TÓM TẮT NGHIÊN CỨUNghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu, nhận diện các nhân tố thúc đẩy cũngnhư các nhân tố cản trở việc sử dụng phương thức thanh toán qua máy POS trên cả ba phương diện
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành bên cạnh những nỗ lực của bản thân, tôixin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, cùng quý thầy cô giảng viên trườngĐại học Kinh tế Huế - những người đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức bổích cho tôi trong 4 năm đại học vừa qua, đó chính là nền tảng cơ bản, là những hànhtrang vô cùng quý giá cho tôi bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS Phạm Thị Thanh Xuân đãtận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian Nghiên cứu và hoàn thành khóaluận tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCPNgoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế Đặc biệt, sự nhiệt tình giúp
đỡ của anh, chị nhân viên phòng Thanh toán thẻ đã tạo điều kiện cho tôi trong thờigian thực tập vừa qua, đã cung cấp các tài liệu cần thiết và những kinh nghiệm quýbáu để tôi nghiên cứu và hoàn thành tốt nghiệp này
Cuối cùng, tôi chân thành gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,toàn thể bạn bè luôn là nguồn động viên, giúp đỡ, luôn sát cánh cùng tôi trong 4 nămqua
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức và thời gian hạn chế nên khóaluận không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong thầy, cô giáo, những người quantâm đến đề tài đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015 Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thanh Lộc
i
Trang 2MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng biểu vii
Danh mục sơ đồ và các biểu đồ viii
Tóm tắt nghiên cứu ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Tóm tắt bố cục đề tài 3
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1 Cơ sở lí luận 4
1.1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam 4 1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1.1.2 Đặc điểm của TTKDTM 5
1.1.1.3 Sự cần thiết khách quan của hoạt động TTKDTM đối với nền kinh tế thị trường 6
1.1.1.4 Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường 7
1.1.1.5 Các hình thức thanh toán tiền không dùng tiền mặt 7
1.1.1.6 Các nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 12
1.1.2 Tổng quan về hoạt động thanh toán qua máy POS 16
1.1.2.1.Khái niệm thanh toán qua POS 16
1.1.2.2.Quy trình thanh toán và quản lí thanh toán qua POS 16
1.1.2.3Đơn vị chấp nhận thẻ 17
1.2 Cơ sở pháp lí của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 18
Trang 31.3 Cơ sở thực tiển 21
1.3.1 Thực trạng sử dụng máy POS tại Việt Nam 21
1.3.2 Thị trường thẻ Việt Nam 23
1.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 24
1.4.1 Thị trường Singapore 24
1.4.2 Thị trường Mỹ 25
1.4.3 Thị trường tại Hàn Quốc 25
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA POS CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 27 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 27
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 30
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 31
2.1.4 Một số chỉ tiêu về nguồn lực của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 32
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 33
2.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn 43
2.2 Hoạt động thanh toán qua máy POS tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương -Chi nhánh Huế 46
2.2.1 Tình hình phát hành thẻ của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế 46
2.2.2 Danh mục các sản phẩm thẻ được thanh toán qua POS của ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế 47
2.2.3 Tình hình chiếm thị phần POS của các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Huế 48
2.3 Đánh giá về phương thức thanh toán qua máy POS tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 49
iii
Trang 42.3.1.Đánh giá của khách hàng 49
2.3.1.1.Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu về khách hàng 49
2.3.1.2.Các nhân tố thúc đẩy 56
2.3.1.3.Các nhân tố cản trở 61
2.3.2.Đánh giá của các ĐVCNT 63
2.3.2.1.Số lượng máy POS được lắp đặt tại các ĐVCNT 63
2.3.2.2.Các nhân tố thúc đẩy 64
2.3.2.3.Các nhân tố cản trở 65
2.3.3.Đánh giá của các cán bộ Ngân hàng 67
2.3.3.1 Các nhân tố thúc đẩy 68
2.3.3.2 Các nhân tố cản trở 70
2.4 Đánh giá chung về thanh toán qua máy POS tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 71
2.4.1.Triển vọng phát triển 71
2.4.2.Khó khăn và nguyên nhân 72
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUA MÁY POS TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 75
3.1 Định hướng 75
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 75
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán qua máy POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 75
3.2 Một số giải pháp phát triển phương thức thanh toán qua máy POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 76
3.2.1 Nhóm giải pháp thông qua mức độ hiểu biết về phương thức thanh toán qua POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế 77
3.2.2 Giải pháp về những yếu tố lo ngại rủi ro 78
3.2.3 Giải pháp thông qua yếu tố nhận được sự giúp đỡ của nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ 78
3.2.4 Giải pháp nâng cao nhận thức về lợi ích 78
Trang 53.2.5 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ 79
3.2.6 Tăng cường tính liên kết với các đơn vị khác 80
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
v
Trang 6TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1 Tình hình lao động tại ngân hàng Vietcombank Huế giai đoạn 2012-2014
32
Bảng 2 2 Tình hình tài sản nguồn vốn tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam -chi nhánh Huế giai đoạn 2012 -2014 41
Bảng 2 3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế giai đoạn 2012-2014 44
Bảng 2 4 Tình hình thị phần số lượng máy POS của các ngân hàng trên địa bàn TT Huế tính đến 31/12/2014 48
Bảng 2 5 Số lượng máy ATM và hệ thống máy POS của Vietcombank Huế đến 31/12/2014 49
