Trong Luận văn này thực hiện 2 vấn đề chính sau đây: Nghiên cứu áp dụng mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilas để tính toán nhu cầu đi lại năm dự báo năm 2020 trong mạng lưới gi
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ 1
1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Giới hạn nghiên cứu 5
5 Cấu trúc đồ án 6
CHƯƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng 7
2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu 7
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội khu vực 8
2.1.2.1 Dân số - lao động: 8
2.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế: 11
2.1.2.3 Tình hình sử dung đất: 12
2.1.3 Hiện trạng giao thông: 13
2.1.3.1 Hiện trạng giao thông đối ngoại 14
2.1.3.2 Hiện trạng giao thông nội thị: 15
2.1.4 Đánh giá tổng hợp về hiện trạng: 21
2.1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 21
2.1.4.2 Đặc điểm hệ thống giao thông: 21
2.2 Các tiền đề, định hướng phát triển khu vực trong tương lai 22
2.2.1 Động lực phát triển 22
2.2.1.1 Các quan hệ nội ngoại vùng 22
2.2.1.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật 23
Trang 2MỤC LỤC
2.2.2 Quy mô dân số lao động xã hội 24
2.2.2.1 Dự báo quy mô dân số 24
2.2.2.2 Dự báo nguồn lao động 25
2.2.2.3 Dự báo số học sinh sinh viên 26
2.2.3 Quy hoạch giao thông 27
2.2.3.1 Định hướng quy hoạch giao thông 27
2.2.3.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông 31
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN - KHẢO SÁT 33
3.1 Khảo sát phỏng vấn hộ gia đình 33
3.1.1 Số thành viên trong hộ gia đình và hình thức sở hữu phương tiện cá nhân……… 34
3.1.2 Tỷ lệ đảm nhận phương thức và mục đích đi lại 36
3.1.3 Phát sinh, thu hút chuyến đi theo Phường 38
3.1.3.1 Ma trận OD chuyến đi nội vùng Quận 10 38
3.1.3.2 Số chuyến đi phát sinh HBW, HBS, HBO và NHB 39
3.1.3.3 Số chuyến đi thu hút HBW, HBS, HBO và NHB 41
3.1.3.4 Tỷ lệ đảm nhận phương thức theo mục đích chuyến đi HBW, HBS, HBO, NHB 43
3.1.4 Phát đi, thu hút chuyến đi theo mục đích chuyến đi: 44
3.1.5 Hệ số đi lại 45
3.1.6 Đánh giá tình hình giao thông của khu vực hiện tại 45
3.2 Khảo sát tốc độ 46
3.2.1 Nguyên tắc Khảo sát: 46
3.2.2 Kết quả khảo sát: 47
CHƯƠNG 4: DỰ BÁO GIAO THÔNG 51
Trang 3MỤC LỤC
4.1 Cơ sở lý thuyết 51
4.1.1 Nguyên tắc dự báo: 51
4.1.2 Các mô hình dự báo 52
4.1.3 Mô hình dự báo nhu cầu giao thông 4 bước 53
4.1.4 Áp dụng phần mềm dự báo Cube Citilab trong thực tiễn: 63
4.2 Dự báo lưu lượng giao thông Quận 10- Tp Hồ Chí Minh 65
4.2.1 Các bước tiến hành dự báo 65
4.2.1.1 Phân vùng giao thông: 65
4.2.1.2 Xây dựng và phác thảo mạng lưới ( Network & Highway ) 68
4.2.1.3 Mô hình phát sinh và thu hút chuyến đi ( Trip Generation ) 75
4.2.1.4 Mô hình phân bổ chuyến đi ( Trip Distribution) 83
4.2.1.5 Mô hình phân chia phương thức: ( Mode Choice ) 89
4.2.1.6 Xét ảnh hưởng thời gian đối với các chuyến đi ( Time Of Day Characteristic) 101
4.2.1.7 Xác định mạng lưới ( Trip Assignment ) 109
4.2.2 Đánh giá các kịch bản giao thông 114
4.2.2.1 Kịch bản 1 ( Giữ nguyên mạng lưới đường hiện tại) 114
4.2.2.2 Kịch bản 2 ( Mở rộng mạng lưới đường theo quy hoạch giao thông)118 4.3 Đánh giá khả năng thông hành qua các nút điển hình 123
4.3.1 Nút giao Ngã 4 Ba Tháng Hai – Lê Hồng Phong 124
4.3.2 Nút giao Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt 126
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123
5.1 Kết luận 128
5.2 Kiến nghị 129
Trang 4số nút chính (Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt) của năm dự báo năm 2020
Phương pháp dự báo nghiên cứu trong đồ án là dự báo nhu cầu đi lại theo lý thuyết mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilabs trong quá trình tính toán, mô hình 4 bước là một trong những phương pháp dự báo được
áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới Phương pháp này chủ yếu dựa vào các số liệu điều tra thực tế từng hộ gia đình, hành trình đi lại, kết hợp với các đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Quận 10
Trong Luận văn này thực hiện 2 vấn đề chính sau đây: Nghiên cứu áp dụng mô hình 4 bước và sử dụng phần mền Cube Citilas để tính toán nhu cầu
đi lại năm dự báo năm 2020 trong mạng lưới giao thông cho khu vực quận 10, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút giao chính cụ thể là hai nút điển hình cho khu vực Quận 10: Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt năm dự báo năm 2020
Tính cấp thiết của đề tài:
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ Mạng lưới giao thông là xương sống của một vùng, có tính quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng đó Chính vì vậy, mạng lưới giao thông được quy hoạch tốt sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán vận tải được đặt ra, tạo hiểu quả cao trong việc lưu thông trên toàn mạng lưới cũng như tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực
Quận 10 là một trong các quận trung tâm của thành phố đi cùng với nó như Quận 3, Quận 1…, là đầu nối trung tâm kinh tế, có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt về giao thông cũng như là hệ thống hạ tầng kỹ thuật Tuy nhiên, nền kinh tế của Quận 10 đang trên bước đường phát triển cùng với nền kinh tế của Thành Phố, nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa được hoàn chỉnh, mạng lưới giao thông vận tải chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực
Để đáp ứng được các yêu cầu trong tương lai nhằm phát triển kinh tế -
xã hội, Quận 10 cần phải đầu tư phát triển hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặt biệt là hệ thống mạng lưới giao thông Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này thì trước hết phải đánh giá lại mạng lưới giao thông
và khả năng phục vụ hiện tại từ đó có những định hướng chiến lược đầu tư phát triển phù hợp cho từng giai đoạn, tạo tiền đề cho Quận 10 phát triển bền vững đến năm tương lai
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài “ ng d ng ph n m m Cube Citilabs cho vi c
dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ” là xác định lưu lượng qua các tuyến
đường, đánh giá khả năng thông hành qua một số nút chính (Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt) của năm dự báo 2020 Qua đó có những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao năng lực phục vụ trong năm tương lai
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong một quy trình quy hoạch mạng lưới giao thông thì một trong các khâu quan trọng nhất đó là phân tích dự báo nhu cầu đi lại (Travel demand forecasting), nó sử dụng dữ liệu thu thập được về giao thông hiện tại, để dự báo nhu cầu nhu giao thông vận tải trong tương lai như thế nào? (về hệ thống đường bộ, đường sắt, phương tiện GT cá nhân, phương tiện GTCC…)
Trong Luận văn sử dụng lý thuyết mô hình 4 bước và phần mền Cube Citilas để tính toán Với giả định rằng nhu cầu của các chuyến đi trong khu vực không phụ thuộc vào các chính sách tác động đến giao thông Nghĩa là đối với kịch bản giữ nguyên mạng lưới giao thông hoặc mở rộng mạng lưới giao thông thì nhu cầu đi lại của khu vực vẫn không thay đổi Trong luận văn bỏ qua vận chuyển hàng hóa qua khu vực quận 10, chỉ tính nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực
Quy trình này bao gồm bốn bước:
1 Phát sinh hành trình (Trip generation – Hành trình xuất phát ở đâu?)
2 Phân phối hành trình, (Trip distribution - Hành trình đi đến đâu)
3 Phương thức phân chia (Modal split – Loại mô hình nào được sử dụng, phương tiện giao thông cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng)
4 Ấn định mạng lưới (Traffic assignment – Tuyến đường nào được sử dụng với mỗi loại mô hình)
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
Hình 1.1 Quy trình dự báo phân tích nhu cầu đi lại theo Mô hình 4 bước
của Cube Citilabs Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs
Mặc dù mô hình gồm 4 bước chính nhưng sẽ có rất nhiều bước phụ bên trong để bổ trợ, thực hiện các phương pháp tính toán của mô hình
Hình 1.2 Các vấn đề cơ bản cho mô hình 4 bước Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sử dụng CUBE của Citilabs
Trang 8CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
4 Giới hạn nghiên cứu
Giới hạn phương pháp nghiên cứu Hiện nay mô mình Cube Citilab là một trong những mô hình đang được sử dụng rộng rãi cho việc dư báo trên khắp thế giới, tuy nhiên mô hình hình tính toán này chưa được kiểm định để đảm bảo sai số giữa thực tế và mộ hình là ít nhất Những đề cập trong Luận văn chỉ mới xây dựng bước đầu tiên trong việc dự báo giao thông trong tương lai, Luận văn hầu hết bỏ qua các bước ước lượng, kiểm định, đánh giá sai số của mô hình, do đó cần phải có thời gian kiểm định, hiệu chỉnh các thông số đầu vào phù hợp hơn
Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Khu vực nghiên cứu bao gồm toàn bộ 15 phường của Quận 10 Chủ yếu tập trung vào các tuyến đường đối ngoại ( Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám, Lý Thường Kiệt ) và các đường chính trong khu vực Quận 10 (Sư Vạn Hạnh, Tô Hiến Thành, Nguyễn Tri Phương,…) các tuyến đường này có ý nghĩa hết sức quan trọng của Khu vực Quận 10 nói riêng và của cả Thành Phố
Hồ Chí Minh nói chung
Tập trung đánh giá 2 nút giao chính là: Ngã 4 Lê Hồng Phong – Ba Tháng Hai và Ngã 4 Nguyễn Tri Phương – Bà Hạt tại thời điểm dự báo năm
2020
Giới hạn dữ liệu đầu vào Các số liệu đầu vào của mô hình được lấy từ các nghiên cứu quy hoạch giao thông, quy hoạch chung của khu vực Đối với một số trường hợp thiếu thì
dữ liệu được giả định tính toán thông qua các năm trước bằng phương pháp ngoại suy Do đó sẽ không tránh khỏi các sai số trong quá trình tính toán Vì vậy mô hình chỉ được xem xét ở mức độ giả định, dự báo khu vực theo quan điểm của riêng tác giả
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
5 Cấu trúc đồ án
Cấu trúc đồ án “ Dự báo nhu cầu giao thông và đánh giá khả năng thông hành qua nút giao tại Quận 10 đến năm 2020 ” bao gồm 5 chươngnhư sau:
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ CHƯƠNG II KHU VỰC NGHIÊN CỨU CHƯƠNG III PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỎNG VẤN CHƯƠNG IV: DỰ BÁO NHU CẦU GIAO THÔNG
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 10CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
CHƯƠNG 2 KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng
2.1.1 Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu
Quận 10 nằm ở vùng giữa của Thành phố Hồ Chí Minh, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các quận huyện sau:
Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải;
Phía Nam giáp Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh;
Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách mạng tháng 8, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ;
Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt
Hình2.1: Vị trí và ranh giới Quận 10
Trang 11CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU Tổng diện tích tự nhiên Quận 10 là 571,81 ha (theo số liệu bản đồ địa chính)
là quận có diện tích tương đối nhỏ và chiếm 0,24% diện tích đất đai toàn Thành phố
Quận 10 được chia thành 5 khu với tổng số 15 Phường từ Phường 1 đến Phường 15, các Phường lớn nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa Phường lớn nhất (Phường 12) và Phường nhỏ nhất (Phường 3) là 119,14 ha tương ứng 12,8 lần
Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quận trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội khu vực 2.1.2.1 Dân số - lao động:
a Dân số:
Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh, dân số trung bình toàn Quận 10 năm 2011 là 235.024 người tang 2.573 người so với năm
2010 (dân số năm 2009-2010 tăng là 0,005%), chiếm 3,12% dân số toàn Thành phố,
là Quận có số dân đứng thứ 16 trong Thành phố
Tuy nhiên nếu so sánh về đơn vị diện thì tương ứng với số dân thì dân số khá cao Với mật độ dân số là 41.621 người/ Km2, thành phần dân số có khoảng 4 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Hoa, Khơ Me, Chăm, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 90% dân số toàn Quận
Trang 12CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Hình 2.2: Biểu đồ dân số Quận 10 các năm
Nguồn: Cục Thống Kê TP.Hồ Chí Minh
Với tốc độ gia tăng dân số của quận 10 nói chung và 15 phường nói riêng khá là thấp, nhưng năm gần đây mức độ gia tăng này còn đang có xu hướng giảm dần do việc đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, các dãy nhà cá nhân dần được thay thế bằng các cao ốc, văn phòng cho thuê ngày càng tăng dẫn đến dân số của nội vùng trung tâm Tp Hồ Chí Minh nói chung cũng như quận 10 nói riêng ngày càng giảm xuống Dân số Quận 10 năm 2014 được ước tính như sau:
Bảng 2.1: Thống kê dân số khu vực Quận 10
Trang 13CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Nguồn ngoại suy từ niêm giám thống kê Quận 10 năm 2006
Theo số liệu điều tra dân số 1/10/2004, tổng số nhân khẩu thực tế thường trú tại quận 10 là 42.226 hộ, trong đó :
Hộ có từ 1 – 3 người là 15.369 người, chiếm 32,42%
Hộ có từ 4 – 6 người là 21.666 người, chiếm 45,71%
Hộ có từ 7 – 9 người là 7.008 người, chiếm 14,78%
Hộ có trên 10 người là 3.361 người, chiếm 7.09%
Như vậy theo thống kê thì số người bình quân trên 1 hộ là 5 người
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi : quan sát tháp tuổi, nhận thấy dân số quận 10 thuộc dân số tương đối trẻ, tháp tuổi phình khá to ở độ tuổi 15 – 49 tuổi, và tóp lại ở phía trên, song nhận thấy tỷ lệ dân ở nhóm 0 đến 4 tuổi, 5 đến 9 tuổi, 9 – 10 và 10-
14 tuổi giao động trong khoảng 5,66 – 6,83%/nhóm là nhờ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ từ nhóm tuổi 15-49 tuổi chiếm cao, đây là nguồn lao động dồi dào của quận
Nhóm tuổi 0 – 14 tuổi : 42.941 người Chiếm 18,54% tổng số dân toàn quận
Nhóm tuổi 15 – 59 tuổi : 167.981người Chiếm 72,54% tổng số dân toàn quận
Nhóm tuổi 60 tuổi trở lên : 20.643 người Chiếm 8,92% tổng số dân toàn quận
Trang 14CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Hình 2.3: Biểu đồ dân số theo độ tuổi Quận 10
2.1.2.2 Tăng trưởng kinh tế:
Trong những năm qua kinh tế của quận 10 phát triển theo hướng dịch vụ thương mại– tiểu thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận luôn đạt mức khá cao trên 30%/năm, trong đó giá trị sản xuất khu vực dịch vụ thương mại tăng bình quân 31%/năm, cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của Thành phố
và khu vực công nghiệp xây dựng tăng 10%/năm GDP/người trong mức 68,2 triệu đồng/ người (Theo các chỉ tiêu kinh tế xã hội chung của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011)
Trang 15CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Bảng 2.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Tp.Hồ Chí Minh
Với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh như đã phân tích ở trên, trong những năm qua, tốc độ chuyển dịch kinh tế giữa các khu vực trên địa bàn Quận không có những thay đổi lớn và vẫn phát triển cơ cấu kinh tế theo hứơng dịch
vụ thương mại – sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng tăng do nhiều chính sách mở cửa của nhà nước
2.1.2.3 Tình hình sử dung đất:
Đất đai của quận cơ bản được sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất Đất dân dụng chủ yếu đất ở và đất giao thông chiếm tỉ lệ cao nhất với 478,77 ha chiếm 83,72% toàn diện tích đấtt khu vực
Trang 16CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Trong những năm gần đây mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn quận
đã được đầu tư đáng kể, đáp ứng cho nhu cầu đi lại trên địa bàn quận, điển hình là đưa vào sử dụng cầu vượt bằng thép tại Ngã tư Nguyễn Tri Phương – Ba Tháng Hai
đã giải quyết đáng kể tình trạng kẹt cho khu vực này vào giờ cao điểm, việc tu bổ nâng cấp các tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Ba Tháng Hai, Nguyễn Tri Phương, Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ…đã tạo điều kiện phát triển các trục giao thông chính thêm vững chắc
Trang 17CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
2.1.3.1 Hiện trạng giao thông đối ngoại
Trên địa bàn Quận 10 chỉ có loại hình giao thông đường bộ (Các loại hình khác hầu như không có)
Hình 2.4: Hiện trạng giao thông Quận 10
Giao thông đường bộ: có 6 tuyến hiện hữu vừa sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội là đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường 3 tháng 2, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Tri Phương và đường Điện Biên Phủ Tổng chiều dài hơn 11.100m Cụ thể như sau:
Đường Lý Thái Tổ có chiều rộng lòng đường 18 m, dài 1.535 m, chiều rộng lòng đường từ 18 m, lộ giới 30m
Đường Cách Mạng Tháng Tám với chiều dài tổng cộng 2.125m, chiều rộng lòng đường từ 11m, lộ giới 18m
Đường Ba Tháng Hai với chiều dài tổng cộng 2.857 m, chiều rộng lòng đường từ 17m, lộ giới 30m
Trang 18CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Đường Nguyễn Tri Phương với chiều dài tổng cộng 923m, chiều rộng lòng đường từ 14m, lộ giới 25m
Đường Lý Thường Kiệt với chiều dài tổng cộng hơn 2.220m, chiều rộng lòng đường từ 18m, lộ giới 30m
Đường Điện Biên Phủ với chiều dài tổng cộng 1.500m, chiều rộng lòng đường từ 12m, lộ giới 20m
2.1.3.2 Hiện trạng giao thông nội thị:
a Chiều dài, chiều rộng, mật độ đường:
Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn Quận 10 do Sở GTVT phân cấp cho khu QLGT đô thị số 1 quản lý là 31.910 m (khoảng 33 tuyến - không
kể các đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m) Với tổng diện tích mặt đường là 353.287 m2 Ngoài ra còn khoảng 5.000m đường nhỏ, đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m do Quận quản lý (Xem bảng thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Quận 10)
