1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề của gia đình việt nam hiện đại -thực trạng và giải pháp

23 832 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Tiểu luận : Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp PHẦN MỞ ĐẦU 1.. Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đangthực hiện quá trình cô

Trang 1

Tiểu luận :

Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đangthực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà thực chất là sựchuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp

vụ và quản lý Kinh tế - xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụngmột cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ hiện đại và tiến bộkhoa học công nghệ, tạo nên năng suất lao động xã hội cao Cùng với sựphát triển của xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có vấn đề giađình cũng có nhiều biến đổi phức tạp Trong năm quốc tế gia đình1994(IYE) với chủ đề “Gia đình - các nguồn lực và thế giới đang đổithay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốcgia cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng và củng cố gia đình Qua dó chothấy gia đình trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm

Đảng ta rất coi trọng gia đình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm củagia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lốisống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người và là tếbào lành mạnh của xã hội” [9;134]

Trong tình hình chung của đất nước, khi chúng ta đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc

về mọi mặt Gia đình là tế bào xã hội, vậy khi tiến theo nhịp độ phát triểnmới lại càng phải chú ý tới việc phát huy những giá trị của các yếu tốtruyền thống trong gia đình, chọn lọc để phát triển mô hình hiện đại trongquá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề

Trang 2

của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp” để đi sâu tìmhiểu nhằm mục đích trên.

2 Tình hình nghiên cứu

Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang diễn ra nhữngbiến động to lớn, do vậy nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tácgiả, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn về nó là:

- Nguyễn Minh Hoà, 2000, Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại,Nxb Trẻ

- Nguyễn Đình Xuân, 1997, Tuổi trẻ - sự nghiệp - tình yêu, NxbGiáo dục

-Chuyên mục Hạnh phúc gia đình, báo Phụ nữ Việt Nam

- Trần Hữu Nghiệp, 1981, Chủ động bảo vệ hạnh phúc gia đình

- Nguyễn Thị Lan Hương, 11/2004, Quan niệm của Mác-Ăngghen

về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu gia đình trong xãhội thông tin, Tạp chí Triết học, số 11

Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về vấn đề gia đình ởViệt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thực trạng giađình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước Vì vậy,tiếp thu và kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đitrước tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn về một số vấn đềcủa gia đình Việt Nam hiện đại, đánh giá tác động nhiều mặt của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá tới nó Từ đó đề ra một số giải pháp cụ thểnhằm phát huy những mặt tích cực trong mối quan hệ nói trên

- Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích như vậy, tiểu luận có nhiệm vụsau:

+ Phân tích khái niệm gia đình, vai trò, vị trí gia đình Việt Namtruyền thống và hiện đại đối với sự phát triển xã hội

Trang 3

+ Khái quát những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.

+ Chỉ rõ những tác động của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đạihoá gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại

+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của gia đìnhViệt Nam hiện đại và khắc phục những tiêu cực của nó

4 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Tiểu luận nghiên cứu vấn đề trên dựa vào những quan điểm của Chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương đườnglối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiệnđại hoá đất nước

Cơ sử thực tiễn: thực tiễn quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá

và những số liệu, tài liệu phản ánh thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại

5 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận tiếp thu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu

Ngoài ra, trong tiểu luận còn sử dụng phương pháp cụ thể là: phântích, tổng hợp, so sánh, logic - lịch sử

6 Kết cấu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phầnphụ lục, nội dung của tiểu luận gồm hai chương và sáu tiết

Trang 4

NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH

Theo từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học - xã hội1998) định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòngmáu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiếnthường có cha, mẹ, con, cháu, có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bảnthường chỉ có vợ chồng và con cái”