Bảng 2 6 Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và mức độ sử dụng phương thức thanh toán thông qua máy POS của Ngân hàng VCB_Huế 54
Bảng 2 7 Thống kê các nhân tố “thúc đẩy” phương thức thanh toán qua máy POS 56
Bảng 2 8 Thống kê các nhân tố “cản trở” phương thức thanh toán qua máy POS 61
Bảng 2 9 Thống kê những nhân tố thúc đẩy lắp đặt POS đối với ĐVCNT 64
Bảng 2 10 Thống kê các nhân tố cản trở lắp đặt máy POS đối với ĐVCNT 65
Bảng 2 11 Mức phí đối với từng loại thẻ thanh toán qua POS của NH VCB_Huế 66
Bảng 2 12 Thống kê các nhân tố thúc đẩy đối với NH 68
Bảng 2 13 Thống kê các nhân tố cản trở đối với NH 70
vii
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ CÁC BIỂU Đ
Sơ đồ 1 1 Quy trình thanh toán qua máy POS 16
Y Sơ đồ 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 30
Biểu đồ 1 1 Số lượng ATM và POS 22
Biểu đồ 1 2 Số lượng thẻ Ngân hàng 2 Biểu đồ 2 1 Thống kê độ tuổi của Khách hàng 50
Biểu đồ 2 2 Thống kê nghề nghiệp của Khách hàng 51
Biểu đồ 2 3 Thống kê thu nhập của Khách hàng 51
Biểu đồ 2 4 Mức độ hiểu biết của Khách hàng đến dịch vụ POS của Ngân hàng VCB_Huế 52
Biểu đồ 2 5 Phương tiện biết đến phương thức thanh toán qua máy POS 53
Biểu đồ 2 6 Các tiện ích khi sử dụng thẻ thanh toán 54
Biểu đồ 2 7.Mức chi trả cho mỗi lần thanh toán 55
Biểu đồ 2 8 Ý kiến đóng góp nhằm xây dựng và phát triển phương thức thanh toán qua máy POS 56
Biểu đồ 2 9 Mức độ đồng ý của khách hàng đối với các nhân tố thúc đẩy 59
Biểu đồ 2 10 Số lượng máy POS được lắp đặt tại các ĐVCNT 63
Trang 9TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu, nhận diện các nhân tố thúc đẩy cũngnhư các nhân tố cản trở việc sử dụng phương thức thanh toán qua máy POS trên cả
ba phương diện Khách hàng – người trực tiếp sử dụng dịch vụ, đơn vị chấp nhận thẻ
và Ngân hàng Trên cơ sở phân tích đó đưa ra các gợi ý nhằm phát huy tối đa tiềmnăng phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và dịch vụ POSnói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Nghiên cứu được thực hiện khảo sát 100 Khách hàng, 31 đơn vị chấp nhận thẻ
và 11 cán bộ nhân viên Ngân hàng và sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS20.0 để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đưa ra là phùhợp với người được phỏng vấn, đáp ứng được mối quan tâm của họ
Đối với khía cạnh khách hàng, họ đã dần cảm nhận được lợi ích từ việc thanhtoán qua máy POS vì nó “có nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “các giao dịch chính xác, đơngiản”, “giảm thiểu được rủi ro khi nắm giữ và chi tiêu tiền mặt” và nhận được “sựgiới thiệu rõ của các nhân viên” Tuy nhiên “thói quen dùng tiền mặt” vẫn còn ănsâu vào tư tưởng của khách hàng kèm theo “lo ngại về tính bảo mật thông tin cánhân” là những nhân tố cản trở lớn nhất
Đối với đơn vị chấp nhận thẻ việc được lắp đặt miễn phí gần như là một yếu tốtiên quyết hàng đầu khiến cho các đơn vị chấp nhận thẻ sẵn sàng lắp đặt Nhưng cácđơn vị còn “dè dặt” với mức phí mà Ngân hàng đưa ra đối với mỗi giao dịch khi thanhtoán qua POS
Đối với Ngân hàng đã nhận thấy phương thức thanh toán qua POS là một thịtrường tiềm năng và mới “tăng lợi nhuận thông qua thu phí”, “giảm bớt gánh nặngcông việc” là những nhân tố thúc đẩy nhưng đồng thời “vấn đề về tội phạm”, “hiệuquả thực sự của công tác Marketing” và “tính pháp lí còn chung chung” là những longại chính của Ngân hàng trong việc phát triển một dịch vụ mới lạ đối với ngườidân trong thành phố Huế
Trên cơ sở các yếu tố phân tích cụ thể, nhìn nhận được những vấn đề còn thiếusót trên cả ba phương diện để đưa ra giải pháp cụ thể, sát với từng đối tượng Từ đóNgân hàng có thêm cách nhìn tổng quát làm nền tảng để tiến hành thực hiện mởrộng hay thu hẹp dịch vụ thanh toán qua máy POS, tăng số lượng hay tăng chất
ix
Trang 10lượng đối với một thị trường mới nhằm hạn chế tối đa rủi ro và phát triển một nềnkinh tế không dùng tiền mặt trong tương lai gần.
PHẦN I
Trang 11PHẦN II MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với những bước phát triển vượt bậc cũng như khả năng ứng dụng công nghệthông tin và truyền thông, công nghệ ngân hàng đã và đang được chú trọng đầu tưkhai thác theo chiều rộng gắn chặt với chiều sâu một cách hiệu quả để thích ứng với
sự phát triển đất nước trong những năm gần đây Không nằm ngoài xu thế đó hoạtđộng thanh toán ở các ngân hàng đang được tập trung cải tiến về cơ chế nghiệp vụsong song với hiện đại hóa, đa dạng hóa công nghệ thanh toán nhằm mở rộng hoạtđộng và nâng cao tính cạnh tranh mà đặc biệt là hoạt động thanh toán không dùngtiền mặt (TTKDTM)
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động TTKDTM có một vai trò hết sức quantrọng đối với từng cá nhân, từng doanh nghiệp và đối với nền kinh tế, giúp cho việctập trung và phân phối vốn được nhanh chóng an toàn và hiệu quả, góp phần tíchcực vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển Việc phát triển thanh toán qua hệ thốngngân hàng không chỉ tạo tiền đề, nền tảng cho việc phát triển hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng mà còn giúp nhà nước quản lí vĩ mô nền kinh tế một cách hiệu quả,nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế Theo thống kê mới nhất0, đến cuối tháng6/2014, trên cả nước đã có trên 72 triệu thẻ thanh toán, gấp 3.600 lần năm 2002,lượng ATM và POS (Poin of Sale / Service) lên gần 165.000 chiếc Doanh số thanhtoán thẻ nội địa năm 2013 cũng lần đầu tiên vượt một triệu tỷ đồng Đây là những kếtquả quan trọng đánh dấu bước phát triển trong TTKDTM tại Việt Nam hiện nay Tuynhiên, tại địa bàn thành phố Huế những biến chuyển trong hoạt động TTKDTM cònkhiêm tốn, dường như vẫn chưa theo kịp xu hướng chung Các phương thứcTTKDTM vẫn còn xa lạ đối với phần lớn người dân Đã có không ít đề tài nghiên cứuxoay quanh vấn đề này nhưng mỗi nghiên cứu lại đi theo một cách tiếp cận khácnhau, riêng lẻ Hơn nữa, các nghiên cứu chưa đi sâu vào từng phương thức TTKDTM
và chưa có một nghiên cứu nào thực hiện tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
