Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phục vụ khách du lịch gồm khách quốc tế đến và khách nội địa.. Một số đề tài luận văn tốt
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực
và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Người cam đoan
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, cô giáo Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt vốn kiến thức quý báu, nền tảng kiến thức cơ bản để tôi có thể ứng dụng vào luận văn và tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS Lê Anh Tuấn, đã dành thời gian, đã góp ý, hướng dẫn với sự tận tình và tâm huyết để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Quý cơ quan, đoàn thể, các cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trang 51
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
5 Lịch sử nghiên cứu 9
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Bố cục luận văn 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM 16
1.1 Một số khái niệm 16
1.1.1 Khái niệm du lịch 16
1.1.2 Khái niệm khách du lịch 18
1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 19
1.1.4 Khái niệm sản phẩm lưu niệm 20
1.1.5 Khái niệm phát triển 22
1.2 Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm 24
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm 24
1.2.2 Phân loại sản phẩm lưu niệm 25
1.2.2.1 Căn cứ vào nguyên liệu sản phẩm 25
1.2.2.2 Căn cứ vào công dụng 26
1.2.2.3 Căn cứ vào cách thức sản xuất 26
1.3 Vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch 27
1.3.1 Vai trò của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch 27
Trang 62
1.3.2 Giá trị của sản phẩm lưu niệm 28
1.3.2.1 Giá trị về kinh tế - xã hội 28
1.3.2.2 Giá trị văn hóa 29
1.4 Chuỗi giá trị của sản phẩm lưu niệm 30
1.5 Phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch 33
1.5.1 Nội dung của phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch 33
1.5.2 Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch 34
1.5.3 Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm 35
1.5.4 Tổ chức triển khai phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch 36
1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch 36
1.5.5.1 Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm 36
1.5.5.2 Thị trường, đối tượng khách du lịch 38
1.5.5.3 Tài nguyên và tính chất đặc thù của điểm đến du lịch 38
1.5.6 Sáng tạo trong phát triển sản phẩm lưu niệm 39
Tiểu kết chương 1 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TẠI HÀ NỘI 41
2.1 Khái quát về du lịch Hà Nội 41
2.1.1 Điều kiện phát triển du lịch 41
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 41
2.1.1.2 Điều kiện xã hội nhân văn 44
2.1.2 Tình hình phát triển du lịch ở Hà Nội 46
2.1.2.1 Chủ trương chính sách phát triển 46
2.1.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng và nhân lực 47
2.1.2.3 Tình hình kinh doanh du lịch 49
2.2 Hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 51
2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 55
Trang 73
2.3.1 Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 55
2.3.2 Nội dung phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 57
2.3.3 Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 58
2.3.4 Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 59
2.3.5 Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 61
2.4 Đánh giá về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 65
2.4.1 Đánh giá của khách du lịch 65
2.4.1.1 Đánh giá của khách du lịch nội địa 65
2.4.1.2 Đánh giá của khách du lịch quốc tế 69
2.4.2 Đánh giá của doanh nghiệp 74
2.4.3 Điểm mạnh và hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 77
Tiểu kết chương 2 79
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM PHỤC VỤ DU LỊCH CỦA HÀ NỘI 81
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 81
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch Hà Nội 81
3.1.2 Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 84
3.1.3 Quan điểm phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 88
3.1.4 Định hướng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 89
3.2 Giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 90
3.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách 91
3.2.1.1 Chính sách chung hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 91
3.2.1.2 Chính sách cụ thể về phát triển các làng nghề truyền thống và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 92
3.2.2 Giải pháp về nghiên cứu thị trường và định hướng các dòng sản phẩm lưu niệm 95
Trang 84
3.2.3 Giải pháp về sản xuất sản phẩm 97
3.2.4 Giải pháp về kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm 98
3.2.5 Giải pháp về truyền thông, tiếp thị 99
3.2.6 Giải pháp về quản lý hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu niệm 103
3.2.7 Giải pháp về hỗ trợ, đầu tư, khuyến khích phát triển 104
3.3 Một số kiến nghị và đề xuất 105
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC
Trang 95
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số di tích lịch sử đã xếp hạng của Hà Nội so với cả nước 44 Bảng 2.2 Số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015 50 Bảng 2.3 Mức độ quan tâm của khách du lịch nội địa đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm 66 Bảng 2.4 Thống kê mô tả đánh giá của khách nội địa về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 68 Bảng 2.5 Thống kê ý kiến của khách du lịch nội địa về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất 69 Bảng 2.6 Mức độ quan tâm của khách du lịch quốc tế đối với các tiêu chí của sản phẩm lưu niệm 70 Bảng 2.7 Thống kê mô tả đánh giá của khách du lịch quốc tế về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 72 Bảng 2.8 Thống kê ý kiến của khách du lịch quốc tế về loại sản phẩm lưu niệm và hình tượng văn hoá yêu thích nhất 73 Bảng 2.9 Quan điểm của doanh nghiệp về vai trò của phát triển sản phẩm lưu niệm 74 Bảng 2.10 Đánh giá của doanh nghiệp về sự đáp ứng các tiêu chí sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 74 Bảng 2.11 Thống kê mô tả đánh giá của doanh nghiệp về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội 76
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mô tả chuỗi giá trị trong ngành du lịch 31
Trang 106
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành quan trọng trong nền kinh
tế thế giới nói chung và nền kinh tế các quốc gia nói riêng Theo dự báo của Tổ chức
Du lịch thế giới, đến năm 2020, lượng khách đi du lịch trên toàn thế giới sẽ đạt 1,6 tỷ lượt và doanh thu từ du lịch sẽ chiếm khoảng 10,9% GDP thế giới Do đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đều coi phát triển du lịch là mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tích cực xây dựng các chiến lược phát triển du lịch một cách toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sức hút du lịch Trong đó, phát triển sản phẩm lưu niệm gắn với phát triển du lịch là một trong những chiến lược mà nhiều địa phương ngày càng chú trọng nhằm tạo dấu ấn riêng để thu hút khách du lịch và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch
Sản phẩm lưu niệm là thành quả được hình thành từ bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, tài hoa, trí tuệ sáng tạo của các nghệ nhân và kết tinh trong đó những giá trị văn hoá truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc Phát triển sản phẩm lưu niệm không chỉ giúp tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, làm gia tăng giá trị thặng dư cho ngành Du lịch mà còn
