1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

63 1,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 438,5 KB

Nội dung

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đề tài khá quen thuộc. Đã có rất nhiều người, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhưng trong tiến trình CNH, HĐH cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi. Do đó, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam có nhiều đổi mới Chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng theo hướng CNH, HĐH là con đường đã được Đảng vàNhà nước ta xác định là hướng đi tất yếu để phát triển kinh tế, đưa nước tathoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh,hiện đại Cơ cấu kinh tế hợp lý là đảm bảo cho sự phát triển, tăng trưởng đồng

bộ và cân đối, tạo điều kiện thúc đẩy những ngành trọng điểm mũi nhọn nhằmtạo ra tích lũy từ nội bộ nền kinh tế Ngoài ra, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tếcòn dẫn tới giải phóng sức sản xuất xã hội, khai thác có hiệu quả những tiềmnăng của đất nước, thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để tạo ra nhữngcông ăn việc làm cho người lao động

Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏiViệt Nam phải có những bước đi mang tính đột phá để tận dụng những cơ hội,vượt qua những thách thức khi đã vào sân chơi lớn WTO, nhiệm vụ Côngnghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế Quốc Dân được đặt lên hơn bao giờ hết,trong đó nhiệm vụ trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quảng Điền, một huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, trong những năm quathực hiện đường lối phát triển chung của cả nước, nền kinh tế có nhiều biếnđổi Đây là huyện có nhiều vùng đầm phá thuận lợi để phát triển ngành thủysản Ngoài ra, đây cũng là một thị trường cung cấp nhiều nông sản như: sắn,ngô, khoai lang không chỉ đáp ứng nhu cầu trong địa bàn huyện mà còn thỏamãn nhu cầu của toàn tỉnh, và một số vùng, tỉnh khác

Cũng giống như toàn tỉnh, huyện Quảng Điền luôn chịu ảnh hưởng nặng nềcủa thiên tai lũ lụt hàng năm Trong thời gian đó, mọi hoạt động kinh tế bị giánđoạn, ngưng trệ Do đó, muốn phát triển kinh tế đòi hỏi phải xác định đúngbước đi, chính sách đúng đắn Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện nhất quánđường lối phát triển chung của cả tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, nền kinh

tế của huyện Quảng Điền có sự chuyển dịch theo hướng tích cực góp phần thúcđẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước

Trang 2

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một đề tài khá quen thuộc Đã có rất nhiềungười, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này nhưng trong tiếntrình CNH, HĐH cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi Do đó, việc nghiên cứu

và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chuyển dịch cơcấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng

Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Đánh giá đúng thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyệnQuảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề tài đưa ra một số giải phápnhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Đề tài còn làm rõ cơ sở lý luận: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, tácdụng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Trên cơ sở thực trạng đánh giá tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ởhuyện Quảng Điền bao gồm:

+ Những thuận lợi và kết quả đạt được

+ Những khó khăn gặp phải

+ Nguyên nhân và cách giải quyết những vấn đề còn tồn tại

- Đưa ra một số giải pháp, phương hướng có tính thực thi để áp dụng vàothực tế

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất

3 Đối tượng nghiên cứu:

Thực trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điềntrong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Nội dung: Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình CNH, HĐH

- Thời gian: Từ năm 2001 đến nay

- Không gian: huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp luận nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tổng hợp

- Phương pháp thống kê

6 Ý nghĩa của đề tài:

Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền trong giai đoạn CNH, HĐH,làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền trong thời gian sắptới

Đề tài còn là một tài liệu tham khảo có giá trị đích thực cho những ai quantâm

7 Kết cấu của dề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận kiến nghị, đề tài được kết cấu làm 3chương

Trang 4

1.1.1 Cơ cấu kinh tế

1.1.1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu (hay kết cấu): Là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứngdùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong hay một hệ thống, biểu hiện sự thốngnhất các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó Trong khi chỉ

rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là mộtthuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sư biến đổi của sự vậthiện tượng Như vậy, có thể thấy có rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơcấu của các khách thể và các hệ thống [16, 269]

Cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thốngphức tạp thì có thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thànhchúng, tuỳ theo cách mà chung ta tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống ấy Đặc biệt

sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian và bao hàm trong đó sựthay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi cơ cấu Vì vậy có thể thấyrằng, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệhữu cơ tương đối ổn định hợp thành [17, 610]

Cơ cấu kinh tế là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ vớinhau tác động lẫn nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định lànhững điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Nó thể hiện đầy đủ cả hai mặt địnhtính và định lượng, cả hai mặt chất lượng và số lượng, phù hợp với mục tiêuxây dựng của nền kinh tế Như vậy, mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nướctrong từng thời kỳ quyết định việc hình thành các yếu tố, các bột phận cấuthành về cả hai mặt số lượng và chất lượng, trong đó mặt chất lượng quyết địnhvai trò, vị trí của các yếu tố, các bộ phận, còn mặt số lượng thể hiện quan hệ tỷ

lệ của các bộ phận phù hợp với mặt chất lượng đã được xác định Nhưng khi số

Trang 5

lượng (quan hệ tỷ lệ, tốc độ…) thay đổi sẽ tạo khả năng thay đổỉ vè chất, lúc

đó sẽ dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu kinh tế Do vậy, khi nói đến chuyển dịch

cơ cấu kinh tế là nói đến sự chuyển dịch cả về mặt chất lượng và số lượngtương ứng với chất lượng đó Như vậy, trong cơ cấu kinh tế có thể hiện:

- Tính khách quan của cơ cấu kinh tế

- Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian và điều kiện kinh tế - xã hội

- Tính có mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển nhất định

Dựa vào những đặc trưng của các bộ phận cấu thành hệ thống và cách thứcquan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình phát triển, cơ cấu nền kinh tế quốcdân bao gồm:

- Cơ cấu các thành phần kinh tế (quan hệ sản xuất trong nền kinh tế)

- Cơ cấu vùng lãnh thổ

- Cơ cấu ngành kinh tế

Các loại cơ cấu nói trên có mối quan hệ gắn kết, tương tác với nhau

Thứ nhất: Cơ cấu thành phần kinh tế có cơ sở hình thành là chế độ sở hữu,

bởi vậy, sự hợp lý của nó phản ánh một hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sởhữu có khả năng thúc đẩy lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội pháttriển Với ý nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế tác động đến cơ cấu ngànhkinh tế và cơ cấu lãnh thổ, đồng thời nó cũng chịu tác dụng ngược trở lại củahai loại cơ cấu này Ở nước ta hiện nay có năm thành phần kinh tế: Kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài

Thứ hai: Cơ cấu vùng - lãnh thổ: Là sự bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ

theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế, tiềm năng to lớn của cácvùng Từ đó hình thành nên tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất nhằm pháthuy tới mức cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng và toàn bộ nền kinh tế Ởđây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng, lãnh thổ là đi vào chuyên môn hoá và tậptrung hoá sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn,tập trung hiệu quả cao, mở rộng với quan hệ với các vùng chuyên môn khác,gắn cơ cấu kinh tế của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước

Trang 6

Thứ ba: Cơ cấu ngành kinh tế: Hình thành trên cơ sở phân chia lao động xã

hội (chung, đặc thù, cá biệt) và chuyên môn hoá sản xuất còn cơ cấu lãnh thổđược hình thành dựa trên phân bố lực lượng sản xuất ở tầm tổng thể nhằm pháthuy cao nhất sức mạnh kinh tế của từng vùng cũng như sức mạnh của toàn bộnền kinh tế

Sự phát triển nền sản xuất xã hội từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoácũng có nghĩa là xuất hiện những ngành sản xuất độc lập nhau, dựa trên nhữngđối tượng sản xuất khác nhau Ở đây, cơ cấu ngành kinh tế biểu hiện ra dướicác hình thức ngành lớn (ngành cấp I); nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cácphân ngành (ngành cấp II); chăn nuôi, trồng trọt…Sự vận động của các ngànhkinh tế và mối quan hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự pháttriển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn và mỗiquốc gia

Vì vậy, nghiên cứu loại cơ cấu này là nhằm tìm ra những cách thức duy trìtính tỷ lệ hợp lý của chúng ta và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung cácnguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ thúc đẩy sự phát triển của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có thể coi là hai mặt của một thể thốngnhất đều phản ánh phân công lao động xã hội, cơ cấu ngành thể hiện mình ởtrong không gian lãnh thổ cụ thể còn cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền với cơcấu ngành và thống nhất với cơ cấu ngành Vì vậy, nó thể hiện “cơ cấu ngànhkinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành tương quan tỷ lệ biểu hiện mối quan hệgiữa các ngành đó trong nền kinh tế quốc dân” hoặc “cơ cấu ngành kinh tế làtổng thể hợp thành của nền kinh tế quốc dân trong mối quan hệ hữu cơ, tươngtác lẫn nhau cả về số lượng lẫn chất lượng trong không gian, thời gian vànhững điều kiện kinh tế - xã hội nhất định”

1.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế.

Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế là luôn luôn vận động và biến đổi Sựbiến đổi ấy rất đa dạng giữa các nước, các địa phương có những điều kiện kinh

Trang 7

tế - xã hội và trình độ khác nhau Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế nước ta có xuhướng vận động và phát triển như sau:

- Sự vận động từ một nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá

- Sự vận động theo hướng tỷ trọng công nghiệp ngày càng cao, tỷ lệ nôngnghiệp giảm tương đối nhưng tăng tuyệt đối, phần dịch vụ tăng nhanh hơntrong tỷ trọng sản phẩm quốc dân

- Xu hướng biến đổi từ cơ cấu kinh tế khép kín trong phạm vi quốc gia thậmchí trong từng địa phương sang cơ cấu kinh tế mở trong phạm vi cả nước vàquốc tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo mô hình sau:

- Vế cơ cấu ngành: chuyển từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp trước đâysang cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp và tiến tới cơ cấu công nghiệp - nôngnghiệp - dịch vụ Trong những năm trước mắt, phát triển mạnh công nghiệp chếbiến và kết cấu hạ tầng, chuẩn bị điều kiện để phát triển các ngành mũi nhọn và

và kinh tế tư nhân

- Cơ cấu lãnh thổ: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần chỉ có thể đạt đượcchuyển dịch trên một lãnh thổ nhất định Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổtheo hướng phát triển toàn diện và tập trung có trọng điểm, phát triển tổng hợpkết hợp với chuyên môn hoá Trong những năm tới, cần đầu tư phát triển cácvùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế đặc biệt và các cực phát triển kinh tế

để tạo ra sự tăng trưởng nhanh, trên cơ sở lôi cuốn, thúc đẩy sự phát triển toàndiện

1.1.1.3 Các tiêu chí để đánh giá một cơ cấu kinh tế hợp lý.

Một là: Kinh tế - xã hội, nhất là các quy luật kinh tế như: Quy luật quan hệ

sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất, những quy luật kinh tế thị trường như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu,

Trang 8

quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ, các quy luật của tái sản xuấtnhư: quy luật năng suất lao động, quy luật tích luỹ, phân phối tổng sản phẩm xãhội và thu nhập quốc dân.

Hai là: Đảm bảo khai thác tối đa các tiềm năng, nguồn lực của cả nước,

các ngành, các địa phương, các lãnh thổ qua các phương án sản xuất kinhdoanh

Ba là: Sử dụng được ngày càng nhiều lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh

giữa các nước, các vùng và khu vực Vai trò này gắn với việc hình thành cơ cấu

“kinh tế mở” Ở góc độ vĩ mô phải gắn với việc xây dựng chiến lược hướngmạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu các mặt hang trong nước sảnxuất không hiệu quả gắn với phân công lao động và thương mại quốc tế

Bốn là: Phải phản ánh được xu hướng phát triển của cuộc cách mạng khoa

học công nghệ, xu hướng quốc tế hoá và khu vực hoá

Năm là: Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo kết quả cuối cùng của

một cơ cấu kinh tế tối ưu

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

Đảng ta xác định muốn thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH đất nước thìchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với những định hướng cơbản:

Một là: Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu cơ bản chi phối quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐHphải đảm bảo cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển, phải xuất phát từkhả năng của nền kinh tế Việt Nam Khả năng đó bao gồm khả năng trong nội

bộ nền kinh tế và khả năng phát triển các quan hệ hợp tác quốc té đa phương,

đa hình thức Những khả năng này phải được tính toán cụ thể đối với từngngành, từng thành phần kinh tế, từng vùng lãnh thổ qua việc xác định các chỉtiêu về nguồn lực hiện có như: Lao động, vốn, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật.Đây là điều kiện quyết định khả năng thanh toán của nền kinh tế, là mức cầu

mà nền kinh tế có thể chuyển dịch tới

Trang 9

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phải đảm bảo

khai thác thế mạnh và sức mạnh tổng hợp của các ngành, các lĩnh vực kinh tế,các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ, trong đó cần ưu tiên tập trung pháttriển các ngành trọng điểm và mũi nhọn, các thành phần kinh tế và các trọngđiểm, các khu công nghiệp kỹ thuật cao Như vậy sẽ tạo ra sự tăng trưởng vàphát triển nhanh ở các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng trọng điểmnhằm tạo thế cho kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh

Ba là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải kết

hợp tối ưu các loại quy mô kỹ thuật, công nghệ và chuyên môn hoá hợp lýtrong toàn bộ nền kinh tế và trong từng ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế vàvùng lãnh thổ Kinh tế Việt Nam muốn phát triển nhanh cần kết hợp chặt chẽgiữa các loại quy mô lớn, vừa, nhỏ Trong thời gian đầu, cần phát triển mạnhcác loại quy mô vừa và nhỏ, vì nó dễ thích nghi với sự thay đổi của kinh tế thịtrường, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp và phát huy được hiệu quả nhanhđồng thời phải coi trọng những quy mô lớn cần thiết như các tập đoàn sản xuấtlớn thì mới có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tương ứng với các loạiquy mô đó cần kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật công nghệ hiện đại với kỹ thuậttruyền thống, trong đó phải ưu tiên các loại kỹ thuật công nghệ hiện đại thíchhợp với các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế và vùng trọng điểm