0 Theo Phương Linh, 2014, “Giao dịch thẻ vượt một triệu tỷ đồng”,
3077753.html
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/giao-dich-the-vuot-mot-trieu-ty-dong-1
Trang 12Xuất phát từ thực tiễn trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế, tôi nhận thấy rằng cần nghiêncứu một cách cụ thể và khoa học về hoạt động TTKDTM Vì thế tôi quyết định
chọn nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu thực trạng phát triển phương thức thanh toán qua máy POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu đánh giá thực trạng thanh toán qua máy POS, xác định các nguyênnhân hạn chế sự phát triển của phương thức thanh toán này, từ đó đưa ra các giảipháp tháo gỡ và thúc đẩy phát triển thanh toán phương thức thanh toán này tại Ngânhàng nói riêng và thành phố Huế nói chung
- Đề xuất các giải pháp gợi ý cho việc phát triển phương thức thanh toánqua máy POS tại Ngân hàng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động thanh toán qua máy POS của Vietcombank qua đánh giácủa khách hàng và chủ các đơn vị chấp nhận lắp đặt máy POS, đồng thời các nhận địnhcủa cán bộ chuyên viên phòng Thanh toán thẻ của Ngân hàng Vietcombank – Chinhánh Huế
Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ hệ thống POS Vietcombank trên địa bàn thành phố Huế
Trang 13Sử dụng nguồn thông tin cập nhật đến 31/12/2014.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra thu thập thông tin qua bảng hỏi mẫu điều tra là 100khách hàng có sử dụng thẻ thanh toán của Ngân hàng Vietcombank, 31 đơn vị chấpnhận lắp đặt máy POS của Ngân hàng Vietcombank và 100% cán bộ, nhân viên trựctiếp làm việc ở phòng Thanh toán thẻ tại Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Huế.Đối tượng phỏng vấn được xác định theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện
Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu về hoạt động TTKDTM cụthể là số lượng máy POS, ATM và tiến hành đánh giá thực trạng chung
Phương pháp mô tả cụ thể các nhân tố “thúc đẩy” và “cản trở” nhằm đưa racác nhìn tổng quan về thực trạng TTKDTM nói chung và hoạt động thanh toán quamáy POS nói riêng
Phương pháp lịch sử nhằm so sánh đối chiếu các thông tin trong quá khứ đểtìm hiểu nguyên nhân và có các số liệu kết luận phù hợp
5 Tóm tắt bố cục đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Phân tích thực trạng thanh toán qua máy POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Chương 3: Một số giải pháp phát triển phương thức thanh toán qua máy POS của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Phần III: Kết luận và kiến nghị
3
Trang 15PHẦN III NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm về thanh toán không dùng tiền mặt
Từ trước tới nay hoạt động TTKDTM đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn đều đánh dấu một bước phát triển cho nền kinh tế
Hoạt động TTKDTM được đánh dấu mốc rõ rệt qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 – Trước thời kì đất nước đổi mới: Ngày 6/5/1951, Chủ tịch HồChí Minh đã kí sắc lệnh thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trong giai đoạnnày nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp dovật TTKDTM không phát huy được vai trò của nó Thời kì kỹ thuật thanh toán cònlạc hậu chủ yếu làm bằng thủ công rườm rà gây ra nhiều sai sót, thanh toán khôngkịp thời, thanh toán chủ yếu là phục vụ các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp quốcdoanh… Vì vận hành trong cơ chế báo cáo cho nên họ không quan tâm đến chấtlượng phục vụ, vốn bị ứ đọng dẫn đến vốn bị cửa quyền trong giao dịch, không pháthuy được chức năng của Ngân hàng là quay vòng vốn nhanh chóng thức đẩy nềnkinh tế phát triển
Giai đoạn 2 - Từ thời kì đổi mới đến nay: Trước tình hình đã có nhiều đổi mớicủa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạngtrên là chuyển từ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hànghóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Kể từ khi
ra đời hai pháp lệnh ngân hàng ngày 23 tháng 5 năm 1990 và đặc biệt là sự ra đờicủa thể lệ TTKDTM ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể để phù hợp với cơ chếthanh toán
- Hình thành các hệ thống thanh toán của các Ngân hàng thương mại quốcdoanh, Ngân hàng thước mại cổ phần, Ngân hàng Nhà nước, thủ tục thanh toán đơngiản hơn, đảm bảo an toàn…
5
Trang 16- Phát triển nhiều công cụ thanh toán phù hợp với điều kiện Việt Nam hiệnnay và giảm bớt nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt.
- Từng bước nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên Ngân hàng, đáp ứngđược yêu cầu tiếp cận các phương tiện thanh toán hiện đại trên thế giới
- Từng bước xóa bỏ tập quán thích tiêu tiền mặt trong địa bộ phận dân chúngđồng thời tạo thói quen sử dụng các công cụ TTKDTM
Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam đòi hỏi ngành Ngân hàng phải cónhững nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán để dần hòa chung vàomạng lưới thanh toán quốc tế, rút ngắn được khoảng cách về trình độ nghiệp vụthanh toán so với các Ngân hàng hiện đại, đào tạo các chuyên gia kĩ sư giỏi vềthanh toán bằng công nghệ là điều tất yếu phải làm song song với việc khai thác các
ưu thế về hình thức thanh toán đang được áp dụng và đưa ra các hình thức thanhtoán mới nhằm mở rộng phạm vi và tăng khối lượng thanh toán qua Ngân hàng
Đã có không ít khái niệm về TTKDTM được đưa ra, nó phù hợp vời từng thờiđiểm, thời kì khác nhau Vậy TTKDTM là gì?
TTKDTM0 qua Ngân hàng là sự vận động của tiền tệ qua chức năng phươngtiện thanh toán, được thực hiện qua bút toán ghi sổ bằng cách trích chuyển tiền từtài khoản này sang tài khoản khác hoặc bằng bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trunggian của Ngân hàng thương mại
sự tách rời, nhưng không thể vì sự tách rời đó mà gây ra sự chậm trễ, gian lận trong
0 PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại (2013), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 194.
Trang 17việc thanh toán, phải hạn chế đến mức thấp nhất mọi rắc rối có thể xảy ra trongthanh toán.
