Chuyển dịch cơcấu thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 37 - 39)

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Biểu đồ: Giá trị sản phẩm tăng thêm ngành dịch vụ

1991 -1995 1996 -2000

Quan hệ sản xuất đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hướng vào các lĩnh vực, phát triển trồng trọt và chăn nuôi trên vùng cát nội đồng, từng bước hình thành lực lượng kinh tế trang trại mạnh, phát triển lực lượng khai thác biển, lập cơ sở sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ và các ngành nghề khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mạng lưới của các đơn vị quốc doanh tiếp tục phát triển về qui mô hoạt động, nhất là về bưu chính viễn thông, tín dụng ngân hàng, điện lực, huyện luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước triển khai lực lượng trên địa bàn. Phát huy vai trò kinh doanh, dịch vụ trên lĩnh vực, cung ứng, giống cây trồng và vật tư nông nghiệp, cung ứng xăng dầu, cấp nước sinh hoạt, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất và dân sinh.

Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để gọi vốn đầu tư phát triển, nhất là các doanh nhân. Tiếp tục khuyến khích, ưu đãi để thành lập thêm một số công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân trong các ngành sản xuất, xây dựng và dịch vụ.

Khuyến khích phát triển đội ngũ doanh nhân mạnh hoạt động trong các ngành nghề phù hợp với phương hướng phát triển của địa phương, có năng lực, đứng vững trên thương trường, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình phát triển ở địa phương.

Kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng liên tục với tốc độ 18,87%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của huyện, đặc biệt trong các lĩnh vực như: Xây dựng, chế biến, thương mại, dịch vụ, đóng góp bình quân hàng năm 178,530 tỷ đồng, chiếm 34,15% vào tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2007: giá trị sản xuất 195,700 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 21,28%, chiếm tỷ trọng 35,5%), trong đó: sản xuất nông nghiệp 17,1% ( 30,580 tỷ đồng); tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 31,7% ( 56,65 tỷ đồng ), thương mại, dịch vụ 51,2% (91,30 tỷ đồng). Có 42

doanh nghiệp, gồm 29 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 69,0%), 09 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 21,4%) và 4 chi nhánh của các doanh nghiệp ngoài huyện đóng trên địa bàn (chiếm 9,6%), số lượng doanh nghiệp tăng 3,0 lần và tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 20,607 tỷ đồng, tăng 18,3 lần so với năm 2003 (1,123 tỷ đồng). Trong 2,5 năm tăng thêm 19 doanh nghiệp, chiếm 45,2% tổng số doanh nghiệp, tăng 35,1% so với năm 2005, với số vốn đăng ký 7,73 tỷ đồng. Có 5.161 hộ kinh doanh cá thể trong các ngành nghề phi nông nghiệp với quy mô 7.313 lao động.

Giá trị sản xuất (GO) khu vực kinh tế tập thể (kể cả kinh tế hộ) bình quân đạt 213,3 tỷ đồng, tăng 5,5%/năm, chiếm 46% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện (trong đó kinh tế tập thể chiếm khoảng 13,5-14,0%). Riêng năm 2007, đạt giá trị 231,5 tỷ đồng, tăng 21,7%, chiếm tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện 41,8%; có 37,8% Hợp tác xã loại khá, 56,8% hợp tác xã loại trung bình và 5,4% hợp tác xã loại yếu. Vai trò của kinh tế hộ trong nông nghiệp được phát huy, số hộ làm ăn giỏi ngày càng tăng.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực họat động của các HTX sản xuất nông nghiệp, phát triển và xây dựng thêm một số HTX, tổ hợp kinh doanh ngành xây dựng dân dụng. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý để phát huy tính ưu việt của quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Các hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp đã bước đầu có hiệu quả và làm dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân phù hợp với cơ chế thị trường và Luật HTX năm 2003. Hoạt động của các HTX chủ yếu là dịch vụ cho kinh tế hộ, có tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp như định hướng quy hoạch, tổ chức sản xuất và tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với mỗi loại hình sản xuất ở mỗi tiểu vùng; tổ chức phổ biến và hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất (thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, cung ứng giống cây, giống con, khuyến nông).

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa thiên Huế trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Trang 37 - 39)