Chủ nghĩa Mác - Lênin coi: “Gia đình là phạm trù xuất hiện sớmnhất trong lịch sử loài người” [13; 35], “Mà hình thức gia đình hiện naykhông phải là cuối cùng” [7 ; 133] Như vậy, xây dựng gia đình là xuhướng tất yếu Quá trình xây dựng gia đình không thể đóng cửa khép kín

mà phải chủ động mở cửa với bên ngoài, đó là phương pháp tốt nhất đểgiữ gìn và phát huy truyền thống gia đình trong truyền thống văn hoá củadân tộc

Ngày nay, gia đình đang là một vấn đề nổi cộm không chỉ đối vớinước ta mà cả trên thế giới Đối với người dân Việt Nam gia đình vẫn giữmột vị trí quan trọng trong tâm thức mỗi người

Gia đình là cơ sở của một xã hội Do đó, cần nhìn nhận gia đình nhưmột thiết chế xã hội đặc thù, nó vừa là sản phẩm chịu sự tác động của cácchuyển biến mạnh mẽ và liên tục của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sựphát triển xã hội Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Quan tâm đến gia đình

là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia

Trang 5

đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội là giađình”.

Gia đình trước hết là tổ ấm tạo ra hạnh phúc cho mỗi người Không

ở đâu con người được nâng niu, đùm bọc, dạy dỗ, được hưởng hạnh phúc,được an ủi và chăm sóc như ở gia đình Chính ở gia đình mà con ngườitừng bước trưởng thành con người xã hội, được xã hội hoá, gia đình đó làmột nhóm xã hội gắn bó với nhau bởi huyết thống và tình cảm Nó đượchình thành trên cơ sở hôn nhân (tình yêu và tính giao) và quan hệ huyếtthống có được từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng)

Nó là một tổng thể xã hội mang tính toàn cầu, nhưng gia đình như thế nàolại phụ thuộc vào các nền văn hoá, các chế độ xã hội và bản sắc dân tộc.Chính vì thế mà không thể có một mô hình, một quan niệm duy nhất vềgia đình cho mọi hoàn cảnh và mọi thời đại

Ở nước ta, trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, gia đình Việt Nam có

sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ Nhưng về căn bản, nó vẫn được xâydựng trên cơ sở hôn nhân Hôn nhân hiện tại vẫn mang ý nghĩa hết sứcthiêng liêng đối với thế hệ trẻ Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tìnhyêu của đôi nam nữ, được gia đình hai bên đồng tình và được chính quyềnxãc nhận Sự đề cao tình yêu và tôn trọng ý kiến cha mẹ và pháp luật,chứng tỏ lớp trẻ hiện nay đang xây dựng một mô hình gia đình hạnh phúc,hài hoà giữa truyền thống và hiện tại (đương nhiên bay giờ không còn cónhững gia đình không có con cái hoặc không sinh con, chỉ có hai vợchồng khác dòng máu sinh sống; có gia đình nhiều chủng loại con cái: conanh, con tôi, con chúng ta; gia đình chỉ có cha mẹ và con nuôi; có gia đìnhchỉ có anh em chăm nuôi lẫn nhau )

Về quy mô và loại hình gia đình cũng đang có nhiều chuyển biếnmạnh mẽ Hiện nay, số người trung bình trong một gia đình chỉ hơn bốnngười chiếm tỷ lệ đa số Nhìn chung, gia đình ở thị có số người ít hơn giađình nông thôn, gia đình ở miền đồng bằng ít hơn gia đình ở miền núi và

Trang 6

gia đình trẻ có số người ít hơn gia đình tuổi cao Đặc biệt là gia đình hạtnhân có tỷ lệ khá cao, chiếm 68,46% tổng gia đình trong cả nước.

Rõ ràng, gia đình hai thế hệ đang chiếm ưu thế trong các loại giađình hiện nay Điều đáng chú ý là nhóm gia đình trẻ chiếm hầu như đa sốcác gia đình hạt nhân, qua điều tra cho thấy họ vừa mong muốn loại giađình hai thế hệ, lại vừa muốn được gần gũi bố mẹ Nghĩa là lớp trẻ vừamuốn có gia đình độc lập, lại vừa mốn gần gũi, gắn bó chặt chẽ với bố mẹ

và anh em

Một chuyển biến khá rõ nét trong các gia đình trẻ ở nước ta hiệnnay là sự bình đẳng giữa vợ chồng trong cuộc sống gia đình người ta vẫnnghĩ rằng gia đình Việt Nam là gia đình gia trưởng (đành rằng trong giađình người đàn ông vẫn được đề cao) Nhưng thực tế, sự phân công laođộng và phân công vai trò trong gia đình đã có sự đổi mới mau lẹ Đó là,những vấn đề lớn trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm

60 - 90% Đặc biệt cao nhất là cùng bà bạc, quyết định hôn nhân, nghềnghiệp của con và số con trong gia đình chiếm từ 85 - 95% Sự bình đẳnggiới ở đô thị tốt hơn ở nông thôn, ở những người có trình độ văn hoá tốthơn nhiều người có học vấn thấp

Nhờ vậy, nếu muốn định nghĩa về gia đình Việt nam hiện đại thìphải mở rộng ra nhiều lần để có thể thu thập được những kiểu, loại về giađình phong phú hiện nay Vì vậy trong thông điệp nhân quốc tế gia đìnhnăm 1994, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh rằng: Trên thực tế đặc điểm củacác thể chế gia đình hiện nay là tính đa dạng của nó Gia đình là một thểchế có tính toàn cầu, thể chế đó lại có hình thái khác nhau và thực hiệncác chức năng của nó một cách khác nhau Do đó, không thể có một quanniệm duy nhất về gia đình và không thể đưa ra một định nghĩa có thể ápdụng cho toàn cầu

1.2 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀNTHỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Trang 7

Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của gia đình truyền thống (giađình của nhân dân lao động), được hình thành và phát triển trong thờigian dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Như vậy, gia đình truyềnthống Việt Nam có đặc điểm là nó gắn liền với xã hội nông thôn, với mộtnền sản xuất nhỏ nông nghiệp, lấy sinh hoạt kinh tế trồng lúa nước làchính Nó còn chịu sự chi phối của tư tưởng Khổng giáo, nó thường gắn

bó chặt chẽ với họ hàng, làng xã mang tính chất phụ quyền gia trưởng.Kiểu gia đình truyền thống này có những mặt tích cực như:

Thứ nhất: Các thành viên rất coi trọng gia đình “tu thân, tề gia, trịquốc, bình thiên hạ” Luôn luôn quan tâm nhấn mạnh đến gia đình, coi giađình là cơ cấu xã hội điển hình và là trung tâm của xã hội, “đất có thổcông, sông có hà bá”, hay “một giọt máu đào hơn ao nước lã”

Thứ hai: Quan hệ trong gia đình, kính trọng và biết ơn người sinhthành ra mình “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trongnguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạocon” Nề nếp trên, dưới, thương yêu đùm bọc nhau “anh em như thể chântay, đói lành đùm bọc, dở hay đỡ đàn”

Thứ ba: Phụ nữ thủy chung, đảm đang đóng góp cho gia đình, nó thểhiện ở nhiều phương diện khác nhau trong lao động, chăm lo con cái,công việc gia đình (Việt Nam người đảm đang nhất là con dâu trưởng)

Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam truyền thống còn có những mặt hạnchế:

Hạn chế đầu tiên là việc kết hôn do người trên nhất là do bố mẹ sắpđặt không chú ý đúng mức dến tình yêu của con cái (bố mẹ đặt đâu conngồi đấy) Về hôn nhân thì “trai năm thể bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ

có một chồng” Trong gia đình phong kiến theo tục tam tòng: tại gia tòngphụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử

Tiếp theo, phụ nữ không được coi trọng, suốt ngày gắn bó với nộitrợ, chăm sóc chồng con, gia đình nhà chồng không có điều kiện thamgia vào các công việc của xã hội Vai trò của người phụ nữ chỉ được bó

Trang 8

hẹp trong gia đình Sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đìnhdiễn ra, trên bảo dưới phải nghe, phụ nữ không có ý kiến gì.Tư tưởngđông con, càng đông con bao nhiêu càng phúc bấy nhiêu (trời sinh voi trờisinh cỏ, con đàn cháu đống).Lễ nghi trong gia đình như cưới xin, machay, giỗ chạp còn rườm ra, tốn kém không văn hoá.

Vì vậy, việc xây dựng gia đình là một trong những vấn đề quantrọng của sự nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Gia đình mới của Chủnghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình truyền thống,đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình Gia đình truyềnthống được hun đúc lâu đời trong lịch sử dân tộc, bước vào thời kỳ đổimới, gia đình ấy bộc lộ nhiều tích cực và cả tiêu cực Nghệ thuật quản lý

Xã hội Chủ nghĩa là biết xác định, duy trì và phát huy những nét đẹp và

có ích , đồng thời tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủtục của gia đình cũ Tất nhiên kế thừa không phải là “phục cổ” Những gìtiếp thu của gia đình quá khứ đều phải nhằm bổ sung và làm phong phúthêm gia đình Chủ nghĩa xã hội

1.3 CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH

Mực dù gia đình và các chức năng của gia đình ở các xã hội pháttriển đã thay đổi căn bản so với quan niệm về gia đình ở vài thập niêntrước đây, nhưng qua khảo sát chúng ta nhận thấy các chức năng chủ yếucủa gia đình Việt Nam hiện nay vẫn hết sức được đề cao, nhất là các chứcnăng kinh tế, tái sản sinh ra các thành viên mới và giáo dục

Công việc đổi mới đất nước đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ giađình trở thành một đơn vị sản xuất và kinh doanh độc lập Có một nét đặcbiệt trong quan hệ kinh tế gia đình là mọi thành viên trong gia đình đềuhuy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, hy sinh cả lợi ích cá nhân đề làmgiàu cho gia đình, cho lợi ích chung của gia đình

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thànhphần, thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấuthành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa,

Trang 9

cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Kinh tế cá thể vàtiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài, nhà nướctạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chứchợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớnhơn.Ở nông thôn Việt Nam và ở các vùng kinh tế của đất nước, gia đìnhlàm nghề nông và làm nghề thủ công thì chức năng kinh tế của hộ giađình là khá rõ nét Riêng ở đô thị, nhất là đối với các gia đình công nhânviên chức làm công ăn lương thì chức năng chủ yếu là tổ chức đời sốngcủa gia đình, họ chú ý hơn đến việc tạo dựng một gia đình có cuộc sống

nề nếp, nợp lý, khoa học và văn minh trên cơ sở thu nhập thực tế của giađình

Như vậy, cùngvới sự phát triển chung của đất nước, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, kinh tế giađình đang tiếp cạn nhanh chóng với công nghệ, khoa học kỹ thuật và pháttriển ổn định lâu dài thì đó sẽ là điều kiện để gia đình thực sự là nguồnlực to lớn của sự phát triển đất nước.Gia đình là nơi tái sản xuất ra conngười, tái sản xuất sức lao động và nuôi dưỡng con người, tạo ra conngười có thể chất tốt

Việc tái sản xuất ra con người có chất lượng không ai có thể làmthay chức năng của gia đình được Cho nên, ở đây không phải chỉ là sinh

đẻ, truyền giống mà còn là vấn đề nuôi dưỡng, tạo ra những con ngườiViệt Nam cường tráng về thể lực, cao đẹp về tâm hồn thuộc về bổn phận

và trách nhiệm của mỗi gia đình Việt Nam ngày nay.Với chức năng giáodục, gia đình là nơi nuôi dướng bảo vệ con người một cách toàn diện nhấtđối với thế hệ tương lai của gia đình.Gia đình được coi là trường học đầutiên của mỗi cá nhân và cha mẹ là người thầy dạy đầu tiên cho con ngườilòng nhân ái, tình yêu thương, tính thiện, lòng vị tha Từ tình yêu thươngtha thiết, cha mẹ cần phải dạy cho con thành người có ích cho xã hội, biếtyêu thương con người, có hiếu với cha mẹ và các bậc tiền nhân Thời đạingày nay ngoài thể lực khoẻ mạnh, con người cần phải có trí tuệ, nhân

Trang 10

cách đạo đức và cha mẹ là người phát hiện những năng lực, sở trường củacon để khuyến khích, bồi dưỡng và phát huy.

Hiện nay, quan niệm về chức năng giáo dục của gia đình vẫn đượccoi là truyền thống và gia giáo Gia đình có ý nghĩa đặc biệt dường nhưkhông thể là tạo lập nhân cách cho con người Những vấn đề bức xúc của

tệ nạn xã hội, của sự gia tăng ly hôn trong những năm qua càng khẳngđịnh quan điểm giáo dục gia đình là rất quan trọng.Ngoài ra, gia đình còn

có chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giữ gìn và truyềnthụ các giá trị văn hoá truyền thống để giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cácthành viên trong gia đình và dòng tộc

Như vậy, vị trí và chức năng của gia đình được quy định một cáchkhách quan Những tư tưởng quá nhấn mạnh đến gia đình, coi gia đìnhnhư là hình mẫu của mọi thiết chế hoặc hạ thấp gia đình, đánh đồng giađình và xã hội, thậm chí đòi xoá bỏ gia đình đều là sai lầm và với mực độkhác nhau sẽ gây mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội, ngăn cản sự pháttriển của chính gia đình

Trang 11

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI -THỰC

TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên Chủnghĩa xã hội Gia đình Việt Nam cũng đang có những bước chuyển biếntheo những định hướng của gia đình Xã hội Chủ nghĩa Gia đình ở nước ta

đã có những thay đổi đáng kể trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đạihoá, cụ thể:

a Tình trạng kết hôn-ly hôn

Ở nước ta vấn đề kết hôn được coi trong, nó là việc thiêng liêng củahai người, gia đình, họ mạc, láng giếng Kết hôn là một trong ba vấn đềlớn nhất của đời người “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”

Vấn đề kết hôn là vấn đề trăm năm đang đi vào lòng người cả nước,99% là tổ chức kết hôn Thành phố là 94%, đồng bằng 91%, miền núitrung du 91,3% Để đi đến kết hôn, việc tìm hiểu giữa nam và nữ kỹ cànghơn thể hiện tính tự do, tiến bộ theo tiêu chí tự nguyện một vợ - mộtchồng bình đẳng có tính pháp lý, nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi nay vận động nữ

22 tuổi, nam 25 tuổi Việc hôn nhân do nam nữ quyết định không bên nào

ép buộc bên nào, không được kết hôn trong những trường hợp: ngườiđang có cợ, đang có chồng, người mất chức năng hành vi dân sự, người códòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹnuôi với con nuôi, bố với con dâu

Ở nước ta việc kết hôn phải đăng ký và do cơ quan nhà nước thựchiện, hiện nay ở nước ta có 92,3% các cuộc hôn nhân nào được đăng ký,thành phố là 93,5%, đồng bằng là 92,2%, miền núi 91,7% Hiện tượng tảohôn ở địa phương vẫn còn, nữ là 2,41%, năm 2,15% Cưỡng ép kết hôn là10%, tình trạng không đăng ký kết hôn là 6,8%

Về việc cưới xin tuy có định hướng và dư luận chấp nhận nhưng vẫndiễn ra phức tạp, tốn kém đặc biệt tình trạng ly hôn ngày càng tăng; năm

Ngày đăng: 04/02/2015, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w