Trong TTKDTM, vật mô giới (tiền mặt) không xuất hiện như trong thanhtoán bằng tiền mặt, mà nó chỉ xuất hiện dưới hình thức kế toán tiền ghi sổ, nó đượcghi chép trên các chứng từ, sổ sách kế toán (gọi là tiền chuyển khoản) Đây là đặcđiểm riêng của TTKDTM, với đặc điểm này thì mỗi bên tham gia thanh toán (chủyếu là người mua) buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng và phải có tiền trên tàikhoản đó bởi vì nếu không như vậy thì việc thanh toán sẽ không thực hiện được
Trong TTKDTM, vai trò của ngân hàng rất to lớn - vai trò người tổ chứcthực hiện các khoản thanh toán Ngân hàng được xem như người thứ ba không thểthiếu được trong thanh toán chuyển khoản Bởi vì chỉ có ngân hàng mới quản lí tàikhoản tiền gửi của các đơn vị thì mới được phép trích chuyển tiền trên tài khoản củacác đơn vị cá nhân Với nghiệp vụ này, ngân hàng trở thành một phòng thanh toáncho xã hội, TTKDTM được tổ chức và thực hiện tốt sẽ phát huy được tác dụng tíchcực của nó
1.1.1.3 Sự cần thiết khách quan của hoạt động TTKDTM đối với nền kinh tế thị trường
Thanh toán dùng tiền mặt là việc thanh toán có sự tham gia trực tiếp của tiềnmặt, được thực hiện trên cơ sở trực tiếp giữa người mua và người bán không quamột đơn vị trung gian nào cả Người mua phải có một khối lượng tiền tương đươngvới giá trị vật tư hàng hóa hay lao vụ cần mua để trao đổi trực tiếp với người bán.Trong hình thức thanh toán bằng tiền mặt đã thể hiện sự linh hoạt của nó, hoạt độngtiền tệ được diễn ra mọi lúc mọi nơi tùy vào ý chủ quan của người mua và ngườibán song phương thức này cũng có nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với thanh toán dân cư với dân cư, hay giữa doanh nghiệp vớidân cư trong quan hệ mua bán hàng hóa với khối lượng nhỏ và bị giới hạn bởi phạm
vi không gian
- Độ an toàn không cao, do có sự xuất hiện của tiền mặt nền trong quá trìnhthanh toán phải thực hiện các công việc như vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản nên
dễ xảy ra nhầm lẫn mất mát và làm chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng
- Thanh toán bằng tiền mặt làm cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông tănggây khó khăn cho việc điều hòa lưu thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thực hiện
7
Trang 18chính sách tiền tệ của NHTW và làm hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàngthương mại, đồng thời thanh toán tiền mặt sẽ làm tăng chi phí lưu thông.
Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ cao, trao đổi hàng hóa không bóhẹp trong phạm vi một vùng, một lãnh thổ nữa mà được mở rộng khắp toàn quốc vàtrên phạm vi quốc tế, hơn nữa khối lượng thanh toán nhiều hơn trước, sản phẩmđược trao đổi nhiều và ngày càng phong phú, thanh toán được mở rộng khôngngừng Lúc này TTKDTM không thể đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu thanhtoán Trước tình hình đó TTKDTM ra đời với các phương thức thanh toán như: Séc,
ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
TTKDTM có nhiều ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí, đảm bảo thanh toán nhanh, rút gọn thời gian
- Độ an toàn và độ tin cậy cao
- Giúp khách hàng tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
- Xã hội tiết kiệm được lượng tiền mặt trong lưu thông, điều hòa tiền mặt tronglưu thông được dễ dàng, góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy sản xuất phát triển.TTKDTM mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng
1.1.1.4 Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường
TTKDTM thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, đẩy nhanh quá trìnhsản xuất và tác động đến trực tiếp toàn bộ nền kinh tế quốc dân Nó được coi làkhâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng của chu kì sản xuất và liên quan đến toàn
bộ lĩnh vực lưu thông hàng hóa tiền tệ của cá nhân, tổ chức trong xã hội Do vậy,nếu tổ chức rút ngắn thời gian công tác thanh toán nhanh chóng an toàn và chínhxác sẽ tạo điều kiện, rút ngắn chu kì sản xuất, tăng tốc độ chu chuyển hàng vốn vàgóp phần thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân
TTKDTM tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng, thúcđẩy quá trình cho vay, TTKDTM không những làm giảm được chi phí in ấn, bảoquản, vận chuyển tiền mặt mà còn bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng thương mạithông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân Nhờ
có nguồn vốn tiền gửi không kì hạn, Ngân hàng thương mại có cơ hội để tăng lợinhuận cho mình bằng cách cấp tín dụng cho nền kinh tế
Trang 19 TTKDTM góp phần mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán, TTKDTM tạo điều kiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ một cách an toàn có hiệu quả, chính xác, tin cậy và tiết kiệm nhiều thời gian.
1.1.1.5 Các hình thức thanh toán tiền không dùng tiền mặt 0
1.1.1.5.1 Thanh toán bằng Séc
a Khái niệm
Thanh toán bằng Séc là lệnh trả tiền của người phát hành Séc trả cho ngườithụ hưởng Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ Séc, người phát hành Séc cónghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng và phải thanh toán ngay khi người thụhưởng nộp Séc vào Ngân hàng Séc được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức
Các chủ thể tham gia thanh toán Séc bao gồm:
Người kí phát (người phát hành): là người lập và kí tên trên Séc để ra lệnh
cho người thực hiện thanh toán thay mặt mình trả số tiền ghi trên Séc
Người được trả tiền: là người mà người kí phát chỉ định có quyển hưởng
hoặc chuyển nhượng đối với số tiền ghi trên tờ Séc
Người thụ hưởng: là người cầm tờ Séc mà tờ Séc đó:
Có ghi tên người được trả tiền hoặc không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi
cụm từ “Trả cho người cầm Séc” hoặc đã được chuyển nhượng bằng kí hậu cho
mình thông qua dãy chữ kí chuyển nhượng liên tục
Người thực hiện thanh toán : là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi
người kí phát được sử dụng tài khoản thanh toán với một khoản tiền để kí phát Séctheo thỏa thuận giữa người kí phát với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đó
Người thu hộ: là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán làm dịch vụ thu hộ Séc.
Thời hạn xuất trình: là khoảng thời gian tính từ ngày phát hành đến hết
ngày mà tờ Séc được xuất trình để thanh toán
0 Nguồn: Nguyễn Thị Mỹ Xuyến, 2012, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Tây Ninh, trang 6 – 12.
9
Trang 20b Phân loại Séc
Séc bảo chi: là loại Séc được ngân hàng xác nhận có đủ tiền bảo chứng và đảm
bảo chi trả tờ Séc khi xuất trình cho ngân hàng
Séc chuyển khoản: là loại Séc mà người kí phát Séc ra lệnh cho ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để chuyển trả sang một tài khoản khác của mộtngười khác trong hoặc khác ngân hàng Séc chuyển khoản không thể chuyểnnhượng được và không thể lĩnh tiền mặt được
Séc rút tiền mặt: là loại Séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người
phát hành Séc phải chịu rủi ro khi bị mất Séc hoặc bị đánh cắp Người cầm Séckhông cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền
Séc du lịch: Séc du lịch là loại Séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại
bất cứ chi nhánh hay đại lí của ngân hàng đó Ngân hàng phát Séc đồng thời cũng làngân hàng trả tiền Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát hànhSéc Trên Séc du lịch phải có chữ kí của người hưởng lợi Khi được chỉ định, ngườihưởng lợi phải có chữ kí tại chỗ để ngân hàng kiểm tra, nếu đúng, ngân hàng mớitrả tiền Thời gian của Séc du lịch có hiệu lực do ngân hàng phát hành Séc và ngườihưởng lợi thảo thuận, có thẻ có hạn hoặc có thể vô hạn Trên Séc du lịch có ghi rõkhu vực các ngân hàng trả tiền, ngoài khu cực đó, Séc không có giá trị lĩnh tiền.1.1.1.5.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi (UNC) hoặc lệnh chi
UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngânhàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mình rút tài khoản tiền gửi) trích tàikhoản của mình để trả cho ngời thụ hưởng
UNC được dùng để thanh toán các khoản trả tiền hàng hóa, dịch vụ, đượcchuyển tiền cùng hệ thống và khác hệ thống và khác hệ thống ngân hàng
Lệnh chi hoặc UNC bao gồm các yếu tố sau:
Chữ lệnh chi hoặc UNC, số sê ri
Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền
Tên địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền
Họ tên địa chỉ, số tài khoản người thụ hưởng
Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng
Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số
Trang 21 Nơi, ngày, tháng, năm lập lệnh chi hoặc UNC
Chữ kí của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền
Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không tráipháp luật
Quy định: Đối với khách hàng
Người trả tiền phải có tài khoản tại ngân hàng
Các chủ tài khoản bên trả tiền bắt buộc phải có đủ số dư trên tài khoản
Khi có nhu cầu chi trả, khách hàng đến ngân hàng phục vụ mình lập UNC theoquy định
Nếu khách hàng có chữ kí hợp đồng sử dụng các phương thức giao dịch thôngqua Internet hoặc điện thoại thì khách hàng có thể tự chuyển tại nhà mà không cầnđến ngân hàng
Quy định đối với ngân hàng:
Ngân hàng tiếp nhận và kiểm tra tất cả các yếu tố trên UNC, số dư tài khoảncủa bên trả tiền Ngân hàng tiếp nhận và thực hiện ngay trong ngày làm việc nếuUNC hợp lệ
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện lệnh chi hoặc UNC do tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán
Ưu điểm: Giảm chi phí in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quan tiền mặt, ngân
hàng Séc huy động thêm vốn để đầu tư cho nền kinh tế, thanh toán nhanh thủ tụcđơn giản
Nhược điểm: Quyền lợi người bán bị ảnh hưởng do việc chi trả tùy thuộc vào
thiện chí bên mua, người bán bị chiếm dụng vốn và khả năng kiểm soát của ngânhàng bị hạn chế
1.1.1.5.3 Thanh toán Ủy nhiệm thu (UNT) hay nhờ thu
UNT: là giấy ủy nhiệm đòi tiền do bên thj hưởng lập và gửi vào ngân hàngphục vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng.UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hóa đơn định kì cho ngườicung ứng dịch vụ công cộng như điện nước, điện thoại… bởi nó thường được dùng
11
Trang 22cho các giao dịch thanh toán có gía trị nhỏ nên các UNT chiếm tỉ lệ không đáng kểtrong tổng các giao dịch TTKDTM.
UNT được áp dụng thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản trong cùng mộtchi nhánh hoặc các chi nhánh ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống Kháchhàng mua và bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức UNT đối với nhữngđiều kiện đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản chongân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thục hiện các UNT Sau khigiao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy UNT theo mẫucủa ngân hàng, kèm theo hóa đơn gửi tới ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếpđến ngân hàng phục vụ bên trả tiền yêu cầu thu hộ Khi nhận giấy UNT trong vòngmột ngày làm việc, ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của khác hàng mình trảngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán
Nhờ thu hoặc UNT bao gồm cá yếu tố sau đây:
Chữ nhờ thu hoặc UNT, số sê ri
Họ tên, địa chỉ só hiệu tài khoản người nhờ thu
Tên địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán người trả tiền
Số hợp đồng (hoặc đơn hàng, thỏa thuận) làm căn cứ để nhờ thu, số lượngchứng từ kèm theo
Số tiền nhờ thu bằng chữ và bằng số
Nơi, ngày, tháng, năm lập chứng từ nhờ thu hoặc UNT
Nơi, ngày, tháng, năm tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục bên trảtiền thanh toán
Ngày, tháng, năm, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ bên nhờthu nhận được khoản thanh toán
1.1.1.5.4 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành
để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏathuận
Trang 23a Phân loại thẻ theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, thẻ bao gồm: thẻ nội địa
và thẻ quốc tế
- Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hanh thẻ tại Việt Nam phát hành để
giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam
- Thẻ quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để
giao dịch trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoàiphát hành và giao dịch trong lãnh thổ nước Việt Nam
b Phân loại thẻ theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ bao gồm:thẻ ghi nợ và thẻ trả trước
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi số tiền trên tài khản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kì hạn
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ
c Các chủ thể trong thanh toán thẻ
- Tổ chức phát hành thẻ: là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức
tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ
- Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để
sử dụng bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ
- Đơn vị chấp nhận thẻ: là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hàng
hóa và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nộp, rút tiền mặt bằng thẻ
- Tổ chức thanh toán thẻ: là ngân hàng tổ chức khác không phải là ngân hàngđược phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ
1.1.1.6 Các nhân tố tác động tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt0
1.1.1.6.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế nên rất nhạy cảm với các yếu tố từ môitrường kinh tế Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự sụp đổ củanhiều ngân hàng và ảnh hưởng thường mang tính hệ thống Khi môi trường kinh tế
0 Theo Đinh Tuấn Kiên, Tạp chí Tài chính số 9 – 2013, Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt của các Ngân hàng thương mại.
13
Trang 24vĩ mô không ổn định, một mặt tác động trực tiếp tới TTKDTM, mặt khác ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng từ đó lại tác động gián tiếptới TTKDTM.