là cách thức hữu hiệu để quảng bá hình ảnh đất nước, con người với những nét văn hoá đặc trưng, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân và góp phần bảo tồn, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống
Là thủ đô nghìn năm văn hiến, có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng
và giàu bản sắc, Hà Nội - một trung tâm du lịch lớn của cả nước, hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa và quốc tế Hội tụ nhiều di tích lịch sử, văn hoá và làng nghề, phố nghề truyền thống, Hà Nội có đầy đủ điều kiện và tiềm năng để phát triển sản phẩm lưu niệm Hiện nay, tại Hà Nội có các dãy phố chuyên bán sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch như Hàng Gai, Hàng Bè, Mã Mây, Hàng Trống, Nhà Thờ… với nhiều sản phẩm lưu niệm như tranh thêu, hàng khảm trai, sơn mài, gốm sứ
và các sản phẩm được sản xuất từ tơ lụa Tuy nhiên, Hà Nội thiếu những sản phẩm lưu
Trang 11Với những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn
đóng góp một phần cho sự phát triển du lịch thủ đô nói riêng và ngành Du lịch cả nước nói chung
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về sản phẩm lưu niệm, vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch
Xác định được nhu cầu về sản phẩm lưu niệm của khách du lịch
Đánh giá được thực trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm lưu niệm của Hà Nội Từ đó phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm lưu niệm phục
Trang 128
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự phát triển các sản phẩm lưu niệm của
Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội phục vụ khách du lịch (gồm khách quốc tế đến và khách nội địa) Trong khuôn khổ luận văn, tác giả khai thác khái niệm “sản phẩm lưu niệm” du lịch dưới khía cạnh là một đồ vật cụ thể có chức năng đáp ứng thị hiếu cảm nhận có mục đích lâu dài của người mua hoặc người được biếu/tặng, được giữ lại để làm kỷ niệm Do đó, tác giả không nghiên cứu các sản phẩm ẩm thực
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch tại thành phố Hà Nội
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển sản phẩm lưu niệm ở Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hệ thống các sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà Nội
Đề xuất những định hướng, giải pháp phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về sản phẩm lưu niệm du lịch
Khảo sát thực trạng hệ thống các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội đang phục vụ khách du lịch
Đánh giá về hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
Trang 135.1 Nghiên cứu tại nước ngoài
Từ lâu trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm phục
vụ khách du lịch Có thể kể đến một số sách như “Souvenirs: The Material Culture of Tourism” do Michael Hitchcock và Ken Teague biên soạn, xuất bản ngày 01/8/2000,
đã đề cập đến sản phẩm lưu niệm như sản phẩm văn hoá vật thể của du lịch, bên cạnh
đó tác giả đã nêu ra những thực trạng của việc sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm lưu niệm trong thời kỳ hậu công nghiệp Cuốn “Shopping tourism, retailing and leisure” của tác giả Dallen J.Timothy xuất bản ngày 01/01/2005 chủ yếu nêu lên các vấn đề về du lịch kết hợp với mua sắm “Tourism and souvenirs glocal perspectives from the margins” do Jenny Cave, Lee Jolliffe và Tom Baum biên soạn, phát hành
ngày 08/7/2013 đã miêu tả, phân tích sản phẩm lưu niệm như những biểu tượng văn hoá của địa phương, của quốc gia; và nghiên cứu trường hợp về việc người tiêu dùng
và nhà cung cấp sử dụng quà lưu niệm tác động đến sự phát triển du lịch bền vững
“Tourism Arts and Souvenirs:the material culture of tourism” của tác giả David
L.Hume, xuất bản 04/9/2013 đã xem xét mối quan hệ giữa nghệ thuật và du lịch thông qua việc nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể của du lịch, đó là: nghệ thuật du lịch và sản phẩm lưu niệm Tác giả đã bàn về vấn đề làm thế nào để thiết kế các sản phẩm lưu niệm đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng đến
Trang 1410
đặc tính của sản phẩm lưu niệm; cũng như cách thức các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm lưu niệm giá trị và tiêu thụ sản phẩm
Bên cạnh đó còn có các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu như: tạp chí Journal
of Vacation Marketing với các bài “Shopping as a destination attraction: An empirical examination of the role of shopping in tourists’s destination choice and experience” trên số 10 phát hành 01/10/2004, “Souvenirs: What and why we buy” trên số 50 phát hành 01/5/2011…; Tạp chí Annals of Tourism Research với các bài viết “The Israeli souvenir” số 20 phát hành năm 1993, “Souvenir-purchase behavior of women tourists”
số 22 phát hành năm 2005; Annals of the University of Petrosani, Economics, 13(1),
2013, p.15-34, “Souvenirs – Factor Influencing the Tourism Activity”… Các bài nghiên cứu như: khóa luận tốt nghiệp đại học “Souvenir purchase patterns of domestic tourists
- case study of Takayama city, Japan” của Miki Nomura trường Đại học Stout tháng 4/2002; dự án nghiên cứu “Direct Marketing of Crafts and Souvenirs to Vladimir Visitors” của nhóm dự án Vladimir gồm các thành viên Kyungrok Do, Pei-
Wisconsin-Chun Hsieh, Amy Komorowskki, Kelly Martin, Xiaofan Qiu, Melissa Rimdzius,
Marianna Strzelecka, Kathryn Wade và Gongmei Yu; luận văn tốt nghiệp cao học “An Investigation on Influencing Factors on Tourists Shopping – Attitude of Iranian Handmade Carpet in Isfahan” của Marzieh Yazdani trường Đại học Công nghệ Lulea
năm 2008… Ngoài ra còn có các báo cáo như: Báo cáo về Hội thảo Quốc tế về Du lịch
và nghề thủ công diễn ra 13-15/5/2006 tại Tehran (Cộng hòa Hồi giáo Iran) “Tourism and Handicraft: A Report on the International Conference on Tourism and Handicraft” của Tổ chức Du lịch thế giới phát hành năm 2008; Báo cáo kỹ thuật “Inclusive Tourism: Linking the Handicraft Sector to Tourism Market” của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) phát hành năm 2010; báo cáo toàn cầu về du lịch mua sắm “Global Report on Shopping Tourism” của Tổ chức Du lịch thế giới năm 2014…
Các bài viết, công trình nghiên cứu nước ngoài đã góp phần xây dựng một hệ thống lý thuyết cơ bản về sản phẩm lưu niệm Trong đó, các tài liệu chủ yếu đề cập đến
Trang 1511
khái niệm, quan niệm về sản phẩm lưu niệm, những vai trò, giá trị, ảnh hưởng của sản phẩm lưu niệm đối với phát triển du lịch, và các vấn đề về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lưu niệm Ngoài ra, một số công trình đã tiến hành nghiên cứu về thị trường sản phẩm lưu niệm tại những khu vực cụ thể, khảo sát ý kiến, đánh giá của khách du lịch và nghiên cứu về mô hình kinh doanh sản phẩm lưu niệm tại khu vực nghiên cứu
5.2 Nghiên cứu tại Việt Nam
Một số ấn phẩm sách chuyên sâu về các vấn đề khôi phục, phát triển làng nghề
truyền thống như “Nghề cổ nước Việt” của tác giả Vũ Từ Trang, NXB Văn hóa dân tộc
năm 2001 Cuốn sách giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của các nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam như nghề gốm, nghề rèn, nghề đúc đồng, nghề chạm
bạc, chạm vàng Cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tác giả Bùi
Văn Vượng, NXB Văn hóa năm 2001 đã giới thiệu về 16 làng nghề thủ công truyền
thống của Việt Nam Hay cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” của tác giả Phạm
