn nhân đượcchính thức thừa nhận bởi pháp luật hay luật tục và huyết thống Họ có tráchnhiệm đạo đức đối với nhau, có chung tài sản và cùng có trách nhiệm xã hộihóa thế hệ mai sau Đó là các quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, anhchị em ruột

2 Gia đình Việt Nam : Truyền thống hay hiện đại?

Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại giađình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóabản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Như vậy, giađình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồntại ở địa bàn nông thôn Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thịkhông tồn tại kiểu gia đình truyền thống Về vấn đề này tác giả Đỗ TháiĐồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, làgia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần nhưbất biến trên nhiều khía cạnh Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nôngnghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền"

Nhân đây, cũng cần phải nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khiđược hiểu là "gia đình nho giáo" Về căn bản, điều này không sai Song có lẽmỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào đó và cho dù phần lớn nội hàm

2 khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là 2 khái niệmđồng nhất Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo

là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam Và gia đìnhnho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đìnhtruyền thống ở các đô thị Việt Nam

Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà cácthành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống Trong gia đìnhnày có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà - cha mẹ - con cái màngười ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường" Kiểu gia đình này kháphổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ Nền kinh tế tiểu nông

là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có

xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình Bởi thế, các đại gia đình cùngsống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức giađình phổ biến ở đô thị Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gianày vẫn còn thường thấy Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự

Trang 6

gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống vănhóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo Các thànhviên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chămsóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ Đó là những giá trị rất căn bản củavăn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy Tuy nhiên, nhượcđiểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốtđẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời Bêncạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệquả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà - các cháu,giữa mẹ chồng - nàng dâu Bên cạnh việc duy trì được tinh thần cộng đồng,gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cánhân Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại giađình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng Điều này giải thích tại sao

số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn

là khuôn mẫu của gia đình ngày nay

Ở đây, một câu hỏi được đặt ra: vậy gia đình Việt Nam ngày nay có phải

là một gia đình hiện đại? Chúng tôi cho rằng điều này không hẳn đúng Bởi

vì gia đình hiện đại phải là sản phẩm của một nền công nghiệp phát triển,dân cư có lối sống đô thị và đạt đến một trình độ văn minh đô thị khá cao.Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp Cư dân nôngthôn chiếm tỷ trọng áp đảo - khoảng 3/4 dân cư cả nước với tất cả các đặctrưng về lối sống, tâm lý, sinh hoạt của người tiểu nông Theo số liệu dự báocủa Liên hợp quốc (năm 1993) đến năm 2000 tỷ trọng cư dân đô thị nước ta

sẽ lên 27,1%, năm 2010 là 34,8% Như vậy quá trình đô thị hóa ở Việt Namđang ở giai đoạn khởi đầu Văn minh nông nghiệp vẫn còn in đậm trong đờisống văn hóa của mỗi người dân - kể cả cư dân đô thị bởi đa phần họ vừathoát thai từ nông thôn Vậy nên gia đình Việt Nam ngày nay có thể đượccoi là "gia đình quá độ" trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổtruyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Trong quá trình này, sự giải thể củacấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu.Gia đình đơn hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ởcác đô thị và cả ở nông thôn - thay cho kiểu gia đình truyền thống từng giữvai trò chủ đạo trước đây

Gia đình Việt Nam ngày nay phần lớn là gia đình hạt nhân trong đó chỉ cómột cặp vợ chồng (bố mẹ) và con cái mà họ sinh ra Hầu hết các gia đình tríthức, viên chức nhà nước, công nhân công nghiệp, gia đình quân đội, công

an đều là gia đình hạt nhân Xu hướng hạt nhân hóa gia đình ở Việt Namđang có chiều hướng gia tăng vì nhiều ưu điểm và lợi thế của nó Trước hếtgia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ, linh hoạt và cókhả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội Gia đình hạt nhân có sự

Trang 7

độc lập về quan hệ kinh tế Kiểu gia đình này tạo cho mỗi thành viên tronggia đình khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá nhân.