Một nền kinh tế phát triển ổn định sẽ là môi trường thuận lợi cho sự phát triểncủa TTKDTM Nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụvới khối lượng lớn mọi người sẽ có khuynh hướng ưa chuộng việc sử dụng ngânhàng như là một người trung gian thanh toán bởi vì ngân hàng cung cấp các tiện íchcho phép các khách hàng tham gia thanh toán có thể giảm được các chi phí vậnchuyển, bảo quản, kiểm đếm khi sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồngthời làm cho quá trình thanh toán được nhanh chóng, chính xác và an toàn hơn.1.1.1.6.2 Môi trường pháp lý
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, có vai trò cực kỳquan trọng trong nền kinh tế được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao từ Chính phủ nênảnh hưởng trực tiếp của pháp luật Trong điều kiện hiện nay ngành ngân hàng đã cócác luật riêng như luật Ngân hàng Nhà nước, luật tổ chức tín dụng, … do đó đã tạohành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển
Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều bị chi phốicủa pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của pháp luật sẽ tạo cơ hội và thách thức mớicho các ngân hàng TTKDTM là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàngnên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật Trong một nền kinh tế phát triển,mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện quangân hàng, khi đó mọi trục trặc sẽ ảnh hưởng tới toàn hệ thống Do đó một sự thay
về pháp luật sẽ làm cho ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thíchứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với kháchhàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả
Trong điều kiện tình hình chính trị, pháp luật ổn định các tổ chức kinh tế vàdân cư có điều kiện phát triển kinh tế do đó tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và tỷtrọng thanh toán qua ngân hàng tăng lên tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút đượclượng tiền mặt ngoài xã hội Từ đó, ngân hàng có thêm một nguồn vốn để đầu tư
Trang 25vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế và mở rộng các sản phẩmdịch vụ của ngân hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách quan.
1.1.1.6.3 Khoa học công nghệ
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hoạt độngkinh doanh nói chung và TTKDTM nói riêng của các ngân hàng hiện nay Côngnghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn xãhội, thu hút được nhiều hơn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư pháttriển kinh tế, để đất nước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá
Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học và tự động hóa vào thanh toán
sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiết kiệm được chi phítrong thanh toán Các hoạt động huy động, chi trả tiền gửi cho khách hàng và thanhtoán có thể được thực hiện trên các máy vi tính, vừa chính xác, an toàn lại vừanhanh chóng, tiện lợi Các ngân hàng cũng có thể mở rộng các dịch vụ của mìnhqua các mạng máy vi tính, đây là một cách tiếp cận, quảng bá và cung cấp các dịch
vụ ngân hàng tới hàng triệu người với chi phí rất thấp Để mở rộng TTKDTM, cácngân hàng có thể đưa vào sử dụng hệ thống máy rút tiền tự động, tham gia hệ thốngthanh toán điện tử liên ngân hàng, …
Công nghệ hiện đại cho phép các ngân hàng vươn xa hơn ngoài trụ sở ngânhàng, liên kết với nhau để cùng sử dụng mạng công nghệ,… Điều này tạo cơ hộicho các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ảnh hưởng lẫn nhaunhiều hơn trong TTKDTM và cả trong những mặt hoạt động khác của ngân hàng
Theo xu thế phát triển hiện nay, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất luônđược ưu tiên ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng để sáng chế và đưa vào sử dụng cácphương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo thanh toán tức thì, vừa đảm bảochính xác, an toàn và bí mật
Hiện nay, công nghệ ngân hàng đang được xem là một thứ vũ khí cực mạnhtrong cạnh tranh Với chức năng trung gian thanh toán của mình các ngân hàng luôncoi trọng cải tiến đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình,
15
Trang 26bởi vì ai cũng ý thức được rằng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay,công nghệ lạc hậu sẽ dẫn tới chỗ diệt vong.
1.1.1.6.4 Yếu tố con người
Các ngân hàng với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào lĩnh vựchoạt động của mình thì yếu tố con người không mất đi vai trò của mình mà ngượclại ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn Công nghệ cao cho phép giảm số lượngcán bộ hoạt động trong hệ thống ngân hàng, nhưng đòi hỏi rất cao về trình độ nghiệp
vụ và kỹ năng công tác của mỗi cán bộ Bởi vì, một công nghệ có hiện đại nhất cũngkhông thể thay thế con người trong tất cả các hoạt động, đặc biệt là trong những vấn đềcần tới tư duy sáng tạo của con người mà không máy móc nào có được ứng dụng côngnghệ cao thì các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động càng phức tạp và hậu quảcủa những sai sót càng lớn đòi hỏi phải có sự can thiệp một cách sáng tạo và linh hoạtcủa con người Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc là điều kiện tiên quyết đểmột ngân hàng hoạt động mạnh và có hiệu quả Yếu tố con người là điều kiện để cácmáy móc phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình
TTKDTM là một mặt hoạt động của ngân hàng trong đó ứng dụng các côngnghệ cao nhất trong các công nghệ ngân hàng do đó yếu tố con người tỏ ra vô cùngquan trọng
1.1.1.6.5 Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh của các NHTM trong những năm gần đây thườngxuyên đổi mới nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế năng động và sự điềuchỉnh của pháp luật Xét về mặt hình thức, tuy vẫn là các nghiệp vụ cơ bản như:nhận tiền gửi, cho vay, chi trả hộ nhưng các ngân hàng đã mở rộng cả quy mô,phương thức hoạt động, đặc biệt là công nghệ Cho nên các NHTM ngày càngkhẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước
NHTM có ba chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chứcnăng tạo tiền những chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ với nhau.Khi NHTM là trung gian tài chính thì NHTM sẽ huy động vốn bằng nhiều cáchthức khác nhau, có thể huy động từ các tổ chức kinh tế, huy động vốn từ dân cư quahình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, hay qua phát hành trái phiếu với các kỳ hạn khác
Trang 27nhau Qua đó ngân hàng sẽ tập trung một lượng vốn nhàn rỗi tù các thành phần kinh
tế khác nhau và khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hoặc chưa đến thời hạn thanh toánthì ngân hàng sẽ sử dụng chúng để cho vay đối với những người có nhu cầu vayvốn Khi các bên có nhu cầu thanh toán, chi trả ngân hàng sẽ đứng ra làm trung gianthanh toán Như vậy, giữa các chức năng của NHTM có mối liên hệ mật thiết vớinhau Khi vai trò trung gian thanh toán làm tốt, khách hàng sẽ tin tưởng ngân hàng
và gửi tiền vào ngân hàng ngày càng nhiều nhờ thanh toán hộ, như thế, vốn ngânhàng huy động được lại tăng lên, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay
và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng lại càng được phát huy Với chứcnăng trung gian thanh toán và trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân hệthống các NHTM đã tăng khối lượng tiền tệ lên gấp bội thông qua cơ chế thanh toánchuyển khoản Điều này đã làm cho các chức năng của NHTM ngày càng liên hệchặt chẽ với nhau Sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khácphát triển theo Do đó, hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng sẽ ảnh hưởnglớn tới TTKDTM của ngân hàng
1.1.1.6.6 Yếu tố tâm lý
Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới TTKDTM Con người lànhững sinh vật có ý thức Hoạt động ý thức diễn ra trong bộ não người, một dạng tổchức đặc biệt của vật chất Tâm lý là toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thựckhách quan vào ý thức con người, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí biểu hiệntrong hoạt động và cử chỉ của mỗi người Tâm lý cũng chính là nguyện vọng, ýthích, thị hiếu, của mỗi người Tâm lý hình thành nên thói quen, tập quán, Nhưvậy, mỗi hành vi ứng xử của con người, trong đó có việc thanh toán, đều chịu tácđộng của yếu tố tâm lý
Tâm lý lại chịu tác động rất lớn từ môi trường con người sống và làm việc:
- Trong một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu con người của nó có xu hướng thíchtiền mặt, do đó TTKDTM là không phổ biến, từ đó hạn chế tới TTKDTM của cácngân hàng Ngược lại, trong một nền sản xuất lớn, hiện đại, nhận thức được lợi ích
và tầm quan trọng của việc thanh toán bằng không dùng tiền mặt, do đó TTKDTM
ở trong trường hợp này rất phát triển
17
Trang 28- Một nền kinh tế ngầm sôi động sẽ khuyến khích con người sử dụng tiền mặtnhiều hơn trong thanh toán vì lý do bí mật và an toàn cá nhân.
