Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 10 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Tóm tắt: Trong quá trình quy hoạch mạng lưới giao thông cho một vùng hay một địa phương
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 10
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 11
1.3 Phương pháp nghiên cứu 11
1.4 Giới hạn nghiên cứu 13
1.5 Cấu trúc đồ án 14
CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CỨU 15
2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng 15
2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu 15
2.1.2 Tình hình dân số, kinh tế - xã hội khu vực 16
2.1.2.1 Dân số và lao động 16
2.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế 19
2.1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất 21
2.1.3 Hiện trạng giao thông 22
2.1.3.1 Hiện trạng giao thông đối ngoại 23
2.1.3.2 Hiện trạng giao thông nội thị 29
2.1.3.3 Đánh giá chung về hiện trạng giao thông 31
2.1.4 Đánh giá tổng hợp về hiện trạng 31
2.1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến giao thông 31
2.1.4.2 Thực trạng phát triển đô thị 32
2.2 Các tiền đề, định hướng phát triển đô thị 33
2.2.1 Động lực phát triển đô thị 33
2.2.1.1 Các quan hệ nội ngoại vùng 33
2.2.1.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật 34
2.2.2 Quy mô dân số lao động xã hội 34
2.2.2.1 Dự báo quy mô dân số 35
2.2.2.2 Dự báo nguồn lao động 36
2.2.2.3 Dự báo số HSSV 38
2.2.3 Quy hoạch giao thông 39
Trang 2Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 2
2.2.3.1 Định hướng quy hoạch giao thông 39
2.2.3.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông 45
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN 53
3.1 Khảo sát phỏng vấn hộ gia đình 53
3.1.1 Số hộ gia đình và sở hữu phương tiện cá nhân 54
3.1.2 Tỷ lệ đảm nhận phương thức và mục đích đi lại 56
3.1.2.1 Nhu cầu đi lại trong kv nghiên cứu theo mục đích và phương thức 56
3.1.2.2 Tỷ lệ đảm nhận phương thức theo mục đích đi lại 58
3.1.2.3 Tỷ lệ đảm nhận mục đích đi lại theo phương thức 60
3.1.3 Phát sinh, thu hút chuyến đi theo phường 61
3.1.3.1 Ma trận OD số chuyến đi nội vùng Quận 3 61
3.1.3.2 Số chuyến đi phát sinh HBW, HBS, HBO và NHB từng phường 62
3.1.3.3 Số chuyến đi thu hút HBW, HBS, HBO và NHB từng phường 64
3.1.3.4 Tỷ lệ đảm nhận phương thức theo mục đích chuyến đi HBW, HBS, HBO, NHB 65
3.1.4 Phát sinh, thu hút chuyến đi theo mục đích 66
3.1.5 Phát sinh, thu hút chuyến đi theo phương thức 68
3.1.6 Hệ số đi lại 70
3.1.7 Đánh giá tình hình an toàn giao thông của Quận 3 hiện tại 70
3.2 Khảo sát tốc độ 71
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO GIAO THÔNG 77
4.1 Cơ sở lý thuyết 77
4.1.1 Nguyên tắc dự báo 77
4.1.2 Các mô hình dự báo 78
4.1.3 Mô hình dự báo nhu cầu giao thông 4 bước 80
4.1.4 Các dự án, nghiên cứu áp dụng phần mềm Cube Citilabs ở Việt Nam 89
4.2 Dự báo lưu lượng giao thông Quận 3- Tp Hồ Chí Minh 91
4.2.1 Các bước tiến hành dự báo 91
4.2.1.1 Phân vùng giao thông( Chia Zone) 91
4.2.1.2 Xây dựng và phác thảo mạng lưới ( Network & Highway ) 94
Trang 34.2.1.3 Mô hình phát sinh và thu hút chuyến đi ( Trip Generation ) 104
4.2.1.4 Mô hình phân bổ chuyến đi ( Trip Distribution) 112
4.2.1.5 Mô hình phân chia phương thức ( Mode Choice ) 117
4.2.1.6 Xét ảnh hưởng thời gian đối với các chuyến đi ( Time Of Day Characteristic) 130
4.2.1.7 Xác định mạng lưới ( Trip Assignment ) 138
4.2.2 Đánh giá các kịch bản giao thông 143
4.2.2.1 Kịch bản 1 ( Giữ nguyên mạng lưới đường hiện tại) 143
4.2.2.2 Kịch bản 2 ( Mở rộng mạng lưới đường theo quy hoạch giao thông)148 4.3 Đánh giá khả năng thông hành qua các nút trọng điểm 156
4.3.1 Nút giao Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ 156
4.3.2 Nút giao Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8 159
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 163
5.1 Kết luận 163
5.2 Kiến Nghị 164
Trang 4Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về dân số quận 3 từ năm 1998 đến 2006 16
Bảng 2.2 Hiện trạng phân bố dân cư theo địa bàn phường qua các năm giai đoạn (2001-2005) 18
Bảng 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế qua các năm 19
Bảng 2.4 Thống kê hiện trạng sử dụng đất 21
Bảng 2.5 Thống kê hiện trạng các tuyến đường ở quận 3 25
Bảng 2.6 Dự báo dân số Quận 3 năm 2020 35
Bảng 2.7 Dự báo cơ cấu dân số phân theo độ tuổi lao động 36
Bảng 2.8 Dự báo số lao động Quận 3 năm 2020 37
Bảng 2.9 Dự báo số HSSV Quận 3 năm 2020 39
Bảng 2.10 Định hướng mạng lưới đường bộ quận 3 đến năm 2020 46
Bảng 3.1 Thống kê số hộ gia đình được khảo sát 54
Bảng 3.2 Số hộ gia đình và sở hữu phương tiện cá nhân khảo sát 54
Bảng 3.3 Nhu cầu đi lại trong khu vực nghiên cứu theo mục đích và phương thức 57 Bảng 3.4 Tỷ lệ đảm nhận phương thức theo mục đích đi lại 58
Bảng 3.5 Tỷ lệ đảm nhận mục đích đi lại theo phương thức 60
Bảng 3.6 Ma trận OD nội vùng Quận 3 61
Bảng 3.7 Số chuyến đi phát sinh HBW, HBS, HBO và NHB từng phường 63
Bảng 3.8 Số chuyến đi thu hút HBW, HBS, HBO và NHB từng phường 64
Bảng 3.9 Tỷ lệ đảm nhận phương thức theo mục đích chuyến đi HBW, HBS, NHB, HBO 65
