1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

PHÂN LỚP HOA HỒNG,HỌ TÁO,HỌ MẬN

200 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 16,94 MB

Nội dung

Phân lớp Hoa hồng cũng là một phân lớp lớn và đa dạng. Tính chất chung nhất của phân lớp này là có hoa mẫu 5 với lối đính noãn trụ giữa. Hoa tiến hóa theo hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa luôn luôn có cánh rời. Ở những cuối của lớp, hoa tiến tới giảm bớt một vòng nhị, giảm số lượng lá noãn và tiến tới bầu dưới. Phân lớp Hoa hồng cũng hình thành nhiều nhóm bộ với các nhánh tiến hóa khác nhau.Bộ Cỏ tai hổ(Saxifragales), bộ Hoa hồng(Rosales) là những bộ thấp nhất của phân lớp, ở chúng có khi nhị và lá noãn còn nhiều, rời, tiến tới lá moãn dính và giảm dần số lượng. Các nhánh tiến hóa chính của phân lớp có thể kể như sau: Sự biến đổi đặc biệt của lá thích nghi với việc bắt mồi, hoa tiến tới đơn tính(bộ Nắp ấmNepenthales). Bộ nhụy với các lá noãn dính lại hoàn toàn, chỉ có 1 vòi và 1 đầu nhụy, tiến tới bầu dưới(bộ Sim Myrtales). Trong hoa xuất hiện đĩa mật với hình dạng khác nhau(đĩa mật là dấu hiệu thích nghi với sự thụ phấn nhờ sâu bọ), bộ nhụy với các lá noãn tiến tới dính lại thành bầu nguyên, 1 vòi vá 1 đầu nhụy, nhưng bầu trên là chủ yếu(bộ Cam Rutales). Hoa tiến tới không đều(hoa hình cánh bướm), nhị dính ở phần chỉ nhị, số lượng lá noãn chỉ còn 1, kiểu quả mở đặc trưng(quả đậu),(bộ ĐậuFabales).

Trang 2

2.6 Phân lớp Hoa hồng(Rosidae)

 Phân lớp Hoa hồng cũng là một phân lớp lớn và đa

dạng Tính chất chung nhất của phân lớp này là có hoa mẫu 5 với lối đính noãn trụ giữa Hoa tiến hóa theo

hướng thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ, hoa

luôn luôn có cánh rời Ở những cuối của lớp, hoa tiến tới giảm bớt một vòng nhị, giảm số lượng lá noãn và tiến tới bầu dưới

Trang 3

 Phân lớp Hoa hồng cũng hình thành nhiều nhóm bộ với các nhánh tiến hóa khác nhau.Bộ Cỏ tai

hổ(Saxifragales), bộ Hoa hồng(Rosales) là những bộ thấp nhất của phân lớp, ở chúng có khi nhị và lá noãn còn nhiều, rời, tiến tới lá moãn dính và giảm dần số

lượng Các nhánh tiến hóa chính của phân lớp có thể

Trang 4

 Trong hoa xuất hiện đĩa mật với hình dạng khác

nhau(đĩa mật là dấu hiệu thích nghi với sự thụ phấn

nhờ sâu bọ), bộ nhụy với các lá noãn tiến tới dính lại thành bầu nguyên, 1 vòi vá 1 đầu nhụy, nhưng bầu trên

là chủ yếu(bộ Cam- Rutales)

 Hoa tiến tới không đều(hoa hình cánh bướm), nhị dính

ở phần chỉ nhị, số lượng lá noãn chỉ còn 1, kiểu quả

mở đặc trưng(quả đậu),(bộ Đậu-Fabales).

Trang 5

 Hoa tiến tới còn 4 vòng(giảm bớt 1 vòng nhị trong),

số lá noãn và noãn đều giảm, xuất hiện đĩa mật ở

trên đĩa bầu(bô Nhân sâm-Araliales)

 Phân lớp Hoa hồng gồm 19 bộ đều có đại diện ở

ta(trong sửa đổi gần đây năm 1992, Takhtajan tách phân lớp này thành hai phân lớp(Rosidae và

Cornidae)

Trang 6

Các bộ chủ yếu trong phân lớp Hoa hồng:

Trang 9

Họ Hoa hồng(Rosaceae)

 Gồm những cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi,

cỏ nhiều năm, rất khác nhau về hình dạng bên ngoài

Lá đa dạng: mọc cách hay mọc đói, đơn hoặc kép; có

lá kèm, đôi khi lá kèm dính với cuống lá Hoa mọc

đơn độc hay thành cụm Hoa đều bao hoa mẫu 5, đôi khi mẫu 3-4 hoặc nhiều hơn 5 Đế hoa lồi phẳng hoặc lõm hình chén, phần trên dính với gốc đài và cánh

hoa Nhị thường nhiều có khi số lượng cố định(5 hoặc 10), hoặc tiêu giảm, xếp vòng.

Trang 10

Bộ nhụy có lá noãn rời hoặc dính lại; ở một số đại diện nhụy chỉ gồm 1 lá noãn Bầu trên hoặc dưới Trong mỗi

lá noãn hoặc mỗi ô của bầu chứa một vài noãn đảo hay cong Quả gồm nhiều quả nhỏ rời, hoặc quả mọng kiểu táo( quả giả) hay quả hạch Hạt thường không có nội

nhũ

• Họ Hoa hồng có 115 chi và trên 3000 loài, phân

bố chủ yếu ở vùng ôn đới và cân nhiệt đới Bắc bán cầu, được chia ra làm 5 phân họ, nhưng ở ta chỉ gặp đại diện của 3 phân họ sau:

Trang 11

Phân họ Hoa hồng(Rosoideae)

Trang 12

Hoa hồng (ở chi Rosa)

Trang 13

Một vài loài cây quen thuộc

trong phân họ:

 Dâu tây (Fragaria vesca L): Cây thân cỏ bò, quả giả gồm nhiều quả đóng tập hợp trên đế hoa lồi lạc,

mọng nước Quả ăn được có mùi thơm, dùng để

ngâm rượu, làm si rô

Trang 14

Dâu tây

Trang 15

Hoa dâu tây

Trang 16

Trái dâu tây

Trang 17

 Hoa hồng(Rosa chinensis Jacq): Cây nhỏ cành có gai

Lá kép lông chim có lá kèm dính với cuống lá Hoa

thơm, đẹp , màu đỏ, hồng, vàng hay trắng; có nhiều

cách do nhị biến thành Là loài cây trồng làm cảnh rất quen thuộc và nổi tiếng; cánh hoa còn dùng để cất tinh dầu chế nước hoa.

Trang 18

Các loại hoa hồng

Trang 19

Các loại hoa hồng xanh

Trang 20

Hoa hồng xanh lá

Trang 21

Hoa hồng trắng

Trang 22

 Tầm xuân(R.multiflora Thunb): Cây bụi, cành

mềm có gai Hoa hơi nhỏ, màu hồng hay phớt hồng Cây mọc dại hay được trồng làm hàng rào Hoa và

rễ dùng làm thuốc

Trang 23

Hoa tầm xuân(màu phớt hồng)

Trang 24

Hoa tầm xuân(màu hồng)

Trang 25

 Mâm xôi(Rubus alacefolius Poir.): Cây bụi leo cành

có nhiều lông và gai cong Quả kép gồm nhiều hạch đơn, khi chín màu đỏ, vị hơi chua, ăn được Cây

mọc phổ biến ở đồi và rừng thưa.

