Dưới góc độ pháp lý, nghiên cứu về gia đìnhnhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên giađình để từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành vi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng Luận văn này là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi dưới sự
hộ trợ của giáo viên hướng dẫn Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
về Luận văn này nếu có sự tranh chấp
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Văn Duy
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH 5
1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH 5
1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học 5
1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học 7
1.1.3 Gia đình theo quan điểm luật học 9
1.2 VAI TRÒ VÀ CÁC CHỨNG NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY 15
1.3 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ 18
1.3.1 Đạo đức 18
1.3.2 Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán 20
1.3.3 Yếu tố kinh tế - xã hội – khoa học kỹ thuật 21
1.3.4 Yếu tố tôn giáo 21
1.4 KHÁI QUÁT SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT HN&GĐ VỀ GIA ĐÌNH QUA CÁC THỜI KỲ 23
1.4.1 Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam 23
1.4.2 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 26
1.4.3 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay 28
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH VỀ GIA ĐÌNH THEO LUẬT HN&GĐ NĂM 2014 33
2.1 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG 33
Trang 32.1.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng 34
2.1.2 Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng 44
2.1.3 Chấm dứt hôn nhân 65
2.2 QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON 76
2.2.1 Việc xác định cha, mẹ, con 76
2.2.2 Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con 84
2.3 QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH.89 2.3.1 Quan hệ giữa anh, chị, em với nhau 89
2.3.2 Mối quan hệ giữa ông bà và cháu 91
2.3.3 Quan hệ giữa cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu ruột 93
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95
3.1 THỨC TIỄN THỰC TIỄN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIA ĐÌNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2014 95
3.2 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIA ĐÌNH 98
KẾT LUẬN 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thể hiện tầm
quan trọng của gia đình: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt”.
Gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi ngànhkhoa học có cách nhìn khác nhau, nghiên cứu về gia đình với những mục tiêukhác nhau Nói đến gia đình là nói đến các thành viên gia đình cùng chungsống, đùm bọc và giúp đỡ nhau Dưới góc độ pháp lý, nghiên cứu về gia đìnhnhằm xác định thành viên gia đình, mối quan hệ giữa những thành viên giađình để từ đó quy định nghĩa vụ và quyền tương ứng đối với mỗi thành viên.Trải qua các thời kỳ khác nhau thành viên gia đình cũng có sự thay đổi nhấtđịnh Tuy nhiên, xác định quan hệ gia đình vẫn dựa trên các mối quan hệchính là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
Theo pháp luật hiện hành, quan hệ gia đình được hiểu theo nghĩa rất hẹp.Chẳng hạn, quan hệ hôn nhân chỉ được hiểu là quan hệ giữa người nam vàngười nữ có đăng ký kết hôn Quan hệ huyết thống dường như cũng chỉ đượchiểu là quan hệ giữa những người có cùng huyết thống về trực hệ và nhữngngười có họ trong phạm vi ba đời Trong quan hệ nuôi dưỡng cũng chỉ cóquan hệ giữa cha mẹ và các con của người nhận nuôi với người con nuôi Cácthuật ngữ mà trong đời sống hàng ngày người Việt Nam vẫn sử dụng nhưquan hệ họ hàng, thân thích, thân thuộc
Trước thực tiễn đó đòi hỏi phải nghiên cứu để làm sáng tỏ về gia đình phải có
sự nghiên cứu và tìm hiểu về, để từ đó xây dựng những quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, sao cho các hành vi của các thành
Trang 5viên gia đình phải đúng chuẩn mực đạo đức xã hội Nghiên cứu đề tài “Giađình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam” để phục vụ cho mục đích đó.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về gia đình, không chỉ có riêngngành luật mà nhiều ngành khoa học khác cũng tham gia vào vấn đề này.Trong lĩnh vực pháp luật, chuyên ngành Luật Hôn nhân và gia đình đã cónhiều bài viết về các khía cạnh của gia đình như: Quan hệ nhân thân giữa vợchồng; quan hệ cha mẹ con, … Một số đề tài hiện đã đề cập đến thành viên
gia đình như: Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam , Tập I – Gia đình , NXB Trẻ TP.HCM của TS.Nguyễn Ngọc Điện (2002); Việt Nam dân luật lược giảng – Luật gia đình Quyển tập 1, tập 1 của Vũ Văn Mẫu
(1973); Tuy nhiên, những tác phẩm này còn phân tích một cách rời rạc vàchưa tạo ra cách nhìn có hệ thống về gia đình
Đây là công trình nghiên cứu về gia đình một cách có hệ thống và hoàn chỉnh,
có sự so sánh đối chiếu với một số ngành khoa học khác, có sự kết hợp giữa
lý luận và thực tiễn để đưa ra được sự điều chỉnh của pháp luật về gia đìnhmột cách phù hợp nhất Công trình là cái nhìn xuyên suốt các quy phạm phápluật quy định về thành viên gia đình trong hệ thống pháp luật Việt Nam
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là nghiên cứu vấn đề lý luận chung về gia đình, cơ sở
để phát sinh, hình thành gia đình, mối quan hệ, quyền và nghĩa vụ của cácthành viên gia đình theo quy định của pháp luật Đồng thời nghiên cứu thựctiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên gia đình,
từ đó làm rõ những điểm đã đạt được, vướng mắc hạn chế cần hoàn thiệnNhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận gia đình
từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ góc độ luật HN&GĐ Nghiên cứu
về các mối quan hệ tạo thành gia đình theo luật HNGĐ Việt Nam năm 2014,
Trang 6trên cơ sở phân tích, so sánh với các quy định điều chỉnh quan hệ gia đìnhtrong các văn bản pháp luật trước đây Đồng thời nghiên cứu thực tiễn ápdụng các quy định điều chỉnh về gia đình trong cuộc sống hiện tại.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về những vấn đề lý luận về gia đình theo quan điểmluật học mà chủ yếu là luật HNGĐ Những quy định của pháp luật điều chỉnh
về gia đình và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Thực tiễnthực hiện các quy định của pháp luật về gia đình
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của luận văn, vấn đề gia đình được xem xét, nghiên cứu theoLuật HN&GĐ năm 2014 theo 3 mối quan hệ cơ bản tạo thành gia đình làquan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con và quan hệ giữa cácthành viên khác trong gia đình Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh, đốichiếu với các quy định điều chỉnh về gia đình trong hệ thống pháp luậtHNGĐ Việt Nam Trên cơ sở đó đánh giá về hiệu quả điều chỉnh, việc ápdụng các quy định hiện hành về gia đình để phát hiện những điểm vướngmắc, bất cập và đưa ra các đề xuất, kiến nghị
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích,tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp để thực hiện cácmục tiêu đã đặt ra
6 Tính mới và đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tương đối toàn diện, có hệthống về sự điều chỉnh của pháp luật về gia đình từ góc độ lý luận và thựctiến theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trang 7- Luận văn đã: phân tích khái quát trên cơ sở khoa học để xây dựng khái niệmgia đình và thành viên gia đình, cũng như khắc họa được những chức năng cơbản của gia đình trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, để từ đó làm rõ cơ sởxây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đìnhhiện nay một cách hiệu quả
- Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh gia đình vềtính khả thi, hiệu quả điều chỉnh cũng như những vướng mắc, bất cập còn tồntại cần khắc phục, sửa đổi
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Một số lý luận chung về gia đình
Chương 2 Nội dung điều chỉnh về gia đình theo luật hôn nhân gia đình năm 2014
Chương 3 Thực tiễn thực hiện các quy định về gia đình trong luật hôn nhân gia đình Việt Nam và một số kiến nghị
Trang 8CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1.1 KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH
1.1.1 Gia đình theo quan điểm triết học
Triết học nghiên cứu gia đình trong quá trình phát triển của lịch sử và cáchình thái kinh tế - xã hội Theo quan điểm triết học, hôn nhân và gia đìnhkhông ngừng vận động và phát triển Theo C.Mac – Ph.Anghen thì có ba hìnhthức hôn nhân chính tương ứng với ba giai đoạn phát triển của nhân loại: Ởthời đại mông muội có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man có chế độ hônnhân cặp đôi; ở thời đại văn minh có chế độ một vợ một chồng [2 tr55-129].Gia đình là một phạm trù lịch sử, các hình thái và chức năng của gia đình
