Sự biến đổi hàm lượng amoni theo không gianVị tríTrung bình mùa khô

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 40 - 43)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hàm lượng photphat biến đổi theo không gian và thời gian

3.2.2.Sự biến đổi hàm lượng amoni theo không gianVị tríTrung bình mùa khô

02/04 – 16/04/13

Trung bình mùa mưa 23/04 – 11/06/13 1 1,254 1,081 2 1,139 1,004 3 0,757 0,591 4 0,858 0,647 5 0,505 0,432

Từ hình 3.4 ta thấy hàm lượng N-NH4+ giảm dần từ vị trí 1 đến vị trí 5 nhưng không đều. Nếu như các vị trí 1 và 2 là những vị trí ít chịu ảnh hưởng của nước biển, chủ yếu là do nước từ thượng nguồn sông Dinh và nước sinh hoạt đổ vào, thì tại các vị trí 3, 4 và 5 có sự xâm nhập bởi nước biển làm pha loãng hàm lượng nước sông bị ô nhiễm.

Khác với hàm lượng P-PO43-, ta thấy tại vị trí số 3 có hàm lượng N-NH4+ thấp hơn vị trí 4, điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng nước thải sinh hoạt khác nhau tại hai vị trí quan trắc. Tại vị trí 3 là điểm lấy mẫu trên nhánh sông Dinh và nhánh sông này dân cư tập trung thưa thớt, còn vị trí 4 dân cư tập trung đông đúc hơn. Do đó hàm lượng amoni trong nước hạ hưu sông Dinh tại vị trí 4 cao do ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt.

Để có thể đánh giá được chất lượng nước sông Dinh về chỉ tiêu amoni chúng tôi so sách các giá trị đo được với các giá trị trong QCVN 08:2008/BTNMT và QCVN 10:2008/BTNMT. Kết quả ở bảng 3.3 chỉ ra rằng trung bình hàm lượng N- NH4+ ở vị trí 1 và 2 vượt giới hạn còn 3, 4 và 5 thuộc loại nước B2 nghĩa là nước dùng cho giao thông, thủy lợi.

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 40 - 43)