Trang 26

Phân họ Táo(Maloideae)

 Cây gỗ nhỏ hay nhỡ, lá đơn Bao hoa mẫu 5 Nhị có

số lượng là bội số của 5 Bộ nhụy thường gồm 2-5 lá noãn, khi chín thì dính vào nhau và dính cả vào đế

làm thành một quả giả mà phần ăn được là đế hoa phát triển thành

 Công thức hoa: *K5 C5 A 20G(2-5)

 Trong phân họ này có nhiều loài cây ăn quả quý như:

Trang 27

 Táo tây(Malus domestica Bork.): Loài này ở nước

ta trước đây không có, chỉ nhập quả vào thôi, gần đây tại một số vùng(như Hà Giang) đã có trồng Đây là một trong những cây ăn quả quan trọng của vùng ôn đới

Trang 28

Táo ta

Trang 29

Các loại táo thường gặp

Trang 30

 Lê(Pirus communis L.): Cây vùng ôn đới.Quả nhiều nước,

ăn ngọt và mát Ở nước ta thuộc chi này có loài mắc coọc(P Pashia D Don.), vỏ quả màu nâu, ăn hơi chát, cây được

trồng nhiều ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn.

Trang 31

Lê ta

Trang 32

Lê SaPa

Trang 33

Lê(Úc)

Trang 34

Lê đỏ

Trang 35

Lê tím(Mỹ)

Trang 36

Lê nhân sâm(Trung Quốc)

Trang 37

Phân họ Mận(Prunoideae)

Trang 38

 Mơ(Prunus armeniaca L.): Hoa trắng, mọc đơn

độc.Quả hạch có long tơ , màu lục, khi chín hóa vàng.Quả có mùi thơm vị chua Cây mọc dại và được trồng, nhiều và nổi tiếng nhất là mơ vùng

chùa Huong(Hà Tây) Quả ngâm rượu và làm si rô

mơ là một thứ nước giải khát bổ và mát Quả phơi khô, muối làm ô mai, ngậm chữa ho

Trang 40

 Đào( P Persica(L.) Batch): Hoa màu hồng , đẹp Quả hạch to phủ lông tơ, có một rãnh bên, màu lục,

thường điểm thêm những chấm đỏ ở phía trên, ăn

ngon Cây trồng ở nhiều nơi trên miền Bắc, đặc biệt

là SaPa(Lào Cai) và một số huyện thuộc Cao Bằng, Lạng Sơn có loại đào ngon nổi tiếng(đào Mẫu Sơn) quả to, vị ngọt, thơm Nhân dân ta còn trồng thứ đào bích có hoa cánh kép, màu hồng hoặc hồng xác pháo, rất đẹp, nở vào dịp Tết, để trang trí trong nhà(đặc biệt trồng nhiều ở Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, tạo nét đặc trưng của quang cảnh Hà Nộ)

Trang 41

Quả đào

Trang 42

Đào tiên

Trang 43

 Mận(P Salicina Lindl.): Hoa màu trắng, nhóm 3 chiết một Quả hạch nhẵn, màu đỏ tía, vàng hay xanh, ăn có vị chua, thứ mận hậu ăn giòn và ngọt hơn.

Trang 44

lá chét), thường có lá kèm Mạch gỗ có bản ngăn đơn

Trang 45

Cụm hoa hình bông, chùm, chùy hay đầu Hoa lưỡng tính, đều hoặc không đều, mẫu 5(trừ bộ nhụy) Nhị

thường 10, có khi giảm, màng hạt phấn có 3 rãnh-lỗ Bộ nhụy gồm 1 lá noãn với nhiều noãn đảo hay cong Quả đậu, phôi lớn và thẳng hạt không nội nhũ hoặc nội nhũ kém phát triển

Công thức hoa chung: *,K5C5A10-8-7G1

Họ Đậu được chia làm 3 phân họ:

Trang 46

Phân họ Trinh nữ(Mimosoideae)

 Phân họ này thấp nhất trong họ Đậu Phần lớn là cây

gỗ hay cây bụi, đôi khi cây thân cỏ Lá kép lông chim 1-2-3 lần, lá chét nhỏ,lá kèm hình sợi hay biến thành gai Thân đôi khi có gai Hoa thường mọc thành cụm hoa hình cầu hay bông Hoa đều, mẫu 5(có khi mẫu 4, như ở loài Mimosapudica- cây xấu hổ) Đài 5 mảnh rời nhau hoặc dính lại Tràng 5 cánh rời, tiền khai hoa van

