1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dấu ấn của văn hóa ấn độ trong văn hóa ở đông nam á

27 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 49,9 KB

Nội dung

Trong lịch sử phát triển của mình, người dân các nướcĐông Nam Á đã không ngừng củng cố văn hóa bản địa, tăng cường tiếp thu nền văn hóa bênngoài, trong đó có văn hóa Ấn Độ, tạo điều kiện

Trang 1

Dấu ấn của văn hóa Ấn Độ trong văn

hóa ở Đông Nam Á:

lịch sử và hiện tại

Trang 2

Thái Nguyễn Đức Minh Quân - bài viết Hội thảo Ấn Độ năm 2013

Đông Nam Á là môt khu vực lịch sử - văn hóa đặc biệt, có nền tảng chung được sảnsinh trong điều kiện tự nhiên thuận lợi ở khu vực, đồng thời nơi đây là cái nôi của nền nôngnghiệp lúa nước từ lâu đời, trải dài từ phía Nam sông Dương Tử đến vùng Đông Bắc Ấn Độ

và thậm chí sang cả châu Đại Dương Trong lịch sử phát triển của mình, người dân các nướcĐông Nam Á đã không ngừng củng cố văn hóa bản địa, tăng cường tiếp thu nền văn hóa bênngoài, trong đó có văn hóa Ấn Độ, tạo điều kiện để văn hóa này giao thoa với Đông Nam Á

và để lại những dấu ấn văn hóa rất riêng, đậm chất Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á Chínhviệc giao thoa giữa Ấn Độ với Đông Nam Á đã hình thành nhiều nền văn hóa khác nhau trênvùng đất này Tất cả đã tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa khu vực Đông Nam Ángày nay Trong tham luận này, chúng tôi không có tham vọng trình bày hết về những dấu

ấn tiêu biểu của Ấn Độ trong giao thoa văn hóa với Đông Nam Á, mà chỉ muốn trình bàynhững đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ trong việc giao thoa, tạo dấu ấn riêng biệt ởĐông Nam Á về một số lĩnh vực chủ yếu, từ đó giúp người đọc có cái nhìn toàn cục vềnhững dấu ấn của văn hóa Ấn Độ trong văn hóa Đông Nam Á, từ đó giúp củng cố và pháttriển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ngày càng bền vững và lâu dài

1 Khái quát về khu vực Đông Nam Á và quá trình tiếp xúc văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á

1.1 Khái quát về Đông Nam Á

Đông Nam Á – khu vực nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ - từ lâu được xem là mộtkhu vực địa lý - lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là một trong những trung tâm văn minhphát triển nhất thế giới với nhiều nét phát triển độc đáo Về vị trí địa lý thì đây là một khuvực khá rộng lớn với diện tích là 4,45 triệu km2, dân số là 568,3 triệu người (số liệu năm2012); phạm vi khu vực khu vực trải dài trên một phần Trái Đất từ 92 – 140oĐ và từ 28oBđến 15oN Về địa lý hành chính, khu vực này gồm 2 phần đất liền và hải đảo, gồm 11 quốcgia là Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Thái Lan,

Trang 3

Philippines, Singapore và Việt Nam Với vị trí địa lý và phạm vi hết sức rộng lớn như vậy,Đông Nam Á đã gần như thừa hưởng tất cả mọi đặc điểm mà hầu hết các vùng khác trên thếgiới đều có: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, cảnh quan sinh thái rất phong phú và đadạng Ở Đông Nam Á do điều kiện địa lý của mình nên ngay từ thời xưa, Đông Nam Á đã lànơi chịu ảnh hưởng của gió mùa (gió Tín phong, gió mậu dịch) nên thời tiết ở khu vực nàytương đối dễ chịu, con người sống một cuộc sống thoải mái, tạo nên những cánh rừng nhiệtđới lớn và cũng chính vì thế mà Đông Nam Á trở thành quê hương của nền văn minh nôngnghiệp lúa nước, cây gia vị và hương liệu Ngoài ra, do vị trí địa lý đặc biệt của mình nênĐông Nam Á từ lâu đã là nơi đan xen của nhiều loại địa bàn quy tụ như đồi núi, duyên hải,đồng bằng, ven biển đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa tộc người ởkhu vực Đông Nam Á[1] Trong quá trình phát triển của mình, lãnh thổ Đông Nam Á gầntương đương với hiện nay cùng với nền văn hóa Nam Á đặc trưng, mang tính bản địa sâusắc Cư dân Đông Nam Á hiện nay là nói 4 ngữ hệ chính: Thái – Kadai, Nam Á, Nam Đảo,Tạng – Miến Về mặt nhân chủng, cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloidphương Nam, người Indonesiens cổ là tộc người đầu tiên và là tổ tiên của các tộc người cómặt ở khu vực Đông Nam Á rộng lớn này Tộc người này trong quá trình phát triển (gốc gác

