Phương pháp, Cách tiến hành

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 65 - 66)

7.1. Đưa PH của mẫu về gần 7 bằng acid acetic 1:3 (6.7) hoặc NaOH 1N (6.8). Lọc khi thấy đục

7.2. Pha các dung dịch chuẩn có nồng độ cần thiết nằm trong khoảng áp dụng để lập dãy chuẩn.

7.3. Hút 10ml nước cất làm mẫu trắng. Nếu cần loại bỏ ảnh hưởng của các chất hữu cơ hòa tan làm ảnh hưởng đến sự lên màu của mẫu ta có thể dùng mẫu không có thuốc thử Brucine – sulfanilic (4.6) để làm mẫu trắng.

7.4. Hút 10ml mẫu và các dung dịch chuẩn có nồng độ xác định vào ống thủy tinh và 10ml nước cất làm mẫu trắng vào ống thủy tinh. Nếu mẫu có nồng độ Nitrat lớn, cần pha loãng trước khi tiến hành.

7.5. Khi mẫu có nồng độ muối lớn, thêm 2ml dung dịch NaCl 30% vào mẫu trắng, dung dịch chuẩn và mẫu cần phân tích, khuấy đều hỗn hợp và cho vào bể nước lạnh (0-10oC).

7.6. Hút 10 ml dung dịch H2SO4 4:1 vào các ống thủy tinh và trộn đều. Cho các ống vào bể làm lạnh để cân bằng nhiệt.

7.7. Cho 0,5ml thuốc thử Brucine – sulfanilic vào mỗi ống, khuấy nhẹ cẩn thận, sau đó để vào nồi đun cách thủy 100oC trong vòng 25 phút.

7.8. Sau đó chuyển các ống thủy tinh từ bể nước nóng sang bể nước lạnh đẻ cân bằng nhiệt độ (20-25oC).

7.9. Đo độ hấp thu của mẫu so với mẫu trắng ở bước sóng 410 nm.

8. Tính toán

8.1. Đường chuẩn thu được bởi đồ thị giữa độ hấp thu dung dịch chuẩn và nồng độ mg N- NO3/ lít. (Phản ứng lên màu không phải lúc nào cũng tuân theo định luật Beer.

8.2. Hiệu số giữa độ hấp thu của mẫu có Brucine – sulfanilic và độ hấp thụ của mẫu trắng và từ đó xác định nồng độ N- NO3-mg/lít. Pha loãng mẫu nếu có nồng độ N- NO3- trong mẫu lớn.

Một phần của tài liệu khảo sát sự biến đổi hàm lượng muối dinh dưỡng (p-po43-, n-nh4+, n-no3-) theo không gian và thời gian trong nước vùng hạ lưu sông dinh, tỉnh bà rịa-vũng tàu (Trang 65 - 66)