là do tính chất của quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội cũng như trình độ pháttriển văn hóa của xã hội quyết định Trong lịch sử đã trải qua bốn hình tháigia đình, đó là gia đình huyết tộc, gia đình pu-na-lu-an, gia đình cặp đôi, giađình một vợ một chồng
Gia đình huyết tộc là hình thái gia đình đầu tiên trong lịch sử Lúc này
các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: Trong phạm vi gia đình, tất cảông và bà đều là vợ chồng với nhau; các con của ông bà tức là các người cha
và các bà mẹ cũng là vợ chồng với nhau; đến lượt con cái của những ngườinày tức là cháu của ông bà cũng hợp thành một nhóm vợ chồng thứ ba; đếnlượt con cái của những người con ấy là chắt của ông bà nói đầu tiên lại hợpthành nhóm vợ chồng thứ tư Như vậy, những người cùng thế hệ là vợ chồngcủa nhau, những người khác thế hệ không có quyền và không có nghĩa vụ vợchồng với nhau
Gia đình pu-na-lu-an: Khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định,
một hay nhiều nhóm chị em gái trở thành hạt nhân của một cộng đồng, còn
Trang 9những anh em trai cùng mẹ của họ lại trở thành hạt nhân của một cộng đồngkhác Bằng cách này mà từ hình thái gia đình huyết tộc đã xuất hiện hình tháigia đình pu-na-lu-na Theo hình thái gia đình pu-na-lu-an, một số chị em gáicùng mẹ hay xa hơn đều là vợ chung của những người chồng chung, trừnhững anh em trai của những người này Khi các anh em trai cùng có vợchung thì họ trở thành chồng chung Lúc đó, những người này không cần coi
nhau là anh em mà gọi nhau là “người bạn đường” hay “người cùng hội cùng thuyền” Một cách tương tự, một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy
chung một số vợ không phải là chị em gái của họ và những người vợ ấy đềugọi nhau là pu-na-lu-a Đây là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình cóđặc trưng là: Chung chồng, chung vợ với nhau trong phạm vi một gia đìnhnhất định, nhưng phải loại trừ những anh em trai của các người vợ, đồng thờicũng loại trừ những chị em gái của những người chồng
Gia đình cặp đôi: Một loại hình thức kết hôn từng cặp, lúc bấy giờ, trong
số những người vợ của mình, người đàn ông có một vợ chính, và trong sốnhiều người chồng khác, anh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy Do
thị tộc ngày càng phát triển và những nhóm “anh em trai” và “chị em gái”
không còn có thể lấy nhau được nữa ngày càng nhiều, càng mở rộng và pháttriển hơn nữa thì tất cả những người bà con họ hàng cùng dòng máu đềukhông được lấy nhau Trong tình trạng cấm kết hôn ngày càng phức tạp thìchế độ quần hôn ngày càng không thể thực hiện được, chế độ ấy đang bị giađình cặp đôi ngày càng lấn át và thay thế Một người đàn ông sống với mộtngười đàn bà với một sự gắn bó với nhau rất lỏng lẻo, mối liên hệ vợ chồngvẫn có thể bị bên này hay bên kia cắt đứt một cách dễ dàng và con cái lúc nàycũng chỉ thuộc về người mẹ
Gia đình một vợ một chồng: Gia đình một vợ một chồng nảy sinh từ gia
đình cặp đôi, nó đánh dấu cho buổi ban đầu của thời đại văn minh Gia đình
Trang 10ấy dựa trên sự thống trị của người chồng, nhằm chủ đích là làm cho con cáisinh ra phải có cha đẻ rõ ràng không ai tranh cãi được và sự rõ ràng về dòngdõi đó là cần thiết, vì những đứa con đó sau này sẽ được thừa hưởng tài sảncủa người cha với tư cách là người kế thừa trực tiếp Gia đình một vợ mộtchồng khác với gia đình cặp đôi ở chỗ là quan hệ vợ chồng chặt chẽ hơnnhiều, hai bên không còn có thể tùy ý bỏ nhau được nữa.
Qua bốn hình thái gia đình trên ta thấy triết học không nghiên cứu giađình cụ thể ở từng giai đoạn mà nghiên cứu sự vận động và phát triển của nótheo các hình thái kinh tế - xã hội Các hình thái gia đình cũng vận động vàphát triển theo quy luật của sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế -
xã hội
1.1.2 Gia đình theo quan điểm xã hội học
Rất nhiều ngành cùng tham gia nghiên cứu về gia đình cố gắng đưa rakhái niệm về gia đình như các nhà triết học, tâm lý học, giáo dục học, vănhóa… nhưng chưa có ngành nào nghiên cứu về gia đình nhiều như ngành xãhội học Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về giađình Tùy vào từng lĩnh vực nghiên cứu mà mỗi nhà khoa học lại có một kháiniệm gia đình riêng phù hợp với lĩnh vực mà mình nghiên cứu Có thể nói,chưa có ngành nào lại đưa ra nhiều khái niệm gia đình như ngành xã hội học.Trong Tập bài giảng Xã hội học của Trường Đại học luật Hà nội, nhómtác giả đã nêu hai khái niệm về gia đình để phục vụ cho việc giảng dạy:
Gia đình là một thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống) Gia đình là một phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tộc và thời đại Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội [8 tr335] Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ
Trang 11huyết thống, tức là quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung [8 tr335].
Môn Xã hội học được giảng dạy ở trường Đại học luật là môn học nhằmmục đích giúp người học hiểu biết hơn về xã hội nhằm nhanh chóng tiếp cậnhiểu biết pháp luật Thực hiện ba chức năng cơ bản là chức năng nhận thức,chức năng thực tiễn và chức năng tư tưởng Khái niệm gia đình được nhómtập thể đưa ra cũng không nằm ngoài ba chức năng trên Do đó, hai khái niệmtrên của tập thể tác giả đã chưa phản ánh một cách đầy đủ về gia đình Ngoàihai khái niệm trên thì còn có những khái niệm khác nhau của các tác giả xãhội học khác khi nghiên cứu về gia đình
Trong cuốn “Gia đình trong bối cảnh đổi mới”, gia đình được định nghĩa
như sau: Gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, có đặc trưng giới tính qua quan hệ hôn nhân, cùng chung sống, có chung ngân sách [31 tr114] Do trong thực
tiễn tồn tại nhiều loại mô hình gia đình nên việc nghiên cứu gia đình và giớitrong thời kỳ đổi mới nhằm thực hiện quản lý xã hội của các nhà quản lý cũngchỉ nghiên cứu những gia đình mang tính chất tiêu chuẩn Do vậy, khái niệmnêu trên cũng chưa thực sự đầy đủ và bao quát hết mọi gia đình trong xã hội.Khi nghiên cứu xã hội học về “Một số lĩnh vực nghiên cứu của xã hộihọc”, nhóm tác giả đã đưa ra khái niệm về gia đình cho lĩnh vực mình nghiên
cứu như sau Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù,một nhóm xã hội nhỏ
mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi,bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người [35 tr310] Khái niệm do tác giả đưa cũng chưa phản ánh đầy đủ về gia đình
Trang 12bởi hình thức gia đình rất đa dạng Khái niệm này khá tương đồng với quyđịnh tại khoản 10 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Mặc dù chưa có một khái niệm chung về gia đình nhưng các nhà xã hộihọc đều ghi nhận gia đình là một nhóm xã hội nhỏ, trong đó các thành viên cóquan hệ quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng,cùng chung sống Bởi tính đa dạng của gia đình mà làm cho bất cứ một kháiniệm nào về gia đình cũng trở nên lỏng lẻo, điều này đã tạo nên nhiều tranhluận giữa các nhà khoa học, nó đã và đang thách thức các nhà khoa học xã hộihọc đưa ra một định nghĩa đầy đủ về khái niệm gia đình
Xã hội học coi gia đình là một thể chế xã hội luôn vận động và phát triển
Vì gia đình là một thể chế nên mỗi con người từ khi sinh ra đã đặt vào nhữngquan hệ nhất định Gia đình là một cơ thể sống, nằm trong quá trình phát triểnkhông ngừng, gắn với sự phát triển chung của xã hội Khi xã hội phát triển, sựphân chia lao động càng được đẩy mạnh, gắn liền với quá trình công nghiệphóa và đô thị hóa sẽ dẫn đến sự xé nhỏ gia đình, từ gia đình lớn trong đó cónhiều thế hệ chuyển sang gia đình nhỏ chỉ có bố mẹ và con cái Sự phát triển
từ gia đình gia trưởng sang gia đình hạt nhân trở thành một quá trình có tínhquy luật
Nhìn chung thì các nhà xã hội học vẫn nhìn nhận gia đình là một thiếtchế xã hội gồm những người dựa trên ba mối quan hệ truyền thống là quan hệhôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng mà chưa có nhà xã hộihọc nào mở rộng ba mối quan hệ trên khi nghiên cứu về gia đình
1.1.3 Gia đình theo quan điểm luật học
1.1.3.1 Gia đình theo luật La Mã
Nhà nước La Mã rộng lớn ra đời, phát triển và tồn tại trong một thời kỳdài của lịch sử Sự xuất hiện gia đình La Mã là một hiện tượng xã hội tự nhiên
mà theo đó Nhà nước luôn có những quy định nhằm điều chỉnh quan hệ hôn
Trang 13nhân và gia đình theo từng thời kỳ phát triển của lịch sử Do trải qua nhiềuthời kỳ khác nhau nên những quy định trong các thời kỳ cũng có nhiều sựkhác nhau.