là ở Trung Quốc, nhiều nhất ở Nam Trường Giang) đã thực hiện nhiều cuộc di cư lớn vềphía Nam; nhưng tiêu biểu nhất là sự kiện quân Tần tấn công vùng Lĩnh Nam (tức nước Việtcổ) vào cuối thế kỷ III TCN Trong cuộc tấn công này, trong khi một số nhóm người Việt trụlại ở Bắc Việt Nam và hình thành các tộc người Việt (Bách Việt, Nam Việt, Đông Việt…)thì nhiều nhóm người Indonesiens di cư vào phía Nam và dần bị phân hóa: một nhómIndonesiens nói ngữ hệ Nam Á chạy xuống vùng Miến Điện, Bắc Campuchia và hình thànhngười Môn; đại bộ phận người Indonesiens còn lại rút về phía Nam Ở Trung Bộ (vùngQuảng Nam – Quảng Ngãi), người Indonesiens phân thành 5 tộc người là Churu, Giarai,Raglai, Edeh và Chăm Người Chăm chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo nên sống ở miền biển,

4 tộc người còn lại dị ứng với văn hóa Ấn Độ thì rút lên Tây Nguyên ở, giữ lại tínhIndonesiens bản địa, nói ngữ hệ Nam Á; một số tộc khác như Stieng, Mạ sinh sống ở vùngĐông Nam Bộ ngày nay[2] Chính sự di cư, phân hóa giữa các dân tộc trong khu vực đã làm

Trang 4

cho dân cư Đông Nam Á phong phú, đa dạng như ngày nay.

Do vị trí địa lý nằm ngay trên con đường hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái BìnhDương cho nên Đông Nam Á ngay từ rất lâu đã được coi là hành lang, cầu nối giữa TrungQuốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Ngay từ sớm, đã có nhiều thươngnhân, người đi buôn đóng thuyền vượt biển sang buôn bán ở Đông Nam Á Theo tài liệukhảo cổ học, W G Solheim II nhận định những người sống ở vùng duyên hải Zulu,Mindanao, Borneo là những người đầu tiên đóng thuyền vượt biển sang các vùng khác đểtrao đổi, buôn bán từ 9.000 năm trước đây[3] Thư tịch cổ Trung Hoa cũng ghi nhận các sưtăng như Khang Thái, Pháp Hiển, Nghĩa Tĩnh, Trịnh Hòa, Chu Đạt Quan và Marco Polo đều

đi thuyền sang Đông Nam Á với các vai trò như buôn bán, truyền đạo hay lo công việc nhànước Họ đã ghi chép và để lại nhiều tài liệu quý cho chúng ta nghiên cứu về Đông Nam Á.Người Trung Quốc thời xưa gọi là Nam Dương (chỉ những nước nằm ở vùng đất phía NamTrung Quốc); Nhật Bàn gọi là Nam Yo (Nam Dương); người Arab gọi là Waq Waq, Zabag;người Ấn Độ gọi là Suvanabhumi (Đất Vàng) Trong Thế chiến 2, Lord Mountbatten (ngườithống lĩnh Bộ Tư lệnh tối cao của Anh ở Đông Nam Á) đã gọi vùng đất này là Southeast-Asia

Như vậy thì với vị trí địa lý thuận lợi này đã tạo điều kiện cho cư dân Đông Nam Áphát huy những thành tựu mình đạt được trong khu vực, đồng thời còn muốn tiếp nhận vàgiao lưu với các nền văn hóa bên ngoài khu vực để làm văn hóa trong khu vực thêm phongphú, đa dạng hơn và tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn trong khu vực Đông Nam Á vốn đa dạng

này; trong đó nền văn hóa Ấn Độ là nền văn hóa tiêu biểu nhất và đó cũng chính là vấn đề

chính mà chúng tôi muốn đề cập trong bài tham luận này Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn

do người Arya thành lập vào thiên niên kỷ II – I TCN ở miền Bắc Ấn Độ Người Arya xâmnhập vào Ấn Độ vào năm 1500 TCN, chiếm đất của người bản địa Dravida và nhanh chóngxác lập sự thống trị của mình ở Ấn Độ ở thời kỳ Vedda (1.500 – 1.000 TCN) Đến thời kỳthành lập nhà nước, người Arya bắt đầu tạo lập nền văn hóa Ấn Độ sơ khai: công nhậnBalamon là quốc giáo, hai sử thi Mahabharata - Ramayana của Balamon và 2 tôn giáo lớn làđạo Phật, đạo Jaina ra đời[4] và cho ra nhiều thành tựu đặc sắc Đến thời kỳ vương triều

Trang 5

Morya của đế quốc Magadha (321 – 187 TCN) và vương triều Gupta – Harsha (320 – 647)thì văn hóa Ấn Độ mới có điều kiện thuận lợi để tràn xuống phía Nam và ảnh hưởng ra xungquanh, trong đó có vùng Đông Nam Á rộng lớn này Đối với vùng đất Đông Nam Á này,văn hóa Ấn Độ đã xâm nhập vào sâu trong vùng đất này, phát triển và bước đầu tạo nhữngdấu ấn riêng biệt góp phần làm cho văn hóa Đông Nam Á vốn đã đa dạng trên nền tảng nềnvăn hóa bản địa vốn có từ lâu đời lại càng phát triển, tạo nên nền văn hóa ở Đông Nam Áphong phú, đa dạng như hiện nay

1.2 Quá trình du nhập và lan tỏa của văn hóa Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á

Trước khi người Hồi và người phương Tây biết tới Đông Nam Á thì người Ấn Độ đãbiết đến vùng đất này từ khá sớm, khoảng thiên niên kỷ II – I TCN Nhiều tài liệu lịch sử ghinhận, trong thời kỳ này đã có người Ấn Độ đến vùng Đông Nam Á, nhưng người ta cũngchưa rõ là họ đến đây từ sớm để làm gì (buôn bán, truyền giáo ?) mà chỉ biết rằng, họ đếnnơi này để tìm vàng vì nhiều sách viết rằng, nơi đây có nhiều vàng (nhiều tài liệu gọi làSuvanabhumi – Xứ sở Vàng), nhiều hương liệu quý giá nên đã kích thích họ đến vùng ĐôngNam Á này; tuy nhiên vào thời kỳ đó thì dân cư cũng còn thưa thớt (vài chục đến vài trămnghìn người), phương tiện di chuyển còn thiếu thốn nên việc sang khu vực Đông Nam Á cóphần bị hạn chế Nhưng về sau, do nhu cầu phát triển kinh tế, cộng với dân cư tăng nhanh vàphương tiện di chuyển trên biển được cải tiến nhiều, người Ấn Độ đã có thể đi sang ĐôngNam Á và lúc này, mục đích rõ ràng hơn: họ không phải đến đây tìm vàng nữa mà đến đểtrao đổi, buôn bán với các xứ khác

Niddesa, một thư tịch Phật giáo viết bằng tiếng Pali đã ghi nhận, người Ấn Độ đãthường xuyên qua lại ở các địa điểm: Takkola (chợ Đậu khấu) ở Bắc Malaysia, Kupuradvipa(Đảo Long não), Nakikelavidpa (Đảo Dừa) và Đảo Vàng – chỉ vùng Indonesia; với mụcđích là buôn bán các sản vật quý, gia vị, hương liệu… với Đông Nam Á để trao đổi với các

xứ khác Đặc biệt thì từ sau Đại hội Phật giáo đầu tiên ở Pataliputra (242 TCN), đại đế củanước Magadha là Ashoka đã khuyến khích các nhà sư, nhà tu hành Ấn Độ sang Đông Nam

Á, trước hết là Ceylan, Myanmar, Malayu (thuộc Malaysia)… mà dấu tích còn để lại ở vùnglưu vực Menam: các tượng Phật theo phong cách Dvaravati ở Myanmar; tượng Phật ở Đồng

Trang 6

Dương, Sumatra và một số hiện vật ở Óc Eo (An Giang) Tiếp đó, từ thế kỷ I – II thì do Ấn

Độ loạn lạc nên làn sóng di cư của người Ấn Độ sang Đông Nam Á ngày càng nhiều hơn,

mà nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là:

Thứ nhất, một số tiểu quốc, vương quốc lớn thấy dân cư của vương quốc mình quá

nhiều nên ra chính sách di cư để đưa dân sang nơi khác để tránh sức ép về gia tăng dân số;tiêu biểu là các vương quốc Kushan, Adhra, Gupta… Dưới tác động của chính sách trên,nhiều người Ấn đã di cư sang các vùng đất mới lạ ở Đông Nam Á, thiết lập các khu định cư

và thường thì các khu định cư là tên của các địa danh Ấn Độ cũ: Campuchia – tên gốc làKambuja (một thành phố nổi tiếng ở Tây Bắc Ấn Độ cổ xưa)

Thứ hai, người Ấn Độ di cư mạnh mẽ sang Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói

riêng, trước hết là do sự gần gũi về địa lý, sự tương đồng về cơ tầng văn minh nông nghiệp

cổ xưa, sự giống nhau về phong tục tập quán, văn hóa dân gian, di tích khảo cổ…

Thứ ba, do nhu cầu tìm sản vật địa phương và mở rộng địa bàn buôn bán mới Đúng

như vậy, việc các lái buôn Ấn thi nhau sang tìm vàng ở khu vực Đông Nam Á đã đẩy nhanhtốc độ giao lưu, giao thoa văn hóa giữa hai khu vực Do được buôn bán ở Đông Nam Á,người Ấn Độ học được của họ kỹ thuật hàng hải – nghề đi biển, một thứ kỹ thuật mà xưa kia

họ chưa hề biết đến, hoặc nếu có thì biết qua sách vở chứ chưa có thực tế Họ học được nghềđóng thuyền, đóng tàu buồm lợi dụng sức gió mùa của người Ba Tư để chở nhiều người(600 – 700 người), thực hiện chuyến đi dài ngày trên biển và vận chuyển nhiều hàng hóahơn để sang khu vực Đông Nam Á trao đổi, buôn bán Để tạo điều kiện cho các chuyến đibiển diễn ra thuận lợi, người Ấn Độ lập chợ búa, hải cảng ở Nam Ấn, Đông Ấn, Java,Malaya… để hoạt động đường biển được tiện lợi hơn