Cá nhân tính được đề cao Trong xã hội hiện đại, mức độ độc lập cá nhânđược coi là một yếu tố biểu hiện chất lượng cuộc sống gia đình Tính độc lập

cá nhân được gia đình tạo điều kiện nuôi dưỡng, phát triển sẽ tạo ra phongcách sống, tính cách, năng lực sáng tạo riêng khiến cho mỗi người đều cóbản sắc Đó cũng chính là con người mà sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa của Đảng ta đang cần đến

Cố nhiên, gia đình hạt nhân cũng có những điểm yếu nhất định Chẳnghạn, do mức độ liên kết giảm sút và sự ngăn cách không gian giữa các giađình nên khả năng hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và tinh thần bị hạn chế ảnhhưởng của thế hệ tới nhau ít đi cũng làm giảm khả năng bảo lưu các giá trịvăn hóa truyền thống trong gia đình Dù vậy, gia đình hạt nhân vẫn là loạihình khá phổ biến ở nước ta hiện nay và đó cũng là loại gia đình thịnh hànhtrong các xã hội công nghiệp - đô thị phát triển Có nghĩa - đó cũng là kiểugia đình của tương lai

Trong quá trình hội nhập quốc tế, các quốc gia kém hoặc đang phát triển,

các dân tộc nói chung và các loại hình gia đình nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị đồng nhất hoá, bị làm suy kiệt những hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hoá riêng của cộng đồng mình, gia đình mình Vì những lẽ đó mà vấn đề củng cố, phát triển gia đình đã và đang trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng quốc tế.

II/ Mối quan hệ cá nhân - gia đình trong bối cảnh Việt Nam đi vào công cuộc hội nhập ,công nghiệp hóa-hiện đại hóa

1 Quá trình hội nhập và vấn đề gia đình ở châu Á:

Tại các quốc gia mới giàu có ở châu Á, đời sống gia đình hiện nay đanggặp phải những vấn đề đã từng xảy ra trong xã hội phương Tây Trong cáccuộc thảo luận về các “giá trị châu Á”, mối quan hệ trong gia đình thường làtrọng điểm tranh luận Ông Lý Quang Diệu (cựu Thủ tướng Singapore) làngười cổ vũ nhiệt thành cho nét đặc thù châu Á đã đưa ra nhận xét: Sự sụp

đổ các cấu trúc gia đình là nguyên nhân của các vấn đề nan giải trong xã hộiphương Tây Ngược lại, sức mạnh kinh tế châu Á bắt nguồn từ những ngườicon ngoan ngoãn, biết tôn trọng quyền lực của cha mẹ và cha mẹ cùng nhauchung sức đầu tư thì giờ và tiền bạc cho tương lai của con cái Người ta chorằng, cấu trúc gia đình ở nhiều nước châu Á bền vững hơn các nước châu

Âu, vì nó có cội rễ vững chắc hơn, trong đó Khổng giáo được coi là nền tảng

ý thức hệ văn hoá Đông Á có vai trò quan trọng cho sự ổn định của gia đình

Trang 8

Tư duy căn bản của Khổng giáo là các chế định nghiêm ngặt trong các mốiliên hệ giữa vua tôi, chồng vợ, cha con và anh em Vậy mà, ngày nay tại cácnước châu Á đang xảy ra tình trạng lặp lại những bước đi đã từng làm khủnghoảng đến sự phát triển bền vững của các gia đình phương Tây.

2 Sự phát triển của kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

và cuộc sống của gia đình Việt Nam hiện nay

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quá

trình hội nhập quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới,với các nước ASEAN, các nước châu Á, EU, Mỹ, … Vì vậy, đang diễn ranhiều sự thay đổi, nhiều tiến bộ trong hoạt động kinh tế của nhân dân ta.Vậy những thay đổi này ảnh hưởng đến cuộc sống của các gia đình như thếnào?

a/ Có sự giao lưu hợp tác về kinh tế rộng rãi giữa các gia đình ở thànhphố và nông thôn, kể cả với nước ngoài Thu thập của các gia đình tăng lên,tiêu dùng cũng tăng theo, không chỉ trong ăn uống mà nhiều nhu cầu giải trí,văn hóa của những gia đình có điều kiện cũng được thỏa mãn tốt hơn trước.Đối với con cái, việc đào tạo nghề nghiệp đa dạng hơn, kể cả du học ở nướcngoài

Trong cơ chế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt, các gia đình phảitìm mọi cơ hội, điều kiện kinh doanh có lợi nhất, tốt nhất để kiếm được lợinhuận tối đa; thậm chí, có một số trường hợp còn bất chấp cả luật pháp nhànước và chà đạp lên đạo đức thông thường Đồng thời, cạnh tranh cũng làmnảy sinh nhiều sáng kiến ở người lao động, nhà kinh doanh để đáp ứng yêucầu sản xuất và thị trường tiêu thụ Sự thay đổi về công việc, về nghề nghiệpcủa một bộ môn bộ phận lao động diễn ra liên tục, kịp thời tạo điều kiện cho

họ và gia đình có thể sống và làm việc có hiệu quả nhất

b/ Ảnh hưởng của văn hóa thế giới thâm nhập vào Việt Nam cùng với sựgia tăng cường giao lưu quốc tế, như tham quan, du lịch Sách báo…hoặc sựphát triển các phương tiện thông tin đại chúng đã quốc gia như truyền hình,mạng Internet… Văn hóa Âu Mỹ, văn hóa các nước phát triển, lối sống, nếpsống của họ được du nhập bằng nhiều con đường khác nhau và có ảnhhưởng lớn đến nhân dân ta, đặc biệt là lớp trẻ

Hiện nay, trong xã hội, nguyên tắc tự do dân chủ được đề cao; quyền lợi cánhân, lợi ích cá nhân, tư duy cá nhân được nêu lên hàng đầu Đồng thời,cũng có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đặt cái tôi lên trên hết.Trong hôn nhân đã nảy sinh khuynh hướng chủ nghĩa thực dụng; không ítngười lấy nhau, bỏ nhau vì động cơ tiền tài, địa vị, danh vọng Tỷ lệ ly hôn,

ly thân của các gia đình ở nước ta có xu hướng tăng lên hàng năm Đồng

Trang 9

thời, đã định hình thành quan niện dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắnvới sự chung sống tạm bợ, không tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc vàlâu dài Đó là những biểu hiện của lối sống bắt chước phương Tây: Nam nữ

ăn ở với nhau, chán thì chia tay; nếu nữ có thai thì đi nạo, phá thai, hay cócon thì tự nuôi…

Chủ nghĩa độc thân cũng phát triển trong nam nữ thanh niên nước ta hiệnnay Sống độc thân nhưng khi cần vẫn có quan hệ tình dục với nam hay nữ,

vì họ không coi trọng quan hệ tình dục nam nữ phải gắn với hôn nhân, lậpgia đình, cũng như hậu quả nếu con cái sinh ra

3 Những biến đổi trên đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên gia đình Việt Nam hiện nay.

3.1 Gia đình phổ biến là có ít con, thu nhập lại tăng lên nên có điều kiệnnuôi con tốt hơn; thậm chí sinh ra chiều chuộng con, nhiều lúc quá đáng.Đồng thời, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gầncon, săn sóc, theo dõi việc học tập, vui chơi, kết bạn của con Họ phó mặccho nhà trường, các đoàn thể cả việc giáo dục văn hóa và xây dựng đạo đức,nhân cách của con Họ cung cấp tiền học, đồ chơi, ngày nay lại sắm máy vitính điện tử cho con chơi ở nhà và nghĩ rằng đã làm hết nghĩa vụ

Như vậy, điển nổi bật hiện nay là quan hệ giữa cha mẹ và con cái khá lỏnglẻo ở một số gia đình Con cái họ trưởng thành chủ yếu từ môi trường xãhội: nhà trường, bạn bè, hội hè Hội hè có khi chỉ là những nhóm thanh thiếuniên tụ tập nhau theo một ý thích chung, như đua xe máy, đi hát karaoke,đến vũ trường, đánh bạc, hút sách, chè chén, nhậu nhẹt và do vậy, dễ sa vàocon đường trộm cắp, cướp giật khi thiếu tiền