Bảng 3.10 Phát sinh chuyến đi theo mục đích 66
Bảng 3.11 Thu hút chuyến đi theo mục đích 67
Bảng 3.12 Phát sinh chuyến đi theo phương thức 68
Bảng 3.13 Thu hút chuyến đi theo phương thức 69
Bảng 3.14 Hệ số đi lại 70
Bảng 3.15 Đánh giá tình hình an toàn giao thông Quận 3 hiện tại 71
Bảng 3.16 Vận tốc lưu thông trong điều kiện đi lại bình thường 72
Trang 5Bảng 4.1 Khu vực nội vùng ( TAZ ) 92
Bảng 4.2 Khu vực ngoại vùng (ExternalTAZ) 93
Bảng 4.3 Các thuộc tính của tuyến đường 95
Bảng 4.4 Tham số, hệ số hồi quy mô hình phát sinh, thu hút chuyến đi 104
Bảng 4.5 Ma trận OD Tổng chuyến đi năm 2020 giữa Quận 3 và các Quận, huyện khác của Tp.HCM 106
Bảng 4.6 Ma trận OD ngoại vùng (I-E và E-I Trip) 108
Bảng 4.7 Chuyến đi phát sinh, thu hút I-E, E-I và E-E 108
Bảng 4.8 Mô hình phân bố chuyến đi - Các hằng số hiệu chuẩn 113
Bảng 4.9 Hệ số trở kháng với mục đích chuyến đi HBW, HBS, HBO,NHB 113
Bảng 4.10 Các tuyến xe buýt đi qua Quận 3 118
Bảng 4.11 Mức phục vụ và hệ số sử dụng KNTH 140
Bảng 4.12 Các tuyến đường được nâng cấp, mở rộng 149
Trang 6Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 6
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các bước của mô hình dự báo nhu cầu giao thông 12
Hình 1.2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước 13
Hình 2.1: Vị trí và ranh giới Quận 3 15
Hình 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội 20
Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận 3 22
Hình 2.4 Hiện trạng mạng lưới giao thông Quận 3 23
Hình 2.5 Sơ đồ tuyến xe buýt Tp.Hồ Chí Minh 30
Hình 2.6 Định hướng mạng lưới giao thông Quận 3 40
Hình 2.7 Hệ thống đường trên cao Tp Hồ Chí Minh 42
Hình 2.8 Mạng lưới đường sắt đô thị Tp.Hồ Chí Minh 43
Hình 2.9 Vị trí một số nút giao quan trọng 52
Hình 3.1 Tốc độ tăng trưởng phương tiện của Tp.HCM từ năm 2000 đến 2010 56
Hình 3.2 Định nghĩa về phát sinh và thu hút của chuyến đi 62
Hình 3.3 Số chuyến đi phát sinh HBW, HBS, HBO, NHB 63
Hình 3.4 Số chuyến đi thu hút HBW, HBS, HBO, NHB 65
Hình 3.5 Đánh giá tình hình an toàn giao thông của Tp.HCM hiện tại 71
Hình 4.1 Quy trình, dự báo phân tích nhu cầu đi lại theo mô hình 4 bước 81
Hình 4.2 Định nghĩa chuyến đi theo mục đích 83
Hình 4.3 Phát sinh và hấp dẫn hành trình 83
Hình 4.4 Sự phân phối hành trình 84
Hình 4.4 Phân chia phương thức 86
Hình 4.5 Độ nhạy mô hình Logit 88
Hình 4.6 Tuyến đường nào sẽ được lựa chọn cho hành trình? 88
Hình 4.7 Tất cả hoặc không có gì ( All or nothing) 89
Hình 4.8 Giai đoạn 3 của HOUTRANS sử dụng CUBE/Voyager 90
Hình 4.9 Lưu lượng hành khách đi Metro vào năm 2025 91
Hình 4.10 Khu vực nội vùng ( TAZ ) 92
Trang 7Hình 4.11 Khu vực ngoại vùng (ExternalTAZ) 93
Hình 4.12 Xây dựng mạng lưới đường nội vùng 94
Hình 4.13 Các thuộc tính của tuyến đường 94
Hình 4.14 Các đường kết nối tâm TAZ 100
Hình 4.15 Xây dựng mạng lưới đường ngoại vùng (đường kết nối) 101
Hình 4.17 Xác định thời gian thời gian, khoảng cách, chi phí đi lại 101
Hình 4.18 Phân chia chuyến đi nội vùng và liên vùng 105
Hình 4.19 Mô hình phát sinh, thu hút chuyến đi năm 2020 109
Hình 4.20 Mô hình phân bổ chuyến đi 114
Hình 4.21 Mạng lưới xe buýt đi qua Quận 3 119
Hình 4.22 Các thuộc tính của tuyến xe buýt 119
Hình 4.23 Xây dựng mạng lưới GTCC 120
Hình 4.24 Thiết lập hệ thống Public system 120
Hình 4.25 Đường kết nối tâm Zone bằng phương thức đi bộ 123
Hình 4.26 Mật độ bao phủ mạng lưới xe buýt 124
Hình 4.27 Xác suất lựa chọn GTCC 126
Hình 4.28 Mô hình MODE CHOICE 127
Hình 4.29 Mô hình chuyển từ ma trận P-A sang O-D 131
Hình 4.30 Hệ số chuyên chở của phương tiện năm dự báo 2020 133
Hình 4.31 Mô hình OD_Ô tô xe máy 134
Hình 4.32 Mô hình OD_Ô tô xe máy giờ cao điểm 137
Hình 4.33 Nhu cầu đi lại theo PCU trong giờ cao điểm giữa các zone nội bộ (I-I) 138
Hình 4.34 Mối quan hệ giữa vận tốc V và lưu lượng N 139
Hình 4.35 Mối quan hệ giữa Lưu lượng và Thời gian đi lại 141
Hình 4.36 Mô hình Assignment_Ấn định tuyến đường 141
Hình 4.37 Lưu lượng PCU nội quận 3 143
Hình 3.38 Lưu lượng PCU khu vực nghiên cứu 145
Hình 4.39 Mức phục vụ của mạng lưới đường 147
Hình 4.40 Thời gian đi lại không xét ảnh hưởng nút giao, đèn tín hiệu 148
Trang 8Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 8
Hình 4.41 Các tuyến đường được nâng cấp mở rộng 150
Hình 4.42 Lưu lượng PCU khu vực nghiên cứu khi mở rộng mạng lưới đường theo quy hoạch 152
Hình 4.43 Mức phục vụ của mạng lưới đường theo quy hoạch 154
Hình 4.44 Thời gian đi lại không xét ảnh hưởng nút giao, đèn tín hiệu trên mạng lưới đường theo quy hoạch 155
Hình 4.45 Tín hiệu đèn nút giao ngã 4 NKKN – ĐBP 156
Hình 4.46 Hướng di chuyển nút giao ngã 4 NKKN – ĐBP 157
Hình 4.47 Lưu lượng PCU nút giao ngã 4 NKKN – ĐBP 157
Hình 4.48 Mức phục vụ theo tiêu chuẩn HCM 2000 158
Hình 4.49 Mức phục vụ tại nút giao ngã 4 NKKN – ĐBP 158
Hình 4.50 Chiều dài dòng chờ tại nút giao ngã 4 NKKN – ĐBP 159
Hình 4.51 Tín hiệu đèn nút giao ngã 4 CMT8 - NTMK 160
Hình 4.52 Hướng di chuyển nút giao ngã 4 CMT8 - NTMK 160
Hình 4.53 Lưu lượng PCU nút giao ngã 4 CMT8 - NTMK 161
Hình 4.54 Mức phục vụ tại nút giao ngã 4 CMT8 - NTMK 162