Thứ tư, đó là do sự phát triển của các tôn giáo, nhất là Phật giáo; các tư tưởng của

Phật giáo nhanh chóng phát triển thuận lợi là do giáo lý của nó Trước kia, người Ấn Độtheo Balamon giáo rất sợ tiếp xúc với người bên ngoài, vì nếu tiếp xúc thì họ sẽ bị xem là

“không trong sạch” và bị đuổi ra khỏi đẳng cấp Quy định ngặt nghèo đó phần nào cản trởviệc xuất dương của họ ra bên ngoài Nhưng các tín đồ Phật giáo đã gạt bỏ những điều cấmđoán đó; dùng tư tưởng “không thành kiến về chủng tộc” của mình để mở đường cho người

Trang 7

Ấn Độ di cư sang Đông Nam Á một cách thuận lợi Tận dụng điều kiện thuận lợi đó, nhiềuthương nhân, nhà tu hành vả thủy thủ và cả những vị tu sĩ Balamon đã vứt bỏ thành kiến đãxuất dương sang Đông Nam Á Đông Nam Á với những mảnh đất xanh tươi màu mỡ, dân

cư hiền hòa và hiếu khách đã hấp dẫn họ Khi định cư hẳn nơi này, họ bắt đầu lập nhữngkhu định cư rồi sau đó biến những nơi này thành những trung tâm văn hóa, kinh tế với biểuhiện ngày càng rõ nét của văn hóa Ấn Độ, đồng thời có sự đan xen của văn hóa địa phương

Ở những nơi thuận lợi, từ các tổ chức kinh tế sơ khởi thì người Ấn Độ bắt đầu hìnhthành các quốc gia chính trị có tổ chức; và các quốc gia này được người phương Tây gọi làcác quốc gia “Ấn Độ hóa” (Hindouisés – từ dùng của Coedes) và thời kỳ này người ta gọi làthời kỳ “Ấn Độ hóa” Mặc dù cách dùng như vậy chưa đúng lắm vì nhiều quốc gia ở khuvực Đông Nam Á còn đang thời kỳ tiền văn minh, mông muội và những nước này vẫn còngiữ lại bản sắc văn hóa dân tộc riêng mình, khác Ấn Chúng ta dùng thuật ngữ “Ấn Độ hóa”

với 2 ý nghĩa: Một là, “Ấn Độ hóa” là chỉ các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa

Ấn Độ; Hai là, “Ấn Độ hóa” còn có ý nghĩa chỉ một quá trình dài ngày diễn ra trong nhiều

thế kỷ, thâm chí cho đến nay ngoài hàm ý dẫn dắt, hướng dẫn người dân hướng theo tôngiáo mới (Ấn Độ giáo, Phật giáo), còn cố gắng sàng lọc những cái gì không phải của Ấn Độ

và cố gắng cho trào lưu này (ý nói: trào lưu Ấn Độ hóa) được hiện thực hóa trong cuộc sốnghàng ngày từ chính trị, kinh tế đến văn hóa – nghệ thuật[5] Về thực chất, công cuộc “Ấn Độhóa” của người Ấn Độ đến Đông Nam Á không phải là dùng vũ lực để đánh chiếm, mà làcuộc thâm nhập hòa bình không có kế hoạch nào cả Các quốc gia này không lệ thuộc vào

Ấn Độ mà nó chỉ quan hệ với người Ấn về kinh tế, chính trị, xã hội Tuy nhiên, kết quả của

sự thâm nhập đó là hết sức to lớn: thúc đẩy nhanh quá trình truyền bá văn minh Ấn Độ sangĐông Nam Á, góp phần đẩy mạnh quá trình tan rã của công xã thị tộc bộ lạc và sự hìnhthành xã hội có giai cấp và nhà nước ở đây; đồng thời thì ảnh hưởng này cũng lan rộng trongchiều dài lịch sử các nước Đông Nam Á về sau này

2 Những dấu ấn của văn hóa Ấn Độ qua từng phương diện trong giao thoa văn hóa với khu vực Đông Nam Á

Ở phần trên chúng ta đã đề cập thì, do tình hình Ấn Độ bị loạn lạc – chia cắt liên tục

Trang 8

(lịch sử Ấn Độ là lịch sử của sự chia cắt - sự tồn tại lâu dài thiết chế công xã làm cản trở sựthống nhất của Ấn Độ[6]) nên người Ấn Độ có xu hướng muốn ra bên ngoài để sinh sống và

làm ăn Trong Phát hiện Ấn Độ, Nehru chỉ ra rằng những người Ấn Độ sau khi vượt qua

hàng rào núi cao, biển rộng, không chỉ mang theo tư tưởng mà còn mang theo nghệ thuật,ngôn ngữ, văn học và thiết chế chính trị để rồi từ đó, họ đã cùng với dân bản địa xây dựngcác quốc gia “Ấn Độ hóa”, và để lại những dấu ấn không thể phai nhạt trong quá trình giaothoa với văn hóa Đông Nam Á trên nhiều phương diện như: ngôn ngữ, tôn giáo, văn học,thiết chế nhà nước ở các quốc gia Đông Nam Á Và một điều chắc chắn rằng, nền văn hóa