3.2 Thứ hai là thường có sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối”

về nghề nghiệp: con cái phần lớn làm nghề khác cha mẹ và tự do lựa chọn.Đồng thời, sự truyền đạt kinh nghiệm sống, các kiến thức giữa các thế hệtrong gia đình cũng diễn ra theo hai chiều: từ cha mẹ đến con cái và ngượclại, từ con cái đến cha mẹ Ngày nay, không phải chỉ có cha mẹ là ngườihiểu biết nhiều nhất, là người giỏi nhất, là người thày dạy duy nhất của cáccon Lớp trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại thông tin, sách báo nên dễdàng thu nhận được nhiều kiến thức mới, đặc biệt là về kỹ thuật sản xuấthiện đại, các công nghệ thông tin… Bởi vậy, nhiều điều cha mẹ cần lắngnghe con, học tập ở con, mà không tự coi là điều gì mình cũng biết Đặcbiệt, khi con có ý kiến khác, cho mẹ phải lắng nghe con trình bày một cáchbình tĩnh, điều gì con nói đúng cần tiếp thu, không giấu dốt; điều gì con nóisai phải thuyết phục bằng lỹ lẽ, không thể áp đặt một cách vũ đoan, giatrưởng

Trang 10

3.3 Hiện nay, trong gia đình, uy quyền độc đoán của người gia trưởng,người chủ gia đình đang dần được dẹp bỏ Những gia đình vẫn cần có ngườilàm chủ, cả cha mẹ đều là những người làm chủ gia đình Gia đình có ngườilàm chủ thì trật tự kỷ cương sống mới có nề nếp, không thể ai muốn làm gìthì làm Nếp sống vô trật tự, bừa bãi của các thành viên sẽ phá vỡ sự hòathuận, êm ấm của gia đình.

Vì vậy, không nên hiểu lầm là đề cao tự do dân chủ trong gia đình đồngnghĩa với không có người làm chủ Trái lại, nhất thiết phải có người lãnhđạo đức độ mới huy động được ý chí, sức lực, sự đoàn kết của các thànhviên cho mục đích chung là xây dựng sự bền vững, ấm no, hạnh phúc củagia đình

3.4 Về mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹtrong trách nhiệm nuôi dạy con cái Người mẹ ngày nay phần lớn đi làmkiếm tiền nuôi con cái như người cha Đồng thời, người mẹ thường phải làmnhiều việc nội trợ gia đình, chăm sóc con cái, đặc biệt lúc con còn nhỏ tuổi.Cách đối xử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại,đồng thời là tâm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái Cần tạo điềukiện để con cái biết ơn, thương yêu, gần gũi cả cha và mẹ Nhiều gia đình,

do thái độ không đúng của người cha khiến con cái yêu thương mẹ, mà rất

sợ cha Chúng tìm thấy sự che chở ở người mẹ, mà không phải ở người chahay ngược lại Cũng có những gia đình do sự đối xử không bình đẳng giữacác con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những

ấn tượng không tốt đối với con cái, sự so đo tị nạnh và ghen ghét giữa anh

em với nhau ngay trong một gia đình Đó là lỗi tại cha mẹ

3.5 Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ đang phát triển trong quan hệ vợ chồng,dẫn đến sự không ổn định và thiếu bền vững của nhiều cuộc hôn nhân, ảnhhưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Quyền tự do ly hôn ngày nay được pháp luật thừa nhận và khẳng định rõràng Nhiều cuộc ly hôn là chính đáng và cần thiết Nhưng khi chủ nghĩa cánhân ích kỷ cảu người chồng hay người vợ phát triển ở một số gia đình, lòng

tự ái, sĩ diện cá nhân tăng nên, không gì kìm hãm nổi đã đã dẫn đến những

vụ ly hôn vỗi vã Họ có quan niệm lệch lạc, đòi hỏi hạnh phúc cá nhân phảiđược bảo đảm Thực ra cái gọi là hạnh phúc riêng tư một mình mình hưởngthụ, không có người thứ hai, thứ ba cùng chia sẻ thì liệu có cảm nhận đượcgiá trj của hạnh phúc đó không? Trừ khi đó là sự thỏa mãn cá nhân của mộtthú vui vật chất ích kỷ, nhỏ mọn; còn nói đến hạnh phúc, tình yêu, tình cảmliên quan đến cuộc sống gia đình thì cần có sự chia sẻ hạnh phúc đó vớingười khác, là chồng, là vợ, là con cái thì mới tận hưởng được cái gọi làhạnh phúc cá nhân Đặc biệt, khi hạnh phúc cá nhân của một người lại đượcxây dựng trên sự đau khổ của người khác, gây thiệt thòi cho người khác, ví

