1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ THIỆT hại KINH tế DO ô NHIỄM môi TRƯỜNG tại LÀNG NGHỀ bún PHÚ đô

32 1,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 757,2 KB

Nội dung

NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGTẠI LÀNG NGHỀ BÚN PHÚ ĐÔ LỜI MỞ ĐẦU - Làng nghề Việt Nam là một nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc, mang theonhững giá trị truy

Trang 1

MỤC LỤC

NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI

LÀNG NGHỀ BÚN PHÚ ĐÔ 1

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở lý thuyết 2

1.1 Khái niệm, các thành tố và chức năng của môi trường 2

1.2 Khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường 3

1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường 4

1.4 Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường 4

1.4 Vai trò của làng nghề và một số liên quan đến ô nhiễm môi trường làng nghề: 6 1.6 Khái niệm ngoại ứng 7

Chương II Thực trạng ô nhiễm ở làng bún Phú Đô 10

2.1 Làng bún Phú Đô 10

2.3 Tác động của ô nhiễm 20

Chương III Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 24

3.1 Nguyên nhân 24

3.2 Giải pháp 25

KẾT LUẬN 31

Trang 2

NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TẠI LÀNG NGHỀ BÚN PHÚ ĐÔ

LỜI MỞ ĐẦU

- Làng nghề Việt Nam là một nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc, mang theonhững giá trị truyền thống của con người Việt Nam Tuy nhiên việc ô nhiễmlàng nghề đang là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏecủa người dân trong khu vực mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, xã hội Vấn

đề này hiện vẫn chưa được chính quyền địa phương cũng như Chính Phủ quantâm một cách thích đáng, khiến cho tình hình ngày càng nghiêm trọng

- Làng bún Phú Đô nằm ngay tại thủ đô Hà Nội nhưng cũng đang là một làngnghề gây ô nhiễm môi trường Với kinh nghiệm trong việc sản xuất bún lâunăm, nhưng dường như những người làm nghề ở đây không ý thức đến nhữn táchại họ đã và đang gây ra cho môi trường xung quanh, cũng như ảnh hưởng của

nó đến đời sống người dân trong khu vực

- Trong vấn đề này xã hội đã và đang giải quyết như thế nào Dựa trên thực tế đó,chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô”làm đề tài nghiên cứu Mục đích là làm rõ thực trạng ô nhiễm môi trường và

Trang 3

phân tích các giải pháp để từ đó đưa ra ý kiến nhằm cải thiện môi trường ở làngnghề này.

Nội dung được chia làm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý thuyết

Chương II: Thực trạng ô nhiễm tại làng bún Phú Đô

Chương III: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý thuyết

1.1 Khái niệm, các thành tố và chức năng của môi trường

- Khái niệm môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Các chức năng cơ bản của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bảnsau:

 Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật

 Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạtđộng sản xuất của con người

 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trongcuộc sống và hoạt động sản xuất của mình

 Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới conngười và sinh vật trên trái đất

 Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

- Môi trường bao gồm các thành tố sau:

Trang 4

● Các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng, đôthị hóa…

● Công nghệ, kỹ thuật, quản lý

1.2 Khái niệm liên quan đến ô nhiễm môi trường

- Khái niệm ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính

chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc giántiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan,chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trườngvượt quá mức cho phép đã được xác định

- Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây

tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triểncủa con người và sinh vật trong môi trường đó Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chếbiến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từkhói đun …), các kim loại nặng như chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa

ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian

- Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần

môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên

- Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của

con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trườngnghiêm trọng Sự cố môi trường có thể xảy ra do: Bão, lụt, hạn hán, nứt đất, độngđất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa acid, mưa đá, biến động khí hậu vàthiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trườngcủa cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xãhội, an ninh, quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyểnkhoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫnkhí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác; Sự cốtrong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chếnhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ

- Khả năng chịu đựng của môi trường (hay sức chứa của môi trường) là khả

năng các loài tiếp nhận được chất dinh dưỡng và tiến hành các hoạt động trong mộtmôi trường có giới hạn, khả năng của một số người có trong khoảng không giannhất định, duy trì một mức sống nhất định, bằng cách sử dụng, năng lượng, tàinguyên (gồm đất đai, nước, không khí, khoáng sản …), công nghệ

Trang 5

- Sức chứa của môi trường gồm sức chứa sinh học và sức chứa văn hóa Sức chứasinh học là khả năng mà hành tinh có thể chứa đựng số người nếu các nguồn tàinguyên đều được dành cho cuộc sống của con người; Sức chứa văn hóa là số người

mà hành tinh có thể chứa đựng theo các tiêu chuẩn của cuộc sống Sức chứa vănhóa sẽ thay đổi theo từng vùng phụ thuộc vào tiêu chuẩn cuộc sống

Trong xã hội loài người, khả năng chịu đựng của môi trường còn phụ thuộc vàohoạt động của con người Khi xảy ra sự không cân đối giữa khả năng chịu đựngcủa môi trường với nhu cầu của xã hội, thì khoa học công nghệ có thể góp phần táilập cân bằng này

1.3 Nguồn gây ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau Nguồn gây ô nhiễm lànguồn thải ra các chất gây ô nhiễm Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm

- Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công

nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt;

và tự nhiên

- Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà máy

gây ô nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên đường);vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏatrong thành phố đến vùng nông thôn

- Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp:

Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường;Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đãbiến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm

Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm yếutố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường,

Trang 6

thải ra môi trường Nói cách khác tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất haytiêu thụ tài nguyên cuối cùng đều đưa đến những sản phẩm phế thải bằng vớilượng tài nguyên đưa vào các hoạt động này khi tính theo lượng vật chất vànăng lượng.

- Quy luật nhiệt động lực học thứ II: Không thể nào có khả năng thu hồi (tái sinh)

100% những sản phẩm phế thải để đưa vào lại chu trình tài nguyên

Định luật nhiệt động lực học thứ 1 cho ta thấy:

M = Rp + Rc = G + Rp – Rp’ – Rc’

Nghĩa là số lượng nguyên liệu (M) bằng sản phẩm sản xuất ra (G) cộng với chấtthải trong quá trình sản xuất Rp trừ đi phần chất thải được tái tuần hoàn của ngườisản xuất Rp’ và của người tiêu thụ Rc’

Có 3 cách chủ yếu để giảm M và do đó giảm chất thải vào môi trường tự nhiên, đólà:

a) Giảm G: tức là giảm số lượng hàng hóa và dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra.Muốn thế cần phải giảm tốc độ tăng dân số Dân số không tăng hoặc tăng chậm cóthể làm cho việc kiểm soát tác động môi trường dễ dàng hơn Tuy nhiên, ngay cảkhi dân số không tăng, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vẫn có thể, hơn nữa tácđộng môi trường có thể lâu dài và tích lũy nên ngay cả khi dân số không tăng, môitrường vẫn có thể bị suy thoái dần

b) Giảm Rp: có nghĩa là thay đổi tổng lượng chất thải sinh ra trong quá trình sảnxuất Cách thứ 1 là nghiên cứu, chế tạo và áp dụng các công nghệ và thiết bị mới ítgây ô nhiễm Cách thứ 2 là thay đổi thành phần bên trong của sản phẩm (G) Sảnphẩm G bao gồm một số lớn các hàng hóa và dịch vụ khác nhau, mỗi loại có lượngchất thải khác nhau Do đó, ta có thể thay đổi theo hướng giảm từ tỉ lệ chất thải caosang tỉ lệ chất thải thấp trong khi vẫn giữ nguyên tổng số

c) Tăng (Rp’+ Rc’): khả năng thứ ba là tăng tái tuần hoàn để giảm bớt lượng chấtthải Tuy nhiên, nguồn vật chất đã chuyển hóa thành năng lượng thì không thểphục hồi được Ngoài ra bản thân quá trình tái tuần hoàn cũng có thể tạo nên chấtthải

Mô hình cân bằng vật chất cho chúng ta thấy rõ môi trường có 3 chức năng và dịch

vụ cơ bản có giá trị về mặt kinh tế:

Trang 7

- Cung cấp tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và không tái tạo: các tài nguyên

này cung cấp nơi ở, thức ăn, vật liệu làm công cụ cho sản xuất sản phẩm tiêudùng

- Tạo ra không gian sống, phục vụ con người với những cảnh quan thiên nhiên

để thưởng thức về mặt thẩm mỹ, vui chơi giải trí, đem lại niềm vui tinh thần

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyênvật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6nhóm ngành chính gồm: Thủ công mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm; chănnuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá; tái chếphế liệu và các ngành nghề khác Mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ

Một số tác động của quá trình sản xuất tại làng nghề:

● Khí thải: là chất gây ô nhiễm môi trường ở thể khí được thải ra từ các hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác của cộng đồng dâncư

● Ô nhiễm không khí là có mặt của 1 chất lạ hoặc là sự biến đổi của những chấtquan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra

sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, hoặc hạn chế tầm nhìn (do bụi)

● Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước,

Trang 8

thủy sản gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoạt động trong các làng nghề,buộc cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả và lập kế hoạch di dời cơ sở sản xuất vàokhu, cụm công nghiệp hoặc yêu cầu chuyển đổi sản xuất.

Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt Nam đã ở mức “báo độngđỏ” Kéo theo nó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất màcòn gây tổn hại đến sức khỏe người dân

1.6 Khái niệm ngoại ứng

Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trựctiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại khôngđược phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.Ngoại ứng tồn tại khi:

- Cái giá phải trả hoặc cái lợi của tư nhân không bằng cái giá phải trả hoặc cái lợi

của xã hội

- Phúc lợi của người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi những người

tiêu dùng hay những người sản xuất khác

- Các chi phí, các lợi ích không được xem xét đầy đủ bởi những người sản xuất

hay những người tiêu dùng khi họ tiến hành các hoạt động sản xuất hay tiêudùng

Ngoại ứng có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa những người sản xuất – sản xuất;sản xuất – tiêu dùng, tiêu dùng – tiêu dùng

Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉmang tính tương đối

Ngoại ứng có thể tích cực hay tiêu cực

Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả

 Ngoại ứng tiêu cực

Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài ngườimua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đố lại không được phản ánh tronggiá cả thị trường

Trang 9

Ngoại ứng tiêu cực phát sinh khi hoạt động của một bên làm phát sinh các chi phícho bên khác Ngoại ứng tiêu cực xuất hiện vì doanh nghiệp không muốn chịutrách nhiệm về các chi phí ngoại ứng mà họ gây ra cho ngư dân khi đưa ra cácquyết định sản xuất của mình Ngoại ứng tiêu cực làm phát sinh chi phí ngoại ứng,

do đó chi phí xã hội lớn hơn chi phí tư nhân

Làng nghề bún Phú Đô có quy trình sản xuất mất vệ sinh, việc sản xuất này khôngchỉ gây nguy hiểm cho những người mua bún, bên cạnh đó các rác thải chưa xử lýcủa làng bún đổ xuống sông hồ gần đó, việc phát thải vào môi trường đã làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến con người và cảnh quan xung quanh

Trang 10

Chất thải ở làng bún Phú Đô gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…nghiêm trọng, tỷ lệ người dân mắc bện đang có xu hướng gia tăng, các loại sinh vật

bị hủy diệt dần Khi đó những cảnh quan xung quanh bị hủy bỏ, người dân mắcbệnh phải tự bỏ ra chi phí để tự chữa trị, giảm năng suất lao động do mất ngàycông nghỉ ốm… Tất cả các chi phí này các xưởng sản xuất bún gây ra nhưng lạikhông phải đền bù những thiệt hại này, và khi thanh toán chi phí họ cũng khôngtính những tổn hại này vào giá thành sản phẩm Từ đây rõ ràng thấy rằng việc mất

vệ sinh khi sản xuất bún ở làng nghề truyền thống Phú Đô đã gây ra ngoại ứng tiêucực cho xã hội

Hình trên mô tả hoạt động của xưởng sản xuất bún ở Phú Đô Trục hoành cho biết sảnlượng bún mà xưởng sản xuất ra, tính bằng tiền; trục tung đo lường chi phí và lợi ích

mà hoạt động này tạo ra, tính bằng tiền Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên

Trang 11

Đường chi phí cận biên xã hội (MSC) sẽ gồm 2 thành phần: thứ nhất là chi phí sảnxuất của xưởng phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà các hộ giađình phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC Như vậy, MSC=MPC+MEC Nếu như xưởng tối đa hóa lợi nhuận, họ sẽ sản xuất tại điểm A là điểm tại đóMPC=MPB, điểm này gọi là điểm tối ưu thị trường Mặt khác, mức sản lượng tối ưutheo quan điểm xã hội đặt tại E, là điểm tại đó MSC=MSB Như vậy, xưởng gây ngoạiứng tiêu cực đã sản xuất nhiều hơn so với mức sản lượng tối ưu xã hội.

Ta thấy phần tổn thất phúc lợi xã hội là SEMA

Như vậy hoạt động sản xuất bún ở làng nghề bún Phú Đô đã gây ra tổn thất cho xã hội

Chương II Thực trạng ô nhiễm ở làng bún Phú Đô

2.1 Làng bún Phú Đô

Bún là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, là một loại đặc sản đượccác du khách nước ngoài yêu thích Hơn nữa bún còn là một món ăn hằng ngày, giáthành rẻ, nên được nhiều người sử dụng Bún được nhập từ nhiều nguồn khác nhau,nhiều nơi sản xuất Một trong những nguồn cung cấp lớn tại Hà Nội là làng bún PhúĐô

Trang 12

Làng bún Phú Đô thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm Làng ở cách trung tâm Hà Nộikhoảng 10km về phía Tây Nam Phía Bắc giáp xã Mỹ Đình, phía Nam giáp đường caotốc Láng- Hòa Lạc, phía Đông giáp thôn Mễ Trì thượng, phía Tây giáp sông Nhuệ.Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 164,6

ha Hàng năm, Phú Đô sản xuất ra khoảng 5.000 tấn bún - chiếm khoảng 50% thịtrường Hà Nội Toàn thôn Phú Đô có hơn 1.270 hộ với gần 8.000 nhân khẩu thì có tớigần 500 hộ sản xuất bún và khoảng 650 hộ tiêu thụ bún, toàn bộ các hộ đều là xã viêncủa HTX Phú Đô

Trang 13

Nghề làm bún đã trở thành nghề chính ở Phú Đô Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm bị dưluận nhiều lần lên tiếng ở Phú Đô là ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thựcphẩm do người dân ham lợi nhuận Ấn tượng khi về thăm thôn Phú Đô không phải lànhững hình ảnh của một làng nghề sản xuất bún truyền thống lâu đời từ hơn 400 nămnức tiếng khắp đất Hà Thành mà là một Phú Đô đã bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.Theo những chia sẻ của người dân sống nơi đây, trước kia người dân có thể tắm, lội vàbắt cá dưới khúc sông Nhuệ nhưng giờ thì không thể vì sông đã bị ô nhiễm nặng.Không những thế cái ao duy nhất trong làng, trước kia là nơi nghỉ mát, điều hòa khôngkhí cũng đã trở nên biến dạng và bốc mùi Một ngày người dân nơi đây phải chứngkiến biết bao nhiêu bụi bẩn, dầu rửa bát, xà phòng, rác thải sinh hoạt, vật liệu xâydựng, nước thải bẩn chưa qua xử lý… thải ra cống tiêu nước đổ thẳng ra sông Và cómột sự thật mà không ai có thể phủ nhận đó là nước thải làm từ việc làm bún là mộttrong những nhân tố chính làm biến màu ao hồ, sông ngòi quanh khu vực này

2.2 Tình trạng ô nhiễm

Hiện nay tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề là sử dụng ngay diện tích

