Giải pháp vấn đề của nhóm tìm hiểu được

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THIỆT hại KINH tế DO ô NHIỄM môi TRƯỜNG tại LÀNG NGHỀ bún PHÚ đô (Trang 29 - 33)

Trước hết, phải chú trọng đến chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mặt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Theo tìm hiểu của nhóm, TP Hà Nội đã lập “Đề án xử lí môi trường làng nghề”. Theo đó, từ nay đến năm 2015 sẽ xây dựng hệ thống xử lí môi trường cho khoảng 30 làng nghề đang ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

Đồng thời khuyến khích phát triển nghề, làng nghề bảo tồn, phát huy được các yếu tố truyền thống, không khuyến khích phát triển những làng nghề gây ô nhiễm . Sở Công thương sẽ phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra chặt chẽ thường xuyên, kiên quyết đình chỉ những cơ sở cố tình không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; sử dụng quỹ môi trường để hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đề ra các lộ trình để các doanh nghiệp làng nghề giảm dần mức độ ô nhiễm cho đến khi đạt chuẩn.

Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ môi trường làng nghề, quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, không vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ việc ô nhiễm môi trường. Người dân làng nghề cần tích cực, chủ động và có biện pháp tham gia bảo vệ môi trường lao động, môi trường sống. Bên cạnh đó, Nhà nước phải tạo điều kiện cho

người dân tiếp cận những giải pháp kĩ thuật, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.

Nâng cao trình độ nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng làng nghề, từ chính người sản xuất và người không làm nghề nhưng sống trong làng nghề và nhận thức về bảo vệ môi trường của những cán bộ chính quyền của địa phương có làng nghề. Bên cạnh đó, cần tăng cường biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại làng nghề, có thể tuyên truyền ở các trường học, các hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi. Hiện nay, hệ thống quản lí môi trường mới chỉ đến cấp huyện, đối với xã có làng nghề nên tăng cường hệ thống quản lí, phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Quy hoạch làng nghề tập trung theo cụm công nghiệp (CCN) nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lí nước thải, chất thải rắn để xử lí tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy… Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu trữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng nghề để kết hợp với du lịch văn hóa. Nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề, bảo vệ môi trường và tránh tình trạng CCN làng nghề bị “ biến tướng”, trong quá trình thực hiện, chính quyền các địa phương cần cương quyết với những trường hợp trây ỳ, chống đối. Hình thành các điểm công nghiệp tập trung nhằm từng bước đưa sản xuất ra khỏi khu dân cư là cách làm hiệu quả nhất đối với các làng nghề hiện nay. Tuy nhiên, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn để khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất; đồng thời dành nhiều quỹ đất để xây dựng điểm công nghiệp, làng nghề tập trung, bởi nhu cầu mặt bằng sản xuất lớn.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, xử lí nước thải, khí thải, quản lí môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng động trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải đảm bảo tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần phải cấm triệt để.

Thí dụ, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở sản xuất tái chế chất thải nguy hại; nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; sử dụng quặng có tính phóng xạ, có thể ứng dụng vi sinh vật và tảo Spirulina đột biến để làm sạch nước thải làng nghề. Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả cho làng nghề này; gom nhóm gia đình cùng sản xuất với quy mô khoảng 3 hộ gia đình thành một nhóm sản xuất tập trung, mỗi hộ sử dụng một dây truyền sản xuất bún liên hoàn với năng suất 200kg/giờ nhưng có chế độ vận hàn, nồi hơi, nồi áp suất được trang bị chung cho cả 3 dây chuyền. Việc lựa chọn mỗi nhóm chỉ có 3 hộ nên việc gom nhóm dễ dàng hơn, diện tích sản xuất không lớn nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập, riêng biệt của từng hộ gia đình trong sản xuất và tiêu thụ bún. Thêm vào đó, việc gom nhóm gia đình sản xuất giúp việc phối hợp sản xuất bún với chăn nuôi lợn, xây dựng hầm biogas cấp điện, nhiệt cho sản xuất dễ dàng hơn. Đặc biệt, mỗi khi một dây chuyền bị sự cố, hai dây chuyền còn lại sẽ sản xuất hỗ trợ, đáp ứng đủ hàng đã đặt trước của dây chuyền gặp sự cố.

Thiết kế mẫu lò cải tiến dựa trên mô hình mẫu lò cũ và tập quán sản xuất hiện tại của làng nghề Phú Đô; có ống thoát khói bụi, thiết bị bảo ôn và các bộ phận tận dụng nhiệt

thừa của khói thải sấy nóng không khí cấp vào lò, điều này sẽ làm tăng hiệu suất lò lên rất nhiều lần

Đầu tư xây dựng một số nhà máy nước thải: Theo đó, nước thải ở trong khu vực sẽ không thải trực tiếp ra các sông, hồ mà sẽ được tập trung về nhà máy để xử lí, sau khi xử lí mới xả ra sông, hồ. Người trong các làng nghề của Hà Nội nói chung và làng nghề của huyện Từ Liêm nói riêng chắc chắn rất mong đợi các nhà máy xử lí nước thải đó nhanh chóng được đầu tư xây dựng.

Xây dựng hệ thống thoát nước và vệ sinh các làng nghề của huyện Từ Liêm. Theo đó, việc đầu tiên là các hộ gia đình kinh doanh, sản xuất trong các làng nghề phải đầu tư xây dựng hệ thống nước thải của gia đình mình bằng gạch láng xi măng trước khi đổ ra mương, cống thoát chung của các ngõ, xóm. Lượng nước thải từ các làng nghề trên bắt buộc phải qua các công trình xử lí cục bộ trước khi đổ vào nguồn hoặc cống thoát nước chung. Có như vậy mới hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề này. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong làng làng nghề là vấn đề có tính then chốt. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xưa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo cho những người lao động ở những làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong hương ước làng xã. Tuy nhiên, hương ước cũng cần có nội dung bảo vệ môi trường làng xã trong thời kì phát triển mới.

KẾT LUẬN

Như vậy qua bài tìm hiểu trên chúng ta hiểu được phần nào về thực trạng ô nhiễm tại làng nghề bún Phú Đô. Người dân ở đây đang rất cần Chính phủ, chính quyền địa phương cũng như toàn thể cộng đồng xã hội có sự hỗ trợ thay đổi công nghệ, quy hoạch khu sản xuất với hệ thống xử lý nước thải, rác thải, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Có lẽ không có người dân làng nghề nào muốn sống trong những ngôi nhà đầy đủ tiện nghi, tài chính khá giả, nhưng môi trường sống bị ô nhiễm đầy khói bụi, mùi hôi thối… Có lẽ cũng không ai muốn con cháu mình trong tương lai bị huỷ hoại sức khoẻ do đất, nước, không khí bị ô nhiễm. Điều đặc biệt quan trọng là sự tham gia của chính những người dân ở làng bún Phú Đô. Chỉ khi tình trạng ô nhiễm ở làng bún Phú Đô được giải quyết thì khi đó người dân mới có được cuộc sống trọn vẹn trong môi trường trong sạch, lành mạnh, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Có như vậy, mới giải quyết được phần nào bài toán giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THIỆT hại KINH tế DO ô NHIỄM môi TRƯỜNG tại LÀNG NGHỀ bún PHÚ đô (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w