Hình 4.55 Chiều dài dòng chờ tại nút giao ngã 4 CMT8 – NTMK 162
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
E-E (External-External) Các chuyến đi liên vùng
E-I (External-Internal) Các chuyến đi ngoại vùng có điểm đến nội
vùng
HB (Home_Based) Trips Các chuyến đi liên quan đến nhà
HBO (Home_Based Other) Trips Các chuyến đi liên quan đến nhà với
mục đích không phải đi làm, đi học HBS (Home_Based School) Trips Các chuyến đi giữa nhà và trường học HBW (Home_Based Work) Trips Các chuyến đi giữa nhà và nơi làm việc
I-E (Internal-External) Các chuyến đi ngoại vùng có điểm đi nội
vùng I-I (Internal-Internal) Các chuyến đi nội vùng
NHB (Non Home_Based) Trips Các chuyến đi không liên quan đến nhà
OD (Origin-Destination) Ma trận chuyến đi theo điểm đi và điểm đến PCU (Passenger Car Unit) Lưu lượng xe quy đổi sang xe con quy đổi
VOC (Vehicle Operating Cost) Chi phí vận hành phương tiện
Trang 10Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Tóm tắt:
Trong quá trình quy hoạch mạng lưới giao thông cho một vùng hay một địa phương thì vấn đề dự báo nhu cầu đi lại phát sinh trong tương lai sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu công tác dự báo không phản ánh đúng với nhu cầu thực tế sẽ dẫn đến việc các tuyến đường được vạch ra không phát huy được hiệu quả, đồng
thời không đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Đồ án này nhằm mục đích “ Ứng
dụng phần mềm Cube Citilabs cho việc dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ” Xác định lưu
lượng qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai
– Cách Mạng Tháng 8) của năm dự báo 2020
Phương pháp dự báo nghiên cứu trong đồ án là dự báo nhu cầu đi lại theo lý thuyết mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilabs trong quá trình tính toán, mô hình 4 bước là một trong những phương pháp dự báo được áp dụng nhiều nhất hiện nay Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra thực tế từng hộ gia đình, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực ( trong đồ án này là khu vực Quận 3)
Trong đồ án này chủ yếu thực hiện 2 vấn đề chính sau đây: Nghiên cứu áp dụng mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilas để tính toán nhu cầu đi lại
dự báo năm 2020 trong mạng lưới giao thông cho khu vực quận 3 và đánh giá khả năng thông hành qua một số nút giao chính (Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8) dự báo năm
2020
Tính cấp thiết của đề tài:
Quy hoạch giao thông vận tải có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của 1 vùng Mạng lưới giao thông vận tải được quy hoạch tốt sẽ giúp cho việc vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn, qua đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
- xã hội
Trang 11Quận 3 là quận trung tâm của thành phố có vị trí quan trọng, đặc biệt về giao thông và hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật Tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật còn chưa hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông vận tải chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực trong những năm tương lai, Quận 3 cần phải đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện hơn nữa, để thực hiện được điều đó thì trước hết phải đánh giá lại mạng lưới giao thông hiện tại và khả năng phục vụ trong tương lai để từ đó có những chiến lược đầu tư phát triển phù hợp cho từng giai đoạn, tạo đà cho Quận 3 phát triển bền
vững từ nay đến năm 2020
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả
năng thông hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ” là xác định lưu lượng
qua các tuyến đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Nút Ngã
4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng 8) dự báo năm 2020 Qua đó có những giải pháp nhằm cải thiện mạng
lưới giao thông hiện tại và nâng cao năng lực phục vụ trong năm tương lai
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong một quy trình quy hoạch giao thông thì một khâu quan trọng nhất đó
là phân tích dự báo nhu cầu đi lại (Travel demand forecasting), nó sử dụng dữ liệu thu thập được về giao thông hiện tại, để dự báo nhu cầu đi lại và nhu cầu sử dụng
hệ thống giao thông vận tải (hệ thống đường bộ, đường sắt, phương tiện giao thông
cá nhân, phương tiện GTCC…) trong tương lai như thế nào?
Trong Luận văn tác giả sử dụng lý thuyết mô hình 4 bước và phần mền Cube Citilas để tính toán Với giả định rằng nhu cầu của các chuyến đi trong khu vực không phụ thuộc vào đặc điểm chung vận tải cũng như các chính sách tác động đến giao thông Nghĩa là đối với kịch bản giữ nguyên mạng lưới giao thông hoặc mở rộng mạng lưới giao thông thì nhu cầu đi lại của khu vực vẫn không thay đổi Luận văn bỏ qua vận chuyển hành hóa và vận chuyển hành khách liên quan đến ga Sài Gòn
Trang 12Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 12
Phân tích, dự báo nhu cầu đi lại được sử dụng để phát triển thông tin trợ giúp việc ra quyết định để phát triển và quản lý hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông đô thị
Quy trình này bao gồm bốn bước:
1 Phát sinh hành trình (Trip generation – Hành trình xuất phát ở đâu?)
2 Phân phối hành trình, (Trip distribution - Hành trình đi đến đâu)
3 Phương thức phân chia (Modal split – Loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng)
4 Ấn định mạng lưới (Traffic assignment – Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình)
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs)
Hình 1.1 Các bước của mô hình dự báo nhu cầu giao thông
Mặc dù mô hình gồm 4 bước chính nhưng sẽ có rất nhiều bước phụ bên trong để bổ trợ, thực hiện các phương pháp tính toán của mô hình
Trang 13Hình 1.2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs
1.4 Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về phương pháp thực hiện
Hiện nay mô mình Cube Citilab là một trong những mô hình đang được sử dụng rộng rãi cho việc dư báo trên khắp thế giới, tuy nhiên mô hình hình tính toán này chưa được kiểm định để đảm bảo sai số giữa thực tế và mộ hình trong luận văn
là ít nhất
Những đề cập trong Luận văn chỉ mới xây dựng bước đầu tiên trong việc dự báo giao thông trong tương lai, Luận văn hầu hết bỏ qua các bước ước lượng, kiểm định, đánh giá sai số của mô hình, do đó cần phải có thời gian kiểm định, hiệu chỉnh các thông số đầu vào phù hợp hơn
- Giới hạn về phạm vi thực hiện
Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ 14 phường của Quận 3 Chủ yếu tập trung vào các tuyến đường đối ngoại ( Cách Mạng Tháng 8, Võ Thị Sáu, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thị Minh Khai, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trường Sa, Hoàng Sa ) và các đường chính của khu vực Quận 3 (Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Lý Chính Thắng, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo, Trương Định,…) các tuyến đường này mang ý nghĩa quan trọng của Khu vực và của cả thành phố
Trang 14Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 14
Luận văn cũng tập trung đánh giá 2 nút giao chính là: Nút Ngã 4 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Điện Biên Phủ và Ngã 4 Nguyễn Thị Minh Khai – Cách Mạng Tháng
8 năm dự báo 2020 dựa vào số liệu giao thông đã được dự báo
- Giới hạn về dữ liệu đầu vào
Các số liệu đầu vào của mô hình được lấy từ các nghiên cứu quy hoạch giao thông, quy hoạch chung của khu vực Đối với một số trường hợp bị thiếu thì dữ liệu được giả định tính toán thông qua các năm trước bằng phương pháp ngoại suy Do
đó sẽ không tránh khỏi các sai số trong quá trình tính toán Vì vậy mô hình chỉ được xem xét ở mức độ giả định, dự báo giao thông khu vực theo quan điểm của riêng tác giả
1.5 Cấu trúc đồ án
Cấu trúc đồ án “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông
hành qua nút giao tại Quận 3 đến năm 2020 ” bao gồm 5 chương như sau:
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
CHƯƠNG II KHU VỰC NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN CHƯƠNG IV: DỰ BÁO GIAO THÔNG
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 15CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng
2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu
Với vị trí nằm ở trung tâm thành phố, diện tích 4,9km2 có địa giới hành chánh : phía Bắc giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình, phía Đông và phía Nam giáp quận 1, phía Tây giáp quận 10 Quận 3 có 14 phường có tên gọi từ phường 1 đến phường 14
Hình 2.1: Vị trí và ranh giới Quận 3
Quận 3 là quận trung tâm của thành phố có vị trí quan trọng, đặc biệt về giao thông và hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật
Trục giao thông huyết mạch theo hướng Bắc Nam:
- Đường Cách Mạng Tháng 8 nối tiếp quốc lộ 22 đi Tây Ninh qua Campuchia & nối liền trung tâm thành phố , quận 7 và Nhà Bè
Trang 16Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 16
- Trục giao thông theo hướng Đông - Tây: Đường Nguyễn Thị Minh Khai - Điện Biên Phủ nối trung tâm Sài Gòn cũ với Chợ Lớn
Quận 3 được giới hạn như sau :
- Phía Đông Nam: tiếp giáp quân 1 qua đường Nguyễn Thị Minh Khai
- Phía Đông Bắc: tiếp giáp quận 1 qua đường Hai Bà Trưng
- Phía Tây Nam: tiếp giáp quận 10 qua các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Lý Thái Tổ
- Phía Tây Bắc: tiếp giáp quận Phú Nhuận và quận Tân Bình
Quy mô khu đất quy hoạch : 492,88 ha
2.1.2 Tình hình dân số, kinh tế - xã hội khu vực
2.1.2.1 Dân số và lao động
a Quy mô dân số trung bình
Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh, dân số trung bình toàn quận 3 năm 2006 là 199.172 người giảm 125 người so với năm
2005 (dân số năm 2005-2006 giảm là -0,06%), được thống kê theo bảng 2.1:
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về dân số quận 3 từ năm 1998 đến 2006
Trang 17492,88
ha
Nguồn : Niên giám thống kê của Cục Thống Kê TP.HCM năm 1999 –2006
Biến động dân số của quận 3 trong giai đoạn qua 1999 - 2006 có xu hướng giảm, bình quân hàng năm giảm 1,64%, là một trong 3 quận nội thành có số dân giảm mạnh nhất
Tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần, từ 1,25% năm 1999 giảm xuống còn 0,8% năm 2006, bình quân mỗi năm giảm 0,06%, tỷ lệ chết tương đối ổn định,
tỷ lệ sinh giảm dần Điều này cho thấy việc thực hiện chương trình kế hoạch hóa gia đình được triển khai tích cực, rộng khắp trong toàn Quận và đạt kết quả tốt
Về biến động cơ học có xu hướng giảm : từ năm 2000 tỷ lệ cơ học giảm nhiều (-3,31%), năm 2001 giảm 2,79%; năm 2002 là -2,87%; đến năm 2005 -2006 giảm chậm dần năm 2006 là - 0,86%
b Phân bố dân cư
Mật độ dân số trung bình năm 2005 trên địa bàn quận là 404 người/ha, ở mức cao so với mật độ dân số bình quân khu vực nội thành cũ (265 người/ha)
Phân bố dân cư tại 14 phường không đều và có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, giữa phường có mật độ cao và mật độ thấp chênh khoảng 9 lần Tại các phường 1, 2,3 có mật độ dân cư cao nhất là khoảng 700 – 960 người/ha và phường 6 có mật độ dân cư thấp nhất 107 người/ha