Trang 47

Nhị có thể bằng số cánh hoa(Mimosa), gắp

đôi(Leucaena) hay nhiều(Acaria, Albizzia,

Pithecellobium) Lá noãn thường lá 1 lá(chỉ ở một số chi nguyen thủy số lá noãn mới nhiều hơn) Quả khô, kiểu quả đậu, thẳng hoặc cong, đôi khi nứt thành đốt, mỗi đốt mang 1 hạt.

Trang 48

 Công thức hoa: *K5 C5 A5+5 G1

 Phân họ Trinh nữ có khoảng gần 60 chi và 2800 loài, phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ

yếu ở vùng khô Ở nước ta có 15 chi và 65 loài

 Keo lưỡi liềm hay keo hoa vàng(Acasia anura

Muell.): Cây gỗ nhỡ, lá cong hình lưỡi liềm, hoa nhỏ màu vàng tươi, mọc thành bông dài Cây trồng làm cảnh và lấy bóng mát.

Trang 49

Keo Hoa Vàng

Trang 50

 Keo tai tượng(A mangium Willd.): Cây gỗ cao tới 10-15m, lá to hơn loài trên và cong hơn Cây nhập nội từ Ôxtrâylia, trồng lấy bóng mát và cải tạo núi ở vùng đồi.

Trang 51

Keo Tai Tượng

Trang 52

 Cây lá me((A sinuata(Lour.) Merr.): Lá có vị chua, thường luộc chung với rau muống để dùng làm

chua nước rau Cây thường tròng làm hàng rào

Trang 53

Cây lá me

Trang 54

 Bồ kết tây(Albizzia lebbek(L.) Benth.): Cây gỗ to,

lá kép lông chim 2 lần; cụm hoa hình cầu, màu

trắng lục, thơm Cây trồng lấy bóng mát ở các

đường phố

Trang 55

Hoa bồ kết tây

Trang 56

Cành bồ kết tây

Trang 57

 Keo dậu(Leucaena leucocephala(Lamk.) de Wit.): Cây nhỡ không gai, cụm hoa hình cầu màu trắng ngà, quả dẹp Cây trồng làm hàng rào, lá có thể làm phân xanh, hạt dùng tẩy giun đũa.

Trang 58

Hoa keo dậu

Trang 59

Trái keo đậu

Trang 60

 Xấu hổ hay trinh nữ, mắc cỡ(Mimosa pudica L.): Cây mọc dại thành bụi lớn, thân có nhiều gai Lá

chét thường bị cụp lại khi bị kích thích Cây dùng làm phân xanh và phủ đất; rễ và thân còn dùng làm thuốc chữa tê thấp và lợi tiểu Loài M invasa Mart Cũng gọi là cây xấu hổ, khác loài trên ở chỗ thân có

4 cạnh với nhiều gai mọc ngược, rất phổ biến ở các bãi hoang, hàng rào, ven đường

Trang 61

Cây trinh nữ

Trang 62

 Rau rút(Neptunia oleracea Lour.): Cây thân cỏ nổi ngang trên mặt nước, quanh thân có phao xốp màu trắng Cây trồng làm rau ăn phổ biến ở nước ta.