Chiều rộng lòng đường bình quân 11,1m
Trên phạm vi Quận không có kênh rạch nào đi qua
Mật độ chiều dài đường nội thị là 17,9 km/km2 và mật độ diện tích là 1,5m2/người
Trang 19CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Bảng2.4: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ Quận 10
Chiều dài đường
Chiều rộng mặt cắt ngang đường
Diện tích mặt đường
Kết cấu mặt đường
Loại đường
Ghi chú
Hè trái
Mặt đường
Hè phải
1 Ba Tháng Hai Cách Mạng Tháng
Tám Lý Thường Kiệt 2,857.00 4-6 17.00 4-6 48,569.00 BTN Đô Thị Tốt
2 Bà Hạt Ngô Gia Tự Nguyễn Kim 1,405.00 1-3 7.00 1-3 9,835.00 BTN Đô Thị Khá
3 Bắc Hải
Cách Mạng Tháng Tám Đồng Nai 597.00 1.5 6.00 1.5 3,582.00 BTN Đô Thị Khá Đồng Nai Sn 346 68.00 1 7.00 1 476.00 BTN Đô Thị Khá
Sn 346 Lý Thường Kiệt 620.00 4 19.00 4 11,780.00 BTN Đô Thị Khá
4 Cách Mạng Tháng
Công Trường Dân Chủ 2,125.00 3-4 11.00 3-4 23,375.00 BTN Đô Thị Khá
5 Cao Thắng Điện Biên Phủ Đường 3/2 146.00 4 10.00 4 1,460.00 BTN Đô Thị Khá
Đường 3/2 Hoàng Dư Khương 670.00 4 11.00 4 7,370.00 BTN Đô Thị Khá
6 Đào Duy Từ Nguyễn Tri Phương Lý Thường Kiệt 818.00 3-4 8.00 3-4 6,544.00 BTN Đô Thị Khá
Trang 20CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
7 Đồng Nai Tô Hiến Thành Bắc Hải 723.00 1-3 6.50 1-3 4,699.50 BTN Đô Thị Khá
8 Đường nối Thành
Thái ra Sư Vạn Hạnh
Sư Vạn Hạnh Khoa cấp cứu BV
115 220.00 3 8.00 3 1,760.00 BTN Đô Thị Tốt Khoa cấp cứu BV
115 Thành Thái 149.00 3 11.00 5 1,639.00 BTN Đô Thị Tốt
9 Hồ Bá Kiện Tô Hiến Thành Trường Sơn 535.00 1.5 8.00 1.5 4,280.00 BTN Đô Thị Khá
10 Hòa Hảo Trần Nhân Tôn Ngô Quyền 1,062.00 1,5-3 7.00 1.5-3 7,434.00 BTN Đô Thị Khá
Nguyễn Kim Lý Thường Kiệt 143.00 4 7.00 4 1,001.00 BTN Đô Thị Khá
11 Lê Hồng Phong Hùng Vương Hoàng Dư Khương 1,677.00 4 15.00 4-5 25,155.00 BTN Đô Thị Tốt
12 Lý Thái Tổ Hùng Vương Đường 3/2 1,535.00 3-5 18.00 3-5 27,630.00 BTN Đô Thị Khá
13 Ngô Gia Tự Vòng Xoay Ngã 7 Nguyễn Tri Phương 1,044.00 6 14.00 6 14,616.00 BTN Đô Thị Khá
14 Ngô Quyền Đường 3/2 Nguyễn Chí Thanh 780.00 2-4 8.00 2-4 6,240.00 BTN Đô Thị Tốt
15 Nguyễn Duy Dương Nguyễn Chí Thanh Bà Hạt 652.00 2 8.00 2 5,216.00 BTN Đô Thị Khá
16 Nguyễn Giản Thanh Bắc Hải Sn JJ12C 400.00 10.00 4,000.00 BTN Đô Thị Khá
Sn JJ12C Cuối đường 150.00 7.00 1,050.00 BTN Đô Thị Khá
17 Nguyễn Kim Nguyễn Chí Thanh Đường 3/2 674.00 3-5 12.00 3-5 8,088.00 BTN Đô Thị Khá
18 Nguyễn Tri Phương Ngô Gia Tự Đường 3/2 923.00 5-6 14.00 5-6 12,922.00 BTN Đô Thị Khá
19 Nguyễn Tiểu La Đường 3/2 Hòa Hảo 603.00 2-3 8.00 2-3 4,824.00 BTN Đô Thị Khá
Trang 21CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Đào Duy Từ Nguyễn Chí Thanh 90.00 3 8.00 3 720.00 BTN Đô Thị Khá
20 Nhật Tảo Nguyễn Tri Phương Lý Thường Kiệt 1,052.00 1-3 6.00 1-3 6,312.00 BTN Đô Thị Khá
21 Sư Vạn Hạnh Nguyễn Chí Thanh Tô Hiến Thành 2,130.00 2-4 10.00 2-4 21,300.00 BTN Đô Thị Khá
22 Tân Phước Ngô Quyền Lý Thường Kiệt 456.00 5 9.00 1 4,104.00 BTN Đô Thị Khá
23 Thành Thái Đường 3/2 Tô Hiến Thành 1,010.00 3 14.00 3 14,140.00 BTN Đô Thị Tốt
Tô Hiến Thành Bắc Hải 690.00 4 18.00 4 12,420.00 BTN Đô Thị Tốt
24 Tô Hiến Thành
Cách Mạng Tháng 8 Lý Thường Kiệt 2,082.00 2-5 10.00 2-5 20,820.00 BTN Đô Thị Khá
Đường Nhánh rẽ ra Thành Thái 20.00 1 3.00 0 60.00 BTN Đô Thị Tốt Đường Nhánh rẽ ra Lý Thường Kiệt 72.00 1 2.70 0 194.40 BTN Đô Thị Tốt Đường Nhánh rẽ ra Sư Vạn Hạnh 15.00 1 2.50 0 37.50 BTN Đô Thị Tốt
25 Trần Bình Trọng Hùng Vương Chợ hoa Hồ Thị Kỷ 330.00 9.00 2,970.00 BTN Đô Thị Khá
26 Trần Minh Quyền Đường 3/2 Điện Biên Phủ 287.00 1 7.00 1 2,009.00 BTN Đô Thị Khá
27 Trần Nhân Tôn Ngô Gia Tự Hùng Vương 619.00 3-4 8.00 3-4 4,952.00 BTN Đô Thị Khá
28 Trường Sơn Đồng Nai Số HH3 300.00 3-5 8.60 3-5 2,580.00 BTN Đô Thị Khá
Số HH3 Cách Mạng Tháng 8 499.00 3-5 10.50 3-5 5,239.50 BTN Đô Thị Khá
29 Vĩnh Viễn Lê Hồng Phong Lý Thường Kiệt 1,570.00 1,5-5 6.00 1.5-5 9,420.00 BTN Đô Thị Khá
30 Vòng Xoay Ngã 7 Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong - Ngô Gia Tự 112.00 3-8 22.00 2,464.00 BTN Đô Thị Khá
Nguồn: Ban hành kèm theo Quyết định số 4460/QĐ-SGTVT ngày 20/12/2013 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 22CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
b Giao thông công cộng
Hình 2.5: Sơ đồ các tuyến xe buýt Quận 10 Thành phố Hồ Chí Minh
Giao thông công cộng chủ yếu do lực lượng xe buýt trực tiếp đảm nhận, với
18 tuyến xe buýt đi qua địa bàn Quận, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu đi lại Chủ yếu các tuyến này phục vụ cho học sinh, sinh viên và người co thu nhập thấp Các tuyến
xe buýt chủ yếu trên hành lang của một số tuyến đường chính và đường liên khu vực gồm đường Lý Thái Tổ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt
Vào cuối năm 2001 , thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành chính sách cải thiện hệ thống xe buýt bao gồm tổ chức đưa đón công chức, công nhân, sinh viên
và học sinh để gia tăng số lượng người sử dụng phương tiện giao thông công cộng giảm thiểu dần các phương tiện cá nhân Chính sách này được thành phố triển khai bằng cách lập 45 tuyến mới