Trang 18Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 18
Bảng 2.2 Hiện trạng phân bố dân cư theo địa bàn phường qua các năm
(2001-2005)
TT Địa bàn Số dân (người)
Tốc độ tăng trưởng bình quân/ năm
Mật độ dân số (người/ha)
Trang 192.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế
a Tốc độ tăng trưởng
Trong những năm qua kinh tế của quận 3 phát triển theo hướng dịch vụ thương mại– tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận luôn đạt mức khá cao 27,4%/năm, trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ thương mại tăng bình quân 30,9%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của Thành phố và khu vực công nghiệp xây dựng tăng 10,6%/năm
b Cơ cấu kinh tế
Với tốc độ tăng trưởng giá trị SX-KD như đã phân tích ở trên, trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch kinh tế giữa các khu vực trên địa bàn Quận không có những thay đổi lớn và vẫn phát triển cơ cấu kinh tế theo hứơng dịch vụ thương mại – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm giảm từ 20,3% năm 2001 xuống 10,97% năm 2005, ngành thương mại - dịch vụ tăng nhanh từ 79,7% năm 2001 lên 89,03% năm 2005
Bảng 2.3 Cơ cấu ngành kinh tế qua các năm
9.757,569
100
14.045,330
100
20.776,297
100
25.678,018
8.085,581
82,86
11.538,033
82,15
17.912,650
86,22 22.860,211
89,03
3 - Khu
vực
CN-TTCN
1.722,670 20,3
1.671,988
17,14
2.507,297
17,85
2.863,647
13,78 2.817,807
10,97
Nguồn : Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Quận 3 đến năm 2020
c Khu vực dịch vụ
Những năm qua, kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn Quận phát triển khá
ổn định với tốc độ tăng trưởng tăng khá cao, góp phần quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế chung của Quận Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 22.860,211 tỷ đồng,
Trang 20Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 20
tăng 27,26% so với năm 2004, bình quân giai đoạn 2001 – 2005 tăng 35,58%/năm Trong đó thương mại chiếm 71,81%, ngân hàng chiếm 12,4%
Hiện Quận có 18.098 cơ sở dịch vụ thương mại, với 57.400 lao động
d Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Chỉ tiêu này được trích trong “ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020” Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2006-2011 giảm so với giai đoạn 2000-2005 Nhưng tốc độ tăng trưởng GDP lại tăng, giai đoạn 2000-2005 tăng 12,81%, giai đoạn 2006-2011 tăng 17,22%
Hình 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Trang 21Chỉ tiêu m2/người
Trang 22Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 22
Hình 2.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất quận 3 2.1.3 Hiện trạng giao thông
Giao thông quận 3 gồm giao thông đối ngoại và giao thông nội thị Trên địa bàn quận 3 hình thức giao thông chủ yếu là đường bộ và đường sắt, các loại hình khác hầu như không có
Trang 23Hình 2.4 Hiện trạng mạng lưới giao thông Quận 3
2.1.3.1 Hiện trạng giao thông đối ngoại
Trên địa bàn Quận 3 có loại hình giao thông đường bộ, giao thông đường sắt (Các loại hình khác hầu như không có)
Về giao thông đường bộ: có 6 tuyến hiện hữu vừa sử dụng chức năng đối
ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội, nhưng chức năng đối nội là chủ yếu là đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Võ Thị Sáu, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Điện Biên Phủ Tổng chiều dài 12.626m Cụ thể như sau:
+ Đường Lý Thái Tổ có chiều rộng lòng đường 18 m, dài 734 m, lộ giới 30m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa
+ Đường Cách Mạng Tháng Tám với chiều dài tổng cộng 3.034m, chiều rộng lòng đường từ 14m, lộ giới 35m Là trục chính Bắc – Nam của thành phố, kết
Trang 24Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 24
nối các quận phía bắc, nam với nhau Như quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, đi các quận phía nam như quận 4, quận 7,
+ Đường Nguyễn Thị Minh Khai với chiều dài tổng cộng 2.544 m, chiều rộng lòng đường từ 13m, lộ giới 35m Là trục chính của thành phố, kết nối các quận phía tây sang các quận phía đông Như quận 5, quận 6, sang các quận phía đông như quận Bình Thạnh, quận 2,
+ Đường Võ Thị Sáu với chiều dài tổng cộng 1.546m, chiều rộng lòng đường từ 12m, lộ giới 35m Là trục chính cửa ngõ phía đông đi vào thành phố, kết nối các quận ngoại thành vào nội thành như từ quận Thủ Đức, quận 2, quận 9, đi vào trung tâm thành phố
+ Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa với chiều dài tổng cộng 1.832m, chiều rộng lòng đường từ 18m, lộ giới 30m Là trục chính Bắc – Nam của thành phố, kết nối các quận phía bắc, nam với nhau Như quận Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp, đi các quận phía nam như quận 4, quận 7,
+ Đường Điện Biên Phủ với chiều dài tổng cộng 2.936m, chiều rộng lòng đường từ 12m, lộ giới 30m Là trục chính của thành phố, chức năng chính kết nối trung tâm thành phố đi các quận ngoại thành phía đông như quận 2, quận Bình Thạnh, quận 9, Thủ Đức,
Các tuyến đường trên được tính toán cho giao thông đối nội
Trang 25Bảng 2.5 Thống kê hiện trạng các tuyến đường ở quận 3
Stt Tên đường Điểm đầu Điểm cuối
Chiều dài đường
Chiều rộng mặt cắt ngang đường
Diện tích mặt đường
Kết cấu mặt đường
Loại đường
Ghi chú
Vỉa
hè trái
Mặt đường
Tiểu đảo, dải phân cách
Vỉa
hè phải Dài Rộng (m) (m) (m) (m) (m) (m) (m2)
Công Trường Dân
3 Cao Thắng Nguyễn Thị Minh
4 Công Trường
Dân Chủ
Cách Mạng Tháng 8-3 Tháng 2-Lý Chính Thắng-Võ Thị Sáu
Trang 26Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 26
9 Lê Quí Đôn Nguyễn Thị Minh
11 Lý Chính Thắng Hai Bà Trưng Công Trường Dân
DA VSMT
Trang 27Chúa Nghĩa Nam Kỳ Khởi
0.6 6.00 4,383.00 BTN Đô Thị Khá
0.4-16 Nguyễn Thiện
Thuật
Nguyễn Thị Minh
18 Nguyễn Thƣợng
Hiền
Nguyễn Thị Minh
Điện Biên Phủ Vòng xoay Công
20 Phạm Ngọc
Thạch
Nguyễn Thị Minh
23 Trần Quang
VSMT
Trang 28Cao Văn Trường _ QG10 _ 1051170069 Trang 28
Nguồn: Quyết định số 4319/QĐ-SGTVT ngày 28/12/2012 của Sở GTVT Tp.HCM.
Trang 29Về giao thông đường sắt:
Về đường sắt có tuyến đường sắt Thống Nhất, ga Sài Gòn (ga Hoà Hưng) và đầu máy toa xe Chí Hòa Tuyến đường sắt Sắt Thống Nhất đi từ ga Bình Triệu đến
ga Hòa Hưng đi ngang qua Quận Phú Nhuận đến Quận 3 và kết thúc tại ga Hoà Hưng Tổng chiều dài tuyến đường sắt trong phạm vi ranh Quận trước khi vào ga khoảng 450m Ga Sài Gòn và đầu máy toa xe Chí Hoà có quy mô diện tích 3,25 ha, trong đó diện tích nhà ga chính 9.793m2
Ga Sài Gòn là Ga hành khách, chức năng chính là vận chuyển hành khách Lưu lượng hành khách qua Ga khá lớn Đây là một trong những ga đầu mối quan trọng nhất trên tuyến Đường sắt Bắc Nam do đây là ga đầu mối của khu vực Nam
Bộ đi các tỉnh thuộc Trung Bộ và Bắc Bộ
2.1.3.2 Hiện trạng giao thông nội thị
a Chiều dài, chiều rộng, mật độ đường
Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn Quận 3 là 44.970m (khoảng 34 tuyến - không kể các đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m) Trong đó:
Đường do khu QLGT đô thị quản lý: 34.528m, có lộ giới trên 12m
Đường do Quận quản lý : 10.442m, có lộ giới trên 12m
Ngoài ra còn khoảng 5.605m đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m do Quận quản lý
Chiều rộng lòng đường bình quân 10,1m
Trên phạm vi Quận có 7 cầu đi qua các rạch Nhiêu Lộc, tổng chiều dài khoảng 302 m, tải trọng cầu chủ yếu từ 13 - 30 tấn, bao gồm cầu Lê Văn Sỹ, cầu Công Lý, cầu Trần Quang Diệu, cầu số 6, 7, 8, 9 có kết cấu cầu bê tông liên hợp, bê tông cốt thép, bê tông dự ứng lực;
Mật độ chiều dài đường nội thị là 9,12km/km2
và mật độ diện tích là 3,93m2/người (4,11 m2/người-nếu kể diện tích giao thông đối ngoại)
Diện tích giao thông đối nội (không kể các tuyến đường nhỏ có lộ giới từ 12m trở xuống) là 78,38ha, chiếm tỷ lệ 15,90 % diện tích chung (tổng cộng có 81,90ha- 16,62 % - nếu kể diện tích giao thông đối ngoại)
Trang 30Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 30
Đường giao thông nội thị phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của người dân tron khu vực và 1 phần nhỏ lưu lượng ngoại vùng Do vậy lưu lượng trong các tuyến đường này không cao
b Giao thông công cộng
Giao thông công cộng chủ yếu do lực lượng xe buýt đảm nhận, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu đi lại Các tuyến xe buýt chủ yếu trên hành lang của một số tuyến đường chính và đường liên khu vực gồm đường Lý Thái Tổ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Hai Bà Trưng, Phạm Ngoc Thạch, Pasteur, Trần Quốc Thảo, Lê Văn Sỹ, Trương Định, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Thắng, Kỳ Đồng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Văn Tần, Trần Cao Vân Tổng chiều dài các tuyến GTCC khoảng 28,872km
Hình 2.5 Sơ đồ tuyến xe buýt Tp.Hồ Chí Minh
Trang 312.1.3.3 Đánh giá chung về hiện trạng giao thông
Chỉ tiêu hiện trạng diện tích giao thông đạt 15,90 % so với các quận khác (của 12 quận nội thành cũ) chiếm khá cao Tuy nhiên so với quy chuần xây dựng thì chỉ tiêu này chưa đạt Đặc biệt là chỉ tiêu m2/người
Về mạng đường chủ yếu theo dạng bàn cờ, lưới cờ ô vuông Các đường phố vuông góc với nhau chia khu phố thành các hình chữ nhật, hình vuông Sơ đồ ô bàn
cờ có ưu điểm: thuận tiện và dễ dàng định hướng khi tham gia giao thông, khả năng thông hành của cả mạng lưới rất cao, không gây quá tải cho khu vực trung tâm, đơn giản, thuận tiện cho việc quy hoạch và xây dựng nhà cửa và tổ chức giao thông Nhược điểm chính của sơ đồ này là giao thông theo hướng chéo góc không thuận tiện, hệ số gãy khúc lớn Tuy nhiên về hướng Tây Bắc, mạng lưới đường chủ yếu là
hệ thống đường hẽm các tuyến đường chính và đường khu vực hầu như không có
Ga Sài Gòn, đầu mối giao thông đường sắt nằm quá sâu trong khu đô thị, chưa phục vụ tốt trong việc vận chuyển hành khách công cộng nội đô, gây cản trở
và ùn tắc giao thông cho các tuyến đường bộ
2.1.4 Đánh giá tổng hợp về hiện trạng
2.1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến giao thông
Trong những năm qua kinh tế của quận 3 phát triển theo hướng dịch vụ thương mại– tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận luôn đạt mức khá cao 27,4%/năm, trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ thương mại tăng bình quân 30,9%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của Thành phố và khu vực công nghiệp xây dựng tăng 10,6%/năm Dân số khu vực quận 3 có xu hướng giảm bình quân hàng năm giảm 1,64%, là một trong 3 quận nội thành có số dân giảm mạnh nhất Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao dẫn đến sở hữu phương tiện
cá nhân ngày càng lớn và nhu cầu đi lại cũng ngày càng tăng
Quận 3 là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, mạng lưới giao thông thuận tiện trong giao lưu kinh tế - văn hoá với các quận, huyện trong thành phố, các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ, nơi tập trung các trường đại học và các cơ sở văn hoá xã hội Do vậy nhu cầu đi lại phục vụ cho mục đích đi học, văn hóa, thể thao là rất lớn
Trang 32Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 32
Quận 3 có nguồn lao động số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trình độ dân trí cao là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế quận đồng thời
là nguồn lao động quí của thành phố
Thương nghiệp dịch vụ có nhiều ưu thế do vị trí quận 3 có nhiều tuyến giao thông chính đi ngang tạo cho quận 3 là của ngõ giao lưu hàng hoá bao gồm đường
bộ và đường sắt
2.1.4.2 Thực trạng phát triển đô thị
Diện tích đất đô thị của Quận 3 có 492,88 ha, chiếm 100% diện tích tự nhiên
của Quận Dân số đô thị 214000 người, diện tích đất ở là 227.4586 ha
Quận 3 là quận nội thành trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh có quá trình định hình và phát triển lâu đời, có chức năng trung tâm nhiều mặt của Thành phố, là nơi tâp trung nhiều tổ chức, cơ quan của Thành phố và cả nước
Hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị tương đối hoàn chỉnh ở khu vực phường 1 đến phường 6 và một phần của phường 7, 8