Qua nghiên cứu của nhiều học giả, gia đình La Mã là loại hình gia đìnhphụ hệ với quyền lực của người chủ Pater familias Đó là sự thống nhất giữa
vợ, con cái, họ hàng, kẻ làm thuê và nô lệ dưới sự điều khiển của gia chủ.Pater familias – chủ hộ theo chế độ hôn nhân và gia đình La Mã – là thể nhân
có toàn quyền (manus) duy nhất trong gia đình Pater familias tập trung trongtay mọi quyền lực và quyết định tất cả mọi vấn đề liên quan đến mọi thànhviên gia đình Chủ gia – Pater familias trong gia đình La Mã là công dân đầy
đủ quyền hạn Thuật ngữ familia lúc đầu được dùng để chỉ nô lệ trong thànhphần kinh tế gia đình, sau đó được dùng để gọi tất cả những gì thuộc về kinh
tế gia đình: Tài sản và lực lượng lao động, lực lượng lao động trong gia đình
La Mã bao gồm vợ, con, họ hàng, nô lệ, kẻ làm thuê
Chế độ gia đình La Mã cổ xưa cũng như chế độ quyền sở hữu lúc đó cònmang dấu ấn của một hình thái đầu tiên, tiền nhà nước – chế độ công xãnguyên thủy mà đặc điểm cơ bản là sở hữu chung về phương tiện sản xuất vàsản phẩm lao động Cùng với sự xuất hiện của nhà nước đã xảy ra sự phânhóa tài sản trong thị tộc: Quyền lực dần dần rơi vào tay những gia đình giàu
có mà đứng đầu những gia đình này là các gia chủ đầy quyền lực Lúc đầu giachủ có quyền lực như nhau (manus) đối với vợ, con, nô lệ, đồ vật Sau đóquyền lực nói trên được tách riêng thành quyền lực đối với vợ (manus mariti)
và quyền đối với con cái (manus patria potertas) Gia đình đối ngẫu với sựphụ thuộc vào một gia chủ đã là sự biểu hiện rõ nhất về quyền lực gia chủPater familias Trong trường hợp con gái đã đi lấy chồng thì không còn quan
hệ với gia đình đối ngẫu nữa
Trang 14Vào thời cổ xưa quyền lực của gia chủ là vô hạn Tuy nhiên, dần dầnquyền lực đó cũng bắt đầu có những giới hạn nhất định, manus Pater familias– nội dung quyền lực của chủ hộ qua từng thời kỳ tồn tại phát triển của nhànước La Mã cũng thay đổi Tư cách của những người phụ thuộc vào gia chủ
đã được công nhận trong luật dân sự, những thành viên gia đình về sau đã cóquyền tư pháp Sự suy yếu quyền lực của gia chủ là hậu quả của những biếnđổi các quan hệ sản xuất của sự tan rã gia đình phụ hệ, sự phát triển thươngmại và tiếp theo là sự khẳng định vai trò của những thành viên lớn tuổi tronggia đình, những người này đã có sự độc lập tương đối Quan hệ họ hàng dầndần đã thay thế cho các quan hệ đối ngẫu Như vậy, hình thái gia đình La Mã
là hình thái chuyển tiếp của chế độ gia đình phụ hệ với đặc thù quyền lực tậptrung trong tay chủ hộ
Với các đặc trưng của thời kỳ bấy giờ nên khái niệm gia đình trong thời
kỳ La Mã theo các tư liệu lịch sử cổ đại là sự liên minh, liên kết giữa chồng,
vợ, con, những người thân thuộc ruột thịt và cả nô lệ dưới quyền của chủ hộ
[6 tr39]
Từ khái niệm trên của gia đình La Mã cho ta thấy trong gia đình củangười La Mã có các thành viên: Chủ hộ, vợ, con cái, họ hàng, nô lệ và ngườilàm thuê Trong đó chủ hộ (pater familias) là người có quyền lực tuyệt đối,những thành viên khác trong gia đình như vợ, con cái, những người thânthuộc ruột thịt và nô lệ được coi là lực lượng lao động trong gia đình
1.1.3.2 Gia đình theo pháp luật Việt Nam
Luật học nhìn nhận gia đình là sự liên kết của nhiều người có quan hệvới nhau do có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôidưỡng
Hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng, là tiền đề để xây dựng gia
đình Khoản 6 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 giải thích: “Hôn
Trang 15nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” Quan hệ hôn nhân giữa
hai bên nam, nữ được xác lập khi tuân thủ các quy định của pháp luật hônnhân và gia đình về điều kiện kết hôn và phải được đăng ký tại cơ quan cóthẩm quyền đăng ký kết hôn Như vậy, khi một người nam và một người nữkết hôn với nhau thì giữa hai người này tồn tại quan hệ hôn nhân và hai ngườitrở thành những thành viên của gia đình
Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; cụ
và chắt; cô, dì, chú, bác, cậu và cháu; anh chị em với nhau… phát sinh do sựkiện sinh đẻ Cụ là người sinh ra ông bà và các anh em của ông bà, thế hệ ông
bà là thế hệ tiếp theo của cụ; ông bà là người sinh ra cha mẹ và các anh emcủa cha mẹ như cô dì chú bác cậu, thế hệ này lại là thế hệ tiếp theo của ôngbà; đến lượt cha mẹ là người sinh ra các con, các con trở thành thế hệ tiếptheo của cha mẹ Do giữa những người này có những sự kiện là sinh đẻ để tạo
ra thế hệ tương lai hoặc cùng được sinh ra từ một gốc, nên giữa họ có quan hệhuyết thống với nhau
Quan hệ nuôi dưỡng là quan hệ phát sinh do sự kiện nuôi con nuôi Doviệc nhận nuôi con nuôi, người nhận con nuôi được gọi là cha mẹ nuôi vàngười được nhận làm con nuôi được gọi là con nuôi Người con nuôi trởthành thành viên gia đình của người nuôi, bình đẳng với những người con đẻ
của người nuôi Khoản 1 Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan” Theo quy định trên người con nuôi có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và giađình Người con nuôi sẽ bình đẳng với mọi người con khác trong gia đình về
Trang 16quyền và nghĩa vụ Những người này có quan hệ với nhau do cùng quan tâm,chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, cùng nhau xây dựngkinh tế gia đình và cũng cùng nhau vun đắp phát triển khối tài sản chung củagia đình Trong trường hợp, nếu một trong số những người này có khối tài sảnriêng thì người đó phải đóng góp tài sản để duy trì đời sống chung phù hợpvới thu nhập, khả năng thực tiễn của mình Những thành viên gia đình lànhững người tích cực trong việc giúp đỡ nhau về mặt tinh thần, là chỗ dựatinh thần của nhau, là nơi động viên, an ủi những thành viên khác tốt nhất khigặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống Đồng thời, gia đình cũng là nơi để cácthành viên gia đình chia sẻ thành công của nhau một cách chân tình nhất Cácthành viên gia đình có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, nghĩa vụ củangười này là quyền của người kia và ngược lại.
Không phải gia đình nào cũng có đầy đủ các mối quan hệ nêu trên,trong từng trường hợp cụ thể, gia đình có thể chỉ có một mối quan hệ như chỉ
có quan hệ hôn nhân hoặc chỉ có quan hệ nuôi dưỡng, cũng có thể có hai, bahoặc có nhiều mối quan hệ
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và Luật Hôn nhân và gia đìnhnăm 1986 không giải thích về gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
tại khoản 10 Điều 8 đã giải thích: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”.
Theo Từ điển luật học thì gia đình là: “Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình.Gia đình Việt nam thường bao gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, con cháu… Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn
Trang 17nhau về vật chất và tinh thần, sinh đẻ hay nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các thế
hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam Gia đình có các chức năng cơ bản: 1) chức năng sinh đẻ; 2) chức năng giáo dục; 3) chức năng kinh tế Bên cạnh chức năng cơ bản đó, gia đình còn phải thực hiện chức năng quan tâm
và chăm sóc người cao tuổi” [1 tr282] Giải thích trên về gia đình tương đồng
với khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Từ điển đã giảithích ngắn gọn về gia đình Việt Nam trong đó có các thành viên của nhiều thế
hệ chung sống, chăm sóc và giúp đỡ nhau, cùng với đó là nêu lên chức năng
cơ bản của gia đình
Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình của Trường Đại học luật Hà Nội đã
đưa khái niệm về gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Gia đình theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và
xã hội” Khái niệm gia đình trên theo Luật Hôn nhân và gia đình, mục đích để
giảng dạy môn Luật Hôn nhân và gia đình do đó khái niệm gia đình này phùhợp với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
Như vậy các khái niệm gia đình trên đều chưa bao quát được các trườnghợp trong thực tiễn khi nghiên cứu về thành viên gia đình Trong thực tiễn,gia đình không chỉ có ba mối quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng
mà còn có những mối quan hệ khác phát sinh từ ba mối quan hệ trên Để phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài, em mạnh dạn đưa ra khái niệm gia đình củamình:
Trang 18Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng hay những người không có ba mối quan hệ trên nhưng từ ba mối quan hệ đó mà cùng sống chung với nhau, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa những người này với nhau theo quy định của pháp luật.
1.2 VAI TRÒ VÀ CÁC CHỨNG NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HIỆN NAY
Gia đình là một hiện tượng xã hội có tính chất tự nhiên Bất cứ xã hội nàocũng đều có gia đình, tập hợp các gia đình để hình thành nên xã hội Ngượclại, xã hội muốn tồn tại và phát triển thì cần có gia đình Theo quy luật tựnhiên, mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, lớn lên trong gia đình đó Khitrưởng thành lại thành lập một gia đình mới Gia đình hình thành và phát triểnkhông phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, theo quy luật, thế hệ nàyđến thế hệ khác hình thành nên các gia đình theo quy luật phát triển của xãhội, mang tính chất tự nhiên Lấy hiện tượng ấy làm căn bản, Luật Hôn nhân
và gia đình tất nhiên phải chú trọng đến các điều kiện tự nhiên hơn là đến ýchí các đương sự Nói một cách khác, vai trò của ý chí chỉ được pháp luậtcông nhận, một khi các điều kiện tự nhiên được hội đủ
Gia đình có địa vị rất quan trọng và thường được coi là nền tảng quốc gia.Trên nguyên tắc, các vấn đề liên quan đến gia đình thường có tính chất cưỡngchế: Các thành viên gia đình không thể tự ý thỏa thuận gạt bỏ các điều khoản
ấy được Mỗi gia đình được coi là một tế bào của xã hội Để góp phần xâydựng quốc gia vững mạnh thì mỗi gia đình phải vững mạnh Để xây dựng giađình vững mạnh thì mỗi thành viên gia đình phải có cách xử sự phù hợp Đểmọi người trong gia đình nói riêng và trong cả cộng đồng xã hội nói chung cócách xử sự phù hợp thì cần có những quy định chung cho cách xử sự đó Do
đó, bất kỳ quốc gia nào cũng đều dùng pháp luật để điều chỉnh vấn đề gia
Trang 19đình và bắt buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo Nếu có bất cứ thànhviên nào không tuân theo thì phải chịu những chế tài do pháp luật dự liệu.Chẳng hạn, Luật Hôn nhân và gia đình quy định nữ từ 18 tuổi trở lên đượcđăng ký kết hôn thì khi nữ chưa được 18 tuổi thì các bên không được thỏathuận kết hôn khi chưa đạt độ tuổi luật định.