Côn Sơn, NXB Văn hóa Dân tộc năm 2008 cũng đã đề cập đến thông tin và hình ảnh
về các nghề và làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu trên toàn quốc như nghề dệt lua, nghề sơn mài, nghề thêu, làng chạm bạc Đồng Xuân, làng mộc Kim Bồng, làng Guốc Thới Thuận
Một số đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về đề tài sản
phẩm lưu niệm như: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm phục vụ khách du lịch ở Hạ Long”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Du lịch, Trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, của Nguyễn Thị Mai Phương
năm 2013; “Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng”,
luận văn thạc sĩ ngành Văn hoá Du lịch, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng của Phạm
Thị Thanh Thuỷ, đề tài thực hiện năm 2012; “Sản phẩm lưu niệm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp ngành Bảo tàng học, Khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội của Phan Võ Diệu An năm 2012; “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh”, khoá luận tốt nghiệp
Trang 1612
khoa Du lịch, Trường Đại học Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh của Châu Thị
Phượng, năm 2010; “Sản phẩm lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh”, khoá luận tốt
nghiệp khoa Bảo tàng, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, của Nguyễn Thị Thuý Hằng năm 2010… Các đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu về thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm tại những địa phương nghiên cứu cụ thể
Bên cạnh đó, còn có một số bài viết như: “Vai trò của cửa hàng lưu niệm trong bảo tàng” của Vũ Mạnh Hà trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4/2004; “Một số vấn
đề phát triển cửa hàng lưu niệm của bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” trong tập II cuốn
“Từ dân tộc học đến bảo tàng Dân tộc học con đường học tập và nghiên cứu” của
Nguyễn Văn Huy năm 2005
Đặc biệt, đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng thực tiễn sản phẩm lưu
niệm như: đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Bình Thuận phục vụ du lịch” do trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận thực hiện, và TS Phạm
Thị Minh Hạnh làm chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm thu Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 1/2015 và ngày 17/4/2015 đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức nghiệm thu Đề tài đã đưa ra 45 mẫu sản phẩm mới được thiết kế công phu, tinh xảo cùng với quy trình sản xuất thử nghiệm, và mở ra một hướng đi đầy triển vọng cho sản xuất sản phẩm lưu niệm nhằm phát triển du lịch Bình
Thuận Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa Đất Tổ từ hệ thống biểu tượng truyền thuyết Hùng Vương phục vụ phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng” do Trường Đại học Hùng Vương chủ trì thực hiện, chủ
nhiệm đề tài là TS Phạm Tuấn Anh - Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được nghiệm thu vào ngày 01/4/2015 tại Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Phú Thọ
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết về sự hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Việt
Nam và các địa phương tại Việt Nam như: “Hà Giang gặp khó trong phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách”; “Phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch Đà
Trang 17du lịch ý nghĩa Tuy nhiên, trên thực tế, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội còn tồn tại một
số vấn đề như thiếu tính đặc trưng, độc đáo; mẫu mã đơn điệu, nhàm chán; chất lượng sản phẩm chưa thực sự thỏa mãn khách du lịch Do đó, nghiên cứu phát triển sản phẩm lưu niệm mang tính đặc trưng, đặc thù và độc đáo của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch là rất cần thiết, nhằm góp phần cải thiện, phát triển hệ thống sản phẩm lưu niệm của Hà Nội để có thể kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch, tăng nguồn thu cho du lịch Hà Nội và quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội thông qua sản phẩm lưu niệm
Hy vọng rằng, với những đánh giá về chất lượng và thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu
niệm của Hà Nội, luận văn “Phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch” sẽ trở thành một tài liệu có giá trị và góp phần làm phong phú hơn
nguồn tài liệu về đề tài sản phẩm lưu niệm
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống, phân loại và chọn lọc xử lý thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn thông qua tài liệu sách báo, các trang web, báo cáo; trên cơ sở đó hệ thống hóa các vấn đề lý luận và tổng hợp các số liệu thứ cấp phục vụ cho việc hoàn thành nội dung chương 1 và chương 2
6.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Để nắm bắt được khả năng tiêu thụ sản phẩm lưu niệm, thị hiếu của khách du lịch cũng như đánh giá về chất lượng, số lượng, chủng loại của hệ thống sản phẩm lưu
Trang 1814
niệm hiện nay của Hà Nội và các vấn đề liên quan, tác giả đã thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng hỏi khảo sát khách du lịch đến Hà Nội và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Hà Nội
Điều tra khảo sát khách du lịch được tiến hành bằng cách phát bảng hỏi trực tiếp cho khách du lịch tại một số điểm du lịch của Hà Nội như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Hoàng Thành Thăng Long… Và khảo sát đánh giá của doanh nghiệp được tiến hành tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm, khách sạn, doanh nghiệp du lịch, cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Hà Nội
Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015 do đây là khoảng thời gian trong mùa cao điểm của du lịch Hà Nội Khoảng từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là mùa du lịch inbound - đón khách quốc tế vào Việt Nam và mùa cao điểm du lịch nội địa là khoảng tháng 1 - tháng 3 (du lịch lễ hội) và tháng 5 - tháng 8 (du lịch hè)
Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên với kích thước mẫu: 500 khách du lịch (trong đó 250 khách quốc tế và 250 khách nội địa), và 150 doanh nghiệp (trong đó 60 doanh nghiệp du lịch, 60 cơ sở kinh doanh sản phẩm lưu niệm và 30 khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Nội)
Bảng hỏi thu về được kiểm tra để loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lý trước khi xử lý và phân tích dữ liệu Theo đó, thu được 468 mẫu hợp lệ/500 mẫu phát cho khách du lịch, và 150 mẫu hợp lệ/150 mẫu phát cho doanh nghiệp
6.3 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống
Tiếp cận các mặt hàng sản phẩm lưu niệm, từ đó phân loại và hệ thống hóa các sản phẩm một cách hợp lí Trên cơ sở đó nắm bắt được thực trạng về hệ thống các sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, phân tích tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội để hệ thống những sản phẩm thế mạnh cần quan tâm phát triển thành sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Hà Nội Từ việc phân tích những điểm mạnh và hạn
Trang 1915
chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội có thể hệ thống những giải pháp khả thi thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội nhằm phục vụ khách du lịch
6.4 Công cụ để phân tích thống kê
