Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến nay
Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, thời kỳ 2001 - 2007 Quảng Điền đã đạt được những thành tựu nổi bật, tạo ra được những bước chuyển biến mạnh mẽ và đang trong quá trình phát triển của một nền sản xuất mang tính hàng hoá.
2.4.1. Những thành tựu nổi bật
- Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn có sự chuyển biến tích cực theo hướng có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh nhằm khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi vùng theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá nông thôn. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm dần và từng bước tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp cũng như thương mại, dịch vụ.
- Sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định cả về diện tích và năng suất, bảo đảm an toàn lương thực, bên cạnh sản xuất lương thực, một số loại cây công nghiệp, rau, đậu hàng hoá đã tăng khá nhanh. Đáng chú ý là các loại cây có lợi thế so sánh với giá trị kinh tế cao.
- Tỷ trọng giá trị giữa trồng trọt và chăn nuôi đã có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực, trình độ sản xuất nông nghiệp đã được nâng lên, nổi bật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất, đã có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh trang trại nông lâm, hoặc lâm nông kết hợp, thuỷ sản phát triển và có xu hướng tăng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu nông nghiệp.
- Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như thêu, mộc dân dụng, cơ khí... và dịch vụ các loại ở nông thôn đang có xu hướng mở rộng, có chiều hướng phát triển mạnh ở đô thị và các vùng quanh đô thị.
- Cơ cấu kinh tế nông thôn ở các vùng đã có nhiều tiến bộ, đang từng bước chuyển dịch từ độc canh thuần nông sang sản xuất hàng hoá, gia tăng tỷ trọng
cây công nghiệp, phát triển nuôi trồng các loại đặc sản có giá trị kinh tế cao, mở rộng các hoạt động ngành nghề dịch vụ... Nhờ đó, bộ mặt kinh tế nông thôn ở các vùng đã có những bước chuyển biến và từng bước khởi sắc.
- Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Bằng các chính sách khuyến khích của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng hơn, chất lượng các ngành nghề dịch vụ được nâng lên đáng kể, đã thu hút được nhiều lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,6%, trong đó dịch vụ tăng 9,6% và chiếm tỷ trọng 29,6% của nền kinh tế. Một số ngành dịch vụ có ưu thế và đang phát triển mạnh như: Bưu chính viễn thông, thương mại, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế...
Nội bộ từng khu vực kinh tế cũng có sự chuyển dịch nhất định:
- Trong nông nghiệp: Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 32,3% (năm 2006) lên 34,3% (năm 2007) trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đạt 68,6% về tỷ trọng ngành chăn nuôi đến năm 2010 (50%).
- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến và tỷ trọng của ngành xây dựng.
- Lĩnh vực dịch vụ có một số ngành tăng trưởng tương đối khá như: thương mại, thông tin liên lạc, tín dụng.
Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn đã có chuyển dịch theo hướng giảm dần lực lượng lao động nông nghiệp sang hoạt động trên các ngành nghề phi nông nghiệp. Thời kỳ 2001-2005, cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 59,9% - 12% - 28,1%. Đến cuối năm 2007, cơ cấu lao động trong nông thôn tương ứng là 54,7% - 14,3% - 31%.
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động, cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của các khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Quan hệ sản xuất đã từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.4.2. Những hạn chế
Sự phát triển của nền kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế có được của địa phương. Dịch vụ chưa thực sự trở thành động lực mạnh thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP: Năm 2004 cơ cấu GDP là nông nghiệp 63.36%, CN XD 16.01%, dịch vụ 20.63%. Đến năm 2007 cơ cấu GDP là nông nghiệp 46.4%, CN XD 19.7%, dịch vụ 33.9%. Chỉ tiêu cơ cấu GDP 2010 là nông nghiệp 36%,CN XD 24%, dịch vụ40%.
- Mức bình quân đất đai cho một lao động thấp (1.421m2) và cơ bản không còn khả năng mở rộng, quá trình chuyển sang nông nghiệp hàng hoá phát triển không đều, sức cạnh tranh của các nông sản hàng hoá còn hạn chế trên thị trường, tỷ trọng nông sản qua sơ chế hoặc chế biến công nghiệp lại rất thấp, thậm chí chỉ là sản phẩm thô, tôm sú tuy chất lượng khá nhưng chủ yếu xuất khẩu dạng đông lạnh thông qua trung gian và chưa qua tinh chế, sản lượng nông sản hàng hoá còn thấp, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm, năm 2007 mới chỉ đạt 34,3%, tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực vẫn còn chiếm 63 - 64% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và từ 76,6% - 78,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là còn chưa hợp lý; việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và chưa đều nên năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm nói chung còn thấp, thiếu bền vững.
- Qui mô của các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ còn nhỏ bé, hầu hết là hình thức hộ hoặc lao động cá thể. Cơ cấu ngành nghề còn đơn điệu, nhiều mặt không theo kịp nhu cầu của thị trường. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm lại rất chậm và chưa có hiệu quả, trong khi đó công nghệ chế biến lại lạc hậu, thủ công.
- Kinh tế tư nhân phát triển chưa mạnh, quy mô nhỏ lẻ, phân tán và chưa đa dạng về loại hình, vốn và năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Thu hút đầu tư bên ngoài chưa có tiến triển nên quy mô sản xuất tăng chậm và tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. Tình hình nợ đọng vốn trong xây dựng ngày càng lớn, nhất là ở các xã, thị trấn.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp (19% qua đào tạo), thu nhập của người lao động tăng chậm. Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn, diện nghèo khó vẫn còn tới 18,33% trong tổng số hộ.
- Kết cấu hạ tầng nhìn chung đã được đầu tư nâng cấp đáng kể, song vẫn còn thiếu và yếu, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trường học... chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong xu thế công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
- Nhiều vấn đề bức bách đặt ra từ cuộc sống chậm được giải đáp như dịch bệnh ở tôm nuôi, rận nước (loài làm chết cá trong các ao nuôi), định hướng thị trường tiêu thụ cho tổ chức sản xuất.
Từ thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Quảng Điền trong thời gian qua, cần phải có cái nhìn đúng, những đánh giá đúng, sát với thực trạng, kể cả những thành tựu đã đạt được và những yếu kém còn tồn đọng để đề ra những mục tiêu, phương hướng và những biện pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế Quảng Điền, trong bối cảnh mới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thnhà viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO .
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN,