Đánh giá chung chất lượng nước khu vực hạ nguồn sông Dinh và so sánh với một số hệ thống sông khác

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 46 - 48)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hàm lượng photphat biến đổi theo không gian và thời gian

3.4.Đánh giá chung chất lượng nước khu vực hạ nguồn sông Dinh và so sánh với một số hệ thống sông khác

một số hệ thống sông khác

Từ kết quả khảo sát ta thấy nước khu vực hạ lưu sông Dinh đã bị ô nhiễm, cụ thể là hàm lượng trung bình amoni ở vị trí 1 (tại thị xã Bà Rịa) và vị trí 2 đã vượt qua mức giới hạn cho phép, các vị trí còn lại (khu vực thành phố vũng tàu) thì hàm lượng amoni vẫn còn trong giới hạn, còn hàm lượng photpho và nitrat điều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, theo tiêu chuẩn chất lượng nước mặt của Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT) thì nước khu vực hạ lưu sông Dinh thuộc loại B2, riêng tại thị xã Bà Rịa thì vượt quá giới hạn, theo tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ thì nước vùng hạ lưu sông Dinh không đạt chất lượng.

Kết quả hàm lượng trung bình của P-PO43- thấp nhất là 0,06 mg/l và N- NH4- là 0,45 mg/l, còn trong tự nhiên giới hạn hàm lượng P-PO43- là 0,03 mg/l và N-NH4- là 0,2 mg/l tạo hiện tượng phú dưỡng[11]. Với hàm lượng muối dinh dưỡng khảo sát được thì nước khu vực hạ nguồn sông Dinh có thể bị phú dưỡng.

So với các sông khác trong khu vực như sông Sài Gòn và sông Đồng Nai như sau:

Bảng 3.7. So sánh hàm lượng muối dinh dưỡng của vùng hạ lưu sông Dinh với sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai

Muối dinh

dưỡng Dinh (đo được)Hạ lưu sông Hạ lưu sôngSài Gòn [6] Đồng Nai [7]Hạ lưu sông

QCVN 08 – 08 – 2008/BTNMT

P-PO43-, mg/l 0,02 – 0,24 0,01 – 0,60 0,02 – 0,36 Loại A2: 0,2 N-NH4+, mg/l 0,12 – 1,30 1,0 – 4,0 0,20 – 0,30 Loại B2: 1,0 N-NO3-, mg/l 0,21 – 1,28 1,0 – 2,0 0,20 – 0,98 Loại A1: 5,0

Với giá trị bảng 3.7 thì hàm lượng muối dinh dưỡng ở sông Dinh đều thấp hơn khu vực hạ lưu sông Sài Gòn. So với sông Đồng Nai, thì hàm lượng photpho ở hạ lưu sông Đồng Nai gần bằng nhau, còn amoni và nitrat thì khu vực hạ lưu sông Dinh cao hơn. Trong nước tự nhiên nếu hàm lượng P-PO43- lớn hơn 0,03mg/l có thể làm nước bị phú dưỡng [11], so sánh với các kết quả hàm lượng P-PO43- thu được (bảng 3.7) ta thấy nước các vùng hạ lưu sông có thể bị phú dưỡng. Tuy nhiên để có thể kết luận chính xác thì cần phải khảo sát hàm lượng các thông số khác như nitơ tổng số và cacbon tổng số.

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 46 - 48)