Ấn Độ khi du nhập và giao thoa với văn hóa bản địa thì sẽ tạo nên nhiều sắc thái đa dạngsong không làm mất đi bản sắc địa phương Giáo sư Lương Ninh đã nhận xét rất xác đáng:

“Hình như mỗi nước Đông Nam Á đã chọn trong cây cổ thụ xum xuê của Ấn Độ một vàicành lá thích hợp với mình”[7]

2.1 Thiết chế nhà nước

Dấu ấn đầu tiên của văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao thoa với văn hóa Đông Nam

Á được thể hiện ở phương diện thiết chế nhà nước Thời kỳ đầu trước khi người Ấn Độ di

cư vào Ấn Độ thì cư dân ở khu vực Đông Nam Á còn đang sống trong thời kỳ mông muội,thời kỳ nông nghiệp Đông Nam Á rất phát triển nên dẫn tới xu hướng tập quyền là phổ biến.Biết được điều này, cư dân Đông Nam Á đã hợp nhau hình thành những liên minh bộ lạc –tiền đề cơ bản cho sự thành lập của quốc gia thống nhất Nhưng do trình độ nhận thức cònhạn chế nên họ chưa biết chon hình thức nào làm hình thức chính cho quốc gia mới sắpthành lập của mình; trong lúc họ đang bí về thiết chế nhà nước thì người Ấn Độ đã đến,mang theo một thiết chế nhà nước vốn còn rất xa lạ với người bản xứ - thiết chế Mandala

Mandala là thiết chế nhà nước đặc biệt trong lịch sử Đông Nam Á, là dấu ấn quan trọng nhất

của người Ấn Độ trong quá trình giao thoa văn hóa với vùng Đông Nam Á lịch sử Về khíacạnh tôn giáo, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nó có nguồn gốc từ thần thánh – hàm ý chỉmột thể chế chính trị, xã hội và tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á Trong tiếng

Sankrit, mandala có nghĩa là vòng luân xa thần thánh (sacred circle); dịch theo tiếng Hán

nghĩa là một hình vẽ biểu thị vũ trụ Đó là một biểu đồ bao gồm những hình vuông, vòng

Trang 9

tròn đồng tâm, có các vị thần ngồi trên tòa sen theo một hệ thống rất có trật tự Nhiều nghiên

cứu chi tiết hơn thì cho rằng, mandala là một từ ghép gồm hai từ “manda” là “bản chất”;

“la” là “cái chứa đựng”, “người sở hữu” và “biển chỉ đường”[8] Như vậy, mandala xét vềthực chất thì nó là một thể tổng hợp của nhiều yếu tố khác biệt vào một sơ đồ chung duynhất mà thông qua sự thiền định có thể nhận thức bản chất của sự tồn tại

Về phương diện chính trị, mandala phát sinh từ một chữ Phạn dịch ra tiếng Tây Tạng

là “Dkyilkhor”, nghĩa là “Trung tâm và ngoại vi”; tuy nhiên do ý nghĩa còn chung chung nên

người ta chưa hiểu rõ tường tận: vậy thiết chế chính trị của Đông Nam Á là thiết chế gì ?Thiết chế đó được biểu hiện như thế nào trong tổ chức nhà nước Đông Nam Á ? Sau mộtthời gian dài suy nghĩ và tìm tòi, cuối cùng vào năm 1982 giáo sư O W Wolters đã tìm ra

lời giải đáp cho câu hỏi trên Trong tác phẩm History, Culture and region in Southeast

Asian Perspertives xuất bản năm 1982, ông định nghĩa Mandala là “một trạng thái chính trị

và thường là không ổn định trong một khu vực địa lý được xác định mơ hồ vì không cónhững đường ranh giới cố định, tại đó những trung tâm nhỏ hơn có xu hướng vươn ra mọiphía”[9]

Chúng ta xem xét ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà dấu ấn của Ấn Độ được thể hiện

rõ nét nhất Ở Đông Nam Á, mandala bao gồm một chính quyền trung ương và các chínhquyền chư hầu (tributary rulers) Vua đứng đầu chính quyền trung ương, nắm vương quyền

và thần quyền; vua phân phong đất đai cho các chư hầu và ràng buộc họ bằng quan hệ tônchủ - bồi thần (giống với phong kiến châu Âu đầu thời kỳ Trung đại) Tuy nhiên do quyềnlực địa phương còn lớn nên dẫn đến tình trạng quốc gia chư hầu đòi xóa bỏ phụ thuộc trungương và tự độc lập và thậm chí, một số chư hầu có thể rời bỏ địa vị chư hầu của họ khi có cơhội và nỗ lực xây dựng một mạng lưới chư hầu cho riêng họ Mandala không có biên giớinhất định, biên giới chỉ thay đổi tùy theo quyền lực và sức mạnh, tầm ảnh hưởng của vươngquyền thống trị Các quốc gia có thể chế mandala thời kỳ đó là Champa, Phù Nam, ChânLạp, Pagan, Sukhothay – Ayuthaya Chúng ta cụ thể hơn một chút: ở Champa (và các quốcgia khác như Sukhothay – Ayutthaya; Pagan, Chân Lạp…), dấu ấn của Ấn Độ ở phươngdiện chính trị là Vua nắm vương quyền và thần quyền (ruộng đất, mở rộng lãnh thổ, khơi