Bốn là: Cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải

thực hiện quan điểm kinh tế “mở” trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền củađất nước, bảo đảm an ninh quốc gia và sự bền vững của môi trường

1.1.3 Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấukinh tế Tuỳ từng mục tiêu nghiên cứu và từng góc độ tiếp cận mà người ta cóthể phân chia chúng thành những tổ hợp khác nhau, chẳng hạn: Những nhân tốbên trong và bên ngoài, những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và những nhân tốảnh hưởng gián tiếp…

Trang 10

1.1.3.1 Các nhân tố đầu vào của sản xuất

Nhóm các nhân tố đầu vào của sản xuất gồm tập hợp các nguồn lực mà xãhội có thể huy động vào quá trình sản xuất, bao gồm các nhân tố chính là:

- Các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên nước, đất, rừng, khoáng sản…)

Nhà kinh tế học cổ điển William Petty đã từng nói: “lao động là cha của

của cải, còn đất là mẹ của nó” Cơ cấu kinh tế của một quốc gia như thế nào

đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng Quy

mô đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước…là điều kiện tự nhiên của các loạihình sản xuất nông nghiệp khác nhau

Có thể thấy rằng tài nguyên thiên nhiên là cơ sở xuất phát tự nhiên quantrọng để hình thành cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế trên thế giới Ở nước ta,nông nghiệp lúa nước, mỏ than, mỏ dầu…là những cơ sở tự nhiên để phát triểnmột nền kinh tế mà cơ cấu bao gồm trong đó các ngành sản xuất lúa gạo, than

và dầu mỏ…

Vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng, là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớnđến việc hình thành cơ cấu kinh tế Nếu ở vị trí thuận lợi, một nước hay mộtvùng có khả năng rất tốt để mở rộng thị trường, tiếp nhận các nguồn lực từ bênngoài thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Ngược lại, nếu vị tríđịa lý bất lợi thì việc thu hút đầu tư, các nguồn lực bên ngoài, phát huy cácnguồn lực bên trong gặp nhiều khó khăn

Địa hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và biến đổi cơ cấukinh tế Căn cứ vào vị trí và địa hình để bố trí ngành sản xuất trọng điểm có tácdụng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Khí hậu thuỷ văn là nguồn tài nguyên liên quan và tác nhân ảnh hưởng đếncác ngành kinh tế quốc dân Đăc biệt là sản xuất nông nghiệp, yếu tố thuỷ văn

có ảnh hưởng tới mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất, chất lượng sảnphẩm vì hiệu quả sản xuất

- Nguồn lực con người: Nguồn lực con người khi được xem xét ở một góc

độ đầu vào của quá trình sản xuất (sức lao động) từ lâu đã được coi như mộtnhân tố có ý nghĩa quyết định đối với quá trình sản xuất, ở những thời điểm

Trang 11

nhất định, việc phân bổ nguồn lực này như thế nào có ý nghĩa rất quan trọngđối với việc hình thành cơ cấu nguồn kinh tế Tuy nhiên để có căn cứ cho việcquyết định phân bổ nguồn nhân lực vào những lĩnh vực sản xuất khác nhau nhưthế nào, những khía cạnh cần lưu ý là:

+ Quy mô nguồn nhân lực: Là một trong những yếu tố quan trọng góp phầnhình thành cơ cấu nền kinh tế Để cho các hoạt động kinh doanh đạt được hiệuquả kinh tế theo quy mô, trong những điều kiện về khoa học - công nghệ nhấtđịnh cần phải có một lượng lao động thích hợp

+ Chất lượng lao động: Ngoài các tố chất về sức khoẻ, về phẩm chất và đạođức (tính cần cù, siêng năng, yêu lao động, có trách nhiệm trước công việc vàsản phẩm, có tự trọng cao về mặt xã hội, có kỷ luật trong lao động…) chấtlượng lao động còn thể hiện ở trình độ tay nghề, kỹ năng lao động và kiếnthức(bao gồm cả kiến thức chuyên môn và nững kiến thức xã hội cần thiếtkhác) Vì vậy, đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế - xãhội tổng hợp lớn nhất, mặt khác đầu tư cho giáo dục là loại đầu tư trực tiếp chosản xuất chứ không phải là đầu tư cho lĩnh vực sản xuất, vốn chỉ được xét đếnsau khi đã đầu tư cho các ngành sản xuất như trong hầu hết các báo cáo kinh tếcũng như cách phân loại thống kê học

- Nguồn vốn: Nhân tố kinh tế quan trọng luôn ảnh hưởng trực tiếp tới quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia là quy mô nguồn vốn đầu tư

Do khởi phát quá trình CNH trong điều kiện trong điều kiện một nền kinh tếnghèo nàn, hầu như dối với tất cả các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tưluôn là chiếc “cổ họng hẹp” đối với quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơcấu kinh tế Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hoá kinh tế với mộttrong những đặc trưng nổi bật nhất là toàn cầu hoá tài chính, dòng chảy vốnđấu tư tài chính mang tính chất toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh, quy

mô lớn, đã góp phần quan trọng vào việc nới bớt “nút thắt” về nguồn vốn đầu

tư đối với các nước đang phát triển vì xét một cách tổng quát vốn là căn bệnhđối với những quốc gia đang mong muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH Vì

Trang 12

lẽ đó, việc xác định cơ cấu kinh tế không thể không tính tới khả năng củanguồn vốn đầu tư có thể huy động được.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài có thể trở thành một trong những động lựcmạnh, tạo ra “cú huých” lớn, thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tế Các dòng vốn nước ngoài có thể chảy theo các kênh đầu tư trựctiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay thương mại, kiều hốihoặc đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán Vì vậy, để có thể khơi thôngdòng chảy vốn đầu tư từ bên ngoài, một mặt cần cải thiện mạnh mẽ môt trườngđầu tư, và mặt khác không thể không xây dựng và phát triển thị trường chứngkhoán

Ngoài nguồn vốn từ ngân sách của nhà nước trực tiếp đầu tư vào một số lĩnhvực, các chính sách khuyến khích hoặc không khuyến khích đầu tư vào một sốlĩnh vực cũng góp phần đáng kể vào việc hướng dòng chảy của vốn vào nhữnglĩnh vực, những ngành sản phẩm khác nhau

1.1.3.2 Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất (yếu tố thị trường).