Trong những năm gần đây đô thị có nhiều thay đổi Các công trình xây dựng như trụ sở làm việc của các cơ quan, công trình phúc lợi xã hội, hệ thống giao thông, điện, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hoá xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cư, đã có nhiều đổi mới và từng bước đáp ứng yêu cầu của nhân dân … nhà ở đang được cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang Tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu như hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải, các công trình công cộng, công viên cây xanh
Địa bàn quận 3 được xem là một trong những địa bàn có mạng lưới hạ tầng
kỹ thuật khá đầy đủ và hoàn chỉnh ở khu vực phía Nam (phường 5, 6), đặc biệt có nhiều khu biệt thự cao cấp có thể đưa vào các dịch vụ về nhà ở Tuy nhiên, hệ thống
hạ tầng ở khu vực này được xây dựng từ thời Pháp thuộc nên một số các tuyến cống
bị hư hại cần cải tạo khi mưa lớn vẫn có thể ngập lụt nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị trung tâm Phần phía Bắc hạ tầng rất thiếu thốn chưa đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo cuộc sống của người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường còn tồn tại đặc biệt là khu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè
Cơ cấu kinh tế, lao động có sự chuyển dịch tích cực, phát huy thế mạnh, tiềm
Trang 33lực của địa phương, chất lượng tăng trưởng kinh tế phát triển tăng đều qua các năm
là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tiếp theo
2.2 Các tiền đề, định hướng phát triển đô thị
2.2.1 Động lực phát triển đô thị
2.2.1.1 Các quan hệ nội ngoại vùng
Quận 3 là quận trung tâm, là địa bàn có sức hấp dẫn về chức năng cư trú, dịch vụ văn phòng; dịch vụ thương nghiệp, khách sạn, cơ quan đại diện, nhà ở cao cấp Cùng với Quận 1 là địa bàn có giá trị cao về nhà đất
Trong cơ cấu quy hoạch chung của thành phố, quận 3 có trục xuyên Bắc - Nam quan trọng như : Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Cách Mạng Tháng 8 … Là các trục giao thông huyết mạch nối khu vực Bắc trong đó có khu sân bay Tân Sơn Nhất, các đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, các trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của các quận huyện Phiá Nam có các trục Đông Tây quan trọng như : Điện Biên Phủ,Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai…là các trục giao thông huyết mạch nối kết các khu phiá Đông với phiá Tây thành phố, nối trung tâm Sài Gòn cũ với Chợ Lớn Ngoài ra, ga đường sắt hiện nay nằm trên địa bàn quận 3 là một đầu mối giao lưu quan trọng nối với các vùng trong cả nước bằng đường sắt, được xác định là ga hành khách quan trọng nhất từ đây đến 2020 mặt dù trên dự kiến đã có một số ga Bắc – Nam, Đông – Tây theo quy hoạch tổng mắt bằng thành phố
Dự án xây dựng đường trên cao thay thế tuyến Bắc Nam từ Tân Bình theo kênh Nhiêu Lộc qua quận 3 – Phú Nhuận về Bình Thạnh
Tuyến Mêtrô từ chợ Bến Thành – Tham Lương qua địa bàn quận 3, để tăng cường năng lực vận chuyển hành khách bằng phương tiện chuyên chở công cộng
Chương trình cải tạo toàn tuyến kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè không những khôi phục lại đời sống thủy đạo của con kinh, mà còn mở ra khả năng chỉnh trang một vùng đô thị rộng lớn dọc tuyến kinh Đối với Quân 3 đây là một cơ hội đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm để xóa bỏ tình trạng nhà ổ chuột, sắp xếp lại khu dân
cư mới, mở mang hệ thống đường sá và tiện nghi hạ tầng mới trên địa phận phía Bắc của quân, hiện còn quá kém về điều kiện ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường
Trang 34Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 34
2.2.1.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật
Thương mại – dịch vụ là thế mạnh kinh tế của Quận 3 Các trục đường chính của quận như Điện Biện Phủ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu… là các trục giao thông huyết mạch của Thành phố, thuận lợi cho việc phát triển thương mại – dịch vụ của Quận Ngoài ra còn có ga Sài Gòn và tuyến đường sắt Thống Nhất chạy qua địa bàn quận, đảm nhận một khối lượng vận chuyển hành khách đi các tỉnh phía Bắc và Miền Trung Việc đầu tư sâu rộng các dịch vụ về phát triển thương mại – dịch vụ tạo một cơ sở vật chất toàn diện riêng trong khu vực xung quanh ga sẽ thu hút các nguồn khách đến Thành phố tham quan
và làm ăn
2.2.2 Quy mô dân số lao động xã hội
Theo Điều chỉnh quy hoạch chung quận 3 được duyệt năm 1998: (Quyết định số 6787/QĐ-UB-QLĐT ngày 18/12/1998), dân số của quận :
Dự kiến đến năm 2020 : 220.000 – 250.000 người
Căn cứ, quan điển phát triển dân số quận 3:
Thực trạng phát triển dân số quận 3 trong giai đoạn vừa qua (1999– 2006), biến động dân số có xu hướng giảm, bình quân giảm 1,64%/năm Thời gian qua quận 3 là một trong 3 quận nội thành (quận 1, quận 5) có số dân giảm mạnh nhất, do việc thực hiện dự án nâng cấp đô thị cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, các hộ dân chuyển ra các quận ven, quận mới sinh sống
Theo định hướng phát triển không gian thành phố đã xác định quận 3 có một phần thuộc Khu trung tân thành phố có chức năng là là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và giao dịch quốc tế Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng dịch vụ
Trong giai đoạn tới do việc chỉnh trang nâng cấp đô thị, đối với một số khu vực nhà ở lụp xụp, khu chung cư và nhà tập thể xuống cấp nặng không đảm bảo về môi trường sống cũng như an toàn phòng cháy chữa cháy, đề xuất “bóc lõm” hình thành những khu chung cư cao tầng, nhằm giảm mật độ xây dựng, tăng hệ số sử dụng đất Các chung cư mới kết hợp chức năng thương mại dịch vụ hoặc các tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ với chức năng ở
Trang 35Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố đối với khu vực nội thành cũ, các dự
án đầu tư xây dựng chung cư chỉ phục vụ dân cư tại chỗ, không làm ảnh hưởng đến việc gia tăng dân số cơ học
Dự báo phát triển dân số quận 3 trong giai đọan tới chủ yếu là tăng tự nhiên