Trang 63

Rau rút

Trang 64

Cây rau rút

Trang 65

 Căm xe(Xylia dolabriformis Benth.): Cây gỗ lớn, quả hóa gỗ Gỗ nặng và cứng nên thường được

dùng làm nan hoa vành bánh xe bò, làm nhà cửa…Đây là một loài cây gỗ quý và phổ biến trong các rừng thưa ở miền Nam nước ta

Trang 66

Căm xe

Trang 67

Người thực hiện

 Trần Thị Thu Vân

Trang 68

Phân họ Vang(Caesalpinioideae)

 Gồm cây gỗ hoặc cây bụi, ít khi là thân cỏ Lá lép

lông chim 1-2 lần, có khi chỉ gồm 1 đôi lá chét dính liền nhau nom như một lá đơn có khía sâu ở giữa(chi Bauhinia), lá kèm thường sớm rụng Cụm hoa hình chùm hoặc ngù Hoa phần lớn không đều Đài 5 cánh, đôi khi 4 hoặc không có(chi (Saraca), các cánh hoa thường không bằng nhau, tiền khia hoa thìa: cánh trên (sau), thường nhỏ hơn 2 cánh bên

Trang 70

 Ban trắng hay móng bò ban trắng(Bauhinia

acuminata L.): Cây nhỏ, cành mềm, lá gồm 2 lá

chét dính liền nhau trông tựa móng chân trâu,

bò.Hoa to màu trắng Cây thường được trồng ở các công viên dùng làm cảnh

Cũng thuộc chi Bauhinia còn nhiều loài khác có hoa đẹp với các màu khác nhau(trắng, đỏ tía, tím hay

Trang 71

Hoa ban (Tây Bắc)

Trang 72

Ban trắng(Mộc Châu)

Trang 73

 Ô môi(Cassia grandis L.f.): Hoa màu đỏ hay hồng đậm, quả dài, hình trụ, chứa nhiều hạt nằm trong

lớp cơm quả mềm, ngọt , màu đen Cây gặp nhiều ở miền Nam.

Trang 74

Hoa ô môi

Trang 75

 Muồng đen hay muồng xiêm(C siamia Lamk.): cây

gỗ nhỡ, hoa màu vàng Cây cho gỗ tốt , chịu ẩm,

không bị mối mọt, dùng làm đồ mĩ nghệ và nhạc cụ

Trang 76

 Thảo quyết minh hay đậu ma(C tora L.): Cây thân cỏ, mọc dại ở các bãi hoang Hạt dùng uống thay chè

chữa mất ngủ, nhức đầu, hoa mắt

Trang 77

 Trong chi Cassia còn nhiều loài cây gỗ cho hoa

đẹp(như muồng đào, muồng hoàng yến, muồng

cúng…)và các loài cây thân cỏ mọc dại phổ biến ở các bãi hoang(như muồng lá khế hay muồng cốt khí,

muồng hôi , thường dùng làm phân xanh

Trang 78

Hoa muồng đào

Trang 79

Hoa muồng hoàng yến

Trang 80

 Phượng vĩ hay điệp(Delonix regia(Hook) Raf.):

Cây lớn, lá kép 2 lần lông chim, hoa đỏ rực mọc

thành ngù, cánh hoa có móng dài Hoa nở vào mùa

hè Cây trồng phổ biến ở nhiều nơi để lấy bóng mát.

Trang 81

Cây phượng vĩ

Trang 82

Hoa điệp

Trang 83

Hoa điệp(màu đỏ)

Trang 84

 Lim(Erythrophloeum fordii Oliv.): Cây to, gỗ có thớ mịn, bền ,chắc, thuộc loại “tứ thiết mộc”, dùng làm nhà, đóng giường tủ cao cấp Vỏ chứa nhiều tanin, có thể dùng thuộc da cà nhuộm lưới Cây

mọc nhiều ở rừng mới phục hồi.

Trang 85

 Bồ kết(Gleditschia fera(Lour.) (Merr.): Cây to, có gai khỏe, phân nhánh Cây trồng ở vườn lấy quả để gội đầu, quả có tính chất trừ sâu.