Sử dụng một số công cụ thống kê như phiếu kiểm tra, bảng biểu, đồ thị, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Thống kê, thu thập dữ liệu về sản phẩm lưu niệm của Hà Nội thông qua bảng số liệu và bảng kiểm tra, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, phân tích kết quả thu được, từ đó phân tích thực trạng phát triển sản phẩm lưu niệm của Hà Nội và nguyên nhân gây ra những hạn chế của sản phẩm lưu niệm của Hà Nội
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm lưu niệm
Chương 2: Thực trạng về phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ khách du lịch tại Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch của Hà Nội
Trang 20
16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LƯU NIỆM 1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm du lịch
Cho đến nay tại Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có khái niệm thống nhất
về du lịch Ở mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh và mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau có cách hiểu khác nhau về du lịch Như năm 1991, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhận định rằng: “Du lịch là một khái niệm có thể được giải thích khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh” [55]
Thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với
ý nghĩa là “đi một vòng” Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch có nguồn gốc tiếng Hán, mang nghĩa là chu du các nơi Như vậy, xét về mặt ngôn ngữ, có thể nói trong các thứ tiếng du lịch đều được hiểu là di chuyển đến một vùng đất lạ sau đó trở về
Theo Liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống ” [59]
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” [45]
Các học giả người Mỹ Mathieson and Wall (1982) cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những nơi khác với nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động diễn ra trong quá trình lưu lại nơi đến và cơ sở vật chất được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của họ” [49]
Còn Macintosh và Goeldner (1986) định nghĩa du lịch là “Tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tương tác của khách du lịch, nhà kinh doanh
Trang 21Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) (1995), du lịch là “hoạt động về chuyến
đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người không quá 1 năm liên tục và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến” [54] Như vậy, theo khái niệm của WTO thì có 3 tiêu chí để xác định một chuyến du lịch, đó là: (1) có sự dịch chuyển bên ngoài môi trường sống thường xuyên; (2) mục đích của chuyến du lịch; và (3) thời gian thực hiện du lịch
Sau đó, khái niệm về du lịch của WTO đã được mở rộng hơn, theo đó, “Du lịch còn xem xét đến cả sự tiêu dùng của khách du lịch, các đơn vị sản xuất cung cấp hàng hóa và dịch vụ đặc biệt cho khách du lịch, hoặc thậm chí đến một tập hợp các đơn vị pháp lý của khu vực địa lý có liên quan trong một cách này hay cách khác với khách du lịch” [62]
Trong Luật Du lịch Việt Nam (27/06/2005), du lịch được định nghĩa là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Qua đó, trong phạm vi luận văn này, có thể rút ra rằng: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch Trong đó:
Trang 2218
Đối với khách du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú ngoài môi trường sống thường xuyên để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu khác về vật chất và tinh thần
Đối với doanh nghiệp du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch và đạt được mục đích thu lợi nhuận
Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong hành trình và lưu trú,
là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân địa phương
Đối với cộng đồng địa phương: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nền văn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương, vừa có cơ hội việc làm, phát huy các nghề truyền thống, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng địa phương như về môi trường, trật tự an ninh xã hội
1.1.2 Khái niệm khách du lịch
Cũng như du lịch, có nhiều cách định nghĩa về khách du lịch Năm 1991, trong Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Ottawa, Tổ chức Du lịch thế giới và Hội đồng thống kê của Liên Hợp Quốc đã thông qua khái niệm về khách du lịch: “Khách du lịch
là người thực hiện hành trình và lưu trú ở bên ngoài lãnh thổ nơi cư trú thường xuyên trong thời hạn không quá 12 tháng nhằm bất kỳ mục đích nào ngoại trừ việc thực hiện hoạt động kiếm thu nhập tại nơi đến” Khái niệm này chỉ ra tiêu chí cụ thể của người được coi là khách du lịch về giới hạn thời gian, mục đích và không gian Đồng thời, cuộc họp này cũng đã thông qua một số khái niệm làm cơ sở cho việc thống kê du lịch, trong đó có khái niệm khách du lịch quốc tế đến: Khách du lịch quốc tế đến gồm những người từ nước ngoài đến du lịch tại một quốc gia
Trang 2319
Việt Nam không đưa ra tiêu chí giới hạn khoảng thời gian lưu trú mà chỉ quan tâm đến mục đích của hoạt động khi quy định trong Điều 4 chương I Luật Du lịch (2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” Và Điều 34 Chương V quy định: “Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”
1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch
Để đưa ra khái niệm về sản phẩm du lịch, trước hết cần phải làm rõ khái niệm sản phẩm Về bản chất thì khái niệm sản phẩm hình thành ngay từ giai đoạn đầu của sự tiến hóa của loài người, gắn liền với sự trao đổi sản phẩm
Theo C Mác: “Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người Trong nền kinh tế thị trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận” [39]
Theo ISO 9000:2000: “Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình” Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ) [10]
Cũng như sản phẩm, hiện chưa có khái niệm thống nhất về sản phẩm du lịch Theo từ điển du lịch của Đức: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng” [31]
Sản phẩm du lịch được Koutoulas hiểu là: “Các sản phẩm du lịch được định nghĩa là tổng thể của các yếu tố hữu hình và vô hình phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng cho phép khách du lịch một mặt có thể tham gia vào một hoạt động cụ thể tại một
Trang 24Trong Điều 4 chương I Luật Du lịch Việt Nam (2005) giải thích: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”
Cũng như với khái niệm “Du lịch”, dưới mỗi góc độ khác nhau sẽ có khái niệm khác nhau về “Sản phẩm du lịch”
Đối với người kinh doanh dịch vụ du lịch: Sản phẩm du lịch là toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng để thoả mãn nhu cầu du lịch
Đối với khách du lịch: Sản phẩm du lịch là toàn bộ quá trình trọn vẹn, trong đó khách du lịch bỏ thời gian, công sức và tiền bạc cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần
Qua các khái niệm trên, có thể thấy sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ nguồn nhân lực du lịch
1.1.4 Khái niệm sản phẩm lưu niệm
Từ lâu, sản phẩm lưu niệm đã gắn liền với hoạt động du lịch bởi khách du lịch luôn có nhu cầu lưu giữ kỷ niệm về những nơi mình đến hay làm quà tặng cho bạn bè, người thân… Tự thân tên gọi “sản phẩm lưu niệm” đã khái quát được định nghĩa: là sản phẩm hay đồ vật dùng để lưu giữ kỉ niệm Lưu là giữ, là để nhớ và do đó gợi lại, nhắc lại trong tâm trí của người sở hữu về những kỷ niệm mà họ đã có, đã trải qua Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1995 của Trung tâm từ điển học và từ điển Tiếng Việt
Trang 25Như vậy, mở rộng nội hàm ở khía cạnh giá trị sử dụng, sản phẩm lưu niệm có thể mang tặng, cũng có thể để trưng bày và đặc biệt, có thể đem bán Khi đem bán, sản phẩm lưu niệm trở thành hàng hóa Và dưới góc độ ngành du lịch, sản phẩm lưu niệm được coi là một loại hàng hóa đặc biệt được tạo ra nhằm thu hút sự chú ý và tiêu dùng của khách du lịch Sản phẩm lưu niệm thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất mang đặc tính văn hóa của địa phương, khu vực hoặc quốc gia [2]
Khi nhắc đến khái niệm “sản phẩm lưu niệm” có nhiều người thường đánh đồng với khái niệm “sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau Sản phẩm thủ công là những mặt hàng thuộc ngành nghề truyền thống, được tạo
ra bởi những thủ công có tay nghề cao, được truyền từ đời này sang đời khác Khác với sản phẩm lưu niệm, trước hết sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một hàng tiêu dùng có thể phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày Tuy nhiên sản phẩm thủ công mỹ nghệ nó đại diện cho văn hóa truyền thống nên được người sử dụng cất giữ, làm quà tặng, và khi đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính chất lưu niệm sẽ trở thành sản phẩm lưu niệm Còn sản phẩm lưu niệm là những sản phẩm thường không sử dụng trong đời thường mà để trưng bày, tặng cho, ngoài ra cũng có các sản phẩm khác vừa có thể tặng cho vừa để sử dụng giống như sản phẩm mỹ nghệ
Có một khái niệm khác thường được nhắc đến cùng với “sản phẩm lưu niệm” đó
là “quà tặng du lịch” Quà tặng du lịch cũng có thể được gọi là sản phẩm lưu niệm nếu quà đó được mua ở dạng sản phẩm hàng hóa vật chất trưng bày, có chức năng đáp ứng các thị hiếu cảm nhận/thưởng thức có mục đích lâu dài của người mua hoặc người
Trang 2622
được biếu/tặng [2] Cả sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch đều là những sản phẩm hàng hóa mang đậm dấu ấn văn hóa, đặc trưng cho điểm đến trong chuyến đi của khách du lịch Quà tặng du lịch bao gồm các đồ vật để làm kỷ niệm và nhóm các sản phẩm thực phẩm
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng khái niệm “sản phẩm lưu niệm” du lịch dưới khía cạnh là một đồ vật cụ thể, được giữ lại để làm kỷ niệm về một chuyến đi của khách du lịch Các đồ vật này có thể mang tặng, cho, trưng bày, hay cất giữ (từ góc
độ người đi du lịch), và là một loại hàng hóa đặc biệt (từ góc độ người bán) được bày bán chủ yếu ở các điểm du lịch
Như vậy, trong luận văn, khái niệm sản phẩm lưu niệm được hiểu là vật mà phản ánh được phần nào đặc trưng văn hóa của điểm đến, có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục, được người ta mua, nhận như quà tặng và giữ để gợi nhớ tới một người, một địa điểm hoặc một sự kiện nào đó Cụ thể hơn, trong khuôn khổ luận văn chỉ xét đến những sản phẩm lưu niệm của Hà Nội, nghĩa là những sản phẩm lưu niệm được sản xuất, bày bán tại Hà Nội, mang những nét đặc trưng, độc đáo, chứa đựng tinh hoa văn hóa của Hà Nội
Trong phạm vi luận văn này, sản phẩm lưu niệm của Hà Nội được hiểu là sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của Hà Nội, được sản xuất tại Hà Nội dựa trên những tài nguyên, thế mạnh của Hà Nội
1.1.5 Khái niệm phát triển
Khái niệm “phát triển” là một khái niệm còn khá mới, theo một số nhà khoa học
xã hội thì khái niệm này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX; cụ thể là những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Từ “phát triển” ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống Mỹ Wilson, và trong các tài liệu của Hội Quốc Liên (sau này là Liên Hợp Quốc) năm 1919, khái niệm “phát triển” được sử dụng đi đôi với khái niệm “không phát triển”, “chậm phát triển” [28]
Trang 2723
Một số nhà khoa học xã hội khác của phương Tây lại có ý kiến cho rằng khái niệm “phát triển” bắt nguồn từ thuyết tiến hóa của Darwin, gắn với khái niệm tiến bộ được Condorcet nêu lên
Hiện nay, khái niệm về “phát triển” vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới
Quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần
về lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật Nếu có sự thay đổi về chất thì cũng chỉ diễn ra theo vòng tròn khép kín, không có sự ra đời cái mới Còn theo triết học duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học chỉ khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật [5, tr 109]
Theo Todaro - một nhà kinh tế học người Mỹ, “Phát triển không hoàn toàn là một hiện tượng kinh tế mà là một quá trình đa chiều liên quan đến việc tổ chức lại và định hướng lại toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội và phát triển là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người” [52]
Một định nghĩa “sự phát triển” của Dudley Seers được chấp nhận rộng rãi Theo
đó, “Phát triển xảy ra với: việc giảm và xóa đói giảm nghèo, bất bình đẳng và tình trạng thất nghiệp trong một nền kinh tế đang phát triển” [57]
Tại Việt Nam, khái niệm “Phát triển” của TS Vũ Đình Thanh được coi là một những định nghĩa khá toàn diện: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược
và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ” [28]
Trang 2824
Hiện nay, khái niệm “phát triển” không tồn tại như một khái niệm độc lập mà thường gắn với các nội dung, các lĩnh vực như: Phát triển kinh tế, Phát triển xã hội, Phát triển con người, Phát triển bền vững…
Từ đó, có thể hiểu “phát triển sản phẩm lưu niệm” là một quá trình có thể liên quan đến việc sửa đổi, cải thiện một sản phẩm lưu niệm hiện có hoặc trình bày, thiết
kế, xây dựng, sáng tạo một sản phẩm lưu niệm hoàn toàn mới có những ưu điểm vượt trội so với sản phẩm lưu niệm cũ, nhằm đáp ứng được tối đa những nhu cầu của khách
du lịch cũng như những mục tiêu mà các nhà kinh doanh du lịch đặt ra
1.2 Đặc điểm và phân loại sản phẩm lưu niệm
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm lưu niệm
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm thường mang tính đặc trưng, dấu ấn văn hóa và tinh thần của một địa phương, một dân tộc Ví dụ như mô hình tháp Eiffel của Pháp,
tượng nữ thần tự do của Mỹ, búp bê Matryoshka của Nga, thần Ganesha của Ấn Độ, chú mèo Maneki Neko của Nhật Bản, sản phẩm trống trong bộ nhạc cụ gõ truyền thống hay búp bê mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc, những bức tượng phật thu nhỏ được chế tác tinh xảo của Myanmar, tòa tháp đôi Petronas biểu tượng du lịch của Malaysia, ngôi đền tháp Angkor Wat của Campuchia, các sản phẩm có hình ảnh voi của Thái Lan, hình ảnh sư tử của Singapore Hay những sản phẩm mang đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam như áo dài, áo bà ba, nón lá, chùa Một Cột, lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh Sản phẩm lưu niệm thể hiện nét đẹp, nét riêng về thiên nhiên, con người, về tôn giáo, tín ngưỡng, về lịch sử, văn hoá của mỗi vùng miền Vì thế, mỗi sản phẩm lưu niệm được coi là một tác phẩm nghệ thuật, mang đậm tinh hoa của dân tộc, địa phương
Thứ hai, sản phẩm lưu niệm, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo phong cách truyền thống, gắn liền với các làng nghề, phố nghề Các sản
phẩm này được làm ra với quy trình, kỹ thuật sản xuất thủ công, thường mất nhiều thời gian, công sức, và hầu hết được truyền lại từ đời này sang đời khác, vì thế mang tính
Trang 2925
truyền thống, dân tộc cao Tại Việt Nam, có những sản phẩm lưu niệm đã gắn liền với tên tuổi của các làng nghề nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông, đá mỹ nghệ Non nước Đà Nẵng, tranh Đông Hồ…
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm phong phú về chủng loại và đa dạng về mẫu mã, chất liệu Các sản phẩm lưu niệm có thể được thiết kế đơn giản như chiếc nón lá, chiếc
vòng từ vỏ sò, ốc biển đến phức tạp như các sản phẩm tranh thêu, tranh khảm trai, gốm
sứ được làm công phu; chất liệu sản phẩm từ rẻ như mây, tre, lá, các loại vỏ thuỷ hải sản đến đắt như lụa, sợi, da cao cấp, hay vàng, bạc, đá quý Sản phẩm lưu niệm là tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân, mang tính sáng tạo chứ không dập khuôn theo mẫu nhất định nào
Thứ tư, sản phẩm lưu niệm thường nhỏ gọn, tiện lợi, dễ mang theo Khách du
lịch thường đi tham quan nhiều địa điểm, di chuyển nhiều nơi, và mỗi nơi, họ đều muốn mua một hoặc nhiều sản phẩm lưu niệm để tặng bạn bè, người thân, hoặc giữ làm kỷ niệm.Vì thế, sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch thường được thiết kế nhỏ, gọn, chắc chắn, đảm bảo, an toàn, để không gây bất tiện cho khách du lịch trong quá trình di chuyển
Thứ năm, sản phẩm lưu niệm được bày bán ở nhiều địa điểm, nhiều nơi khác nhau Khách du lịch có thể dễ dàng mua sản phẩm lưu niệm tại các điểm du lịch, khách
sạn, tại sân bay, bến tàu, nhà ga, hay tại chợ, siêu thị… Do đó, sản phẩm lưu niệm có nhiều cơ hội được giới thiệu và tiếp cận với khách du lịch
1.2.2 Phân loại sản phẩm lưu niệm
Có thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo nhiều tiêu chí khác nhau Theo ý kiến của tác giả, sản phẩm lưu niệm có thể được chia thành các tiêu chí như nguyên liệu sản phẩm, mục đích sử dụng và cách thức sản xuất
1.2.2.1 Căn cứ vào nguyên liệu sản phẩm
Đây là cách phân loại phổ biến nhất Nguyên liệu làm sản phẩm lưu niệm khá đa dạng, trong đó bao gồm các nhóm sau:
Trang 3026
Sản phẩm lưu niệm làm từ gỗ: tượng gỗ, tranh gỗ, phù điêu, các loại vòng bằng
hạt gỗ, các mô hình bằng gỗ mô phỏng các điểm di tích, danh lam thắng cảnh, các sản phẩm gia dụng như hộp đựng trang sức, đĩa, hộp đựng đũa, giá rượu, hộp đựng giấy ăn, hộp đựng card, gạt tàn, lược, guốc… Phần lớn các sản phẩm được khảm trai hoặc sơn mài
Sản phẩm lưu niệm làm từ mây, tre, lá, cói, cỏ tế: giỏ xách, túi xách, khay, đĩa,
bát, giỏ hoa, bình hoa, các loại tranh tre, mô hình bằng tăm, nón lá…
Sản phẩm lưu niệm làm từ đá, gốm, sứ, thuỷ tinh, pha lê: vòng đá, tượng các
con vật, lọ bằng gốm, sứ, cúp, kỷ niệm chương in tên, hình ảnh điểm du lịch…
Sản phẩm lưu niệm làm từ vải, lụa, sợi: áo dài, áo bà ba, vải lụa, khăn quàng,
mũ, tranh thêu, khăn trải bàn, vỏ gối thêu, đèn lồng, hoa lụa…
Sản phẩm lưu niệm làm từ da: ví, túi xách, thắt lưng
Sản phẩm lưu niệm làm từ giấy: sản phẩm tranh vẽ trên các loại giấy, bưu ảnh,
tạp chí, sách, báo, truyện, lọ hoa, hộp cắm bút…
Sản phẩm lưu niệm làm từ kim loại: các sản phẩm làm từ vàng, bạc, kim cương
như nhẫn, vòng tay, dây chuyền, các biểu tượng 12 con giáp…
1.2.2.2 Căn cứ vào công dụng
Có thể phân loại sản phẩm lưu niệm theo những công dụng khác nhau:
Sản phẩm để trưng bày và trang trí: các sản phẩm treo tường và trưng bày trên
bàn, kệ, tủ như các loại tranh, đồng hồ, quạt giấy, lọ hoa, sản phẩm đá mỹ nghệ, gốm sứ…
Sản phẩm gia dụng: chén, bát, đĩa, khay, đũa, khăn trải bàn, vỏ gối…
Sản phẩm may mặc: áo dài, váy, áo, các sản phẩm quần áo bằng tơ lụa…
Sản phẩm phụ kiện: khăn quàng, túi xách, ví, mũ, thắt lưng, trang sức (dây
chuyền, vòng tay, khuyên tai, nhẫn…), móc chìa khóa, bấm móng tay…
Sản phẩm sưu tầm: bưu ảnh, sách, truyện, đĩa CD, DVD, tem…
1.2.2.3 Căn cứ vào cách thức sản xuất
Trang 3127
Căn cứ vào cách thức sản xuất, có thể phân loại sản phẩm lưu niệm như sau: sản phẩm thủ công do bàn tay con người làm ra từ những công đoạn đầu đến khi hoàn thành sản phẩm và sản phẩm có sử dụng công nghệ
1.3 Vai trò và giá trị của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch
1.3.1 Vai trò của sản phẩm lưu niệm trong phát triển du lịch
Thứ nhất, sản phẩm lưu niệm góp phần làm nên thành công trọn vẹn của một chuyến du lịch Sản phẩm lưu niệm có một vai trò quan trọng trong mỗi chuyến đi của
khách du lịch, đó là vật lưu giữ kỷ niệm giúp gợi nhớ khách du lịch về điểm đến, kỷ niệm và trải nghiệm trong chuyến du lịch Một chuyến du lịch dù kéo dài bao lâu, nhưng cũng sẽ dần bị quên lãng theo thời gian Vì thế, nhờ có những sản phẩm lưu niệm mà mỗi chuyến du lịch trở nên ý nghĩa sâu sắc hơn, và luôn sống trong tiềm thức của khách du lịch
Thứ hai, sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, kích thích nhu cầu mua sắm của khách du lịch Trong chuyến đi,
khách du lịch thường thích mang về sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng miền để lưu giữ kỷ niệm về chuyến đi, làm quà tặng cho bạn bè, người thân Vì thế du lịch kết hợp mua sắm, trong đó có mua sản phẩm lưu niệm tạo sức hút lớn đối với khách du lịch, góp phần làm gia tăng lượng khách du lịch, cũng như nâng cao doanh thu của ngành du lịch Nếu không có những chương trình du lịch kết hợp mua sắm mà chỉ đơn thuần là những hoạt động tham quan, trải nghiệm một cách dàn trải thì chuyến đi sẽ trở nên đơn điệu, không có sức hấp dẫn
Thứ ba, sản phẩm lưu niệm là phương tiện để quảng bá cho một điểm, một địa phương, một trung tâm du lịch, một vùng du lịch hay một quốc gia Sản phẩm lưu niệm
thể hiện những nét văn hoá, truyền thống giàu bản sắc của dân tộc, do đó khi sản phẩm lưu niệm đến tay khách du lịch, hay được du khách trao tặng cho người thân, bạn bè thì
đó là một hình thức quảng bá du lịch một cách gián tiếp, giới thiệu hình ảnh và văn hóa
Trang 32làng nghề truyền thống với những giá trị văn hóa hàm chứa bên trong sẽ là điểm du lịch lý tưởng đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và mua sắm, bên cạnh đó khách du lịch còn được trải nghiệm trực tiếp làm ra các sản phẩm lưu niệm Vì thế, sản phẩm lưu niệm góp phần thúc đẩy phát triển các làng nghề truyền thống và theo đó phát triển loại hình du lịch làng nghề truyền thống
Thứ năm, sản phẩm lưu niệm đóng góp cho việc phát triển du lịch bền vững của điểm đến Sản phẩm lưu niệm đáp ứng được nhu cầu thị trường, giúp bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc, gìn giữ các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt giúp tận dụng khai thác những nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, thậm chí phế liệu, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường Vì thế có thể nói, sản phẩm lưu niệm có vai trò không nhỏ đưa ngành du lịch phát triển một cách bền vững
Từ những điều trên có thể thấy rằng phát triển sản phẩm lưu niệm mang đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền là việc đầu tư lâu dài cho phát triển du lịch, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho ngành Du lịch
1.3.2 Giá trị của sản phẩm lưu niệm
1.3.2.1 Giá trị về kinh tế - xã hội
Thứ nhất, phát triển sản phẩm lưu niệm giúp mang lại thu nhập cho người dân địa phương Làng nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một nét đặc trưng, mang đậm
dấu ấn văn hoá của Việt Nam Mặc dù, hiện nay nhiều làng nghề truyền thống đã bị mai một, nhưng theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nước ta có hơn 1.600 làng nghề được công nhận và khoảng 3.200 làng có nghề, tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động, mang lại nguồn thu nhập cho người lao động Chỉ riêng ở Hà Nội đã có
Trang 3329
khoảng 1.350 làng nghề trong số đó có khoảng 200 làng nghề truyền thống Các làng nghề đang thu hút gần 12.000 lao động, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn lúc nông nhàn [27] Các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, đặc biệt còn giải quyết được vấn đề việc làm cho một bộ phận người khuyết tật, qua đó tăng nguồn thu nhập, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động
Có thể thấy phát triển sản phẩm lưu niệm, đặc biệt sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động địa phương, mà còn giúp người lao động nâng cao chất lượng đời sống, làm thay đổi diện mạo nông thôn
Thứ hai, sản phẩm lưu niệm mang lại một nguồn thu không nhỏ, góp phần làm tăng giá trị thặng dư cho ngành du lịch, và đóng góp vào nền kinh tế đất nước Trong
kinh doanh du lịch, doanh thu từ dịch vụ bổ sung thường khá cao, thậm chí cao hơn các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống, vận chuyển (tỷ lệ trung bình là 3/2) Trong dịch
vụ bổ sung không thể không kể đến đóng góp của sản phẩm lưu niệm (chiếm khoảng 1/3-2/3) [20, tr 32] Sản phẩm lưu niệm đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ của nước ta đạt từ 1,5 - 1,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu được đóng góp từ các làng nghề truyền thống Qua đó, có thể thấy giá trị kinh tế của sản phẩm lưu niệm đối với ngành du lịch cũng như nền kinh tế của đất nước
1.3.2.2 Giá trị văn hóa
Sản phẩm lưu niệm thường được thiết kế dựa theo những mô phỏng về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, tái hiện lại những nét văn hoá truyền thống lâu đời Việc đưa những dấu ấn văn hóa đặc trưng vào các sản phẩm lưu niệm góp phần khẳng định bản sắc dân tộc, từ đó góp phần quảng bá hình ảnh, văn hoá của đất nước đến với thế giới, và thúc đẩy phát triển du lịch
Trang 3430
Sản phẩm lưu niệm là kết quả của óc sáng tạo, sự tài hoa, tỉ mỉ, khéo léo, vừa là trí tuệ, vừa là tình cảm gắn bó với đất nước, con người của những nghệ nhân làm ra các sản phẩm Vì thế, sản phẩm lưu niệm được coi như các tác phẩm nghệ thuật tinh tế, thể hiện được tài năng và tâm huyết của các nghệ nhân
Một trong những giá trị mà các sản phẩm lưu niệm mang lại đó là thông qua phát triển sản phẩm lưu niệm đã góp phần khôi phục, gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống
1.4 Chuỗi giá trị của sản phẩm lưu niệm
Mô hình chuỗi giá trị được chuyên gia hàng đầu về lý thuyết cạnh tranh Michael Porter mô tả và phổ biến đầu tiên vào năm 1985 [58, tr 117], trở thành cơ sở quan trọng trong nghiên cứu và triển khai các chiến lược kinh doanh Trên cơ sở chuỗi giá trị của Porter, A Poon đã phát triển chuỗi giá trị trong ngành du lịch và lữ hành Theo ông, chuỗi giá trị trong ngành du lịch và lữ hành được hình thành từ các hoạt động cơ bản và hoạt động hỗ trợ, những hoạt động tạo giá trị
Khái niệm “chuỗi giá trị” trong ngành du lịch được hiểu là mạng lưới tổ chức
du lịch nhằm cung cấp, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch đến khách du lịch Theo Tapper và Font thì chuỗi giá trị trong du lịch bao gồm các nhà cung cấp của tất cả các hàng hóa và dịch vụ nhằm phân phối các sản phẩm du lịch cho người tiêu dùng Theo Zhang thì chuỗi giá trị trong ngành du lịch là “chuỗi cung ứng du lịch, là một mạng lưới các tổ chức du lịch cung cấp các thành phần khác nhau của sản phẩm dịch vụ du lịch (các phương tiện dịch vụ lưu trú) nhằm mục đích phân phối và tiếp thị các sản phẩm du lịch đến khách lữ hành tại một điểm đến du lịch cụ thể, có liên quan đến nhiều người tham gia trong khu vực tư nhân và công cộng tại một phạm vi rộng” [63, tr 345-358] Kaukal et al (2000) cho rằng chuỗi giá trị du lịch tiêu biểu bao gồm 4 thành phần: Nhà cung cấp du lịch, nhà điều hành tiêu du lịch, đại lý du lịch và khách hàng Andersen, K V đã đưa ra mô hình chuỗi giá trị du lịch bao gồm: Khách du lịch Đại lý
lữ hành, các sản phẩm du lịch, điều hành tour và điểm đến (Hình 2.1)
Trang 3531
Đối với các hoạt động kinh doanh du lịch, phương pháp phân tích chuỗi giá trị được coi là một công cụ mô tả giúp kiểm soát được sự tương tác giữa những yếu tố khác nhau trong chuỗi Thông qua phân tích chuỗi giá trị, có thể xác định được những hoạt động chính trong phát triển sản phẩm du lịch và sự đóng góp của mỗi hoạt động vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển chung của ngành
Phát triển sản phẩm lưu niệm là một trong những nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Phân tích chuỗi giá trị trong phát triển sản phẩm lưu niệm giúp các nhà kinh doanh, sản xuất sản phẩm lưu niệm có thể đánh giá được tính hiệu quả, tính khả thi của sản phẩm lưu niệm, xác định được mức đóng góp cụ thể của từng thành phần tham gia chuỗi phát triển sản phẩm lưu niệm để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp, những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lưu niệm
Hình 2.1 Mô tả chuỗi giá trị ngành du lịch
(Nguồn: [38])
Chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm là một chuỗi các hoạt động liên quan bao gồm
từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào đến việc sản xuất, tiếp thị và cuối cùng đưa sản
Trang 3632
phẩm đến với người tiêu dùng Một chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm được xác định bởi
một sản phẩm lưu niệm cụ thể hay tập hợp các sản phẩm lưu niệm Đầu ra của chuỗi
giá trị trong sản xuất kinh doanh sản phẩm lưu niệm là các sản phẩm lưu niệm mang lại giá trị cho người mua, từ đó thu được lợi nhuận Mỗi thành phần trong chuỗi đều tạo ra
giá trị và cũng tạo ra chi phí
Để phân tích chuỗi giá trị trong phát triển sản phẩm lưu niệm có 3 cách sau: (1) Lập sơ đồ chuỗi giá trị; (2) Phân tích kinh tế; (3) Phân tích cơ hội và hạn chế [46, tr 7]
(1) Lập sơ đồ chuỗi giá trị: là một cách để có được cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về các mối quan hệ kinh doanh trong chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm Sơ đồ chuỗi giá trị cho thấy dòng chảy của các sản phẩm lưu niệm từ cung cấp đầu vào đến tiêu thụ
và làm thế nào để các thành phần trong chuỗi liên kết với nhau Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm bao gồm nhiều nhân tố, những nơi có liên quan đến bán hàng sản phẩm lưu niệm như: điểm du lịch, chợ, các cửa hàng lưu niệm, các trung tâm mua sắm, làng nghề, bảo tàng, sân bay, bến xe, ga đường sắt…
Sơ đồ cho thấy tất cả các hoạt động kinh doanh sản phẩm lưu niệm, các nhà cung cấp sản phẩm và cơ hội thị trường cho các nhà sản xuất hoặc các nhà kinh doanh sản phẩm lưu niệm Để có cái nhìn sâu hơn về sản phẩm lưu niệm trong chuỗi giá trị ngành du lịch thì việc lập sơ đồ chuỗi giá trị là rất cần thiết và hữu ích, cho thấy cách thức sản xuất sản phẩm lưu niệm và doanh nghiệp đã làm gì và cần làm gì để cung cấp cho thị trường du lịch
(2) Phân tích kinh tế: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm sẽ cho biết chi phí, giá trị gia tăng cũng như tổng lợi nhuận của mỗi thành phần và toàn chuỗi sản phẩm lưu niệm Tổng giá trị được tạo ra trong một chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm
là giá bán cuối cùng của sản phẩm lưu niệm nhân với số lượng bán ra
Đặc biệt, phân tích kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm lưu niệm còn xác định được những ảnh hưởng đến thu nhập của những người tạo ra sản phẩm lưu niệm thủ công
Trang 37- Nhu cầu cụ thể đối với một sản phẩm lưu niệm
- Những loại sản phẩm lưu niệm được khách du lịch đánh giá cao
- Tiêu chí của một sản phẩm lưu niệm chất lượng cao
- Những xu hướng phát triển sản phẩm lưu niệm tại địa phương
- Khả năng phát triển sản phẩm lưu niệm mới
- Kênh thị trường có thể phát triển mạnh hơn nữa
- Những loại nguyên liệu sản xuất sản phẩm lưu niệm có thể được sử dụng
- Đối tượng cần được hỗ trợ để nâng cao sản xuất
Như vậy, việc phân tích chuỗi giá trị của sản phẩm lưu niệm, hiểu rõ được toàn
bộ chuỗi giá trị và nắm bắt được phương pháp có thể giúp tăng tổng giá trị được tạo ra
từ chuỗi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh du lịch
1.5 Phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch
1.5.1 Nội dung của phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch
Một trong những nhu cầu của khách du lịch là muốn mua về những sản phẩm lưu niệm độc đáo mang những nét bản địa, đại diện cho điểm đến Mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương, vùng miền nói riêng đều có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá, điều kiện tự nhiên và nhân văn để phát triển sản phẩm lưu niệm Tuy nhiên, hiện nay khách du lịch không dễ dàng chọn được sản phẩm lưu niệm độc đáo, phù hợp và đáp ứng được nhu cầu Vì thế, một yêu cầu đặt ra là phải đẩy mạnh phát triển sản phẩm lưu niệm để phục vụ du lịch, cụ thể là:
Thứ nhất, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, khu vực, nhằm tạo
ra sản phẩm lưu niệm đặc thù; mang tính đặc trưng vùng miền, trở thành thương hiệu
Trang 3834
của mỗi điểm đến Sản phẩm lưu niệm phải có tính độc đáo, có giá trị nhân văn cao, thông qua đó thể hiện bản sắc văn hoá, nét đặc trưng của địa phương
Thứ hai, sản xuất sản phẩm lưu niệm với hình thức được thiết kế tinh xảo;
chủng loại, mẫu mã, chất liệu đa dạng, phong phú để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch và tạo ra sức hút đối với khách du lịch
Thứ ba, thông qua sản phẩm lưu niệm để tăng cường khả năng thu hút khách du
lịch, góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ngành du lịch phát triển Đồng thời, qua
đó quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người, cũng như bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
1.5.2 Phương thức phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch
Phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch cần chú trọng thúc đẩy theo chiều sâu, phát triển cả về chất và lượng, quan tâm công tác sáng tạo, thiết kế và đưa vào sản xuất sản phẩm mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương và vùng miền; đồng thời chú trọng những sản phẩm nhỏ gọn, dễ vận chuyển, không ngừng nâng cao độ tinh xảo và chất lượng sản phẩm
Để phát triển những sản phẩm lưu niệm đã được thương mại hóa, các chủ thể, các bên liên quan có thể tăng cường hợp tác, liên kết trong công tác xúc tiến quảng bá
và khơi thông đầu ra cho sản phẩm
Song song với phương thức đầu tư phát triển sản phẩm lưu niệm vốn có, một phương thức khác là khuyến khích các mô hình mới, hiệu quả trong việc phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm Chẳng hạn như: gắn công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống với việc sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch, hay
mô hình nghiên cứu thiết kế sản phẩm sau đó đặt hàng sản xuất và có chủ thể chuyên trách khâu thương mại
Bên cạnh đó, các địa phương tiến hành phương thức phát triển bền vững, sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, thậm chí là phế liệu để sản xuất sản phẩm lưu niệm, góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường
Trang 3935
Ngoài ra, hiện nay, các doanh nghiệp đang chuyển từ phương thức sản xuất nhỏ
lẻ sang hướng liên kết, hợp tác sản xuất, kinh doanh mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, góp phần phát triển sản phẩm lưu niệm
1.5.3 Các chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm
Chủ thể tham gia phát triển sản phẩm lưu niệm khá đa dạng, từ các cấp chính quyền, từ tập thể đến cá nhân, và từ người sản xuất đến người tiêu dùng Để phát triển sản phẩm lưu niệm cần sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều chủ thể
Cơ quan quản lý nhà nước: các sở, cơ quan ban ngành của địa phương đóng vai trò chỉ đạo, định hướng phát triển các dòng sản phẩm lưu niệm đặc trưng
Chủ thể sản xuất: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức, làng nghề tham gia sản xuất sản phẩm lưu niệm là những chủ thể có vai trò quan trọng, là những người trực tiếp sản xuất, quyết định mẫu mã, chất lượng của sản phẩm lưu niệm Những chủ thể tham gia sản xuất có thể sử dụng quy trình, phương thức sản xuất hiện đại hoặc phương thức thủ công, truyền thống
Chủ thể làm công tác thương mại: là chủ thể tham gia trực tiếp vào quá trình đưa sản phẩm lưu niệm đến với khách du lịch Từ việc đưa ra giá bán hợp lý, giới thiệu
và chào bán sản phẩm, đến thái độ phục vụ đều ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm lưu niệm
Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: trong quá trình giới thiệu sản phẩm du lịch cho khách du lịch sẽ gián tiếp giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng của điểm du lịch Đặc biệt, hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đang đẩy mạnh phát triển du lịch kết hợp với mua sắm, du lịch gắn với phát triển làng nghề sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển sản phẩm lưu niệm
Khách du lịch: Có thể nói đây là một chủ thể đặc biệt quan trọng, quyết định yếu tố thành bại trong phát triển sản phẩm lưu niệm Tất cả các chủ thể trên tham gia quá trình điều tiết, chỉ đạo, sản xuất, kinh doanh, quảng bá, giới thiệu cũng đều hướng
Trang 4036
đến mục tiêu cuối cùng là đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Do đó, điều quan trọng
là sản phẩm lưu niệm phải được sản xuất dựa theo nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch
1.5.4 Tổ chức triển khai phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch
Phát triển sản phẩm lưu niệm để phục vục du lịch là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho nhiều địa phương Để phát huy hiệu quả và thành công, việc tổ chức triển khai phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch cần được chú trọng và tiến hành qua các khâu:
Thứ nhất, nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của từng phân khúc khách
hàng bằng cách tiến hành khảo sát, nghiên cứu nhu cầu và thu thập thông tin phản hồi thường xuyên của khách du lịch đối với từng mặt hàng
Thứ hai, phân tích đối thủ cạnh tranh, điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách
thức
Thứ ba, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới độc đáo, hấp dẫn hoặc điều
chỉnh, hoàn thiện sản phẩm lưu niệm đang lưu hành phù hợp về chất lượng, giá cả, chất liệu, độ tinh xảo và tính tiện lợi dựa trên nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách
Thứ tư, đầu tư sản xuất: mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, thay
đổi mẫu mã sản phẩm, đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất
Thứ năm, tiêu thụ sản phẩm: triển khai biện pháp đảm bảo đầu ra cho sản phẩm;
bố trí các gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm lưu niệm tại các khách sạn, khu du lịch, chợ, trung tâm thương mại
Thứ sáu, tăng cường liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa các địa
phương, doanh nghiệp, tổ chức, làng nghề
Cuối cùng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển sản phẩm
lưu niệm
1.5.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm lưu niệm phục vụ
du lịch
1.5.5.1 Chủ trương, chính sách phát triển sản phẩm