KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 48 - 49)

4.1. Kết luận

Kết quả trung bình hàm lượng muối dinh dưỡng tại các vị trí khảo sát vùng hạ lưu sông Dinh được tổng kết như sau:

Bảng 4.1. Kết quả khảo sát muối dinh dưỡng, mg/l Chỉ tiêu khảo sát Khoảng dao động Giá trị trung bình Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5 Hàm lượng P-PO43- 0,02 – 0,24 0,17 0,14 0,11 0,09 0,06 Hàm lượng N-NH4+ 0,12 – 1,30 1,13 1,04 0,64 0,70 0,45 Hàm lượng N-NO3- 0,21 – 1,28 1,08 0,81 0,43 0,53 0,57

Các kết quả thu được chỉ ra rằng:

- Hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước vùng hạ lưu sông Dinh dao động tương đối ít theo thời gian với tỉ số giá trị max/min từ 1,6 đến 4,7;

- Hàm lượng muối dinh dưỡng đo được trong mùa khô lớn hơn trong mùa mưa cho thấy sự ảnh hưởng bởi hiện tượng pha loãng bởi nước mưa;

- Hàm lượng muối dinh dưỡng tại các vị trí 4 và 5 (gần biển hơn) thấp hơn hàm lượng đo được tại các vị trí 1 và 2 (xa biển hơn), cho thấy sự ảnh hưởng của nước biến làm giảm hàm lượng muối dinh dưỡng trong nước sông;

- Hàm lượng muối dinh dưỡng đo được tại các vị trí có khu dân cư đông đúc (vị trí số 1, 2) có giá trị cao hơn giá trị đo được tại các vị trí có dân cư thưa thớt (vị trí 3) cho thấy sự ảnh hưởng bởi nguồn nước ô nhiễm từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT) về chất lượng nước mặt thì kết quả muối dinh dưỡng khảo sát vùng hạ lưu sông Dinh được đánh giá như sau: - Chất lượng nước sông Dinh tại vị trí 1: không đạt (hàm lượng N-NH4+ > 1mg/l); - Chất lượng nước sông Dinh tại vị trí 2: không đạt (hàm lượng N-NH4+ > 1mg/l);

- Chất lượng nước sông Dinh tại vị trí 3: thuộc loại B2, nước dùng cho giao thông thủy lợi;

- Chất lượng nước sông Dinh tại vị trí 4: thuộc loại B2, nước dùng cho giao thông thủy lợi;

Nếu so sánh vị trí 5 (vị trí nước biển ven bờ) với bảng 1.2 về giới hạn thông số trong nước biển ven bờ của Việt Nam (QCVN 10:2008/BTNMT) kết quả khảo sát muối dinh dưỡng thì nước ở Vùng hạ lưu sông Dinh không thể phục vụ cho mục đích nuôi trồng thủy, hải sản.

Hơn thế, với hàm lượng P-PO43-khảo sát được tại tất cả các vị trí và trong toàn bộ thời gian quan trắc đều lớn hơn 0,03mg/l và N-NH4+ lớn hơn 0,2 mg/l nhiều lần cho thấy nước vùng hạ lưu sông Dinh có nguy cơ bị phú dưỡng cao.[11]

4.2. Một số kiến nghị

Sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, môi trường ô nhiễm sẽ đoe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người, đặc biệt là môi trường nước và chúng ta đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nước. Vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống chính bản thân chúng ta.

Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở sông Dinh như sau: - Cần quan trắc chất lượng nước liên tục cả về hai mặt không gian và thời gian từ đó cho

phép xác định nguồn gốc gây ô nhiễm cũng như đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm của nước để có thể kịp thời đưa ra biện pháp xử lý;

- Khi quan trắc cần phải xác định thêm nhiều thông số như: tổng photphat, tổng nitơ, COD, BOD5, DO, hàm lượng kim loại nặng... mới có thể xác định chính xác nhất chất lượng nước mặt để sử dụng nguồn nước vào các mục đích khác nhau một cách hợp lý; - Cần phải kiểm tra nguồn nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp, các cảng trên

khu vực sông có đảm bảo chất lượng hay không;

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở khu vực đông dân, đặc biệt là các khu công nghiệp, để đảm bảo nước thải ra môi trường có mức độ ô nhiễm là thấp nhất;

- Tuyên truyền người dân sống trong khu vực sông phải có ý thức bảo vệ môi trường, phải để rác và nước thải đúng nơi quy định. Đặc biệt với người dân sản xuất nông nghiệp cần phải sử dụng phân bón, thức ăn cho gia súc hợp lý;

- Xử phạt đối với hành vi làm ô nhiễm đến môi trường.

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w