Nếu như nhóm các yếu tố đầu vào phản ánh tác động của các nguồn nhânlực có thể huy động cho sản xuất và sự phân bổ của chúng vào những lĩnh vựckinh doanh khác nhau, thì nhóm các yếu tố đầu ra của sản xuất quyết định xuhướng vận động của thị trường, nơi phát ra tín hiệu quan trọng bậc nhất dẫn dắtcác các nguồn vốn đầu tư cũng như các nguồn lực sản xuất khác được quy địnhphân bổ vào những lĩnh vực sản xuất nào và với quy mô bao nhiêu Nhữngnhân tố này bao gồm:

- Dung lượng thị trường:

Độ lớn của dung lượng thị trường là một trong những nhân tố có ý nghĩa đốivới sự di chuyển các nguồn lực được phân bổ vào các lĩnh vực sản xuất khácnhau Thông thường, dung lượng thị trường được quy định bởi quy mô dân số

và mức thu nhập Rõ ràng, những dấu hiệu chuyển dịch cơ cấu có khả năngthanh toán chi tiêu của người dân có tác động dẫn dắt hướng đầu tư kinh doanhcủa các nhà đầu tư và vì thế, tác động không nhỏ đến sự hình thành cơ cấu kinhtế

Trang 13

- Thói quen tiêu dùng:

Cùng với quy mô, thói quen tiêu dùng là một nhân tố “đầu ra” rất ý nghĩa

mà các nhà kinh doanh thường rất quan tâm khi quyết định bỏ vốn đầu tư vàlựa chọn sản phẩm để đưa ra thị trường Tính ưa thích theo thói quen tiêu dùngmột số loại sản phẩm nào đó đòi hỏi các nhà đầu tư phải nghiên cứu để tìmcách đáp ứng và vì thế, tình trạng thoả dụng của người tiêu dùng đã trở thànhmột trong những chỉ tiêu tác động vào sự hình thành cơ cấu của nền kinh tế

- Các chính sách của nhà nước:

Cũng như các nhân tố cung, các chính sách kinh tế của nhà nước đối vớikhía cạnh cần có tác động mạnh tới sự hình thành và phát triển của những phânngành kinh tế nhất định Sự khuyến khích hay không khuyến khích, thậm chícấm ngặt đối với một số lĩnh vực nào đó sẽ có tác dụng làm gia tăng mức tăngtrưởng hay kìm hãm, thậm chí loại bỏ một số lĩnh vực (sản phẩm hàng hoá vàdịch vụ), mặc dù tiềm năng cung và mức cầu của dân cư vẫn tồn tại

Như vậy, trong điều kiện của kinh tế thị trường, việc nghiên cứu tác độngcủa yếu tố thị trường (đầu ra của các sản phẩm) là một nội dung không thể bỏqua đối với các chính sách về cơ cấu kinh tế Lí do đơn giản là vì mức độ ảnhhưởng của chúng đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ khôngkém các nhân tố cung (đầu vào của sản xuất) Tuy nhiên, đây lại đang là mộtđiểm yếu trong tiếp cận nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Namhiện nay, một phần do cơ chế chỉ tập trung vào khía cạnh các nhân tố của sảnxuất vật chất trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây vẫn còn chiphối mạnh trong tư duy và chính sách kinh tế

1.1.3.3 Các nhân tố về cơ chế chính sách

Trong một thời gian dài trong cơ chế hế hoạch hoá tập trung, xu hướng hìnhthành cơ cấu kinh tế tổng quát của Việt Nam và những nước xã hội chủ nghĩathời kỳ đó là “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” Từ sự chỉ đạo này, phầnlớn nhất nguồn lực quốc gia của Việt Nam trong một thời kỳ dài cũng đã đượcdành cho phát triển lĩnh vực công nghiệp nặng Một chủ trương khác được thaythế vào đầu những năm 1980 là ba chương trình kinh tế mới: Lương thực -

Trang 14

Thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu” Cơ cấu kinh tế nhờ đó mà có

sự điều chỉnh nhất định do do các nguồn lực được phân bổ lại theo hướng ưutiên cho những ngành kinh tế này Tình hình cũng diễn ra tương tự như vậy đốivới các thành phần kinh tế, khi mà đường lối đổi mới với chủ trương đa dạnghoá các thành phần kinh tế đựợc khẳng định, các thành phần kinh tế ngoài nhànước đã có điều kiện phát triển lên

Có thể thấy rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế chịu tác độngcủa nhiều nhân tố Trong điều kiện hiên nay, dưới tác động của quá trình toàncầu hoá, thị trường hoá và tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng,bản thân những nhân tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng khôngngừng biến đổi và hàm chứa nững nôi dung kinh tế không hoàn toàn giốngnhau Ở nước ta, khoa học công nghệ đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển một sốngành như dầu khí, đầu tư làm thay đổi quy mô, tốc độ phát triển của các ngànhchế biến dịch vụ Việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất cótác dụng mạnh mẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượnghiệu quả của các ngành Vì vậy, khoa học công nghệ còn có tác dụng nâng caochất lượng cơ cấu nền kinh tế

Tóm lại, dù có tiếp cận vấn đề như thế nào đi nữa thì trong một nền kinh tếthị trường, tập hợp các nhân tố đầu vào(nguồn lực sản xuất), đầu ra (điều kiệnthị trường) và cơ chế chính sách (chủ yếu là tác động của nhà nước) vẫn lànhững tác nhân quan trọng nhất đối với xu hướng chuyển dịch cơ cấu của nềnkinh tế

1.2 Kinh nghiệm của các địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh

tế - xã hội, song để có một cơ cấu kinh tế hợp lý cho mỗi vùng, mỗi quốc giacần phải xuất phát từ điều kiện lịch sử của vùng, của quốc gia đó Để đạt đượcmức độ phù hợp nhất định, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải trên cơ sở pháthuy các nguồn lực vốn có của vùng, của quốc gia, đồng thời tham khảo kinhnghiệm thành công từ các mô hình kinh tế cụ thể

Trang 15

Qua nghiên cứu tài liệu về một số địa phương và từ thực tiễn ở tỉnh ThừaThiên Huế, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

1.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số địa phương trong nước nói chung

Một là: Lấy hiệu quả kinh doanh thực tế là yếu tố động lực quan trọng nhất

cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành

Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, Hà Tây đã có bước phát triển khá cao, tăng trưởng kinh tế hàngnăm trong giai đoạn 1996 - 2000 là 7,3 %, năm 2002 là 9,8%, cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 48,03% (1995)xuống còn35,9% (2002), cũng trong thời kỳ này tỷ trọng công nghiệp xây dựngtăng từ 25,3% lên 34,59%, dịch vụ du lịch từ 26,3% lên 29,51% [21]

Hai là: Với điều kiện nước ta hiện nay, đồng thời với việc tham khảo kinh

nghiệm các quốc gia đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiến hành công nghiệphoá thành công thì phải tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá đi đôi với đô thị hoá, bảo đảm sự pháttriển bền vững, tăng nhanh tích luỹ từ nội bộ nông nghiệp, tăng thu nhập, cảithiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; không ngừng tăng năng suấtlao động nông nghiệp, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang các ngànhkinh tế khác

Ba là: Đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và sản

xuất đồng thời cung cấp các thông tin thị trường cần thiết và có sự hỗ trợ cụ thểcho mỗi hộ sản xuất để có thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhanh vàđạt hiệu quả cao