Trang 23CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Hệ thống mạng lưới xe buýt trên địa bàn Quận đa phần là các tuyến xe buýt chạy qua các hành lang chính như Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ, Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt…(Xem Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Tổng hợp mạng lưới giao thông đường bộ Quận 10
STT Mã số tuyến Điểm đầu Điểm cuối
8 Tuyến số 59 Bến xe Quận 8 Ngã Tư Ga
9 Tuyến số 14 Bến xe Miền Tây Bến Xe Miền Đông
10 Tuyến Số 7 Bến xe Miền Tây Chợ Gò Vấp
11 Tuyến số 10 Bến xe Miền Tây Đại học Quốc Gia
12 Tuyến số 8 Bến xe Quận 8 Đại học Quốc Gia
13 Tuyến số 30 Chợ Tân Hương ĐH Quốc Tế Thủ Đức
14 Tuyến số 150 Bến xe Chợ Lớn Ngã Ba Tân Vạn
15 Tuyến số 54 Bến xe Chợ Lớn Bến Xe Miền Đông
16 Tuyến số 91 Bến xe Miền Tây Chợ Thủ Đức
17 Tuyến số 38 KCN Tân Quy Đầm Sen
18 Tuyến số 02 Bến Thành Bến xe Miền Tây
Nguồn: Thống kê theo www.buyttphcm.com.vn
Đia bàn Quận còn có nhiều tuyến đường xe buýt hiện nay không thể lưu thông được do lộ giới nhỏ hẹp Điều này cũng gây ảnh hướng đến việc thu hút người dân đi các phương tiện giao thông công cộng như ngày nay
Trang 24CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
2.1.4 Đánh giá tổng hợp về hiện trạng:
2.1.4.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên:
Quận 10 là quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, mạng lưới giao thông thuận tiện trong giao lưu kinh tế - văn hoá với các quận, huyện trong thành phố, các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ, nơi tập trung các trường đại học và các cơ sở văn hoá xã hội
Quận 10 có nguồn lao động số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trình độ dân trí cao là một thuận lợi cho việc phát triển kinh tế quận đồng thời
là nguồn lao động quí của thành phố
Thương nghiệp dịch vụ thương mại có nhiều ưu thế do vị trí quận 10 có nhiều tuyến giao thông chính đi ngang tạo cho quận 10 là đơn vị trung tâm của Thành phố
2.1.4.2 Đặc điểm hệ thống giao thông:
Địa bàn quận 10 được xem là 1 trong những khu vực có hệ thống mạng lưới
hạ tầng khá đầy đủ và hoàn chỉnh, tuy nhiên về hệ thống mạng lưới đường thì chưa đáp ứng được hết khả năng thông hành qua toàn mạng lưới qua những giờ cao điểm, đây cũng là vấn đề nan giải chung của Thành phố
Với hệ thống mạng lưới nội vùng chủ yếu là mạng lưới dạng bàn cờ, lưới cờ,
ô vuông Đây là các dạng lưới đường đặt trưng cho các thành phố trẻ Các sơ đồ này
có nhiều ưu điểm như: thuận tiện và dễ dàng định hướng khi tham gia giao thông, khả năng thông hành của cả mạng lưới rất cao, không gây quá tải cho khu vực trung tâm, thuận tiện, đơn giản cho việc quy hoạch và xây dựng nhà cửa, tổ chức giao thông Cơ bản mạng lưới đã đáp ứng được nhu cầu của người dân trong khu vực, tuy nhiên cần phải nâng cấp, cải tạo thêm hệ thống dường xá cũng như là cá hệ thống hạ tầng khác
Với hệ thống giao thông công cộng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân, chủ yếu là đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân, chủ yếu là
Trang 25CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
hệ thống giao thông công cộng đi đôi với cải tạo hệ thống mạng lưới đường để nâng cao năng lực khai thác của các tuyến giao thông công cộng Để phổ biến hơn nữa tính thông dụng của giao thông công cộng trong mọi tầng lớp khi tham giao thông 2.2 Các tiền đề, định hướng phát triển khu vực trong tương lai
2.2.1 Động lực phát triển 2.2.1.1 Các quan hệ nội ngoại vùng
Khu vực Quận 10 là một trong các quận trung tâm, là địa bàn có sức hấp dẫn
về chức năng cư trú, dịch vụ văn phòng; dịch vụ thương nghiệp, khách sạn, cơ quan đại diện, nhà ở cao cấp
Theo cơ cấu quy hoạch chung của thành phố, Quận 10 có các trục giao thông huyết mạch như Cách Mạng Thánh Tám, Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt, các trục kết giao thông này đảm nhận nhiệm vụ kết nối các trung Kinh tế với nhau, hơn thế nữa còn đảm nhận một lượng lớn lưu lượng giao thông từ các khu vực ngoại vi đổ
về trung tâm Thành phố Các hướng phát triển cần chú trọng đến các trục giao thông chính này, đây là các trục giao thông huyết mạch, mang hình ảnh của cả Thành phố
Trục giao thông Cách Mạng Tháng Tám là trục xuyên Bắc Nam, là trục giao thông trọng điểm của Thành Phố, kết nối với trục chính Trường Chinh nối các khu vực từ Tân Bình, Hóc Môn vào trung tâm Thành Phố Quận 3, Quận 1
Trục giao thông Ba Tháng Hai là một trong các trục giao thông trọng điểm của Thành phố, đảm nhiệm 1 lượng lớn lưu tượng từ khu vực Bến xe Miền Tây Quận 6 lên các khu vực trung tâm khác như Quận 3, Quận 1 Hướng ngược lại kết nối với trục chính Võ Thị Sáu là trục có lưu lượng rất cao đổ về từ các hướng Thủ Đức, Quận 3, Bình Thạnh
Trục giao thông Lý Thường Kiệt tà trục liên kết giữa trục Cách Mạng Tháng Tám và Ba Tháng Hai, đảm nhận một phần lưu lượng đổ vào trung tâm Thành Phố, tuy nhiên trục này là trục chính đảm nhận lưu lượng từ các hướng đổ về khu vực Quận 5, Quận 8 cũng như hướng ra các khu vực Tân Bình, Phú Nhuận