Trong gia đình, luân thường đạo lý là yếu tố quan trọng giữ vững trật tựgia đình mà ở đó mỗi thanh viên gia đình phải tuân theo Trong mỗi cộngđồng hay dân tộc đều đỏi hỏi phải có đạo đức, luân thường đạo lý của cộngđồng, dân tộc đó, song chưa có nơi nào luân thường đạo lý lại được thể hiện
rõ nét như trong gia đình Trong mỗi gia đình thì luân thường đạo lý như mộtđạo luật thường trực trong mỗi thành viên của gia đình, thậm chí nó còn làcủa chung một cộng đồng xã hội hay của cả một quốc gia Lịch sử nhân loạichứng tỏ rằng nền tảng và tổ chức gia đình chỉ bền vững, nếu được căn cứ vàomột nền đạo lý nghiêm chỉnh Cũng vì lẽ ấy, ở các quốc gia mà gia đình cómột tổ chức bền vững, các điều khoản trong luật gia đình thường cũng có thểcoi như những quy chế trong đạo lý Các điều được quy định trong luật cótính chất luân thường đạo lý như vợ chồng chung thủy, con cái phải thươngyêu kính trọng ông bà, cha mẹ đã nói lên điều đó
Ở bất kỳ thiết chế xã hội nào thì gia đình cũng có các chức năng cơ bản sau:
Chức năng sinh đẻ (hay còn gọi một cách khác là chức năng tái sản xuất
con người): Là chức năng quyết định, đảm bảo duy trì và phát triển thế hệtương lai Gia đình, là nơi các thế hệ tiếp theo được sinh ra, tồn tại và pháttriển, là nơi tái sản xuất ra con người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển củagia đình và xã hội Chức năng sinh đẻ giúp con người duy trì nòi giống từ thế
hệ này sang thế hệ khác, đảm bảo một mạch sống liên tục của con người trênhành tinh, duy trì sự phát triển và ổn định của xã hội loài người Nếu khôngthực hiện chức năng sinh đẻ, gia đình một ngày nào đó bị tuyệt vong do thế hệ
Trang 20trước chết đi, không còn thế hệ sau để thay thế Nhìn rộng ra cả một dân tộc,nếu các gia đình không thực hiện chức năng sinh đẻ thì các gia đình dần dần
sẽ bị lụi tàn, dẫn đến dân tộc đó cũng không thể tồn vong Tương tự như vậy,quốc gia bị diệt vong nếu các gia đình trong quốc gia đó không thực hiệnchức năng sinh đẻ Nói một cách khác, chức năng sinh đẻ có tính chất quyếtđịnh sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia và nói rộng ra là của cả loàingười
Chức năng giáo dục: Là chức năng chủ yếu của gia đình, nó rất quan
trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong giađình, đặc biệt là thế hệ trẻ Giáo dục trong gia đình phải kết hợp với giáo dụcnhà trường và giáo dục ngoài xã hội Tuy nhiên, gia đình là môi trường giáodục đầu tiên đối với mỗi con người Gia đình là nơi mỗi con người từ khi sinh
ra được học những bài học đầu tiên, trong quá trình hình thành và phát triểncon người được các thành viên gia đình đó giáo dục, chỉ dạy những điềuđúng, sai để nhận thức và hình thành nên nhân cách của con người Do vậy,gia đình thực hiện chức năng giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuộc vàonhận thức của các thế hệ đi trước Trong mỗi gia đình, nhận thức về các sựvật, hiện tượng trong xã hội cũng có thể không giống nhau, đặc biệt là các thế
hệ đi trước Thế hệ trước nhận thức một cách đúng đắn thì sẽ truyền lại chothế hệ sau sự nhận thức đó, thế hệ sau có cơ hội tiếp thu tư tưởng đúng đắn.Ngược lại, nhận thức sai lầm của thế hệ trước có thể dẫn đến việc truyền thụnhững nhận thức sai lầm đó cho thế hệ sau Do đó, nhân cách của con ngườiđược hình thành và phát triển thông qua chức năng giáo dục của gia đình, giađình có chức năng giáo dục để hình thành tư duy của các thành viên gia đình
đó một cách đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực của xã hội
Chức năng kinh tế: Gia đình được coi như một đơn vị kinh tế cơ bản, độc
lập của xã hội Mỗi gia đình trong xã hội điều tham gia vào quá trình lao động
Trang 21sản xuất để tạo ra của cải vật chất Của cải vật chất này trước hết dùng để nuôisống các thành viên gia đình, sau nữa là làm giàu cho xã hội Mỗi gia đình làmột đơn vị kinh tế, trong đó đa phần các thành viên gia đình tham gia vào quátrình sản xuất để tạo ra khối tài sản chung cho cả gia đình Khối tài sản chungnày trước hết được dùng vào việc phục vụ nhu cầu chung của tất cả các thànhviên gia đình, sau đó là tạo ra tài sản dự trự cho gia đình Các thành viên giađình tùy theo khả năng và năng lực của từng người có trách nhiệm tạo dựngkhối tài sản ngày càng lớn hơn Trong một cộng đồng cùng chung sống nhưngcác gia đình điều có cách tạo dựng kinh tế cho gia đình hoàn toàn độc lập vớicác gia đình khác và độc lập với cộng đồng xã hội Ngoài đảm bảo cơ sở vậtchất, kinh tế gia đình còn góp phần tích cực vào việc gia đình thực hiện cácchức năng xã hội như sinh đẻ, nuôi dạy, giáo giục các thành viên gia đình.Như vậy, chức năng kinh tế giúp gia đình tạo dựng cơ sở vật chất để đảm bảocuộc sống của các thành viên, giúp thực hiện tốt các chức năng khác của giađình.
1.3 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIA ĐÌNH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
1.3.1 Đạo đức
Đạo đức là gì? Là toàn bộ những quan niệm về thiện, ác, lương tâm, lốisống, danh dự, trách nhiệm, và những quy tắc đánh giá mang tính phổ biếnchung của một cộng đồng xã hội, làng, xã, hay thậm chí là trong phạm vi dântộc Xã hội loài người từ khi có chế định gia đình cho đến nay luôn luôn tồntại quan niệm về đạo đức, lối sống mang đặc trưng riêng cửa từng hình thái,kiểu mẫu gia đình, dòng tộc, làng xã Do đó, dưới góc độ nghiên cứu pháp lýđạo đức được xem như điều lệ của doanh nghiệp hay luật bất thành văn củacộng đồng người nhất định nào đó Ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, đặctrưng của cộng đồng xã hội mà có sự khác nhau về quan niệm đạo đức, lối
Trang 22sống Nhưng, ở bất kỳ giai đoạn, cộng đồng hay dân tộc nào quan niệm vềđạo đức, sự tồn tại của đạo đức luôn có sự tác động, chi phối tới sự hình thành
và phát triển của gia đình - Tế bào xã hội Sự tác động, chi phối của đạo đứctới sự hình thành và phát triển của gia đình trong các giai đoạn lịch sử đượcthể hiện cụ thể trong các khía cạnh như:
+ Đạo đức là văn hóa, là nền tảng cho văn hóa gia đình: Trong một cộng đồng
xã hội, dòng tộc, các quan niệm về đạo đức đã được thừa nhận chung luônluôn tồn tại và tác động tới sự hình thành của gia đình Gia đình không thểtách rời xã hội, càng không thể đi ngược lại văn hóa chung của xã hội Do đó
sự tồn tại của đạo đức như sợi chỉ kết nối cộng đồng, kết nối các gia đìnhtrong phạm vi đó kết nối lại với nhau Các hình thái gia đình cũng từ đạo đức,quan niệm về cái hay cái đẹp mà hình thành, phát triển qua các giai đoạn lịchsử
+ Đạo đức, điểm chung của cộng đồng, làng xã: Sự hình thành của gia đình từtrước tới nay luôn nằm trong mối quan hệ với xã hội, cồng đồng Như chínhkhái niệm về đạo đức được thừa nhận trong khoa học gia đình từ trước đếnnay Đạo đức là quan niệm chung về lối sống, thiện ác, tốt, xấu nói chung của
xã hội, được cả cộng đồng, xã hội đó công nhận và tuân theo Gia đình trong
sự tồn tại và phát triển của mình không thể đi ngược lại với đa số điểm chung
Trang 23có tính tiêu cực để gia đình không ngừng hoàn thiện và tốt đẹp trong quan hệvới đạo đức.