- Thuế đánh quá cao sẽ dẫn tới con người có hành vi trốn thuế, từ đó sinh ratâm lý thích tiền mặt
- Trình độ dân trí thấp sẽ sinh ra tâm lý “ngại“ khi sử dụng các phương tiệnhiện đại có độ phức tạp cao, do đó TTKDTM không phát triển
1.1.2 Tổng quan về hoạt động thanh toán qua máy POS
1.1.2.1 Khái niệm thanh toán qua POS
Máy POS (Poin of Sale/ Service)0: là thiết bị được cung cấp cho các cửa hàngSiêu thị chung cư,… để thực hiện thanh toán hóa đơn mua mã thẻ, và nạp top – up Dịch vụ thanh toán qua POS là phương thức TTKDTM mà ngân hàng cungcấp cho các chủ thẻ để thực hiện chi tiêu và mua bán hàng hóa dịch vụ tại các đơn
vị chấp nhận thẻ
1.1.2.2 Quy trình thanh toán và quản lí thanh toán qua POS
Quy trình giao dịch bằng thẻ phải trải qua các bước sau:
Sơ đồ 1 1 Quy trình thanh toán qua máy POS
0 Nguồn: Hướng dẫn sử dụng máy POS, 2013,
https://www.payoo.com.vn/m/content/o/detail/id/588/cat/HD_DL,
Trang 29Giải thích quy trình:
1a: Để được thanh toán thẻ thì KH phài có thẻ Đầu tiên KH đến Ngân hàngphát hành thẻ để cấp thẻ
1b: Sau khi xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lí Ngân hàng cấp thẻ cho KH
2a: KH thanh toán mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ(ĐVCNT) KH được yêu cầu xuất trình thẻ và cà thẻ
2b: KH được yêu cầu kí biên lai thanh toán xác nhận giao dịch hoàn tất
3a: ĐVCNT nộp biên lai thanh toán vào Ngân hàng thanh toán để nhận tiền.3b: Ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho ĐVCNT
4a, 5a: Khi tiếp nhận hóa đơn ngân hàng thanh toán phải tiến hành kiểm tratính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn Nếu không có vấn đề gì, ngân hàng tiếnhành ghi nợ vào tài khoản của mình và ghi có vào tài khoản của cơ sở chấp nhậnthẻ Việc ghi sổ này phải tiến hành ngay trong ngày nhận hóa đơn và chứng từ củaĐVCNT Sau đó Ngân hàng thanh toán chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kêcho ngân hàng phát hành qua tổ chức thẻ quốc tế
5b, 4b: Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanhtoán cũng thông qua tổ chức thẻ quốc tế
- Có giấy phép đăng kí kinh doanh
- Cung cấp giấy CMND củ người đại diện pháp lí
- Có mở tài khoản tại ngân hàng pháp hành thẻ
- Có mã số thuế hợp lệ
- Kèm theo các loại chứng từ khác (nếu có)
19
Trang 301.2 Cơ sở pháp lí của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Nghị định số 101/2012/NĐ – CP ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2012 vềTTKDTM bao gồm mở và sử dụng các tài khoản thanh toán, dịch vụ TTKDTM,dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức, quản lí và giám sát các hệ thống thanh toán.Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 03 năm 2013 Đây là vănbản quy phạm pháp luật cao nhất dưới luật điều chỉnh các hoạt động TTKDTM đãkhởi tạo nên những cú huých quan trọng phát triển các dịch vụ TTKDTM trong nềnkinh tế Việt Nam Sự ra đời nghị định 101 nhằm thay thế những hạn chế của nghịđịnh 161/2001/NĐ – CP cụ thể như chưa điều chỉnh một số giao dịch thanh toán sửdụng nhiều tiền mặt như giao dịch chứng khoán, giải ngân vốn cho vay cả nhữnggiao dịch của các tổ chức đã có sẵn tài khoản tại ngân hàng hoặc nhưng nơi đã đápứng điều kiện cơ sở hạ tầng TTKDTM… Thêm vào đó, cơ chế về phí dịch vụ tiềnmặt tuy đã được quy định trong Nghị định 161 để nhằm hạn chế việc rút tiền mặt từcác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, nhưng trong thực tế vì sức ép cạnh tranh
và để thu hút khách hàng nên phần lớn các ngân hàng quy định mức phí rút tiền mặtbằng 0%, điều này dẫn đến việc khách hàng không thanh toán qua tài khoản ngânhàng mà vẫn rút tiền mặt từ ngân hàng để trực tiếp thanh toán tiền mua hàng hóa
dịch vụ, kể cả trong những giao dịch có giá trị lớn (Theo: T.S Dương Hồng Phương
- “Dự thảo nghị định tiền mặt”)
Quyết định số 291/2006/ QĐ - TTg về triển khai Đề án TTKDTM giai đoạn
2006 – 2011 đặt mục tiêu đa dạng hóa lượng tiền trong lưu thông và đa dạng hóacác phương tiện TTKDTM và đặc biệt là sự ra đời của quyết định số20/2007/NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh các quy định vềphát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ thẻ như:đại lý phân phối thẻ, cho thuê ATM/POS/CD, nạp tiền vào ATM/CD, bảo dưỡngATM/POS/CD, cung cấp giải pháp kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ thẻ Chínhđiều này đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lí quan trọng giúp thị trường cóbước phát triển vượt bậc về hoạt động thanh toán phát hành thẻ, số lượng kháchhàng tham gia ngày càng gia tăng, dịch vụ thẻ thanh toán thực sự sôi động và bắt
đầu có chiều sâu (Theo Th.s Đặng Công Hoàn – Tạp chí ngân hàng số 9/ 2013).
