Chuyển dịch cơcấu vùng kinh tế huyện Quảng Điền

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 39 - 43)

Huyện Quảng Điền có tổng diện tích là 163,07 km2. Hình thành 3 vùng: Vùng trọng điểm lúa thuộc lưu vực sông Bồ, vùng đất cát nội đồng, vùng ven

biển và đầm phá. Tổng chiều dài bờ biển 12km và vùng đầm phá có diện tích 4.414 ha. Đất nông nghiệp 5.996,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp 2.368 ha.

Những năm qua trong các chính sách kinh tế, huyện luôn chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, mỗi vùng có mỗi ưu thế riêng, có mỗi chính sách riêng và đạt nhiều thành tựu to lớn.

2.3.3.1. Đối với vùng trọng điểm trồng lúa

Khai thác và phát huy các lợi thế về đất đai, nguồn nước, nguồn lao động dồi dào, gần các đô thị và các khu công nghiệp để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhằm tạo chuyển dịch quan trọng trong phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở kết quả “dồn điền đổi thửa” chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá theo hướng chuyên canh tập trung, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra khối lượng lớn sản phẩm gạo đảm bảo an ninh lương thực và tham gia vào thị trường ngoài huyện.

Tiếp tục chuyển đổi một số diện tích thuộc vùng cao, ven sông Bồ để mở rộng vành đai sản xuất chuyên canh rau, hoa, quả, thực phẩm cao cấp cung cấp cho thành phố Huế và các đô thị lân cận. Tận dụng diện tích ao hồ, đầm để nuôi cá nước ngọt, tiếp tục đẩy mạnh chương trình “cải tạo vườn tạp” và chương trình “hoa, cây kiểng” nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên một ha canh tác. Chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mở rộng các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, từng bước phân bổ lại lao động, theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn. Tập trung các nguồn lực để cải thiện kết cấu hạ tầng phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất, nhất là chủ động trong tưới tiêu và đảm bảo vận tải cơ giới trong sản xuất.

2.3.3.2. Đối với vùng ven biển và đầm phá

Phát huy lợi thế về nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và trồng trọt để phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, đầm phá, tạo bước phát triển vững chắc ở địa

bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng an ninh, có môi trường sinh thái bền vững.

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Mở rộng các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp gắn với nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, khuyến khích hình thành các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá, chế biến nước mắm, thính cá biển... sấy khô sản phẩm cá và các dịch vụ cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng nuôi, nhất là điện, cấp nước, hệ thống giao thông và tuyến đê bao ven phá gắn với việc định canh, đinh cư, xây dựng hệ thống làng mạc ổn định.

2.3.3.3. Đối với vùng rú cát

Tiếp tục phát huy ưu thế về tiềm năng ở cả 3 tiểu vùng: Nội đồng, ven phá và rú cát. Đầu tư thâm canh tăng năng suất lúa ở vùng đã ổn định canh tác. Phát huy lợi thế tự nhiên (cả đất đồng và đất vườn) để mở rộng quy mô gieo trồng và nâng cao năng suất cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm, rau quả xanh.

Tập trung chỉ đạo củng cố mô hình phát triển kinh tế trang trại ở vùng rú cát nội đồng, trong năm 2005 đã xem xét thu hồi 67,62 ha đất của 15 hộ sản xuất không có hiệu quả và sử dụng không hết diện tích đất được giao, đồng thời đã giao 28 ha đất cho Doanh nghiệp tư nhân Tinh Anh lập trang trại chăn nuôi sinh thái.

Nhìn chung, kinh tế trang trại có phát triển nhưng tốc độ còn chậm nên chưa tạo được bước đột phá ở vùng cát nội đồng. Bên cạnh hạn chế về thổ nhưỡng thì nguyên nhân chính là do khả năng đầu tư thâm canh của các hộ trang trại còn hạn chế, trong đó yếu tố quyết tâm, năng động và vốn vẫn là quyết định.

Trên cơ sở các mô hình kinh tế trang trại trên vùng cát, tiến hành soát xét tổ chức lại sản xuất theo mô hình nông-lâm kết hợp, đúc rút kinh nghiệm để nhân

rộng các mô hình trang trại VAC làm ăn có hiệu quả. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và có năng lực nhận diện tích lớn để phát triển trang trại lâu dài. Nghiên cứu để đưa các chương trình tiên tiến phục vụ cho phát triển sản xuất, từng bước hình thành làng mạc mang tính ổn định trên vùng này.

Xúc tiến quy hoạch, làm căn cứ cho việc tổ chức sản xuất ở vùng cát nội đồng và ven phá; ổn định vùng nuôi tôm nước lợ phía Đông và mở rộng hợp lý quy mô nuôi cá lồng nước ngọt ở vùng phía Tây phá Tam Giang, chuyển một số ruộng ô sản xuất lúa không chủ động và kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư từ chương trình quốc gia và ngân sách địa phương để hoàn thành cơ bản việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phấn đấu trước năm 2010 đưa Quảng Lợi và Quảng Thái thoát khỏi vùng nghèo và từng bước vươn lên thành vùng phát triển.

2.3.3.4. Đô thị hoá gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng

Để tiến hành đô thị hoá các trung tâm tiểu vùng, huyện đã chọn những vùng có lợi thế, tiềm năng phát triển để tiến hành đô thị hoá, đi đôi với nó là các chính sách ưu tiên chú trọng phát triển kinh tế, cụ thể : Đối với thị trấn Sịa, đẩy mạnh chương trình chỉnh trang đô thị, xây dựng cải tạo hệ thống giao thông nội thị, hệ thống điện, cấp thoát nước, xử lý rác thải, giải toả một phần khu nghĩa địa ra khỏi trung tâm hành chính, chỉnh trang bờ sông Sịa, triển khai các khu dân cư và các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tập trung, đẩy mạnh tốc độ phát triển các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhằm tăng tốc độ phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất.

Xây dựng Thanh Hà (Quảng Thành) thành thị trấn ở phía Đông Nam của huyện. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá các vùng Tân Xuân Lai (Quảng Thọ), Sơn Tùng (Quảng Vinh.), Chợ Nịu (Quảng Thái), Đông Quảng Lợi (Quảng Lợi), Hạ Lang và Phú Lễ (Quảng Phú), Đông Xuyên-Mỹ Xá (Quảng An), Vĩnh Tu

(Quảng Ngạn), Cồn Gai (Quảng Công). Xây dựng các khu dân cư đô thị mới: Tây Quảng Thành, Nam Bưu Điện, Nam Vĩnh Hoà, Bắc An Gia.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 39 - 43)