1.3.2 Yếu tố văn hóa, phong tục tập quán
Cũng giống như yêu tố đạo đức, trong mối quan hệ qua lại, sự tác độngtới quá trình hình thành và tồn tại của yếu tố văn hóa, xã hội, phong tục tậpquan cũng đóng một vai trò tác động vô cùng to lớn Yếu tố văn hóa, phongtục tập quán cũng có những tác đông tích cực hay tiêu cực tới sự phát triểncủa gia đình Văn hóa, phong tục tập quán thường có sự phân hóa, khác biệt
và sâu sắc hơn đạo đức Do đó, sự tác đông của yếu tố văn hóa, phong tục tậpquán cũng để lại những dấu ấn sâu sắc hơn
Bản thân xã hội Việt Nam trong thời cổ đại nói riêng và thế giới nói chung đãtrải qua chế độ mẫu hệ cho tới chế độ trọng nam khinh nữ trong quan hệ giađình Những chế độ đó của gia đình xuất phát từ yếu tố văn hóa, phong tụctập quán Sự tồn tại của gia đình trong môi trường văn hóa khác biệt sẽ cónhững đặc điểm khác nhau, thời điểm khác nhau tạo nên những gia đình khácnhau tại một thời điểm nhất định, gia đình tồn tại trong thời điểm, không gian,địa điểm đó
Yếu tố văn hóa thể hiện trình độ của xã hội tại thời điểm, không gian, địađiểm nhất định bao gồm nhiều gia đình, xã hội tạo nên những gia đình mangđặc trưng văn hóa trong thời điểm và địa điểm nhất định đó Nền văn hóa pháttriển chung tự thân mỗi gia đình trong nền văn hóa đó là một giá trị văn hóariêng cộng lại Ngược lại văn hóa đặc sắc, lối sống riêng của từng gia đình có
sự tiến bộ, phát triển mang tính tích cực cho sự phát triển cho nền văn hóa xãhội nói chung Các nền văn hóa, đặc trưng văn hóa làng xã tồn tại ở nước ta từtrước đến nay đã tác động không nhỏ tới ý thức, lối sống sinh hoạt văn hóacủa từng gia đình Đó chính là sự tác động của yếu tố văn hóa tới sự hìnhthành, tồn tại của gia đình nói chung
Trang 24Yếu tố phong tục tập quán được hiểu như những sinh hoạt chung được lặp đilặp lại truyền từ đời này sang đời khác ở một vùng miền, một khoảng thờigian riêng biệt Chính sự tồn tại của phong tục tập quá tạo nên nếp sống giađình, mọi người trong gia đình cùng đi theo phong tục tập quán đó hình thànhnên phong tục tập quán của gia đình
1.3.3 Yếu tố kinh tế - xã hội – khoa học kỹ thuật
Không có môi trường nào có những điều kiện độc đáo để ảnh hưởngđến hành vi của con người bằng gia đình khi gia đình là môi trường giáo dụcđầu tiên và suốt đời, khi gia đình có được tính thiêng liêng trong bản nănglàm cha mẹ, làm con…của tất cả mọi người
Việc xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững là một quá trìnhkhông đơn giản mà là một sự khẳng định giá trị của nhiều thành viên, củanhững trụ cột gia đình với hàng lọat các yêu cầu có tính nguyên tắc, trong
đó, các yếu tố tâm lý-giáo dục có vai trò không nhỏ Thông thường, gia đìnhhạnh phúc luôn thể hiện được tính bền vững của nó, tuy vậy xây dựng giađình hạnh phúc và bền vững vẫn có những yếu tố tác động qua lại cần chú ý.Trong quá trình phát triển, gia đình luôn chịu sự tác động, ảnh hưởng củacác nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội Sự hạnh phúc hay nguy cơ tan vỡ củacác gia đình có thể bắt đầu từ nhiều nguyên nhân bên trong và bên ngòai giađình Các nguyên nhân bên ngòai có tầm quan trọng đặc biệt với sự pháttriển bền vững của các gia đình vì xã hội đang không ngừng phát triển và cónhững biến đổi nhanh chóng trên các bình diện kinh tế-xã hội-văn hóa…,trong đó có những nhân tố lành mạnh và không lành mạnh có ảnh hưởng lớnđến gia đình
1.3.4 Yếu tố tôn giáo
“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân
” và “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội
Trang 25mới ” Như vậy, tôn giáo có thể được xem như một nguồn lực cả về tinh
thần, vật chất và hoàn toàn có thể tham gia đóng góp vào sự phát triển xã hội.Quan hệ giữa gia đình Việt Nam và tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện ở baphương diện:
- Gia đình là một đơn vị xã hội trực tiếp thực hành các sinh hoạt tôn giáo,tín ngưỡng;
- Gia đình gián tiếp lưu giữ, bảo lưu các hình thức sinh hoạt tôn giáothông qua chức năng giáo dục, nuôi dưỡng, bảo vệ và hình thành nhâncách cho con người;
- Gia đình tham gia vào quá trình điều chỉnh, định hướng tư duy tôngiáo, phát triển các giá trị tôn giáo cho các thành viên của mình
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những hoạt động mà gia đìnhthường xuyên và liên tục tiến hành để chăm lo cho đời sống tinh thần và tâmlinh của mỗi con người, cũng như là điểm tựa tinh thần cho con người mỗi khilâm vào khủng hoảng Vì vậy, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến tronghoạt động tâm linh, tinh thần của gia đình Việt Nam Điều này có yếu tố lịch
sử lâu đời từ ứng xử của người Việt Nam là cầu quốc thái dân an, nó cónguồn gốc từ bối cảnh nền văn minh nông nghiệp lệ thuộc vào tự nhiên; xãhội lại chịu nhiều biến động của nạn binh đao, xâm lược; đất nước nằm ở khuvực vành đai biển Thái Bình Dương là nơi ngã tư của các luồng khí hậu ảnhhưởng đến môi trường sống của con người Việc tổ chức các sinh hoạt tôngiáo, tín ngưỡng từ quy mô gia đình đến quy mô quốc gia là một trong nhữnghoạt động hướng đến sự an lành, yên ổn của người Việt Nam Các sinh hoạtnày được tổ chức từ khi một con người được sinh ra đến khi mất đi; trong các
sự kiện lớn của gia đình như xây nhà, lễ cưới, đám ma, giỗ ; khi trong nhà cóngười bị bệnh, cũng như trong các sự kiện của quốc gia, làng xã, dân tộc nhưxuất quân đánh giặc, cầu quốc thái dân an, cầu mùa màng bội thu, cúng
Trang 26Thành hoàng, cúng cơm mới Phần lớn các gia đình Việt Nam đều thờ cúng
tổ tiên, thờ thổ thần hoặc thổ công, thờ ở nhà mồ Các tôn giáo như Phậtgiáo, Thiên chúa giáo, đã tồn tại ở Việt Nam trong nhiều thế kỷ với sự thamgia của những dòng họ, gia đình qua nhiều thế hệ Chính vì vậy, gia đình cũng
là nơi lưu giữ các hình thức sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và lưu truyền nóqua nhiều thế hệ
Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trong gia đình Việt Nam không chỉ nhằmcủng cố niềm tin của con người với thần linh, cầu mong sự che chở của cáclực lượng phi phàm mà còn có vai trò như sợi dây kết nối giữa quá khứ vớihiện tại, giữa con người với môi trường thiên nhiên, giữa các thành viên tronggia đình với gia tộc, giữa gia đình với cộng đồng làng xã, giữa các vùng lãnhthổ, và làm thành nét nổi bật trong phương thức ứng xử giữa con người với tựnhiên và xã hội
1.4 KHÁI QUÁT SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT HN&GĐ VỀ GIA ĐÌNH QUA CÁC THỜI KỲ
1.4.1 Gia đình theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam
Trước năm 1945, nước ta đã trải qua một thời kỳ dài lịch sử với nhiềutriều đại phong kiến thay thế nhau cai trị Các tư liệu về luật cổ đến nay khôngcòn nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau Trước thời kỳ Pháp thuộc nước ta
có hai bộ luật tiêu biểu của triều đại phong kiến là Quốc triều hình luật đượcban hành dưới thời Lê và Hoàng Việt luật lệ được ban hành dưới thờiNguyễn Trước khi tìm hiểu về thành viên gia đình trong thời kỳ này, ta đi tìmhiểu các yếu tố ảnh hưởng đến đến pháp luật Việt Nam trước năm 1945 vàmột số đặc trưng của pháp luật giai đoạn này đã có ảnh hưởng đến thành viêngia đình
Thứ nhất, pháp luật thời kỳ này được quyết định bởi điều kiện kinh tế
-xã hội phong kiến Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng nên nó
Trang 27chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội của thời kỳ này Trong xã hộiphong kiến, sự phân hóa giàu nghèo rất sâu sắc, đặc biệt là hai giai tầng trong
xã hội lúc bấy giờ, giai cấp phong kiến và giai nông dân Điều này dẫn đếnthành viên gia đình của hai giai tầng xã hội này cũng rất khác nhau Cùng với
sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội là chế độ trọng nam khinh nữ đã ảnhhưởng đến pháp luật thời kỳ này là bất bình đẳng giữa nam và nữ, vai trò củangười chồng được đề cao và quyền lực gia đình tập trung trong tay ngườichồng
Thứ hai, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng không nhỏ của Nho giáo
và pháp luật Trung Hoa Nho giáo đã vào Việt Nam rất sớm, nhưng mãi đếnnhững năm 1460 nhờ vua Lê Thánh Tông mà Nho giáo đã trở thành một tôngiáo lớn và cũng trở thành nền tảng tư tưởng thời bấy giờ Nho giáo đã giúpgiai cấp thống trị củng cố địa vị thống trị được vững chắc hơn Tư tưởng củaNho giáo đã được nhà làm luật của thời kỳ này đưa vào các quy định củapháp luật và các chế định về hôn nhân và gia đình cũng không nằm ngoài quyluật đó Do đó, các quy định về hôn nhân và gia đình cũng chịu chung tưtưởng này Trong thời kỳ phong kiến, nước ta nhiều lần bị Trung Hoa đô hộ,thêm vào đó nhà làm luật cũng đã tham khảo hệ thống luật Trung Hoa để soạnthảo nên đã bị ảnh hưởng những tư tưởng của luật này, nhưng các Bộ luật của
ta thời bấy giờ đã được lọc bỏ, sửa đổi và sáng tạo đi rất nhiều để phù hợp vớivăn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam Cũng vào thời kỳ này, vănhóa Trung Hoa đang có ảnh hưởng rất lớn đối với rất nhiều nước trong đó cóViệt Nam
Thứ ba, pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán.