Trang 10

thông thủy lợi…) Sau Vua là một bộ máy quan lại bao gồm nhiều vị quan, làm nhiều việckhác nhau: Vua Chân Lạp tổ chức bộ máy nhà nước gồm Tể tướng và 4 Thượng thư; VuaXiêm (Thái Lan) tổ chức bộ máy quan lại là Tể tướng, sau ông có 4 bộ (Kun) là Kunna (bộđiền địa), Kunvang (Bộ lễ); Kunklang (Bộ tài chính); Kunmuong (Bộ nội vụ); ở Lan Xangthì Vua tổ chức bộ máy nhà nước đứng đầu là Tể tướng, kế là Hội đồng Bô lão (Sen Muong)

và bộ máy quan lại có 3 người gồm 2 vị quan tiền; 1 vị quan hậu Vị quan tiền lo việc quânđội (thời chiến) và đối ngoại, nghi lễ (thời bình); còn vị quan hậu lo việc nội chính, tàichính…

Ngoài ra, dấu ấn Ấn Độ trong chính trị Đông Nam Á còn thể hiện trong vấn đề kế

thừa dòng Cha – Mẹ D G E Hall trong sáchLịch sử Đông Nam Á, dẫn lời của một nhà

nghiên cứu về Đông Nam Á là Sahai thì cho rằng, hệ thống kế vị (dòng nam – dòng nữ) làmối quan hệ giữa ảnh hưởng của con gái và con trai trưởng, và có nhiều ví dụ về ảnh hưởngcủa trưởng nam hơn trưởng nữ Sahai nói thêm rằng các vị quan thượng thư có vai trò quyếtđịnh trong việc lựa chọn các ứng viên để cho các giáo sĩ đưa lên ngôi Ngoài ra, dấu ấn của

Ấn Độ trong chính trị Đông Nam Á thể hiện ở chỗ là tăng cường tính thần quyền của

Vua: đồng nhất Vua – Thần Nguồn gốc của tập tục Vua – Thần này có thể là sự kết hợp tập

tục này với tập tục thờ cúng tổ tiên cổ xưa và gắn lên với truyền thuyết núi Meru của người

Ấn Độ cổ xưa Các vị vua khi lên ngôi sẽ được giáo sĩ Balamon chúc tụng niệm, đồng nhấtVua với Thần Ở Myanmar, Vua được đồng nhất với Thagyamin (tức Indra) Ở Campuchiathì Vua đồng nhất với thần Shiva (sau thì đồng nhất với Vishnu, Lokesvara), coi vua là trungtâm của đất nước và các nơi xung phải thần phục, tôn sùng vua Ở một số nước theo Phậtgiáo, vua thường tự xưng mình là Đức Phật phôi thai Ở Campuchia theo Phật giáo Đại thừa,vua tự xưng là chakravartin, nghĩa là Đức Phật phôi thai Ngay cả vua đầu tiên của triềuKonbaung (1752 – 1885) của Myanmar lấy vương hiệu là “Alaungpya” (Đức Phật phôithai) Các biểu trưng của vua đếu có chức năng thần thông, đặc biệt là hoàng bào và thanhkiếm thần, lọng trắng…, vua sau khi băng hà cũng được đặt thụy hiệu theo tên vương hiệu +tên vị thần Các vị quan phò tá vua gọi là “cột trụ của vua” có quyền hành lớn

Dấu ấn của Ấn Độ trong giao thoa với Đông Nam Á còn thể hiện nhiều trong lĩnh

Trang 11

vực pháp luật Theo PGS, TS Nguyễn Văn Kim, các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp thu tinhthần và nguyên tắc biên soạn luật pháp của “Thiên Trúc”(Ấn Độ) vào việc biên soạn bộ luậtcho quốc gia của mình[10] Về nội dung, luật pháp thời kỳ này bảo vệ những lợi ích, đặcquyền của giai cấp thống trị hay các thế lực tôn giáo Những điều khoản về việc bảo vệ tàisản, về quyền lực đối với nô lệ được đặc biệt coi trọng Hiển nhiên, cũng giống như nhiều

bộ luật nổi tiếng trên thế giới, những tầng lớp xã hội bên dưới, những “kẻ tiện dân”nếu vi

phạm luật pháp thì đều bị trừng phạt vô cùng hà khắc Nói cách khác, cũng như chính trị, quân sự… luật pháp luôn là công cụ của kẻ mạnh và bảo về lợi ích của những người quyền

2.2 Tôn giáo

Đồng thời với để lại dấu ấn của mình trong thế chế chính trị, người Ấn Độ còn để lạidấu ấn của minh vào Đông Nam Á trên phương diện tôn giáo, cụ thể là Ấn Độ giáo và Phậtgiáo