Chẳng hạn, ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An khi hạchtoán đối với cây dứa cho thấy suất đầu tư khoảng 6 tấn phân NPK cho một ha,thời gian đầu do chủ động được chồi giống nên phải nhập với giá 600 - 650đồng/chồi, nay nhờ áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật nên đã giảm được suấtđầu tư giống xuống còn một nửa [21]

Trang 16

Việc cung cấp thông tin thị trường cần thiết là một trong những điểm rấtmới và thiết thực đối với mỗi hộ, mỗi vùng sản xuất Ở thành phố Hồ Chí Minh

đã hình thành những trung tâm giao dịch mua bán sỉ và lẻ cho mỗi loại cây,con, lập các trang web để triển khai mua bán, tìm đối tác qua các chợ trên mạngInternet, thiết lập trung tâm tư vấn hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nhà nước

Bốn là: Tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong nước

và ngoài nước Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngânsách

Trong nền kinh tế, vốn là vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển Chính

vì vậy, việc tập trung tìm kiếm các giải pháp để thu hút vốn đầu tư luôn đượccác địa phương quan tâm và đặt lên hàng đầu Tỉnh Hải Dương, tỉnh luôn coitrọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo tiền đề và điều kiện cho việc pháttriển các vùng trọng điểm, các ngành mũi nhọn Tổng số vốn đầu tư cho xâydựng cơ bản ở Hải Dương trong bốn năm qua (1996 - 1999) là 7.409tỷ đồng,trong năm 2001, toàn tỉnh có 36 dự án đầu tư nước ngoài và 42 dự án đầu tưtrong nước [21]

Năm là: Phát triển và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vùng ao đầm, nước

lợ, vùng biển để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản để đẩy mạnh tốc độ tăngtrưởng ngành thuỷ sản

Ở tỉnh An Giang, diện tích nuôi trồng thuỷ sản được mở rộng từ 325 ha năm

1991 lên 1.788 ha vào năm 2002; lồng bè nuôi cá tăng từ 602 cái lên 4.053 cái

và nâng tổng sán lượng nuôi từ 66.686 tấn lên 190.666 tấn Năm 1999 sau hơnmột năm triển khai thực hiện đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng pháttriển thuỷ sản, toàn tỉnh lợi nhuận hơn 60 tỷ đồng” [21]

Sáu là: Thị trường đầu ra phải đủ lớn để có thể ra tăng sản lượng mà không

làm tụt giá sản phẩm,từ đó ổn định hiệu quả sản xuất

Thị trường đầu ra của sản xuất ổn định là yếu tố quan trọng giúp cho sảnxuất phát triển bền vững Ở thành phố Hồ Chí Minh, việc tăng sản lượng tôm

sú từ 481 tấn năm 2000 lên 6.740 tấn năm 2003, tức tăng 14 lần chỉ có thể khảthi khi có thị trường tiêu thụ lớn và khá ổn định, làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến

Trang 17

đó Cụ thể mặt hàng tôm sú Việt Nam được tiêu thụ hết ở thành phố Hồ ChíMinh và thị trường thế giới với dung lượng rất lớn Việc nuôi bò sữa của thànhphố Hồ Chí Minh trong những năm qua cũng phát triển rất mạnh, từ 25.000 connăm 2004, chiếm 60% tổng số đàn trong nước Không phải vì dân thành phốtiêu thụ hết lượng sữa tươi này hàng ngày, mà do công ty sữa Việt Nam muahơn 80%.[18]

Bảy là: Tăng cường vai trò đặc biệt quan trọng của chính phủ trong việc

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa,giữ vững ổn định tình hình chính trị và an ninh xã hội ở nông thôn

Chính phủ đóng vai trò quyết định tạo ra tình hình ổn định kinh tế - xã hội,trong đó ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế Chínhphủ ban hành các chính sách, biện pháp và các công cụ khác nhau để chủ độngtác động một cách tích cực đến việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lốichiến lược đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiến hành sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đồng thời, chính phủ còn tạo điều kiện vàmôi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, kịp thờiđưa ra các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lựcvà tích lũy vốn

1.2.2 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh Thừa Thiên Huế

Kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua tăng trưởng khá cao, cơcấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 đạt gần 9,5% caohơn 3,2% so với thời kỳ 1996-2000, cao hơn trung bình của cả nước 7,1%,bằng mức trung bình các tỉnh Bắc Trung Bộ 9,2% là thời kỳ có mức tăngtrưởng khá cao, tương đối ổn định và có tính bền vững hơn so với các thời kỳtrước [2, 5]

Nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực, có tiến bộ vượt bậc trongứng dụng khoa học công nghệ mới về giống và chyển đổi cơ cấu cây trồng vậtnuôi làm năng suất tăng nhanh, hiệu quả sản xuất cao hơn trước, góp phần nângcao giá trị sản lượng bình quân trên diện tích canh tác, từng bước đa dạng hoá

Trang 18

ngành nghề trong nông thôn, nông nghiệp, tạo bước ngoặt quan trọng về nângcao đời sống các tầng lớp dân cư, góp phần cơ bản giữ vững ổn định kinh tế -

xã hội, giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 8,4%

Ngành công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh toàn diện, hình thànhcác ngành kinh doanh mũi nhọn, đóng vai trò chủ đạo, động lực cho toàn bộnền kinh tế Giá trị sản xuất tăng bình quân 15,9%/năm, giải quyết việc làm chohơn 31 nghìn lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp Cơ cấungành chuyển biến tích cực So với năm 2000, công nghiệp chế biến khoángsản tăng 6,5 lần, công nghiệp chế biến thực phẩm tăng 1,8 lần, công nghiệp vậtliệu xây dựng tăng 1,9 lần Hình thành một số ngành và cơ sở công nghiệp mũinhọn, có sản phẩm chủ lực như: xi măng, sợi, bia, vật liệu xây dựng

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển biến Đã hình thành một số cụm tiểucông nghiệp và làng nghề ở các huyện Phong Điền, Nam Đông, Hương Thuỷ

và thành phố Huế

Các ngành dịch vụ từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh, xây dựngmạng lưới rộng khắp và đa dạng, tăng trưởng bình quân hàng năm 8,1%, tiếptục chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP

Du lịch phát triển cả quy mô và chất lượng, sản phẩm du lịch từng bước đadạng Hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường được mởchú trọng, tiềm năng văn hoá và du lịch được phát huy, đặc biệt thành công của

5 kỳ Festival đã mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch và dịch vụ Hoạt độngcủa nhân dân được mở rộng nhiều hình thức như: Du lịch nhà vườn, du lịchsinh thái, lễ hội, gắn du lịch với khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống Tóm lại, cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây cho thấy việc chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nói chung vàtrên địa bàn huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là yêu cầu vừabức thiết vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài Để thực hiện thành công sự nghiệp

đó, đòi hỏi chúng ta chẳng những phải nghiên cứu những đặc trưng cơ bản,những nhân tố ảnh hưởng, xu thế phát triển khách quan,… của việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế mà còn phải nghiên cứu kỹ thực tiễn, rút ra những bài học

Trang 19

kinh nghiệm từ các địa phương trong cả nước Đó là những luận cứ khoa học

để tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất những giảipháp có hiệu quả nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Quảng Điền

Trang 20

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG THỜI

KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ -HIỆN ĐẠI HOÁ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quảng Điền ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phốHuế khoảng 10 - 15km Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây vàTây - Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông - Bắc giáp biển Đông.Với giới hạn đó, Quảng Điền năm gọn trong khoảng 16o30’58” - 16o40’13” vĩ

độ bắc và 107o21’38” - 107o34’ kinh độ đông

Toàn huyện được tổ chức theo 11 đơn vị hành chính, trong đó có một thịtrấn và 10 xã, đó là: Thị trấn Sịa và 10 xã gồm: Quảng Thái, Quảng Lợi, QuảngNgạn, Quảng Công, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh,Quảng Phú, Quảng Thọ Phía nam huyện Quảng Điền có sông Bồ chảy ngangqua Sông Bồ là một phụ lưu quan trọng của sông Hương, bắt nguồn từ phíađông A Lưới chảy qua địa phận 2 huyện Phong Điền và Hương Trà làm ranhgiới phân chia 2 huyện trên, sau đó tiếp tục chảy qua địa phận huyện QuảngĐiền rồi đổ vào sông Hương ở ngã ba Sình Đây là con sông cung cấp nguồnnước ngọt và bồi đắp phù sa cho địa phận của huyện

2.1.1.2 Khí hậu thời tiết

Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệchpha so vớ hai miền Nam - Bắc Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông - lạnh

- Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa cócao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có haimùa rõ rệt:

- Mùa khô từ tháng 3 đến thàng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên khôngkhí khô nóng, oi bức

Trang 21

- Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau Tháng 9 - 10thường kéo theo lũ lụt Tháng 11 mưa giai dẳng Nhiệt độ trung bình là 25oC,nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4oC, nhiệt độ trung bình tháng nóngnhất là 19,7oC Nhiệt độ lúc cao nhất 39,9oC và lúc thấp nhất là 8,8oC Cáctháng 7,8,9,10 thường hay có bão.

- Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15o) cùng cácđợt gió mùa kèm mưa lớn bị chặng lại ở đèo Hải Vân, Thừa Thiên Huế nóichung và Quảng Điền nói riêng luôn luôn phải chịu sự đối xử tương đối khắcnghiệt của thiên nhiên “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” ở một số vùng

Độ ẩm trung bình năm dao động 81% - 86%

- Tuy vậy với những điều kiện tự nhiên thời tiết như trên đã tạo nhiều điềukiện thuân lợi cho Quảng Điền phát triển kinh tế, đặc biệt là trồng trọt và nuôitrồng thuỷ sản

2.1.1.3 Địa hình đất đai, thổ nhưõng

Tổng diện tích của huyện là 163,07 km2. Hình thành 3 vùng: Vùng trọngđiểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ, vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá venbiển Tổng chiều dài bờ biển 12km và vùng đầm phá có diện tích 4.414 ha.Đấtnông nghiệp 5.996,6 ha,diện tích đất lâm nghiệp 2.368 ha

Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tíchhơn 8684 ha Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu làkinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng

An, Quảng Thành

Vùng cát nội địa, diện tích 4718ha, đại bộ phận đất chua phèn, úng ngập vềmùa mưa, khô hạn về mùa nắng Đời sống dân cư chủ yế là nông nghiệp, kếthợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái Vùng cát biển, đầmphá, diện tích 2292ha, đất trơ trụ, đại bộ phận là đất cát trắng, nghèo dinhdưỡng Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp Vùng này còn đang trỗi dậyviệc triển khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu )

Trang 22

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế

Quảng Điền vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thống,tuy có một số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa )nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơinón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, làm bún ở Thanh Cần, mộc nềvùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung Từ nền kinh tế đó, đã tạonên nhiều chợ lớn, nhỏ và có nơi đã thành trung tâm mua bán, lưu thông cótiếng như Sịa, Tây Ba những vùng đất - vệ tinh - gắn bó với kinh đô Huế mộtthời

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 đạtgần 7,6%, cao hơn so với bình quân thời kỳ 1996 - 2000 là 2,4% Cơ cấu kinh

tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm,ngư nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm tương ứng là57,3% - 13,2% - 29,5% (chỉ tiêu là 63% - 12% - 25%) Cơ cấu đầu tư đúnghướng, đã tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra nănglực sản xuất mới Các ngành, vùng kinh tế đều phát triển phù hợp với điều kiện

có được Tổng sản phẩm trong huyện bình quân 5 năm qua đạt 222,755 tỷđồng, tăng 35,2% so với thời kỳ 1996 - 2000 Thu nhập bình quân đầu ngườiđến năm 2005 đạt 4,71 triệu đồng/năm, tăng 45,3% so với năm 2001 Cơ cấulao động trong các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng,

dịch vụ là 59,9% - 12% - 28,1% (chỉ tiêu là 67% - 10% - 23%).

Đến nay cơ cấu kinh tế vẫn là “Nông nghiệp - Dịch vụ- Công nghiệp” theo

nghị quyết đại hội X Đảng bộ huyện Quảng Điền đề ra thì phấn đấu đến 2010thì cơ cấu kinh tế sẽ là “Dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp”

2.1.2.2 Về tình hình xã hội

+ Giáo dục: Trong thời gian qua, các đơn vị đã chủ động trong việc cải

tiến, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, công tácsoạn giảng, chấm chữa, công tác khảo sát chất lượng học tập của học sinh để có

kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh yếu kém; một số đơn vị có điều

Trang 23

kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã động viên giáo viên tích cựcứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng giáo dục.

Đến năm 2008 thì 100% trường tiểu học; xây dựng phòng thực hành, phòng

bộ môn; huy động các nguồn lực để xây dựng tủ sách dùng chung và đầu tư xâydựng thư viện chuẩn, tiếp tục chỉ đạo đơn vị THCS Quảng Phú xây dựngtrường đạt chuẩn quốc gia trong năm học 2007 - 2008 đang chuẩn bị hồ sơ đềnghị tỉnh về kiểm tra công nhận

Quan tâm đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạtđộng chuyên môn của các đơn vị trường học

Công tác giáo dục hướng nghiệp cho khối học sinh THCS cũng đã đượcPhòng Giáo dục phối hợp với trung tâm khoa học kỹ thuật hướng nghiệp huyện

để huy động học sinh trên địa bàn huyện tham gia học nghề và tổ chức thi nghềcho các em

Hoàn thành kiểm tra phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2007 của các xã,thị trấn, kết quả có 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn và huyện tiếp tục đạt chuẩn phổcập THCS (xã Quảng Vinh không đạt), đồng thời thông qua bước 1 đề án nângTrung tâm dạy nghề huyện thành Trường trung cấp nghề

Huyện thường xuyên tập trung rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chấttrường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, tổ chức tập huấnnghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý khối Tiểu học và chỉ đạo hội thảotrao đổi chuyên môn khối THCS

Nhìn chung, công tác giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm Đếnthời điểm hiện nay, tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy họcđáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của huyện

+ Y tế: Huyện luôn luôn thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng

cao chất lượng, tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch bệnh và chămsóc sức khoẻ cho nhân dân Huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm traliên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất kinhdoanh và hướng dẫn toàn dân đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi,

Trang 24

chủ động phương án phòng chống dịch bệnh, đồng thời đã chỉ đạo các cơ sở y

tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là bố trí đội ngũ y bác sỹ,chuẩn bị các điều kiện phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, chấtlượng khám chữa bệnh ở các trạm y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, lựclượng y tế thôn ngày càng có hiệu quả

Qua bảng sau cho ta thấy 100% số xã có trạm y tế cấp xã, số giường bệnhngày càng được bổ sung, số bác sĩ ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám chữabệnh cho nhân dân tuy nhiên số y sĩ kỹ thuật viên đang ngày càng giảm, sốdược sỹ thiếu vì vậy cần bổ sung kịp thời để phục vụ tốt hơn nữa công táckhám chữa bệnh và cấp bán thuốc cho bà con

Trang 25

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Huyện đã tích cực đầu tư cho giao thông nông thôn, với chính sách nhànước và nhân dân cùng làm, với phương châm nhà nước góp vốn, nhân dângóp vốn và ngày công, trong thời gian qua toàn huyện đã bê tông hoá giaothông nông thôn nhiều tuyến đường, thuận lợi chio giao thông và đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua huyện cũng đã quan tâm đầu

tư đúng mức bê tông hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ý thức chấp hành luật giaothông của mọi người dân trong địa phương, đồng thời tăng cường tuần tra,kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.Phối hợp với ngành giáo dục tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ chotất cả các học sinh 11/11 trường THCS

Trong huyện 11/11 xã được phủ sóng truyền thanh và truyền hình, 11/11 xã

có bưu điện văn hoá xã, 100% số xã được hoà mạng lưới điện quốc gia, đặcbiệt 11/11 xã có mạng Internet công cộng

Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn đạt 299,9 tỷđồng, tăng bình quân hàng năm 13,1% và 18,2% so với thời kỳ 1996 - 2000.Kết quả đầu tư đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới, từng bước phục vụ chonhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Một số công trình quan trọng đã đưa vào sửdụng như đường Vinh - Phú, Sịa - Quảng Thọ, Tây Ba - Quán Cửa, La Vân -Thanh Hà, Sịa - Mai Dương, cầu Vĩnh Hoà Nâng cấp 2,3 km tỉnh lộ 11A, và

2 km tỉnh lộ 4 đoạn An Gia đi Quảng Lợi Một số công trình thiết yếu đang tiếptục triển khai xây dựng như cầu Sịa, cầu Tứ Hạ - Quảng Phú, đường NguyễnChí Thanh, tỉnh lộ 11 Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn đãhoàn thành được 60% với 52,8/88,2km, chương trình kiên cố hoá kênh mương

đã hoàn thành 82,6% với 53,8/65km Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 3 trạmbơm; các đê, đập dọc sông Bồ, phá Tam Giang được củng cố, đảm bảo chủđộng tưới tiêu cho 60,1% diện tích và chống sạt lở Chương trình kiên cố hoátrường học đã hoàn thành 60% với 267/446 phòng Mạng lưới điện mở rộngđến 98,9% số thôn và trên 95% số hộ được dùng điện Hệ thống cấp nước sinh

Trang 26

hoạt đã phát triển đến 25,5% thôn, nâng tỷ lệ hộ được dùng nước sạch, hợp vệsinh toàn huyện lên 78% Hoàn thành quy hoạch trung tâm huyện lỵ, trung tâmcác xã và tiểu vùng, quy hoạch phát

+ Dân số, lao động: Đến năm 2007 dân số của huyện là 92.572 người, mật

độ trung bình 568 người/km2, phân bố không đều tập trung chủ yếu ở các xãQuảng Vinh Quảng phú Quảng Thành, thị trrán Sịa, thưa thớt ở các xã Quảng

Thái, Quảng Công Nhưng nhìn chung, dân số của toàn huyện là cao, tăng

theo từng năm, tuy vậy tỉ lệ tăng tự nhiên lai giảm năm 1997 là 19,61% năm

2002 là 13,40% năm 2006 là 11,02 % , đây là dấu hiệu của cấu trúc dân số già,nhưng tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của huyên vẫn chiếm tỉ lệ cao, nênkhông có gì phải lo ngại về lực lượng lao động phục vụ cho phát triển kinh tếcủa huyện

Về tỉ lệ giới tính, giữa nam và nữ không đồng đều vào những năm 199,

1998, nhưng tỉ lệ này đã bắt đầu tương đối đồng đều từ năm 2000 đến 2006.Dân số ở thành thị có xu hướng tăng và ở nông thôn có xu hướng giảm trongnhững năm trở lại đây Tuy vậy dân số vẫn tập trung ở nông thôn là chủ yếu

Về cơ cấu lao động, lao động vẫn tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tếnông nghiệp, xu hướng phân công lao động theo hướng giảm lao động trongkhu vực kinh tế nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành CN - XD và dịch

vụ Toàn huyện phấn đấu đến năm 2010 cơ cấu lao động sẽ là Nông - Lâm- ngư48(%), Dịch vụ 34(%), CN - XD là 18(%)

Bảng 2 cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %)

Trang 27

2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Công tác quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, có mặt còn chồng chéo, bấtcập; phân cấp, phân công quản lý chưa rõ ràng Hạ tầng đô thị nhiều nơi chưađược đầu tư nâng cấp Quản lý xây dựng còn thiếu thống nhất, tính tự pháttrong xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt là nhà ở của dân cư còn kháphổ biến Vệ sinh môi trường chưa được quan tâm đúng mức

- Chưa có cơ chế, chính sách tác động mạnh để huy động vốn đầu tư và pháthuy nội lực trong nhân dân để xây dựng, phát triển và quản lý đô thị

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhất là ở các xã ven biển

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng tay nghề còn hạn chế, trình độ dântrí còn thấp, và không đồng đều giữa các vùng

2.2.2 Những thuận lợi

- Lực lượng lao động trẻ dồi dào, chiếm tỉ lệ cao trong dân số

- Có nguồn tài nguyên biển, ven biển và đầm phá tạo điều kiện để phát triểncác ngành kinh tế biển

- Có phá Tam Giang rộng lớn thuận lợi để tổ chức các loại hình du lịch biển,câu cá trên đầm phá

- Khoa học công nghệ có bước phát triển , nhất là việc ứng dụng các tiến bộ

khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào quản lý, sản xuất - kinh doanh

và đời sống Nhiều dự án khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư được triểnkhai góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cây trồng vật

Trang 28

- Có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo tâm huyết, giàu năng lực Nhân dân đoànkết, cần cù lao động, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của nhànước, chính trị ổn định

2.3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến nay

2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Huyện Quảng Điền từ năm 2001 đến nay và xu hướng đến năm 2010