Trang 86

 Vàng anh(Saraca dives Pierre): Cây gỗ lớn, lá kép lông chim có lá chét lớn, cành và lá khi non có màu tím hồng và rủ xuống Hoa màu vàng nghệ, mọc thành ngù Cây mọc ở rừng già và cũng được trồng

để lấy bóng mát trong các công viên, ven đường

Trang 87

Cây vàng anh

Trang 88

 Gụ mật = gõ mật(Sindora siamensis teysm ex

Mip.): Cây gỗ lớn, quả gần tròn dẹt, có gai nhọn, chứa 1 hạt Gỗ quý màu nâu thẫm, có vân đẹp, dễ đánh bóng và không bị mọt, dùng đóng đồ gỗ cao cấp Cây mọc nhiều ở miền Trung và miền Nam nước ta, hiện bị khai thác nhiều để lấy gỗ nên số lượng cá thể bị giảm sút rất nhanh, có danh sách trong “Sách Đỏ Việt Nam”

Trang 89

Gõ mật

Trang 90

 Me(Tamarindus indica L.): Cây gỗ to, lá kép lông chim 1 lần, hoa nhỏ màu vàng nhạt, quả màu gỉ sét, cơm quả có vị chua, dùng làm mứt, ô mai, nước

giải khát, nấu canh chua hay pha nước rau muống luộc Cây cũng được trồng hai bên đường phố để lấy bóng mát.

Trang 91

Quả me

Trang 92

Phân họ đậu(Faboideae) hay phân

họ Cánh bướm(Papillioideae)

 Đây là phân họ lớn và tiến hóa nhất trong họ Đậu

Phần lớn là cây thân cỏ, cây bụi và cây gỗ ít hơn Lá kép lông chim, nhiều khi chỉ có 3 lá chét, lá kèm có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá (đậu Hà Lan) Cụm hoa thường hình chùm Hoa không đều Đài 5 mảnh

thường dính nhau Tràng 5 cánh không đều, tiền khai hoa cờ: cánh cờ (ở trên) lớn nhất, có màu sắc đẹp hơn

và ở ngoài cùng, 2 cánh bên nhỏ hơn, trong cùng là 2

lá thìa dính lại thành lòng máng

Trang 93

Mang nhị và nhụy Nhị 10 , thường có 9 chiếc dính lại với nhau ở các bộ phận chỉ nhị thành 1 bó bao quanh

nhụy, còn 1 chiếc rời(nhị lưỡng thể), hoặc có khi cả 10 chiếc dính lại Bầu 1 ô, mang 2 dãy noãn đảo hay cong Quả đậu, có khi phát triển trong đất(lạc) Hạt không nội nhũ, phôi cong, 2 lá mầm dày và lớn chứa nhiều chất

dinh dưỡng

• Công thức hoa:  K5 C5 A(10) G1

(9)+1

Trang 94

 Cấu tạo hoa ở phân họ Đậu thể hiện rõ tính

chất thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa

thường lớn, có màu đẹp, nhất là cánh cờ, dễ hấp dẫn sâu bọ Hầu hết các loài đều có tuyến mật ở gốc bầu Cách sắp xếp của các thành phần trong hoa khá đặc biệt : nhị và nhụy nằm trong một lòng máng cong và nửa(do 2 cánh thìa dính lại) Khi sâu bọ đậu vào hoa,

2 cánh bên bật ra để lộ cánh thìa, và khi chúng tách 2 cánh thìa để thò vòi vào hút mật thì các hạt phấn từ các bao phấn đã chín ở vị trí cong úp sẽ dính vào

mình của chúng Từ hoa này sâu bọ bay sang hoa

khác hút mật sẽ mang theo cả các hạt phấn để rơi vào đầu nhụy của hoa đó Hiện tượng tự thụ phấn không xảy ra vì đa số loài có nhị chín trước nhụy

Trang 95

• Phân họ Đậu có khoảng 500 chi bà gần 12.000 loài, phân bố rộng rãi cả vùng nhiệt đới và ôn đới Ở Việt

Nam tìm thấy khoảng 90 chi và hơn 450 loài

Trang 96

 Các loài trong họ này có nhiều công dụng thực tế: đa số

là cây làm thực phẩm có giá trị vì quả và nhất là hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng ( đạm, dầu mỡ ); nhiều cây cho gỗ tốt, cây làm thuốc, để nhuộm, làm cảnh, lấy bóng mát… Ngoài ra còn nhiều cây làm thức ăn gia súc, làm phân

xanh cải tạo đất tốt vì nhiều loài cây ở rễ có nốt sần trong

đó có loại vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ tự do.

Trang 97

Những cây làm thức ăn quen thuộc như:

– Lạc hay đậu phộng (Arachis hypoge L.): Lá gồm hai

đôi lá chét, rễ có nốt sần, hoa màu vàng, quả nằm trong đất ( thường gọi là “ củ “ lạc ) Hạt ăn ngon và bổ, hoặc

ép lấy dầu

Trang 98

Cây lạc

Trang 99

Trái lạc

Trang 100

• Các loại đậu như đậu ván (Dolichos leblab L.), đậu tương ( Glicine max (L.) Merr.), đậu Hà Lan ( Pisum sativum L.), đậu xanh ( Vigna augea N.D.Khoi), đậu

đen (V.unguiculata (L.) Walp.), đậu đũa (V.sinensis (L.) Savi)…đều cho quả và hạt làm thức ăn.

Trang 101

Đậu ván trắng

Trang 102

Đậu ván tím

Trang 103

Đậu tương

Trang 104

Đậu Hà Lan

Trang 105

Hạt đậu xanh

Trang 106

Cây đậu đen

Trang 107

Trái đậu đũa

Trang 108

Hạt đậu đỏ

Trang 109

Hạt đậu nành

Trang 110

Củ đậu (Pachyrrhiizus erosus (L.) Urb.): Dây leo, lá gồm 3 lá chét, rễ phình to thành củ, ăn mát và ngọt.

Trang 111

Sắn dây (Pueraria lobata (Willd.) Ohwi var thomsoni (Rook.) Benth.): Dây leo, lá gồm 3 lá chét, rễ

củ chứa nhiều bột, có thể luộc ăn, hoặc xát lấy bột làm bột sắn pha nước giải khát hay nấu chè ăn khát và bổ Hạt rất độc

Trang 112

• Một số cây dùng làm thuốc như:

Cam thảo dây (Abrus precatorius L.): Dây leo thân lá có vị ngọt, dùng làm thuốc giải nhiệt, chữa ho

Trang 113

– Vông nem (Erythrine variegata L.): Cây gỗ, có

hoa màu đỏ rực rỡ nở sau khi lá rụng Lá dùng chữa

bệnh mất ngủ

Trang 114

 Hòe (Sophora japonica L.f.): Cây gỗ, hoa màu

vàng, quả hình tràng hạt Hoa và nụ dùng ướp chè làm thuốc chữa bệnh huyết áp cao, hoa còn dùng làm thuốc nhuộm.

Trang 115

• Một số cây chứa chất độc, làm thuốc trừ sâu hoặc duốc cá như: dây mật (Derris elliptica Benth.) là loại cây leo, lá có mùi thơm của mật mía, gặp phổ biến

ở đồi và rừng thứ sinh; cóc kèn (D.tripholiata Lour.) phổ biến ở các bãi lầy ven biển, dùng duốc cá.

Trang 116

• Các cây gỗ quý như:

– Trắc (Dalbergia cochinchinenuis Pierre): Cây

gỗ lớn, quả mỏng chứa 1-2 hạt Gỗ bền, dùng đóng đồ đạc quý, đồ tiện khắc và chạm trỗ Cây phân bố ở Nam Trung Bộ Trong chi Dalbergia còn một vài lòa khác

cùng mang tên cẩm lai, như: D.bariensis Piere,

D.dongnaiensis Pierre, D.fusca Pierre, thường phân bố ở miền Nam, cũng đều là những loài cây gỗ quý,một số bị khia thác nhiều nên có nguy cơ bị tiêu diệt, cần phải bảo vệ

Ngày đăng: 26/04/2016, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w