Phong tục tập quán ảnh hưởng đến pháp luật không kém gì ảnh hưởng củaNho giáo vì nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ dân trí thấp, ngườidân gắn liền với đồng ruộng và lũy tre làng nên ít giao lưu với thế giới bên
Trang 28ngoài Những kiến thức thế hệ sau có được là do học hỏi từ ngay chính nhữngngười của thế hệ trước trong làng về các quy phạm đạo đức, lối sống… nên hệ
tư tưởng của họ trở thành phong tục tập quán điều chỉnh các hành vi trong giađình
Do những yếu tố ảnh hưởng trên mà pháp thời kỳ này có những nét đặctrưng có ảnh hưởng đến thành viên gia đình là thừa nhận và bảo vệ chế độ đathê cùng với bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình
Ở nước ta, tục nhiều vợ (đa thê) đã có từ lâu đời Điều này là do quanniệm có nhiều con là có phúc và phúc là điều đầu tiên để chúc nhau; cần contrai để nối dõi tông đường; để có thêm lao động, gia đình quan lại giàu có thìđây là hãnh diện Trong quan niệm của người xưa, việc người đàn ông có
nhiều vợ là chuyện bình thường “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ
có một chồng” Do đó, trong nhà vào thời bấy giờ, nhất là những nhà giàu có,
thường có rất nhiều vợ; không chỉ lấy vợ hai mà còn lấy vợ ba, vợ tư… Ngoài
vợ ra, người đàn ông còn có thể có thêm nàng hầu và cũng có thể có nhiềunàng hầu trong nhà
Quyền gia trưởng được pháp luật phong kiến bảo vệ nên người cha,người chồng là chủ gia đình có nhiều ưu thế Gia trưởng là người đứng đầutrong gia đình đối với tất cả mọi người cùng chung sống trong nhà, kể cảnhững người có quan hệ bằng hợp đồng như người hầu, người học nghề…con cháu ở cùng nhà với ông bà nội, cha mẹ thì phải thuộc quyền gia trưởngtrong nhà Với quy định này, những người thuộc quyền quản lý của gia trưởngđều là thành viên của gia đình Gia đình phong kiến được chia thành hai môhình: Đại gia đình và tiểu gia đình Đại gia đình là một mô hình gia đình lớn,gồm một tập thể những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hayquan hệ nuôi dưỡng cùng chung sống với nhau mấy đời liên tiếp, trong đại gia
đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, thậm chí đến năm đời gọi là “ngũ đại
Trang 29đồng đường” Tiểu gia đình là mô hình gia đình nhỏ gồm có vợ chồng và con
cái Mô hình gia đình cổ phổ biến là đại gia đình, gồm các tôn thuộc như các
cụ, ông bà, cha mẹ, chú bác và ty thuộc như con, cháu, chắt
Như vậy, do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế - xã hội, Nho giáo và phápluật Trung Hoa cũng như ảnh hưởng tập quán mà đặc trưng của gia đình ViệtNam lúc bấy giờ phổ biến là đại gia đình Trong gia đình đó đặt dưới sự quản
lý của người gia trưởng là các thành viên của gia đình Thành viên của giađình gồm các bậc bề trên gọi là tôn thuộc và các bậc bề dưới gọi là ty thuộc.Điểm đặc biệt trong các thành viên của gia đình thời bấy giờ là có nhiềungười được gọi là vợ, ngoài vợ còn có nàng hầu những người này đều có quan
hệ hôn nhân Trong các con có con chính hay có giá thú mà sinh ra, conhoang, con nuôi Ngoài những thành viên gia đình có quan hệ như trên thìtrong gia đình còn có những thành viên khác như người hầu, người họcnghề…
1.4.2 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Thời Pháp thuộc, thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chianước ta thành ba miền Bắc, Trung, Nam Vì vậy, có ba bộ luật được áp dụng
để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ Ở Bắc Kỳ, áp dụng các quy định trong
bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) Trung kỳ áp dụng bộ dân luật Trung Kỳ (1936) và
ở Nam Kỳ áp dụng các quy định trong bộ dân luật Giản yếu (năm 1883)
Về kỹ thuật lập pháp, ba bộ luật này đều ảnh hưởng từ Bộ Dân luậtpháp Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình tậphợp thành một chế định của Luật dân sự Về mặt nội dung, xét một cách tổngquát, Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ phản ánh nhiều nét phong tụctập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GĐ Bộ dân luật Giản yếu chịuảnh hưởng của bộ luật Pháp năm 1804 cho nên có nhiều cách tân theo quanđiểm các nhà làm luật phương Tây
Trang 30Chẳng hạn trong bộ dân luật Giản yếu có điểm tiến bộ như trong điềukiện kết hôn đã trao cho người kết hôn quyền được phép ưng thuận Đặc biệtcòn quy định cụ thể kết hôn phải khai trước Hộ lại như: tên, tuổi và chỗ ở củangười kết hôn; họ tên cha mẹ và chủ hôn, người mai mối nếu có Sau đóngười nói trên cùng Hộ lại cùng ký tên và đóng dấu làng Điều này cho phépsuy đoán rằng về mặt hình thức kết hôn pháp luật thời kỳ này đã có sự phânđịnh giữa nghi thức truyền thống và nghi thức dân sự Tuy nhiên tựu trung lại,chế độ hôn nhân gia đình do nhà nước thực dân – phong kiến quy định trongcác bộ luật vẫn duy trì nét cơ bản của thời kỳ phong kiến trước đó ví dụ như:
Bộ dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ đã quy dịnh cho vợ chồng tự do lậphôn ước, chế độ tài sản pháp định chỉ đặt ra khi vợ chồng không lập hôn ước.Theo chế độ này, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả của cải hoa lợicủa chồng cũng như của vợ, không kẻ tài sản đó được tạo ra trước hay trongthời kỳ hôn nhân
Tập dân luật Giản yếu không thừa nhận người vợ có tài sản riêng, do đókhông thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng mà toàn bộ tài sản trong giađình đều thuộc quyền sở hữu duy nhất của người chồng…
Như vậy, trong chế độ cũ, chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bìnhđẳng giữa nam và nữ, giữa vợ chồng trong gia đình
Có thể thấy, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc thực chất là sự chuyển tiếp vềnội dung các quy định pháp luật thời kỳ phong kiến Bởi lẽ, nội dung các quyđịnh pháp luật phong kiến khá phù hợp với chính sách “nô dịch, ngu dân” củathực dân Pháp Mặt khác, các quy định của pháp luật phong kiến đã ăn sâuvào thói quen, cách ứng xử của người dân Việt Nam, cho nên các nhà cầmquyền Pháp cũng không chủ chương phá vỡ nó Tuy nhiên, về mặt kỹ thuậtlập pháp, pháp luật thời kỳ này ít nhiều ảnh hưởng pháp luật Pháp
Trang 311.4.3 Gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta đã trải quan nhiều giaiđoạn khác nhau của lịch sử, thời kỳ đấu tranh chống thực dân, thời kỳ chống
đế quốc xâm lược Đứng trước muôn vàn khó khăn về kinh tế, chính trị nhưngNhà nước ta đã không ngừng ban hành các văn bản pháp luật để ổn định đờisống chính trị cho nhân dân Trong những văn bản pháp luật đó thì Luật Hônnhân và gia đình được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Điều này
được thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ vào tháng 4 năm 1959: “Luật hôn nhân
và gia đình là Luật liên quan đến mọi người trong xã hội Sau Hiến pháp, nó quan trọng thứ nhì, cho nên phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được góp ý về nội dung và kỹ thuật thể hiện” [37 tr45] Từ năm 1945 đến nay có thể
chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954, Giai đoạn tiếptheo là từ năm 1954 đến năm 1975, Giai đoạn cuối là từ năm 1975 đến nay.Tương ứng với từng giai đoạn này của lịch sử ta đi tìm hiểu về thành viên giađình trong các thời kỳ này theo quy định của pháp luật
Giai đoạn nước ta trải qua thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Đây
là giai đoạn nước ta vô cùng khó khăn về mọi mặt Quan hệ sản xuất phongkiến vẫn tồn tại, việc xóa bỏ các tàn tích phong kiến lạc hậu không dễ dàng.Các chế độ hôn nhân và gia đình lạc hậu ăn sâu vào trong đời sống và tiềmthức của nhân dân Thêm vào đó, thực dân Pháp lại âm mưu trở lại xâm lượcnước ta một lần nữa Năm 1946 kháng chiến chống Pháp đã bùng nổ Đứngtrước tình hình đó Nhà nước ta chưa ban hành một đạo luật cụ thể nào để điềuchỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình Thay vào đó Sắc lệnh 90 – SL ngày10/10/1945 quy định vẫn cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật
cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc không trái với lợi ích của Nhà nước Việt Namdân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động Cùng với đó tiến hành
Trang 32phong trào “vận động đời sống mới” để vận động nhân dân tự nguyện xóa bỏ
những hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân và gia đình Năm
1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành Điều 9 Hiến
pháp 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”,