Qua bảng sau cho chúng ta thấy kinh tế huyện Quảng Điền trong nhữngnăm 2001 đến năm 2007 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷtrọng của ngành Dịch vụ và Công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm -Ngư nghiệp Nhưng sự chuyển dịch không đồng đều thay đổi theo từng giaiđoạn

Bảng 3 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quảng Điền từ năm 2000 - 2007

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Quảng Điền 2007 (ĐVT %)

Cụ thể giai đoạn 2001- 2003 Trong cơ cấu GDP của huyện, tỷ trọng NgànhNông nghiệp vẫn có xu hướng tăng, năm 2001 là 62.23%, năm 2003 là 66.84

% Tỷ trọng CN - XD và Dịch vụ có xu hướng giảm, 2001: CN - XD18.15%,Dịch vụ 19,62%, 2003: CN - XD 14.22%, Dịch vụ 18,94% Nhưngbước qua giai đoạn 2004 đến 2007 tỷ trọng ngành Nông nghiệp lại có xuhướng giảm mạnh, ngành công nghiệp tăng với nhịp độ đều đặn, và ngành Dịch

vụ tăng mạnh, cụ thể : Năm 2004 cơ cấu GDP là nông nghiệp 63.36%, CN

-XD 16.01%, Dịch vụ 20.63% Đến năm 2007 cơ cấu GDP là nông nghiệp

Trang 29

46.4%, CN - XD 19.7%, dịch vụ 33.9% Chỉ tiêu 2010 là nông nghiệp 36%,

CN - XD 24%, dịch vụ 40%.

Nông- lâm- ngư Công nghiệp-Xây dựng

Dịch vụ

36%

40%

24%

Biểu đồ: Cơ cấu kinh tế ngành huyện Quảng Điền thể hiện qua các năm

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân trong 5 năm

2001-2005 đạt gần 7,6%, cao hơn so với bình quân thời kỳ 1996-2000 là 2,4% Cơcấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngànhnông, lâm, ngư nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chiếm 57,3%

- 13,2% - 29,5% (chỉ tiêu là 63% - 12% - 25%) Cơ cấu đầu tư đúng hướng, đã

Năm 2003

Năm 2005

Năm 2007

Kế Hoạch 2010

Trang 30

xuất mới Các ngành, vùng kinh tế đều phát triển phù hợp với điều kiện cóđược Tổng sản phẩm trong huyện bình quân từ 2001 - 2005 đạt 222,755 tỷđồng, tăng 35,2% so với thời kỳ 1996 - 2000 Thu nhập bình quân đầu ngườiđến năm 2005 đạt 4,71 triệu đồng/năm, tăng 45,3% so với năm 2001 Cơ cấulao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch

vụ là 59,9%-12%-28,1% (chỉ tiêu là 67% - 10% - 23%).

Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn đã có chuyển dịch theohướng giảm dần lực lượng lao động nông nghiệp sang hoạt động trên các ngànhnghề phi nông nghiệp Thời kỳ 2001 - 2005, cơ cấu lao động trong các ngànhnông nghiệp, CN - XD, dịch vụ tương ứng là 59,9% - 12% - 28,1% Đến cuốinăm 2007, cơ cấu lao động trong nông thôn tương ứng là 54,7% - 14,3% - 31%

Bảng 4 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) ĐVT : %

Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) các ngành kinh tế

huyện Quảng Điền (ĐVT %)

Qua bảng và biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GO) các ngànhkinh tế huyện Quảng Điền ở trên cho ta thấy tốc độ tăng ngành Nông nghiệpnăm sau thấp hơn năm trước,và thấp hơn tốc độ tăng của các ngành côngnghiệp và dịch vụ, đặc biệt ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao ổn định

Trang 31

Nguyên nhân của tình hình trên là trong sản xuất nông nghiệp ở huyệnQuảng Điền trong những năm qua gặp nhiều khó khăn Tuy có tăng nhưng tăngchậm, đặc biệt dịch cúm gia cầm các năm 2005, 2006 làm thiệt hại đàn gia cầmcủa các hộ chăn nuôi, dịch bệnh lở mồm long móng ở đàn trâu bò, bệnh taixanh ở lợn làm thiệt hại to lớn đàn gia súc.

Đối với sản xuất nông nghiệp, các trận lũ năm 2006 và 2007 làm hư hạinhiều lúa và hoa màu, dịch bệnh làm giảm năng suất lúa

Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ hải sản, các vùng nuôi trồng ở phá TamGiang nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, tôm cá và ba ba gặp phải nhiều đợt dịch bệnhkhiến năng suất khi thu hoạch chất lượng không cao, sản lượng đánh bắt giảm.Trong khi đó CN - XD và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định,nguyên nhân chủ yếu là kinh tế tư nhân có xu hướng tăng, hiệu quả kinh tếtrong lĩnh vực CN - XD và dịch vụ cao hơn trong nông nghiệp, đặc biệt dịch vụtăng nhanh, các nhóm dịch vụ như điện tử, điện dân dụng, thương mại pháttriển nhanh

Qua biểu đồ dưới đây cho ta thấy : Trong quá trình công nghiệp hoá ởhuyện Quảng Điền, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng, chuyển dịch laođộng từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực CN - XD và dịch vụ, do đó trong

cơ cấu lao động lao động trong khu vực nông nghiệp giảm, năm 2005 là 59.9%,năm 2007 là 54.7% dự báo 2010 chỉ chiếm 48.0% Lao động trong CN - XD vàdịch vụ tăng và có xu hướng tăng ổn định, lao động dịch vụ năm 2005 là

28.1%, 2006 là 29.6% , 2007 là 31.0%, dự báo kế hoạch 2010 chiếm 34.0%

trong cơ cấu lao động

Ngày đăng: 20/03/2013, 10:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng sau cho ta thấy 100% số xã có trạ my tế cấp xã, số giường bệnh ngày càng được bổ sung, số bác sĩ ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám chữa  bệnh cho nhân dân tuy nhiên số y sĩ kỹ thuật viên đang ngày càng giảm, số  dược sỹ thiếu vì vậy cần bổ sung - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ua bảng sau cho ta thấy 100% số xã có trạ my tế cấp xã, số giường bệnh ngày càng được bổ sung, số bác sĩ ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tuy nhiên số y sĩ kỹ thuật viên đang ngày càng giảm, số dược sỹ thiếu vì vậy cần bổ sung (Trang 24)
Bảng 2 cơcấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 2 cơcấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %) (Trang 26)
Bảng 2 cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 2 cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế (ĐVT %) (Trang 26)
Qua bảng sau cho chúng ta thấy kinh tế huyện Quảng Điền trong những năm 2001 đến năm  2007 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế  theo hướng tăng tỷ  trọng của ngành Dịch vụ và Công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm -  Ngư nghiệp - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ua bảng sau cho chúng ta thấy kinh tế huyện Quảng Điền trong những năm 2001 đến năm 2007 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành Dịch vụ và Công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của Nông - Lâm - Ngư nghiệp (Trang 28)
Bảng 3   Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quảng Điền từ năm 2000 - 2007 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 3 Cơ cấu ngành kinh tế huyện Quảng Điền từ năm 2000 - 2007 (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w