Về Ấn Độ giáo thì: ngay từ khi cư dân bắt đầu di cư sang Đông Nam Á thì các vị tu

sĩ Balamon đã đi theo và khi đến nơi thì đã truyền bá tôn giáo này của mình cho người dânkhu vực Đông Nam Á Cư dân Đông Nam Á cũng như các thủ lĩnh thị tộc, bộ lạc đã nhanhchóng tiếp thu và ứng dụng vào việc củng cố chính quyền; người dân cũng tiếp thu để giúpcho cuộc sống của họ được sung túc, vui vẻ hơn Vào buổi đầu khi vào Đông Nam Á, các tu

sĩ Balamon và các thủ lĩnh địa phương đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thể chế hóatín ngưỡng, tổ chức nhà nước và xã hội ở Đông Nam Á; nhiều tu sĩ Balamon khi sang ĐôngNam Á đã được vua chúa nơi đây trọng dụng và được cử vào nắm những chức vụ cao trongchính quyền Để tỏ lòng biết ơn cho sự ưu đãi đó, nhiều tăng lữ Balamon ban phước lànhcho các Vua bản địa trở thành dòng dõi của các triều đại Mặt Trăng, Mặt Trời bên Ấn Độhoặc dòng dõi của những bậc thánh hiền có liên quan đến các thần Các tu sĩ Balamon thựchiện các nghi thức Ấn Độ giáo để tôn phong các Vua bản địa, giúp vua cai trị tốt thông quacác điều phán bảo mà mình đưa ra và xây dựng triều đình theo kiểu của vương triều Ấn Độ.Ngoài ra, các tu sĩ Balamon còn dựng tượng các thần, nhưng đổi tên cho phù hợp; đồng thờiđặt ra các lễ cúng thần, phong tục của người Ấn Độ áp dụng vào Đông Nam Á Thần Trời

Trang 12

nguyên thủy của bản địa được Ấn Độ giáo hóa thành Shiva, tôn giáo thịnh hành nhất thời đó

chính là Shiva giáo

Ngoài Ấn Độ giáo thì Phật giáo là tôn giáo thứ hai được người Ấn Độ du nhập vàoĐông Nam Á, và nó có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng – tôn giáo của người dân nơi đây.Phật giáo là tôn giáo do tầng lớp vương công – đại diện là thái tử xứ Kapilavastu SiddhartaGautama (563 – 483 TCN) – thành lập với mục đích chống lại sự lũng đoạn, mâu thuẫn giữanhân dân – tầng lớp Balamon vốn có từ lâu khi người Arya xâm nhập và thống trị ngườiDravida bản địa vào 1.500 – 1.000 TCN Với tư tưởng của mình (tư tưởng về sự diệt khổ, sựchống lại những cái ác – cái bất công để xây dựng niềm tin cho con người), Phật giáo đãnhanh chóng lan tỏa và bắt rễ sâu trong lòng quần chúng nhân dân Vào thời Ashoka (273 –

232 TCN), đế quốc Magadha ở Ấn Độ phát triển cực thịnh; ông đã thực hiện chính sáchkhoan dung tôn giáo, đề cao Phật giáo và tạo điều kiện thuận lợi để nó phát huy ảnh hưởng

ra bên ngoài, nhất là vùng Đông Nam Á – khu vực láng giềng và gần gũi với Ấn Độ

Thời kỳ đầu khi Phật giáo bắt đầu tạo chỗ đứng ở Ấn Độ (về sau bị tách thành pháiĐại thừa – phái Tiểu thừa), tôn giáo này đã dần dần có ảnh hưởng ra bên ngoài mà địa điểmgần nhất với Ấn Độ là Sri Lanka Thời Ashoka chính là thời kỳ mà Phật giáo phát triển nhất

và truyền bá ra bên ngoài mạnh nhất và quy mô nhất Theo sử cũ, Phật giáo đã lan truyền rakhắp nơi: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam…, trong thời gian từ thế kỷ I đếnthế kỷ VIII (tùy nơi), là những quốc gia tiêu biểu và có ảnh hưởng tương đối rõ của Phậtgiáo vào các nơi này, nhưng được lan truyền qua nhiều con đường khác nhau và mức độ lantruyền không giống nhau, nên sẽ dẫn tới việc Phật giáo có ảnh hưởng không đều giữa cácquốc gia này Và chúng tôi cũng không ngoa khi cho rằng, Phật giáo của Ấn Độ giao thoarất tốt với văn hóa bản địa mà dấu tích còn để lại đó chính là tượng Phật (Myanmar, PhùNam, Champa…), hình Phật (Thái Lan, Indonesia…), bánh xe luân hồi; bia ký (Champa).Trong suốt nhiều thế kỷ sau đó, với sự hỗ trợ nhiệt tình của triều đình cũng như các sư tăng,Phật giáo đã thâm nhập sâu và ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực ở Đông Nam

Á, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là hìnhtượng “chân, thiện, mỹ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ văn hóa, tri thức của

Trang 13

dân chúng.