đây là cơ sở pháp lý để giải phóng phụ nữ và đấu tranh xóa bỏ các chế độ hônnhân và gia đình lạc hậu Một biểu hiện rất rõ lúc bấy giờ là phụ nữ đã thamgia vào các công việc xã hội đồng thời cũng thoát khỏi những ràng buộc củachế độ đại gia đình phong kiến Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai Sắclệnh điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình là Sắc lệnh 97 về sửa đổi một sốquy lệ và chế định trong dân luật, Sắc lệnh 159 quy định về vấn đề ly hôn.Hai Sắc lệnh này đã góp phần không nhỏ vào cuộc cách mạng văn hóa, xóa
bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, giải phóng con người vàthúc đẩy sự phát triển của xã hội
Như vậy, với việc chưa ban hành một văn bản pháp luật cụ thể về hônnhân và gia đình, cùng với việc cho phép vận dụng những quy định trongpháp luật cũ có chọn lọc, cho thấy đây còn là thời kỳ cách mạng văn hóa đấutranh tư tưởng cho việc xóa bỏ các tàn tích lạc hậu Do đó, những thành viêngia đình trong thời kỳ này đã có nhiều sự thay đổi, nhiều người đã thoát khỏi
sự ràng buộc trước đây trong tư tưởng cũ để tham gia vào các công việc xãhội, đặc biệt là phụ nữ Điểm thay đổi nhiều nhất giữa các thành viên gia đình
là vấn đề tư tưởng, tư tưởng về gia trưởng và đa thê đã từng bước bị xóa bỏ.Một thành viên gia đình vào thời kỳ này mới được thừa nhận trở thành thànhviên gia đình so với trước đây là người con hoang Điều 9 Sắc lệnh 97 – SL
quy định: “Người con hoang vô thừa nhận được phép thưa trước toà án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình” Với quy định này thì người con hoang khi
được truy nhận cha mẹ thì trở thành thành viên của gia đình So với Điều 174
Bộ dân luật Bắc Kỳ: “Phàm con hoang vô thừa nhận thì không được phép
Trang 33thưa trước tòa án để truy nhận gốc tích cha mẹ là ai” thì đây là một sự thay
đổi lớn, vì điều này đã ngăn cấm người con hoang trở thành thành viên củagia đình
Đây là giai đoạn đất nước ta thực hiện hai nhiệm vụ Cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.Mặc dù năm 1954 cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng nước ta vẫntạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị hoàn toàn khácbiệt Miền Bắc đã trải qua một số sự kiện làm thay đổi sâu sắc đời sống cácgia đình trong xã hội là cuộc cải cách ruộng đất năm 1957, ban hành Hiếnpháp năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Điều 24 Hiến pháp
năm 1959 ghi nhận: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” Luật hôn nhân
và gia đình năm 1959 ghi nhận bốn nguyên tắc: Nguyên tắc hôn nhân tự do vàtiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng; nguyên tắc nam nữ bìnhđẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình; nguyên tắc bảo vệquyền lợi của con cái Những sự kiện này đã khẳng định bản chất pháp luậtcủa nhà nước dân chủ cộng hòa, mục đích là để phục vụ lợi ích của nhân dânlao động Quyền lợi của các thành viên gia đình được bảo đảm và được Nhànước bảo vệ Từ các quan hệ ngoài xã hội cho đến các quan hệ trong gia đình,bình đẳng nam nữ đã được đưa lên một tầm cao mới Người phụ nữ trước đâychỉ biết phục tùng thì nay đã có các quyền như nam giới Không chỉ có người
vợ trong gia đình mà quyền lợi của các con cũng đã được ghi nhận và bảo vệ
Trang 34Như vậy quan hệ giữa các thành viên gia đình đã có nhiều thay đổi,
người vợ từ người “vô năng lực về mặt hộ” đã trở thành người có quyền năng đầy đủ như người chồng “Trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng về mọi mặt” [21 Điều 12] Không chỉ người vợ mà các con cũng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền lợi, giữa cha mẹ và con đã được ghi nhận “Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng, giáo dục con cái Con cái có nghĩa vụ kính yêu, săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ” [21 Điều 17], các con trong gia đình cũng không còn sự phân biệt con trai hay con gái “Con trai và con gái có quyền lợi
và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình” [21 Điều19]
Không giống với miền Bắc, Miền Nam lúc này đặt dưới chính quyềnNgụy Sài Gòn cũng đã ban hành các văn bản pháp luật như: Luật gia đình
1959, Sắc luật số 15/64, Bộ dân luật năm 1972 Các văn bản pháp luật nàyđều cho thấy đã nghiêm cấm chế độ đa thê, nhưng vẫn quy định chế độ bấtbình đẳng giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữacác con… Một trong những quy định không phù hợp với thực tiễn là cấm lyhôn Với những quy định này thì quan hệ giữa các thành viên gia đình cũng
đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ phong kiến Nhưng quan hệ giữa các thànhviên gia đình nhìn chung vẫn là sự bất bình đẳng, do đó không thể tránh khỏi
sư xâm phạm quyền lợi giữa các thành viên
Đây là giai đoạn nước ta hoàn toàn độc lập, kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI đã thống nhất đặt tênnước, cùng với đó Nghị quyết 76/1977/CP của Hội đồng chính phủ quy định
về việc thực hiện pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước
Năm 1980, Quốc hội khóa VI, kỳ hợp thứ 7 đã chính thức thông qua bảnHiến pháp thứ ba Bản Hiến pháp này dành bốn Điều 38, 47, 63, 64 để quyđịnh về các nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa Lúcnày tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi, nhiều quan hệ xã hội nói chung
Trang 35và quan hệ trong gia đình nói riêng đã không còn như những năm 1959 LuậtHôn nhân và gia đình 1959 đã hoàn thành vai trò của nó Đòi hỏi của thực tiễncần có luật hôn nhân và gia đình mới phù hợp để thúc đẩy xã hội phát triển.Năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình mới được thông qua, gọi là Luật Hônnhân và gia đình 1986 Luật Hôn nhân và gia đình 1986 đã kế thừa luật hôn nhân
và gia đình 1959 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 được xây dựng trên nămnguyên tắc, một số nguyên tắc đã được sửa đổi cho phù hợp với thực tế Đó là:Nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ; nguyên tắc hôn nhân một vợ, mộtchồng; nguyên tắc vợ chồng bình đẳng; bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và con; bảo
vệ bà mẹ và trẻ em Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã góp phần vào sựnghiệp giải phóng phụ nữ, xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa thật sự dân chủ,hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Luật Hôn nhân và gia đình 1986 đã dành một chương VIII với 6điều quy định chế độ đỡ đầu, với những quy định này thì trong gia đình ngườinhận đỡ đầu có thêm một thành viên nữa là người được đỡ đầu
Tình hình trong nước và thế giới thay đổi nhanh chóng đã tác độngkhông nhỏ đến các quan hệ hôn nhân và gia đình Thêm vào đó, Luật Hônnhân và gia đình năm 1986 ban hành vào đầu thời kỳ đổi mới, sau hơn 10năm thực hiện, thực tiễn cho thấy đã có nhiều vướng mắc trong giải quyếttranh chấp, điều này đòi hỏi cần phải sửa đổi Luật Hôn nhân gia đình cụ thể
và toàn diện hơn cho phù hợp với tình hình mới Năm 1992, Quốc hội đã banhành Hiến pháp mới, Hiến pháp năm 1992 này đã dành năm điều là 30, 35,
40, 63, 64 để quy định về chế độ hôn nhân và gia đình Trên cơ sở pháp lýnày luật hôn nhân và gia đình đã được ban hành năm 2000 và mới đây nhất làluật hôn nhân và gia đình đã được ban hành năm 2014 tiếp tục kế thừa và pháttriển hệ thống luật hôn nhân và gia đình trước đây Nhiều quy định trong luậthôn nhân và gia đình thể hiện tính phù hợp trong nền kinh tế thị trường
Trang 36CHƯƠNG 2: NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH VỀ GIA ĐÌNH THEO LUẬT
HN&GĐ NĂM 2014
2.1 QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm các nghĩa
vụ và quyền về nhân thân và tài sản Ở mỗi thời kỳ, quan hệ này được phápluật điều chỉnh khác nhau, nó thể hiện tính giai cấp sâu sắc Ví dụ, nếu trướccách mạng tháng Tám 1945, có sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, kéo theo đó
là sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, còn sau năm sự kiện cách mạng thángTám thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hiến pháp đầu tiêncủa nước ta 1946 đã khẳng định “ đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọiphương diện” Đây là cơ sở pháp lý đầu tiên khẳng định quyền bình đẳng giữanam và nữ, là cơ sở pháp lý xác nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng Và