Trang 26CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Dự án 3 tuyến Mêtrô đi qua địa bàn khu vực Quận 10 cũng là tiền đề cho việc phát triển giao thông nội đô Gần nhất là tuyến số 2, tuyến từ chợ Bến Thành – Tham Lương qua địa bàn quận 10 đang được kêu gọi nhà đầu tư xây dựng, nhằm tăng cường năng lực vận chuyển hành khách bằng phương tiện chuyên chở công cộng cho địa bàn Thành Phố nói chung cũng như khu vực quận 10 nói riêng
2.2.1.2 Cơ sở kinh tế kỹ thuật
Quận 10 là một trong các khu vực trung tâm kinh tế của Thành phố, đây là một trong các tiền để quan trọng cho việc phát triển mạng lưới giao thông để đáp ứng đủ năng lực của một đơn vị kinh tế trung tâm, và cũng là một đơn vị kết nối với các đơn vị kinh tế khác trong địa bàn Thành phố
Theo định hướng GDP của toàn Thành phố tăng với tốc độ 12%/năm trong giai đoạn 2012-2030 trong đó: GDP của ngành nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn
201 2-2020 tăng 4,0%/năm, giai đoạn 2021-2030 tăng 3,5%/năm; GDP của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 1 1%/năm trong suốt giai đoạn 2012-2030; GDP ngành dịch vụ tăng 1 2,9%/năm trong giai đoạn 201 2-2020 và tăng 12,8%/năm trong giai đoạn 2021-2030 GDP theo giá thực tế của toàn thành phố được dự báo năm 2020 đạt khoảng 2485 nghìn tỷ đồng và năm 2030 đạt khoảng 1 5072 nghìn tỷ đồng Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng ngành dịch
vụ Tỷ trọng khu vực nông-lâm và ngư nghiệp năm 2020 chiếm 0,6%/năm và 0,4% năm 2030 Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 40,21 % năm 2030
Theo định hướng của toàn thành phố thì thương mại – dịch vụ là thế mạnh kinh tế của Quận 10 Các trục đường chính của quận như Cách Mạng Thánh Tám,
Ba Tháng Hai, Lý Thường Kiệt … là các trục giao thông huyết mạch của Thành phố, thuận lợi cho việc phát triển thương mại – dịch vụ của Quận
Nhìn chung khu vực Quận 10 là một trong những đơn vị trung tâm, có ý nghĩa hết sức to lớn đến việc phát triển kinh tế của toàn Thành phố, chính vì thế
Trang 27CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU việc phát triển hệ thống mạng lưới giao thông là vấn đề hết sức quan trọng được dặt lên hàng đầu
2.2.2 Quy mô dân số lao động xã hội 2.2.2.1 Dự báo quy mô dân số
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung thành phố thì dự báo quy mô dân số quận 10 đến năm 2020 khoảng 239.425 người
Bảng 2.6: Dự báo dân số Quận 10 đến năm 2020
Phường 2004 2005 2006
Tăng trung bình (%)
Ước tính năm
2014
Dự báo năm
Nguồn: Theo dự báo ngoại suy dân số từ Niêm giám thống kê Quận 10
Quận 10 là một trong các quận trung tâm TP, quỹ đất phát triển đô thị không còn, để đảm bảo phát triển theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo chỉ tiêu đất dành cho công cộng như giao thông, công trình công cộng, công viên cây xanh… và mật
độ dân số hợp lý, do đó quy mô dân số nên khống chế tối đa khoảng 240.000 người
Trang 28CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
2.2.2.2 Dự báo nguồn lao động
Căn cứ vào tình hình thực tế và các chính sách phát triển trên địa bàn Quận
10 thì trong những năm gần đây tốc độ phát triển dân cư có phần chậm lại Nguyên nhân chủ yêu là do quá trình đô thị hóa, các khu vực trung tâm Thành phố Hố chí Minh dần dãn dân cư về các vùng ven hay thế vào đó là các tòa cao ốc, khu thương mại dịch vụ phục phụ cho kinh doanh phát triển kinh tế, chính vì vậy theo dự báo tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2014-2020 là 0.22% với quy mô dân số quận
10 đến năm 2020 là 239.425 người, dự kiến số người trong độ tuổi lao động là 169.000 người chiếm 70,5% dân số toàn quận Số lao động làm việc là 52940 lao động chiếm 22.11% dân số toàn Quận 10
Bảng 2.7: Dự báo lao động Quận 10 đến năm 2020
Phường Ước tính DS
năm 2014
Dự báo DS năm 2020
Trang 29CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU Trong giai đoạn tới cùng với việc thực hiện theo chính sách chỉnh trang nâng cấp đô thị, theo đề xuất thì đối với một số khu vực nhà ở lụp xụp, khu chung cư và nhà tập thể xuống cấp nặng không đảm bảo về môi trường sống cũng như an toàn phòng cháy chữa cháy, nên sớm “bóc lõm” hình thành những khu chung cư cao tầng, các tòa nhà địa ốc kết hợp chức năng thương mại dịch vụ hoặc các tổ hợp trung tâm thương mại dịch vụ mới nhằm tăng hệ số sử dụng đất
2.2.2.3 Dự báo số học sinh sinh viên
Năm 2006 toàn quận có 59 trường với 32.750 học sinh các cấp, trong đó:
Bậc mẫu giáo, mầm non có 31 trường với 9.388 học sinh với 507 giáo viên và công nhân viên
Bậc phổ thông với 28 trường, tổng số học sinh bậc này là 23.362 học sinh, với 1147 giáo viên và công nhân viên
Trong năm qua Học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt tỷ lệ 99,%, trong đó có hơn 1.200 em được xét miễn thi, trung học cơ sở đạt tỷ lệ 98,33%, trong đó tốt nghiệp loại giỏi có hơn 600 em
Bảng 2.8: Dự báo số lượng học sinh sinh viên trên địa bàn Quận 10
Phường Ước tính DS
năm 2014
Dự báo DS năm 2020
Ước tính HSSV 2014
Dự báo HSSV 2020
Trang 30CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
2.2.3.1 Định hướng quy hoạch giao thông
Căn cứ Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, ngày 22/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và trên cơ sở đồ án điều chỉnh quy họach chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (duyệt theo Quyết định số 568/QĐ-TTg, ngày 08/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Về giao thông đường bộ đối ngoại :
Dự kiến nâng cấp mở rộng các tuyến đường chính hiện hữu có chiều rộng lòng đường từ 5 – 6 làn xe theo quy định lộ giới, vừa đảm nhận chức năng giao thông đối ngoại vừa đảm nhận chức năng giao thông đối nội, bao gồm đường Lý Thái Tổ, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, 3 tháng 2, Tô Hiến Thành, Lý Thường Kiệt Tuy nhiên các tuyến đường này được tính cho giao thông đối nội
Dự kiến quy hoạch tuyến đường trên cao thành phố:
Trang 31CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Hình 2.6: Hệ thống đường trên cao Tp Hồ Chí Minh
Toàn thành phố dự kiến xây dựng 4 tuyến đường trên cao, trong đó có 3 tuyến đường trên cao thành phố đi ngang qua địa bàn Quận 10 bao gồm tuyến số 1, tuyến số 2 và tuyến số 2 có trụ nằm giữa trên dãi phân cách các tuyến đường như sau:
Tuyến số 2: Đường trên cao dọc theo đường Tô Hiến Thành nối dài, dài 436m
Tuyến số 3: Đường trên cao dọc theo đường Lý Thái Tổ, dài 734m Các tuyến đường trên cao dự kiến xây dựng 4 làn xe, trong hành lang lộ giới tối thiểu 30m
Dự kiến quy hoạch tuyến xe điện ngầm thành phố Toàn thành phố có 6 tuyến xe điện ngầm Metro, trong đó có 3 tuyến xe điện ngầm Metro (tuyến số 2, tuyến số 3a và tuyến số 5) đi dưới hành lang đường Cách Mạng Tháng 8 (Tuyến số 2); đường Nguyễn Thị Minh Khai (Tuyến số 3); đường Lý Thường Kiệt (Tuyến số 4) trong ranh địa bàn Quận 10 với tổng chiều dài
Trang 32CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU khoảng 7.288m Trong đó đoạn tuyến số 2 dài 3.044m, đoạn tuyến số 3 dài 2.544m
và đoạn tuyến số 4 dài 1.710m
Hình 2.7 Hệ thống Metro tương lai qua khu vực quận 10
Về các công trình phục vụ đối ngoại dự kiến có 5 nút giao thông chính:
Nút ngã sáu Dân Chủ
Nút giao cắt Lý Thường Kiệt – đường Ba Tháng Hai
Nút ngã sáu Nguyễn Văn Cừ
Nút ngã bảy Lý Thái Tổ
Nút ngã sáu Nguyễn Tri Phương
Trang 33CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
Hình 2.8 Các nút giao thông chính khu vực quận 10
Về giao thông đường bộ đối nội, quy hoạch giao thông trên cơ sở kế thừa
các quy định pháp lý trước nay, từng bước nâng cấp, mở rộng đường theo quy định
lộ giới Cụ thể như sau:
Dự kiến nâng cấp cải tạo, mở rộng và xây dựng mới các trục đường chính như sau: Cải tạo nâng cấp, mở rộng các đường chính và đường lên khu vực bao gồm đường đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Ba Tháng Hai, đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Tri Phương và đường Điện Biên Phủ, Thành Thái, Tô Hiến Thành, Sư Vạn Hạnh Trong đó các đường dự trù tuyến đường trên cao, dự kiến tạo dãi phân cách ở giữa có chiều rộng từ 4 – 6m, nhằm bố trí các trụ cầu của hệ thống đường trên cao
Trang 34CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU
2.2.3.2 Quy hoạch mạng lưới giao thông
Mở rộng cải tạo các tuyến đường hiện hữu với lộ giới đã được duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố
Điều chỉnh lộ giới các tuyến đường theo đề nghị của Ủy ban nhân dân quận
10 (Công văn số 4460/UBND-QLĐT ngày 20 tháng 8 năm 2009) đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Giao thông vận tải thống nhất (Công văn số 1020/SQHKT-HTKT ngày 22 tháng 4 năm 2011 và Công văn số 89/TB-SGTVT ngày 17 tháng 3 năm 2011), cụ thể như sau:
Đường Bà Hạt (từ đường Nguyễn Lâm đến đường Nguyễn Kim) điều chỉnh lộ giới từ 20m xuống còn 10m
Hẻm 285 đường Cách Mạng Tháng Tám (từ đường Cao Thắng nối dài đến đường Cách Mạng Tháng Tám) điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m
Hẻm 131 đường Tô Hiến Thành điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m
Hẻm trước trụ sở Ủy ban nhân dân phường 14 từ số 7A/5/46 đường Thành Thái đến số 7A/7 đường Thành Thái điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m
Đường Hồ Bá Kiện điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m
Hẻm 451 đường Tô Hiến Thành: đoạn từ nhà số 81 đường Thành Thái đến hẻm 606 đường Ba Tháng Hai điều chỉnh lộ giới từ 16m xuống còn 12m
Đường nối từ đường Lê Hồng Phong nối dài đến đường Sư Vạn Hạnh điều chỉnh lộ giới từ 13m - 15m xuống còn 13m
Xây dựng cải tạo nút giao thông khác cốt theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 3707/TB-SQHKT của Sở Quy hoạch - Kiến trúc ngày 21 tháng 12 năm 2009, cụ thể như sau:
Nút giao thông Ngã sáu công trường Dân Chủ (đường Cách Mạng Tháng Tám - đường Võ Thị Sáu - đường Ba Tháng Hai - đường Lý Chính Thắng - đường
Trang 35CHƯƠNG 2: KHU VỰC NGHIÊN CÚU Nguyễn Thượng Hiền - đường Nguyễn Phúc Nguyên) có diện tích chiếm dụng là 1,8 ha (tương đương bán kính R = 76m), dạng thức nút cơ bản gần với hình tròn
Nút giao thông Ngã Bảy (đường Ngô Gia Tự - đường Điện Biên Phủ - đường Lý Thái Tổ - đường Lê Hồng Phong) có diện tích chiếm dụng là 1,6 ha (tương đương bán kính R = 71m), dạng thức nút cơ bản gần với hình tròn
Đối với Nút giao thông Ngã sáu Cộng Hòa (đường Lý Thái Tổ - đường Nguyễn Văn Cừ - đường Nguyễn Thị Minh Khai - đường Trần Phú) bán kính ảnh hưởng R = 65m
Quy hoạch bến bãi: tổng cộng 1,55 ha dành cho bãi đậu xe công cộng, bao gồm:
Công viên Lê Thị Riêng (khoảng trống phía trước): 0,38 ha
Công viên Hòa Bình (trong khuôn viên): 0,45 ha
Sân vận động Thống Nhất (khu đất đối diện): 0,26 ha
