tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung quan trọng của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Huyện Quảng Điền là một trong những huyện khá nghèo của tỉnh Thừa Thiên Huế ngành nghề chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Trong nhiều năm qua mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong nông nghiệp nhưng nhìn chung cơ cấu kinh tế ở huyện đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế chưa có sự dịch chuyển mạnh để đẩy nhanh tốc độ tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của huyện. Ngày nay việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển sang chế độ tự chủ kinh doanh đã có tác động lớn đến sự thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền nông dân trở thành đơn vị kinh tế cơ bản. Do đó để có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ở huyện Quảng Điền thì cần thực hiện nhất quán một số giải pháp cơ bản sau:
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách
Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách nó bao gồm các vấn đề sau:
+ Khi tiến hành quy hoạch phải đồng bộ và đi đôi với quy hoạch là có các chính sách ổn định có chỗ ở cho người dân.
+ Quy hoạch ruộng đất phù hợp.
+ Quy hoạch đất dùng xây dựng cơ sở cho công nghiệp chế biến phải phù hợp và tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân
+ Cần thực hiện các kế hoạch trong khả năng cho phép của huyện và tìm cách giải quyết các kế hoạch còn lại cho thích hợp.
+ Xây dựng các xã, thôn phải gắn chặt phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá tạo nên xã văn minh tiên tiến đồng thời bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng cở sở hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ nhất là hệ hống đường giao thông, thông tin bưu chính viễn thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế.
+ Xây dựng quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp của huyện phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của từng vùng, xã của huyện phải thật sự mang lại hiệu quả.
+ Cơ chế chính sách phải quán triệt mọi vấn đề, đối với các doanh nghiệp tư nhân cũng như các công ty nhà nước. Không nên xem thường hình thức doanh nghiệp tư nhân mà phải có cách nhìn sâu rộng tạo niềm tin cho các doanh nghiệp này hoạt động sản xuất thật hiệu quả.
+ Hoàn thiện chính sách quản lý cho phù hợp đối với các hình thức kinh doanh.
+ Chính sách cho sự phát triển ngành nghề công nghiệp ở huyện phải rõ ràng và ổn định.
+ Thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái ở huyện.
+ Thực hiện đồng bộ nhất quán các chính sách giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển y tế, giáo dục và văn hoá tức là phải kết hợp chính sách kinh tế phù hợp và đi đôi với các chính sách xã hội nhằm tạo tạo sự phát triển
kinh tế xã hôi ở huyện vững chắc, lúc đó mới tạo điều kiện để thực hiện thành công các chính sách còn lại nhằm góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện.
3.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những chính sách quan trọng đối với một huyện đang còn lạc hậu và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng và trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước thì huyện cần đề ra các chính sách nhằm hổ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng là tiền đề vô cùng quan trọng để hấp dẫn các nhà đầu tư vốn tạo cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ. Trong cơ chế thị trường kết cấu hạ tầng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản xuất, kinh doanh và đời sống của dân cư. Với cơ sở hạ tầng của huyện khá thấp kém không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Trong nguồn tài chính có hạn của huyện thì trong những năm tới cần huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng từng bước đáp ứng được cho sự phát triển lâu dài.
Thứ nhất: Phát triển và ngày càng hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc giữa các xã với nhau và giữa huyện với các huyện khác tạo sự thống nhất thông tin. Ngoài ra cần mở liên lạc điện thoại cố định đến 8 xã trên địa bàn huyện và mở rộng vùng điện thoại mạng lưới di động khắp các vùng nghèo các xã ven biển.
Thứ hai: Cần phát triển nguồn điện, mở rộng các nhà máy điện tạo công suất lớn đáp ứng cho 100% hộ dân trong huyện dùng điện lưới. Hơn nữa cần tạo nguồn cung cấp điện ổn định đáp ứng nhu cầu sản xuất của các xí nghiệp kinh doanh tránh ngắt điện trong thời gian dài ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Thứ ba: Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sá đảm bảo cho giao thông vận tải. Huyện cần có các chính sách hổ trợ vốn cùng người dân các xã xây dựng đường Bêtông 100% qua các thông xóm đồng thời huyện cần có các kiến nghị cấp trên hổ trợ vốn để nâng cấp đường sá như các dự án của nước ngoài đầu tư vào huyện, các trục đường chính đặc biệt là tỉnh lộ 4 đang xuống cấp trầm trọng. Đi đôi với việc xây dựng các trục đường chính cần phải nắm bắt công
nghệ và thiết bị xây dựng các cầu cống đảm bảo cho người dân đi lại, tạo điều kiện cho dịch vụ vận chuyển dễ dàng hơn.
Thứ tư: Cần nâng cấp hệ thống bến đò Cồn ở huyện nhà. Các cấp lãnh đạo cần có chính sách hổ trợ để xây dựng bến đò đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân các xã và nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho các vùng ngoài biển.
Thứ năm: Xây dựng mới các khu chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm ngày càng hiện đại. Xây dựng các kho bãi để thải các phế thải và hệ thống xử lý tránh làm tổn hại đến môi trường sinh thái.
Thứ sáu: Xây dựng hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ tưới tiêu cho mùa hè và thoát nước vào mùa mưa lũ. Ngoài ra cần có hệ thống kênh mương ở các địa bàn xã giúp cho bà con nông dân chủ động, hạn chế tiêu cực của thiên nhiên. Huyện cần có chính sách ưu tiên, cải tạo và nâng cấp một số công trình thuỷ lợi đã xuống cấp không đáp ứng đủ khi vào vụ mùa.
Thứ bảy: Cải tạo hệ thống cấp thoát nước, đem nguồn nước sạch về cho bà con nông dân để đảm bảo cho sản xuất cũng như sức khoẻ cho cộng đồng.
Thứ tám: Đầu tư xây dựng cơ sở cho một số làng nghề đan nón ở xã Quảng Phú, nghề đan lát ở xã Quảng Lợi... để góp phần tạo cơ sở cho người dân an tâm bỏ sức lao động không những thu nhập thêm cho họ mà còn giữ gìn các làng nghề truyền thống đó.
Thứ chín: Bước đầu tạo dựng các cơ sở cho các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp.
3.2.3. Tập trung phát triển những ngành nghề có nhiều lợi thế
Thứ nhất: Phát triển toàn diện Nông - Lâm - Ngư nghiệp dựa trên thế mạnh của huyện. Để đảm bảo yêu cầu lương thực, thực phẩm cho huyện đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu ra bên ngoài huyện. Các cán bộ cấp huyện cần tạo điều kiện cho bà con nông dân tham ghi vào ngành tạo đầu vào cho nông nghiệp như cung ứng vốn cho bà con vùng đất cát trồng lạc, mía, khoai, sắn… phục cho các nhà máy chế biến công nghiệp. Khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi bà, lợn để cung cấp thực phẩm cho bà con và cho ngành chế biến thực phẩm. Các cán bộ cấp huyện và cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn cho hộ
nông dân các xã Quảng An, Quảng Thành. Quảng Phước cách xây dựng hồ nuôi trồng thuỷ sản hợp lý và các kỹ thuật chủ yếu trong quá trình nuôi.
Thứ hai: Huyện cần có các ưu đãi đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như nghề đan nón ở xã Quảng Phú, Quảng Vinh; nghề đan lát thúng ở xã Quảng Lợi… nhằm tạo ra nét riêng văn hoá cho huyện đồng thời đưa sản phẩm tiến xa đến trong tỉnh và khách du lịch. Huyện cần đưa ra các giải pháp ban đầu để cho các chị em phụ nữ tham gia vào các hợp tác xã thêu thùa ở xã Quảng Phước tạo ra nét văn hoá trong nghề thêu thùa của huyện nói riêng và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung . Để thực hiện được điều này thì huyện cần có những chính sách phát triển và nhân rộng các làng nghề truyền thống kết hợp với đưa thiết bị máy móc tiên tiến góp phần hiện đại hoá công nghệ truyền thống nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng và khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ ba: Cần tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tư nhân yên tâm sản xuất không bị gò bó với các quy đinh khắt khe của pháp luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay như: Công ty chế biến gỗ, công ty chế biến lương thực thực phẩm. Chính những ngành nghề này là khởi đầu cho các ngành công nghiệp khác phát triển. Việc đưa ra các chính sách ban đầu để phát triển các ngành nghề có nhiều lợi thế, nó không chỉ góp phần tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá mà nó còn góp phần giải toả sức ép của huyện về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
3.2.4. Tăng cường huy động vốn
Vốn là một trong những tiền đề để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung và của huyện Quảng Điền nói riêng. Với cơ sở vật chất còn nghèo nàn và công nghệ thấp kém nên việc đưa ra các giải pháp nhằm huy động vốn cho huyện là điều rất cấp bách trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Huy động vốn bao gồm huy động vốn tong nước là quyết định và huy động vốn nước ngoài là quan trọng.
- Các lực lượng tham gia sản xuất, các xí nghiệp kinh doanh cần tăng năng suất lao động để tạo ra sản phẩm và sản lượng tốt góp phần tạo nên của cải vật chất cho huyện nhà và để tăng năng suất lao động các ngành nghề thì cần dựa trên cơ sở ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện đại và hợp lý với huyện.
- Huyện cần có các chính sách khai thác và sử dụng tốt quỷ lao động, tập trung phát triển nông nghiệp để tạo ra thu nhập cho người dân đồng thời tạo ra sự tích luỹ vốn.
- Tuyên truyền các hoạt động tiết kiệm đến toàn dân góp phần tạo ngân sách cho huyện.
- Thực hiện chính sách thuế nông nghiệp phù hợp và thuế đối với các ngành thu được lợi nhuận cao góp phần tạo vốn cho ngân sách, chính sách lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế của huyện.
+ Đối với huy động vốn từ nước ngoài
Kinh tế còn khá nghèo, ngân sách huyện không đủ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế do đó việc các cấp lãnh đạo đề ra các chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài là rất cần thiết vì nó giúp các huyện còn nghèo như Quảng Điền khắc phục về vốn đồng thời góp phần nâng cao trình độ quản lý và công nghệ tạo việc làm cho người lao động.
- Cần xây dựng và phát triển thị trường vốn nhưng để thị trường vốn phát triển mạnh ở hưỵện thì cần có các chính sách ưu đãi đặc biệt và tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.
- Cần có các công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất tránh tình trạng thay đổi pháp luật bằng các chủ trương, xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng.
- Chính sách bảo hộ các ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. - Chính sách cho hệ thống tài chính, ngân hàng phải thông thoáng đảm bảo các ngân hàng hoạt động có hiệu quả và có tính hệ thống, thủ tục giải quyết vốn và tín dụng nhanh và chính xác là một trong những điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo thể thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Huyện cần phải có sự điều chỉnh một số chính sách đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư nước ngoài như tiền thuê đất, tiền công lao động, tiền thuế thu nhập cá nhân và tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp tục đầu tư vào huyện nhà.
- Đối với các hình thức vốn viện trợ phát triển chính thức ODA thì huyện cần có các chính sách tăng cường quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả để các nhà đầu tư an tâm đầu tư tiếp trong các dự án khác.
Vì vậy phát triển nội lực của huyện và tranh thủ cơ hội mà bên ngoài đưa vào là rất quan trọng đối với một huyện còn thiếu thốn về vốn, cơ sở hạ tầng như Quảng Điền.
Để từ đó huyện có chính sách thu hút nguồn vốn tạo bước đầu thay đổi cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ và đặc biệt là có sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế ngành của huyện góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho tỉnh nhà và cho huyện nhà.
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển Khoa học - Công nghệ
Phát triển khoa học công nghệ là hoạt động phát triển quan trọng của quốc gia nói chung và của huyện Quảng Điền nói riêng. Để đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ cho huyện thì cần có các giải pháp sau:
- Cần tạo quyền chủ động cho các doanh nghiệp lựa chọn, mua bán công nghệ phục vụ cho hoạt động sản xuất.
- Cần khuyến khích phát triển dịch vụ công cộng như internet, bưu chính viễn thông, dịch vụ thông qua công nghệ thông tin mang các thông tin cần thiết cho cuộc sống con người.
- Cần đưa công nghệ vào các làng nghề truyền thống để tạo ra năng suất cao hơn và sản phẩm tốt hơn đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đưa công nghệ thông tin vào các trường học để cho thế hệ trẻ sớm có khả năng hiểu biết khoa học đời sống, giúp phát triển nhanh sự sáng tạo cho thế hệ trẻ sau này của huyện.
- Đưa công nghệ sinh học vào trong nông nghiệp, công nghệ , y tế … Dùng công nghệ vi sinh vào trong việc phát triển nấm rơm và trong việc xử lý chất thải, dùng các loại thuốc trừ sâu rầy phù hợp trong nông nghiệp.
- Cơ giới hoá vào các vùng của huyện còn sử dụng lao động sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu như các loại máy cày, máy gặt lúa nhằm tạo năng suất lao động và giảm bớt thời gian cho người lao động.
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi hiện đại đảm bảo cho việc cung ứng nước và xả nước trong những vụ mùa …
- Tiếp ứng phương pháp lai tạo để tạo ra nhiều cây trồng vật nuôi mang lại lợi ích cao, tạo ra nhiều loài mới hơn.
- Các cán bộ lãnh đạo, các ban ngành cần tuyên truyền, phổ biến khoa học - công nghệ cho nông dân để họ có đầy đủ thông tin yên tâm sản xuất và sử dụng.
- Bên cạnh đó huyện cần có các dịch vụ trung tâm tư vấn tổng hợp giúp cho các doanh nghiệp trong huyện tự đánh gia và lựa chọn công nghệ phù hợp theo hiệu quả thị trường và không ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh thái của huyện.
- Huyện cần có chính sách ưu đãi với các cán bộ khoa học, đồng thời còn