từ đó đến nay, pháp luật nước ta đã có các quy định nhằm xây dựng một xãhội ngày càng văn minh, phát triển Trong đó, luật hôn nhân gia đình cũngkhông nằm ngoài mục tiêu trên, các quy định đều nhằm hướng tới gia đình ấm
no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, các thành viên trong gia đìnhbình đẳng, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau Điều này thể hiện rất rõ nét trongcác nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cácthành viên trong gia đình Đây là một trong những điểm cơ bản nhất, thể hiện
sự tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình trong thời kỳ mới
Vợ và chồng trước hết là những công dân của quốc gia, chỉ khác hơn làgiữa họ có sự kiện kết hôn, dẫn đến quan hệ giữa họ cũng một số khác biệt sovới quan hệ giữa công dân với công dân Chính vì lẽ đó, nghĩa vụ và quyềncủa vợ chồng trước hết bao gồm đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân,thêm vào đó thì còn có các quyền và nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xãhội
Trang 37Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đặc biệt được luật hôn nhân và giađình 2014 quan tâm, thể hiện rất rõ ở việc luật dành phần lớn các điều điềuchỉnh trong luật này Cụ thể luật đã đưa ra các vấn đề cơ bản sau:
- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
- Chấm dứt hôn nhân
2.1.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Quan hệ nhân thân của vợ chồng bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thângiữa vợ và chồng, nó là những quyền và nghĩa vụ liên quan đến lợi ích tinhthần gắn liền với nhân thân của vợ chồng, nó phát sinh trên cơ sở kết hôn, vàtồn tại suốt trong thời kỳ hôn nhân, không phụ thuộc vào yếu tố tài sản, khôngđịnh giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho người khác được màchính vợ và chồng sẽ là những người thực hiện, nó cũng được pháp luật thừanhận và bảo vệ Các quyền và nghia vụ đó bao gồm cả tình yêu, sự hòa thuận,
sự tôn trọng lẫn nhau, việc xử sự trong gia đình, quan hệ đối với cha mẹ, cáccon và những thành viên khác trong gia đình Việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ này nhằm bảo đảm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần trong đờisống vợ chồng Chính vì lẽ đó, khi điều chỉnh quan hệ này, thường kết hợpgiữa các quy định của pháp luật và những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xãhội Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã thể hiện rất rõ điều đó bằng việc đưa
ra các quyền và nghĩa vụ vợ chồng phải yêu thương, đùm bọc, chung sống,tôn trọng nhau trong các vấn đề của cuộc sống Dựa trên những quy định đó,sau đây tác giả sẽ phân tích các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ và chồngtheo luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
- Vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình
Quyền bình đẳng là một trong những quyền cơ bản của công dân đượcquy định rất rõ trong hiến pháp của nước ta từ hiến pháp 1946 và nó vẫn được
Trang 38thể hiện trong hiến pháp mới nhất của nước ta ở thời điểm hiện nay là hiến
pháp năm 2013 tại điều: Điều 16
1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội
Và để cụ thể hóa điều luật trên, nói rõ hơn quyền bình đẳng giữa vợ và chồng,luật hôn nhân gia đình 2014 quy định rất rõ ràng tại Điều 17 Bình đẳng vềquyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặttrong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân đượcquy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan
Điều này hoàn toàn phù hợp với một xã hội văn minh và nhất là định hướngphát triển xã hội của nước ta là phát triển xã hội theo chế độ xã hội chủ nghĩa,mọi người đều bình đẳng với nhau, không có sự phân biệt giữa đàn ông vàđàn bà, không có sự phân biệt giữa các giai cấp Ngoài ra, quy định nàycũng còn có một ý nghĩa rất quan trọng đó là đảm bảo sự công bằng giữacông dân với công dân, giữa vợ và chồng, xóa bỏ quan điểm cổ hủ lạc hậu từthời phong kiến đó là đàn ông thì có nhiều quyền hơn đàn bà, chồng có nhiềuquyền hơn vợ, chồng thì thường là đối tượng được phục vụ và ngược lại, vợ làđối tượng phải phục vụ chồng
Quy định trên thể hiện trong việc vợ chồng cùng nhau bàn bạc và quyết định
về các vấn đề liên quan đến mọi mặt trong gia đình như nhân thân, tài sản, cácthành viên khác trong gia đình Bình đẳng nghĩa là tôn trọng ý kiến của nhau,khi có một vấn đề nào đó xảy ra thì cần có sự thảo luận để nhất trí đưa ra mộtkết luận mà không phải là một người quyết định mà không cần phải hỏi ý kiếncủa người khác, mọi người đều có quyền có tiếng nói riêng, đưa ra ý kiến cánhân của mình Pháp luật cũng đã cụ thể hóa một số trường hợp vợ chồng cần
Trang 39phải cùng nhau đồng ý thì mới có hiệu lực pháp luật như : các giao dịch liênquan đến tài sản chung của vợ chồng thì phải được cả hai đồng ý thể hiệnbằng văn bản thì giao dịch mới có giá trị pháp lý
Ngoài ra, bình đẳng của vợ chồng còn thể hiện trong việc thực hiện quyền vànghĩa vụ đối với con Trong suốt các quy định của luật hôn nhân gia đình
2014 thì có thể nhận thấy là không thấy bất kỳ một quy định nào nói rằng vợhay chồng có nhiều quyền hay nghĩa vụ hơn đối với con cái của họ mà xuyênsuốt luật thì thấy rằng hai người phải cùng nhau có nghĩa vụ nuôi dạy con cáitrưởng thành, thành những người có ích cho xã hội Điều này cũng có nghĩa là
vợ và chồng đều bình đẳng trong việc nuôi dạy và giáo dục con cái Khôngphải là một người đã kiếm tiền nuôi gia đình thì không có nghĩa vụ nuôi dạy,chăm sóc con và người còn lại thì phải có nghĩa vụ nuôi dạy, chăm sóc con
mà hai người dù ai đi làm, hay ở nhà thì đều bình đẳng với nhau trong việcnuôi dạy con cái
Theo quy định của luật thì vợ chồng còn bình đẳng với nhau trong việc thựchiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình Hai người phải cùng nhauthực hiện mà không thể bắt ép một người phải thực hiện, mà phải tạo điềukiện cho nhau để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình Điều này cũng nhằm mụcđích xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc Với việc thực hiện kế hoạchhóa gia đình sẽ giúp cho các cặp vợ chồng có điều kiện để trông nom, chămsóc, giáo dục tốt những đứa con của mình
Vợ chồng còn bình đẳng về vấn đề ly hôn
Tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình có quy định Quyền yêu cầu giải quyết lyhôn
1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
Như vậy, đã khẳng định cả hai người đều có quyền đưa ra yêu cầu ly hôn khicảm thấy hôn nhân giữa họ không đạt được mục đích Tuy nhiên, nếu như
Trang 40nhìn xuống phía dưới tại khoản 3 của điều 51 lại có quy định Chồng không cóquyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đangnuôi con dưới 12 tháng tuổi Cũng có thể nhiều người thắc mắc là trong vấn
đề này không có sự bình đẳng bởi trường hợp trên thì người chồng khôngđược ly hôn trong khi người vợ được phép dù người chồng cảm thấy rằng hônnhân của mình không hạnh phúc, muốn chấm dứt hôn nhân để giải thoát chonhau Nếu hiểu theo quan điểm trên là hoàn toàn không chính xác bởi mụcđích của quy định này là nhằm bảo vệ người phụ nữ và trẻ em, vốn là nhữngngười yếu hơn trong xã hội
Vợ chồng bình đẳng trong vấn đề lựa chọn nơi cư trú, đại diện cho nhau
Vợ và chồng còn bình đẳng với nhau trong các vấn đề khác như lựa chọn nơi
cư trú, đại diện cho nhau trong các giao dịch Đối với vấn đề lựa chọn nơi cưtrú, tại điều 20 luật hôn nhân gia đình 2014 có khẳng định, vấn đề này đượchai bên thỏa thuận mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một yếu tố nào khác,Nghĩa là người chồng hay người vợ đều không thể ép buộc nhau phải sống ởnhà vợ hay nhà chồng hay là một địa điểm khác Đối với vấn đề đại điện chonhau thì vợ và chồng đều có thể thỏa thuận đại diện cho nhau thực hiện cácgiao dịch mà không phải là người chồng đương nhiên được quyền đại diệncho người vợ, người vợ thì không có quyền thay mặt người chồng thực hiệnthay chồng hoặc ngược lại Hai người hoàn toàn có quyền và bình đẳng vớinhau trong vấn đề này khi thỏa thuận được với nhau và theo quy định củapháp luật
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc,giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Đây chính là nội dung của khoản 1 điều 19 luật hôn nhân gia đình 2014 vớitiêu đề Tình nghĩa vợ chồng Nghĩa vụ này phản ánh trách nhiệm tình cảmgiữa vợ và chồng Cụ thể: