Quan điểm, Phương hướng, mục tiêu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 47 - 50)

cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quan điểm và Phương hướng

Căn cứ theo báo cáo văn kiện Đại hội X ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Điền và báo cáo giữa nhiệm kỳ nghị quyết XI Đảng bộ huyện Quảng Điền,

+ Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành Công nghiệp và Dịch vụ

- Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá đa sản phẩm với chất lượng ngày càng cao có đủ sức cạnh tranh trên thị trường tạo nền tảng để xây dựng mới các ngành công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

- Tạo dựng cơ sở xí nghiệp sản xuất chế biến nông lâm thuỷ sản ngày càng hiện đại cùng với trang thiết bị, máy móc ngày càng hiện đại.

- Tìm kiếm và phát triển các làng nghề chưa được quan tâm để có chính sách hổ trợ vốn cơ sở.

- Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào các ngành nghề truyền thống như đan lát, đan nón…

- Xây dựng các chính sách khuyến nông, khuyến ngư nhằm tạo sự hổ trợ đến người dân trong việc trồng trọt chăn nuôi.

- Xây dựng chính sách nhập công nghệ thích hợp thông qua chính sách thuế, trợ giá đồng thời đưa công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực dịch vụ. Tập trung cao nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu tạo ra bước phát triển mạnh các ngành dịch vụ, làm cho các ngành dịch vụ thâm nhập, đan xen chặt chẽ vào quá trình sản xuất, lưu thông và các lĩnh vực của đời sống xã hội, với yêu cầu chuyên môn hóa và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy phát triển sản xuất, tái sản xuất mở rộng

+ Về chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: - Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện và các hợp tác xã nông nghiệp tham gia sản xuất bằng các công nghệ phù hợp và hiện đại bước đầu góp phần thay đổi cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với huyện.

- Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, hợp tác xã, mô hình VAC, VACR. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia các dịch vụ trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và hậu cần nghề cá.

- Tạo môi trường ổn định để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

+ Về chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế

Tiếp tục phát huy thế mạnh các vùng, dựa trên lợi thế so sánh để hình thành ba khu vực kinh tế trọng điểm vùng rú cát nội đồng, vùng ven biển đầm phá và vùng trọng điểm trồng lúa.

- Đến năm 2010 có 2 thị trấn là Sịa và Hoá Châu.

- Đến năm 2020 có thêm 2 Thị trấn là Phú Thuận và Quảng Ngạn.

Để thực hiện bước đầu thành công đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế thì vấn đề đặt ra ở đây là xác định được mục tiêu là vô cùng quan trọng nhằm xác định đúng hướng đi và yêu cầu đặt ra cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở huyện.

+ Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng một nền nông nghiệp vững chắc dựa trên sản xuất hàng hoá lớn và ngày càng tăng năng suất chất lượng các mặt hàng nông sản như lúa, ngô, khoai, sắn đủ sức cạnh tranh trên thị trường với việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật.

- Phát triển kinh tế ở huyện dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hợp lý dựa trên các nguồn lực có sẵn ở huyện.

- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế ở huyện.

- Tạo dựng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp cơ khí…

- Phát triển mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Xây dựng và phát triển huyện ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh có cơ cấu hợp lý và quan hệ sản xuất phù hợp với tiềm năng và đặc điểm của huyện.

- Cải thiện đời sống nhân dân và phát triển mạnh nguồn nhân lực cho huyện đáp ứng nhu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tiến tới giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã.

- Phát triển các làng nghề truyền thống dựa trên công nghệ hiện đại và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

- Phát triển nguồn vốn cho ngân sách huyện đặc biệt là nguồn vốn dựa trên thế mạnh của huyện và nguồn vốn do nước ngoài tài trợ đầu tư.

- Tăng trưởng kinh tế ổn định đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái ở huyện.

+ Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất GO hàng năm bình quân 17%-18% - Các ngành Nông - Lâm - Ngư tăng 7% - 8%

- Công nghiệp - Xây dựng tăng 26% - 27% - Dịch vụ tăng 23% - 24%

Cơ cấu giá trị sản xuất GO là Nông - Lâm -Ngư 36%, CN-XD 24%, Dịch Vụ 40%.

Trong những năm tới, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: - Giảm tỷ trọng nông nghiệp, phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ để đạt được một trạng thái cân đối giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tham gia vào thị trường lao động ở các khu công nghiệp, các đô thị trong nước và xuất khẩu.

- Chuyển sang nền kinh tế đa thành phần cùng hoạt động, tác động lẫn nhau và thúc đẩy hiệu qủa về kinh tế - xã hội.

- Phát huy lợi thế so sánh, khai thác các tiềm năng sẵn có hình thành các vùng kinh tế động lực, các tiểu vùng kinh tế trọng điểm và các ngành hàng chủ yếu.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kết hợp với việc hình thành và mở rộng các trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội, các cộng đồng làng, xã để phát triển một cách toàn diện.

Đến 2010 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch từ “Nông nghiệp - Dịch Vụ - Công nghiệp” sang “Dịch vụ - Nông nghiệp - Công nghiệp”.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w