2.3 Chữ viết:

Hai ngôn ngữ cổ Ấn Độ là chữ Phạn (Sankrit) và chữ Pali góp phần quan trọng hìnhthành nên các ngôn ngữ ở Đông Nam Á Từ rất sớm, người Chăm đã dùng chữ Phạn để ghichép các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của con người và tình hình quốc gia

mà dấu tích còn để lại đó là các văn bia, bia ký Bia Võ Cạnh với cách viết gần với kiểu viếtcủa các bia ký Amaravati ở Nam Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu định niên đại ở thế kỉIII - IV là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập của chữ Phạn vào Champa Trên cơ sở chữPhạn, người Chăm sáng tạo ra chữ viết cho riêng họ Chữ viết Chăm cổ gồm có 31 phụ âm

và 32 âm sắc; xuất hiện lần đấu tiên trong bia Đông Yên Châu (Quảng Nam) Đây là tâm bia

cổ nhất ghi bằng chữ địa phương ở Đông Nam Á[12] Các nguồn sử liệu Trung Quốc cũngchép rằng ngay từ trước thế kỷ VII, người Chăm dùng văn tự của mình để ghi chép kinhsách và trao đổi thư từ Năm 605, Lưu Phương, viên tướng của nhà Tùy (Trung Quốc) saukhi bình định Giao Châu đã đem quân đánh Lâm Ấp, thu về 18 thần chủ bằng vàng và hơn1.350 bộ kinh Phật và nhiều sách viết bằng chữ Chiêm bà[13] Theo các nhà nghiên cứu,chữ Chăm cổ có đến 16 nguyên âm, 31 phụ âm và 32 âm sắc và chính tả[14] Theo sựnghiên cứu của Antoine Cabaton (Pháp) thì trong suốt quá trình tồn tại của mình, ngườiChăm dùng số kiểu chữ Ấn Độ như akhar rik (chữ thánh), akhar tapuk ( chữ sách), akharator (chữ treo), và phổ biến hơn cả là chữ thảo (akhar thrah) Chữ thảo là loại chữ mà ngườiChăm hiện nay còn sử dụng Loại chữ akhar thrah cũng có một số biến thể như: akhar yok(chữ thần bí), akhar atwơt (chữ viết tắt, chữ treo) và akhar galinưng (chữ viết tháu, chữ connhện)[15] Từ thế kỷ XI thì chữ Chăm phổ biến là nét cong, nhưng đến thế kỷ XIV – XV thìchữ Chăm có nét vuông và được dùng phổ biến trong các bia ký Chăm

Chữ Khmer bắt nguồn từ miền Nam Ấn Độ và theo truyền thuyết thì xuất hiện vàokhoảng thế kỷ II Nhưng tấm bia đầu tiên của người Khmer bằng chữ Khmer cổ mà hiện nay

ta biết được đó là bia Angkor Borey (tỉnh Takeo, Campuchia) có niên đại năm 611[16] Bianày nói về việc dựng một ngôi đền trong đó có 22 nhạc công và vũ nữ, 58 nô lệ làm ruộng,

100 bò và 20 trâu Thế kỷ VIII, loại chữ này được phát triển và hoàn thiện dần vào thế kỷ

Ngày đăng: 22/04/2016, 10:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Quốc Lộc (1995), Đông Nam Á ngày nay, số 3, NXB Đại học Mở - bán công Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Nam Á ngày nay
Tác giả: Nguyễn Quốc Lộc
Nhà XB: NXB Đại học Mở - bán công Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1995
11. Khoa Đông Phương học (2012), Văn hóa – xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện tại (Kỷ yếu Hội thảo khoa học), Trường ĐH KHXH – NV Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa – xã hội các nước Ả rập: truyền thống và hiện tại
Tác giả: Khoa Đông Phương học
Năm: 2012
12. Hồ Xuân Mai (2013), Ngôn ngữ sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long (kỷ yếu Hội thảo khoa học), Đại học An Giang, An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Hồ Xuân Mai
Năm: 2013
13. Nehru, Jawaharlal (1990), Phát hiện Ấn Độ, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện Ấn Độ
Tác giả: Nehru, Jawaharlal
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1990
14. Vũ Dương Ninh (2011), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
15. Vũ Dương Ninh (2001), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chuyên đề lịch sử thế giới
Tác giả: Vũ Dương Ninh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
16. Thái Nguyễn Đức Minh Quân (2012), Sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đến Malaysia (thế kỷ XV_2000), Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đến Malaysia (thế kỷ XV_2000)
Tác giả: Thái Nguyễn Đức Minh Quân
Năm: 2012
17. Trương Hữu Quýnh, Đào Tố Uyên (1998), Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam
Tác giả: Trương Hữu Quýnh, Đào Tố Uyên
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
18. Reid, Anthony (1988), Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680, Vol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450-1680
Tác giả: Reid, Anthony
Năm: 1988
19. Trần Ngọc Thêm (1998), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Thêm
Nhà XB: NXB Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1998
20. Wolters, O. W. (1999), History, Culture and region in Southeast Asian Perspertives xuất bản năm 1982, Asian Studies, Revised Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: History, Culture and region in Southeast Asian Perspertives
Tác giả: Wolters, O. W
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w