Siêu thị Sài Gòn (đường Ba Tháng Hai): 0,46 ha
Trang 36CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN – KHẢO SÁT
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN - KHẢO SÁT 3.1 Khảo sát phỏng vấn hộ gia đình
Việc tìm hiểu hành vi đi lại hiện tại của người dân và các đặc điểm khác có
ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc dự báo nhu cầu giao thông trong công tác hoạch định quy tổng thể giao thông Những số liệu này được thu thập thông qua phỏng vấn hộ gia đình được tổ chức với hình thức phỏng vấn trực tiếp số hộ trong phạm vi lấy mẫu và đặt những câu hỏi về hành vi đi lại hàng ngày và các khía cạnh kinh tế xã hội khác Thời gian thu tập số liệu này được thực hiện trong tháng 2, tháng 3 năm 2014 với sự tham gia của đoàn khảo sát viên từ trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh Với tổng số hộ được phỏng vấn tại địa bàn Quận 10 là 495 hộ trên tổng số 15 phường (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Số hộ dân phỏng vấn khu vực Quận 10
Trang 37CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN – KHẢO SÁT
Nội dung chính:
Việc thu thập số liệu được tiến hành một các ngẫu nhiên dựa trên các định mức quy định của từng khu vực được phỏng vấn, đảm bảo nguyên tắc không được trùng lắp các hộ gia đình, khoảng cách tối thiểu giữa các hộ gia đình là 5 hộ Các thông tin chính được thu thập sử cụng trong Luận văn như sau:
Thông tin về hộ gia đình:
Họ và tên chủ hộ
Địa chỉ
Số thành viên trong gia đình
Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình
Số lượng phương tiện sở hữu của gia đình
Loại phương tiện thường xuyên sử dụng
Đánh giá mức độ an toàn khi sử dụng phương tiện tại Tp Hồ Chí Minh
Thông tin về chuyến đi
Mục đích chuyến đi
Điểm xuất phát/ điểm đến
Cơ cấu phương tiện phục vụ cho việc đi lại
Thời gian chuyến đi
Chi phí dành cho đi lại
Ghi chú: Vì khảo sát số liệu này được dưa theo HOUTRANS 2004 nên cách chia vùng phỏng vấn cũng căn cứ theo cách chia zone theo HOUTRANS này,
cụ thể như sau: Phường 2 và phường 3 được gộp chung một zone và cung mang một
mã Tương tự phường 4 và 9, phường 5 và 8 cũng được gộp chung số liệu khảo sát
3.1.1 Số thành viên trong hộ gia đình và hình thức sở hữu phương tiện cá nhân
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế hàng đầu của Việt Nam, với tốc độ phát triển cao, cùng với đó tốc độ gia tăng số lượng sở hữu phương tiện cá nhân cũng thăng theo một cách nhanh chóng (Hình 3.1) Khu vực Quận 10 cũng là một trong các Quận trung tâm của Thành phố, có mức sở hữu phương tiện khá là cao Năm 2014, tỷ lệ sở hữu xe máy và xe con ở Quận 10 ngày càng tăng trong khi
tỷ lệ sở hữu xe đạp lại giảm so Số hộ gia đình sở hữu nhiều xe máy chiếm tỷ lệ lớn
Trang 38CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN – KHẢO SÁT
nhất, theo khảo sát thì trung bình mỗi hộ gia đình có từ 2 -3 phương tiện đi lại, hầu hết tất cả các hộ gia đình đều có xe máy là phương tiện tham gia giao thông chính
Thông thường xe sự gia tăng thu nhập của gia đình dẫn đến tăng mức độ sở hữu xe máy và xe ô tô Tình trạng sở hữu nhiều xe máy đang tăng lên nhanh chóng cùng với sự gia tăng thu nhập
Bảng 3.2 Sở hữu phương tiện theo phường
Từ kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỉ lệ sở hữu phương tiện cá nhân khá cao, đặt biệt là phương tiện xe máy, theo thống kê cho thấy hơn 88% số hộ có sở hữu trên 2 chiếc xe máy, tỉ lệ này chiếm khá cao Về ô tô, sở hữu ô tô cá nhân ở mức 1,8% trên số hộ dân( theo Quy hoạch tổng thể Tp.HCM), tỉ lệ này còn tương đối thấp so với sở hữu xe máy
Trang 39CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN – KHẢO SÁT
Theo số liệu Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, số lượng xe cá nhân ngày càng gia tăng nhanh chóng Trong 10 năm qua (từ 2000-2010), tốc độ gia tăng
xe ô tô đạt bình quân 12,8%/năm, trong khi tốc độ này ở xe máy chỉ đạt bình quân 10,9%/năm Như vậy, tốc độ gia tăng xe ô tô có nhanh hơn xe máy trong 10 năm qua Tuy nhiên, nếu xét từng giai đoạn 5 năm, tốc độ tăng xe ô tô có tăng nhanh trong giai đoạn đầu (2001-2005) đạt bình quân 15,3%/năm và giảm ở giai đoạn sau (2006-2010) chỉ còn 10,3%/năm Riêng xe máy tốc độ gia tăng ở 2 giai đoạn là 10,3%/năm và 11,5%/năm tương ứng Điều này cho thấy sự gia tăng ở 2 phương tiện ô tô và xe máy đều có tốc độ tăng khá cao như nhau, đặc biệt là số lượng xe gắn máy có xu hướng tăng nhanh, gây áp lực lên hạ tầng giao thông vốn dĩ đang rất thiếu hiện nay
Hình 3.1 Thống kê sở hữu phuơng tiện cá nhân của TP Hồ Chí Minh Nguồn: Phòng CSGT đường bộ tính đến ngày 31/10/2010
3.1.2 Tỷ lệ đảm nhận phương thức và mục đích đi lại
Trong tổng số 6102 lượt đi lại, xe máy chiếm 87,3% (79,9% là tự lái và 7,4% là người được chở), tiếp đó là xe đạp với 11,2% Các phương tiện giao thông công cộng, gồm cả các phương tiện trung chuyển chiếm 1,5%
Trang 40CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ PHỎNG VẤN – KHẢO SÁT
Bảng 3.3 Nhu cầu đi lại Khu vực Nghiên cứu theo mục đích và phương thức
Việc riêng
Công việc
Tổng cộng
Xe đạp 237 15 101 114 15 507
Xe gắn máy 1633 831 113 838 108 3632 sau xe gắn
trong xe hơi 3 2 1 6 Tổng phụ 2036 870 277 1033 142 4496