và sau năm 2020 dân số ổn định
2.2.2.1 Dự báo quy mô dân số
Đề xuất chọn quy mô dân số trên địa bàn quận 3 vào năm 2020 :
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung thành phố với 2 giả thiết khống chế dân số khu vực nội thành cũ (13 quận) 4.000.000 người và 4.500.000 người, dự báo quy mô dân số quận 3 đến năm 2020 từ 200.000 – 220.000 người
Theo Quy hoạch chi tiết khu dân cư phường và liên phường, cân đối quỹ đất, các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng
Quận 3 là quận trung tâm TP, quỹ đất phát triển đô thị không còn, để đảm bảo phát triển theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo chỉ tiêu đất dành cho công cộng như giao thông, công trình công cộng, công viên cây xanh… và mật độ dân
số hợp lý, do đó quy mô dân số phải khống chế tối đa khoảng 220.000 người
Dân số của toàn quận dựa theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng quận 3 đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 Số liệu dân số từng phường đươc tính bằng phương pháp ngoại suy dựa vào dân số toàn quận và số liệu thống kê dân số
từng phường giai đoạn 2001-2005 (xem bảng 2.2)
Bảng 2.6 Dự báo dân số Quận 3 năm 2020
Dân số năm
2005
Dân số năm
2014
Dân số
dự báo năm
2020
Mật độ dân số năm 2014
Mật độ dân số năm 2020
(ha) (%) (người) (%) (người) (người) (người/ha) (người/ha)
Trang 36Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 36
Nguồn: Số liệu dự báo
2.2.2.2 Dự báo nguồn lao động
Theo dự báo tốc độ tăng dân số bình quân giai đọan 2006-2020 là 0,66%/năm, quy mô dân số của quận 3 đến năm 2020 là 220.000 người Trong đó, số người trong
độ tuổi lao động là 136.718 người, chiếm khoảng 62,14% dân số toàn quận, tốc độ tăng dân số bình quân 0,01%
Bảng 2.7 Dự báo cơ cấu dân số phân theo độ tuổi lao động
lao động 140.722 69.325 71.397 65,76 136.718 68.939 67.779 62,14 Trên tuổi
Tổng
cộng 214 99.787 114.213 100 220 103.204 116.796 100
Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng quận 3 đến năm 2020
Dự báo đến năm 2020 số người trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao
Trang 37động chiếm 98% số người trong độ tuổi lao động bằng 134.000 người Trong đó khả năng thu hút dân cư trong độ tuổi lao động tham gia lao động xã hội là 93.800 người, chiếm 70% nguồn lao động Khoảng 30% nguồn lao động (40.200 người) là lao động
dự trữ (gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học và nội trợ hoặc chưa có việc làm)
Dự báo nhu cầu lao động của 3 khu vực kinh tế trên địa bàn quận trong thời gian tới sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần quy mô và tỷ trọng lao động khu vực 3, giảm dần tỷ trọng khu vực 2 và lao động khu vực 1 không còn trong cơ cấu lao động
Số dân trong trong độ tuổi lao động của từng phường được tính bằng phương pháp ngoại suy dựa vào số lao động của toàn quận và mối tương quan giữa dân số, số lao động của từng phường Theo “ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020” số lao động khu vực Quận 3 chiếm 21,446% Dân số toàn Quận 3
Bảng 2.8 Dự báo số lao động Quận 3 năm 2020
Số lao động năm 2014
Số lao động dự báo năm 2020 (người) (người) (người) (người)
Trang 38Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 38
2.2.2.3 Dự báo số HSSV
Năm 2005 toàn quận có 76 trường với 58.567 học sinh các cấp, trong đó:
Bậc mẫu giáo, mầm non có 28 trường, diện tích đất: 2,48 ha; bao gồm: 16 trường công lập và 12 trường ngòai công lập Có 8.215 học sinh với 605 giáo viên và công nhân viên (389 giáo viên);
Bậc tiểu học có 22 trường, diện tích đất: 3,48 ha; trong đó có 19 trường công lập, 03 trường ngoài công lập Có 20.642 học sinh và 1.354 giáo viên và công nhân viên (821 giáo viên)
Bậc trung học cơ sở có 17 trường, diện tích đất: 4,25 ha; trong đó có 08 trường công lập, 09 trường ngoài công lập Có 17.187 học sinh và 1.087 giáo viên và công nhân viên (817 giáo viên)
Bậc trung học phổ thông với 9 trường, diện tích đất: 6,48 ha; trong đó có 3 trường công lập; 2 trường bán công (1 trường phổ thông cấp 2,3); 4 trường dân lập, tổng số học sinh bậc này là 12.523 học sinh, trong đó số học sinh ngồi quận là 8.447
học sinh (nguồn số liệu của Sở giáo dục đào tạo thành phố)
Diện tích bình quân cho một học sinh còn rất thấp 2,51 m2/hs (so với chỉ tiêu chung là 6m2/hs)
Trong năm qua Học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt tỷ lệ 98,9%, trong đó có 1.265 em được xét miễn thi, đạt tỷ lệ 39,8% trung học cơ sở đạt tỷ lệ 98,33%, trong đó tốt nghiệp loại giỏi có 691 em đạt tỷ lệ 18,9%
Trong công tác phổ cập giáo dục có 14/14 phường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và 07/14 phường được công nhận hoàn thành phổ cập trung học
Số HSSV trong từng phường được tính bằng phương pháp ngoại suy dựa theo
số HSSV của toàn quận và mối tương quan giữa dân số và số HSSV của từng phường Theo “ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020” số HSSV khu vực Quận 3 chiếm 24,52% Dân số toàn Quận 3
Trang 39Bảng 2.9 Dự báo số HSSV Quận 3 năm 2020
Số HSSV năm 2014
Số HSSV dự báo năm 2020 (người) (người) (hssv) (hssv)
Nguồn: Số liệu dự báo
2.2.3 Quy hoạch giao thông
2.2.3.1 Định hướng quy hoạch giao thông
Mạng lưới giao thông quận 3 sẽ được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày càng tăng Bên cạnh đó các tuyến Metro số 2, tuyến 3B, tuyến số 4 cũng được xây mới cùng với các tuyến đường trên cao
Trang 40Cao Văn Trường _ QG10 _1051170069 Trang 40
Hình 2.6 Định hướng mạng lưới giao thông Quận 3
Căn cứ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy họach chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 568/QĐ-TTg, ngày 08/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ
Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, lĩnh vực vận tải của Thành phố sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý đảm bảo an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; từng bước phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics Trong đó, giao thông công cộng (xe buýt, đường sắt đô thị, taxi) sẽ chiếm