họ Cánh bướm(Papillioideae)
Đây là phân họ lớn và tiến hóa nhất trong họ Đậu. Phần lớn là cây thân cỏ, cây bụi và cây gỗ ít hơn. Lá kép lông chim, nhiều khi chỉ có 3 lá chét, lá kèm có khi rất lớn, ôm lấy cuống lá (đậu Hà Lan). Cụm hoa thường hình chùm. Hoa không đều. Đài 5 mảnh
thường dính nhau. Tràng 5 cánh không đều, tiền khai hoa cờ: cánh cờ (ở trên) lớn nhất, có màu sắc đẹp hơn và ở ngoài cùng, 2 cánh bên nhỏ hơn, trong cùng là 2 lá thìa dính lại thành lòng máng
Mang nhị và nhụy. Nhị 10 , thường có 9 chiếc dính lại với nhau ở các bộ phận chỉ nhị thành 1 bó bao quanh
nhụy, còn 1 chiếc rời(nhị lưỡng thể), hoặc có khi cả 10 chiếc dính lại. Bầu 1 ô, mang 2 dãy noãn đảo hay cong. Quả đậu, có khi phát triển trong đất(lạc). Hạt không nội nhũ, phôi cong, 2 lá mầm dày và lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng.
• Công thức hoa: K5 C5 A(10) G1
Cấu tạo hoa ở phân họ Đậu thể hiện rõ tính chất thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa
thường lớn, có màu đẹp, nhất là cánh cờ, dễ hấp dẫn sâu bọ. Hầu hết các loài đều có tuyến mật ở gốc bầu. Cách sắp xếp của các thành phần trong hoa khá đặc biệt : nhị và nhụy nằm trong một lòng máng cong và nửa(do 2 cánh thìa dính lại). Khi sâu bọ đậu vào hoa, 2 cánh bên bật ra để lộ cánh thìa, và khi chúng tách 2 cánh thìa để thò vòi vào hút mật thì các hạt phấn từ các bao phấn đã chín ở vị trí cong úp sẽ dính vào mình của chúng. Từ hoa này sâu bọ bay sang hoa
khác hút mật sẽ mang theo cả các hạt phấn để rơi vào đầu nhụy của hoa đó. Hiện tượng tự thụ phấn không xảy ra vì đa số loài có nhị chín trước nhụy.
• Phân họ Đậu có khoảng 500 chi bà gần 12.000 loài, phân bố rộng rãi cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt
Nam tìm thấy khoảng 90 chi và hơn 450 loài.
Các loài trong họ này có nhiều công dụng thực tế: đa số là cây làm thực phẩm có giá trị vì quả và nhất là hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng ( đạm, dầu mỡ ); nhiều cây cho gỗ tốt, cây làm thuốc, để nhuộm, làm cảnh, lấy bóng mát… Ngoài ra còn nhiều cây làm thức ăn gia súc, làm phân
xanh cải tạo đất tốt vì nhiều loài cây ở rễ có nốt sần trong đó có loại vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định nitơ tự do.
Những cây làm thức ăn quen thuộc như:
– Lạc hay đậu phộng (Arachis hypoge L.): Lá gồm hai đôi lá chét, rễ có nốt sần, hoa màu vàng, quả nằm trong đất ( thường gọi là “ củ “ lạc ). Hạt ăn ngon và bổ, hoặc ép lấy dầu.
• Các loại đậu như đậu ván (Dolichos leblab L.), đậu tương ( Glicine max (L.) Merr.), đậu Hà Lan ( Pisum sativum L.), đậu xanh ( Vigna augea N.D.Khoi), đậu
đen (V.unguiculata (L.) Walp.), đậu đũa (V.sinensis (L.) Savi)…đều cho quả và hạt làm thức ăn.