ở làm nơi sản xuất Khi quy mô sản xuất tăng lên, hoặc sử dụng thiết bị hóa chất đãlàm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề Cho đến nay, phần lớn nước thải ở đây đều đổtrực tiếp ra sông hồ mà không qua bất kì khâu xử lý nào Đây chính là nguyên nhânkhiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng tồi tệ hơn

Qua đi tìm hiểu, nhóm thấy rằng có nhiều vấn đề trong việc sản xuất, xử lý và giữ vệsinh tại nơi người dân trực tiếp sản xuất bún.Những điều trông thấy con ngõ vào làngbún Phú Đô chừng hai mét: Cách một quãng ngắn lại có một đống rác hoặc vật liệuphế thải.Không khí xộc lên mùi hôi thối, chua nồng Lối vào các thôn trong xómđường chỉ trên dưới 1m Trên những bức tường, một dãy dài những tấm vải cũ, bẩnđược phơi, đó là những đồ nghề không thể thiếu của người làm bún

Trang 14

Tại nhà ông S, chủ một cơ sở sản xuất bún thấy rằng: Khi vào cổng, chuồng lợn ngaytrước cổng, ngay cạnh đó là hai chiếc bể xây ốp gạch, nơi chứa bột làm bún Chiếcmáy ép, máy đánh bột bên bể nước đã mọc rêu, lỉnh kỉnh xô chậu xếp xung quanh.Hơn hai chục thùng nhựa ngâm bột (loại thùng mà nông dân hay dùng để gánh nướctưới ruộng) xếp trong một góc bếp Chiếc máy ép bún hoen gỉ đặt sát bếp lò Trong khikhu sinh hoạt của gia đình được xây khang trang ngay cạnh Giải đáp thắc mắc tại saokhông tôn nền cao lên, xây rộng ra cho thoáng đãng sạch sẽ, ông Sơn nói: “Giờ mà xâythì phải dừng làm bún một thời gian Tốn kém mà chắc gì đã thu nhập cao hơn Tôicũng chỉ định làm ít thế này thôi, vài tạ mỗi ngày, không định mở rộng quy mô Ôngbảo, chuyện vệ sinh đã có Hợp tác xã lo, không việc gì phải sợ Họ đi kiểm tra an toànthực phẩm suốt đấy.”

Tại các cơ sở sản xuất bún, những chiếc thùng bằng nhựa màu xanh là dụng cụ dùng

để ủ bột, lớp bọt trắng sùi lên mép thùng, có mùi chua Làm bún bắt buộc phải ủ gạo từ

2 đến 3 ngày cho lên men, sau đó mới làm tiếp các công đoạn khác Họ dùng tay trần

để thực hiện công đoạn nhào và trộn bột

Trang 15

Họ cho biết anh thường ngâm gạo, ngâm bột từ nguồn nước giếng khoan Anh Bốn nóirằng nước như vậy là sạch bởi nó được lọc qua than đá, sỏi, cát

Trang 16

thị trường Hà Nội Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ môitrường – Đại học Bách khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải tại hệ thống cống chung cuốilàng có chứa hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 4 lần, cặn lơ lửng, chấthữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao gây ô nhiễm môi trường nước nghiêmtrọng

Nói về những giải pháp của xã nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng ô nhiễm môitrường ở làng bún Phú Đô, bà Nguyễn Thị Hường – Phó Chủ tịch UBND xã Mễ Trì(Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, xã thường xuyên tuyên truyền, giáo dục người dân nângcao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, không vứt rác thải xuống ao, sông, thông qua đàiphát thanh của xã, thôn, qua các cuộc họp thôn, họp giao ban xã đầu tuần Đối vớinhững hộ sản xuất bún, xã vận động sử dụng nước tiết kiệm, tận dụng nguồn nước thảicho chăn nuôi, lọc qua bể trước khi xả xuống cống Bà Hường cũng bày tỏ mong muốn

TP Hà Nội sớm xem xét, dành một quỹ đất riêng để sản xuất bún tập trung, góp phầnhạn chế những ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân trong thôn.Một số thông tin về lượng ô nhiễm tại các kênh rạch thuộc làng nghề khác:

Ngày đăng: 21/04/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w