Trang 11

như các vụ ly hôn đều có liên quan đến số phận con cái Chúng có mộttương lai phát triển mờ mịt, không thuận lợi như các trẻ em khác.

a/ Khi các cặp vợ chồng đã ly hôn thì nảy sinh nhiều quan hệ phức tạpmới giữa cha mẹ và con cái

Gia đình sau ly hôn, con sống với cha thì không có mẹ, nếu sống với mẹthì không có cha Chúng lớn lên thiếu sự săn sóc của người cha hoặc người

mẹ và đó là một sự thiếu hụt to lớn

Trước tình trạng quá nhiều cặp vợ chồng ly hôn, ở phương Tây người ta đãkhẳng định (và được pháp luật ủng hộ) rằng, cha mẹ có thể cắt đứt quan hệ

vợ chồng, nhưng quan hệ giữa cha mẹ và con cái tồn tại cả đời không thể vứt

bỏ được Cha mẹ đã chia tay nhau nhưng vẫn phải có trách nhiệm nuôi dạy,săn sóc con, vẫn là bố, là mẹ của các con

Ở nước ta, sau những vụ ly hôn, nhiều đôi vợ chồng đã không thực hiệnđiều nói trên Có người bố chỉ gửi cho con số tiền phụ cấp hàng tháng đã tựcho là tốt lắm rồi Nhiều ông bố khác còn đi biệt tăm không đoái hoài đếncon cái sau ly hôn Có người mẹ, sau ly hôn, lại không chấp nhận sự săn sóccủa người bố đối với con cái mà gây khó khăn, trở ngại Trong khi đó, quyềncủa trẻ em phải được cả bố lẫn mẹ săn sóc, yêu thương, mặc dù họ đã chiatay nhau Thiết nghĩ rằng cần có sự nhắc nhở, giáo dục các cặp vợ chồng sau

ly hôn

b/ Các vụ ly hôn tăng, đồng thời các vụ tái hôn cũng nhiều Trong các giađình tái kết hôn lại nảy sinh nhiều quan hệ phức tạp mới giữa các thành viêngia đình, như giữa bố dượng với con riêng của vợ, giữa mẹ ghẻ với con riêngcủa chồng, giữa các con có nguồn gốc cha mẹ khác nhau Giữa anh emkhông cùng cha, cùng mẹ dễ có sự so đo, tị nạnh

Những quan hệ gia đình rất phức tạp, tế nhị Những người chủ gia đìnhnếu không biết cách xử lý, không chú ý giáo dục con cái thì luôn xảy ra mâuthuẫn, đầu độc cuộc sống chung của gia đình Đã có những cặp vợ chồng táikết hôn sau lại xin ly hôn để anh và con anh đi một đường, tôi và con tôi đimột nẻo khác!

c/ Những gia đình đơn thuần gồm 2 thế hệ nhưng con cái chỉ sống với mẹhoặc với bố Chủ yếu là sống với mẹ, vì người phụ nữ góa thường không kếthôn lại, ở vậy nuôi con Còn nam giới góa vợ lập gia đình lại sớm và tỷ lệcao hơn so với nữ góa chồng

Có những người phụ nữ đi xin con vì không có khả năng lấy chồng, hoặcnhững người lỡ có con sau những cuộc sống chung tạm bợ, người đàn ôngkhi có con, bỏ mặc họ…

Thiếu cha hay thiếu mẹ đều là một sự thiệt thòi không thể bù đắp đối vớitrẻ em, đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách toàn diện của chúng

Trang 12

Thiếu cha, trẻ thấy thiếu sự tự tin, mạnh dạn Thiếu mẹ, trẻ thấy cuộc sốngkhô khan, cô độc và thiếu tình mẫu tử, sự hiền từ, dịu dàng của người mẹ.

6 Mối quan hệ của con cái đối với cho mẹ

a/ Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và đòihỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiệnđại ở nước ta Nhưng sự đòi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái

có trường hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểubiết, chín chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trongviệc học hành, chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm nhữngthứ đắt tiền…Đặc biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, savào các tệ nạn xã hội Vì vậy, không thể có chủ nghĩa tự do tuyệt đối củacon cái sống trong gia đình Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cáitrong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung củagia đình Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, không hại cho cáichung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng; Những lợi ích, phúc lợi chunglâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâmgóp sức

Những người chủ gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việcđiều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợiích chung của gia đình Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiếnvới nhau trong vấn đề này Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác

và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏithỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày màkhông chỉ đối với việc lớn, trọng đại Điều này phải trở thành nếp suy nghĩthường trực, việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình

b/ Về xu hướng con cái muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, mặc dùcòn đi học, chưa trưởng thành Đây là xu hướng bắt chước các gia đìnhphương Tây Con cái 15, 16 tuổi đã thích cha mẹ cho ở riêng, cha mẹ phảithuê căn hộ riêng cho con sống và cung cấp tài chính để chúng ăn học, sinhhoạt

Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôngiàu có thuê những căn hộ riêng cho con cái ở, mặc dù chúng còn đang họchành, còn sống phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính Và, nhiều bậc cha mẹ đã

bị “sốc” trước những sự cố, như sự sa sút đạo đức, tư cách của con cái khichúng trở thành những kẻ hư hỏng, chơi bời và phạm tội

Thật ra, việc thanh niên muốn sống độc lập, không sống chung với cha mẹcũng là điều dễ hiểu, vì chúng muốn tự tổ chức cuộc sống cá nhân theo ýmình Nhưng liệu chúng đã đủ bản lĩnh để sống riêng chưa, nhất là khi vẫntiếp tục phụ thuộc cha mẹ về tài chính?

Trang 13

Hiện nay, xu hướng kết hôn, lập gia đình muộn khiến một số con cái tuytrưởng thành nhưng vẫn sống với cha mẹ, chưa tách được khi chưa xây dựngcuộc sống gia đình riêng rẽ, tự chủ.

c/ Quá trình xã hội hóa trẻ em, đó là quá trình cá thể hóa con người, hìnhthành nhân cách cá nhân, hình thành cái tôi riêng biệt Ngày nay, một yêucầu bức xúc đặt ra là phải vun đắp cái tôi sáng tạo, độc lập suy nghĩ Trước

sự đòi hỏi tăng lên của quyền tự quyết cá nhân, gia đình cần cố gắng thỏamãn trong điều kiện cho phép, tuy theo lứa tuổi Bởi vì, điều đó ảnh hưởngđến sự hình thành đầu óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo của con cái cũng nhưlòng yêu thương, tin cậy của chúng đối với cha mẹ

Gia đình ngày nay đang đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của concái, do sự phát triển của xã hội thông tin Thời đại ngày nay, có báo chí củatrẻ em bên cạnh báo chí của người lớn Đồng thời, ti vi, máy tính điện tử,các phương tiện thông tin đại chúng khác đã cung cấp nhiều thông tin đadạng cho các lứa tuổi Trẻ em có thể xem các loại thông tin, các câu chuyệntrên truyền hình như người lớn, dường như có sự hòa lẫn, không còn sự phânbiệt giữa tuổi trẻ và tuổi trưởng thành Sự bình đẳng trong các quan hệ xãhội đã ảnh hưởng đến sư phân phối bình đẳng về các thông tin Đó là điềucác bậc cha mẹ cần lưu ý trong việc giáo dục con cái

Thách thức lớn nhất đối với gia đình Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI là cùng với việc tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập với cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước.

Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, cần cù, lao động sáng tạo biết duy trì, phát huy giá trị văn hoá dân tộc và tiếp thu các giá trị tiến

bộ Những tài sản tinh thần đó luôn tồn tại trong mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư và là thế mạnh của gia đình trong việc giáo dục thế hệ tương lai nhằm tạo một không gian văn hoá lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn nhằm bảo vệ các thành viên gia đình trước những biến động của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế Kết hợp truyền thống quý báu đó với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về một tương lai tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Ngày đăng: 20/03/2013, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w