Trang 31 Năm 2006, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử được banhành để hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử làm nền tảng pháp lí quan trọng cho sựphát triển thương mai điện tử của Việt Nam Tuy nhiên, những chính sách và vănbản quy phạm pháp luật này chỉ là những quy định khung mang tính nền tảng, chưa
có quy định chi tiết về các hoạt động ứng dụng TMĐT cụ thể trong xã hội Thựctiễn cho thấy, TMĐT trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhận thứccủa người dân và doanh nghiệp có nhiều biến đổi, các hoạt động TMĐT ngày càng
đa dạng về hình thức và phức tạp về tính chất, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luậtvới tầm bao quát lớn để điều chỉnh Nghị định 52/2013/NĐ - CP ra đời ngoài việcthừa kế các quy định mang tính nguyên tắc của Nghị định 57 còn mở rộng điềuchỉnh các hoạt động thực tiễn về ứng dụng TMĐT, trong đó tập trung vào những
vấn đề mang tính đặc thù được phát sinh trên môi trường điện tử Theo Ông Trần
Hữu Linh Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công
Thương.
Tiếp đó, ngày 08/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ - CP về giao dịch điện tửtrong hoạt động ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trườngpháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả đối với hệthống ngân hàng
Ngày 24/08/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số20/2007/CT - TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương
từ ngân sách nhà nước để đưa chính sách trả lương qua tài khoản đối với nhóm cán
bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trở thành hiện thực trong cuộcsống kinh tế - xã hội Việt Nam kể từ ngày 01/01/2008 Tuy là một mệnh lệnh hànhchính, nhưng Chỉ thị 20 là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, được ban hành vàothời điểm thích hợp và được đưa vào triển khai thực hiện theo 1 lộ trình hợp lý khiđiều kiện thực tế khả thi nên đã nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của nhóm đốitượng hưởng lương NSNN cũng như dư luận xã hội nói chung và đã được đồng loạttriển khai thực hiện tại tất cả các Bộ ngành, cơ quan trung ương và tại Ủy ban Nhân
dân tỉnh, thành phố trên cả nước (Theo T.S Dương Hồng Phương, “Chỉ thị 20 về trả lương qua tài khoản đã thực sự đi vào cuộc sống”).
Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnhTTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu cụ thể đến cuối năm
21
Trang 322015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%, đếncuối năm 2015 tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng
tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35% - 40% dân số, bổ sung yêucầu các tổ chức cung ứng có nghĩa vụ thông báo, cảnh cáo để khách hàng nhận biết
và phòng tránh những rủi ro khi sử dụng dịch vụ thanh toán Tính khả thi của đề án
là rất rõ nét, chỉ xét riêng khía cạnh sử dụng dịch vụ Internet, Việt Nam được coi làthị trường tiềm năng để phát triển thương mại điện tử Tuy nhiên, để biến tiềm năng
đó thành hiện thực thì sự nỗ lực từ phía các cơ quan quản lý là chưa đủ, việc mởrộng TTKDTM cũng như sự thành công của đề án đang triển khai phụ thuộc mộtphần rất lớn vào ý thức của từng người dân, từng doanh nghiệp hy sinh lợi ích riêngtrước mắt để hướng đến lợi ích chung của toàn xã hội Góp phần giảm tỷ lệ tiền mặttrong lưu thông và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ thanh toán điện tử trong hoạtđộng kinh doanh và sản xuất, sinh hoạt Ðồng thời, muốn phát triển các dịch vụTTKDTM cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngân hàng trong nước vớicác công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, nhằm bảo đảm lợi ích chung của
nền kinh tế, doanh nghiệp và của nhân dân (Theo Th.s Đỗ Thị Lan Phương, Tạp chí tài chính số 6/2014).
Ngày 31/12/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số46/2014/TT - NHNN hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM qua các tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán, thay thế Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 3 năm
2002 Bao gồm các dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản mở tại ngân hàng nhànước, thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyểntiền, thu hộ, chi hộ Thông tư quy định, chứng từ sử dụng trong thanh toán phảiđược lập, kí, kiểm soát, luân chuyển, quản lí, sử dụng, bảo quản theo đúng quy định
về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định tại thông tư Cácthông tin dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợppháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin Xây dựng quy trình thanh toán đảm bảo
có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra đối chiếu nhận biết khách hàng
Trang 331.3 Cơ sở thực tiển
1.3.1 Thực trạng sử dụng máy POS tại Việt Nam
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN)0, tính đến cuối tháng 6/2014, cả nước có
37 ngân hàng thương mại lắp đặt được 149.000 điểm chấp nhận thẻ, tăng khoảng15% so với cuối năm 2013, đạt 75% kế hoạch năm 2014
Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG) có trên49.600 máy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) có trên49.400 máy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) có trên10.600 máy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
có trên 9.100 máy Đây là 4 ngân hàng có số lượng POS lớn nhất, chiếm gần 80%tổng số POS trên thị trường Các điểm chấp nhận thẻ POS tập trung tại Hà Nội vàTPHCM với số lượng lần lượt là trên 19.200 máy và trên 28.000 máy, hai địaphương này chiếm trên 30% tổng số POS trên toàn quốc
Đơn vị tính: Máy
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Biểu đồ 1 1 Số lượng ATM và POS
Đến cuối tháng 6/2014, trên 14,6 triệu giao dịch đã được thực hiện qua POS,đạt 18% kế hoạch năm 2014 (trong đó giao dịch rút tiền mặt chiếm khoảng 3,8%),tổng giá trị giao dịch đạt trên 75.700 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch rút tiền mặtchiếm 50% Theo báo cáo của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, khu vực có số
0 Theo Nguyễn Hiền, (2014), “Trên 14,6 triệu giao dịch đã được thực hiện qua POS”, http://fica.vn/tai-chinh/ tren-14-6-trieu-giao-dich-da-duoc-thuc-hien-qua-pos 18816.html
23
Trang 34lượng giao dịch lớn là các tỉnh, thành phố lớn có điều kiện kinh tế phát triển, nơi tậptrung nhiều trung tâm mua sắm, khu du lịch, khu vui chơi giải trí Dẫn đầu là TP.
Hồ Chí Minh và Hà Nội, tiếp đó là Hải Phòng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Quảng Ninh,
Bà Rịa - Vũng Tàu và một số địa phương khác, số lượng POS và giá trị giao dịchthanh toán thẻ qua POS tại các tỉnh ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa còn thấp Theo một nhận định của Master Card0 “Dù là quốc gia có dân số trẻ, nhưng tỷ lệ người dùng thẻ ở Việt Nam chưa cao Trung bình cứ mỗi 1000 dân Việt Nam chỉ có 1.06 máy chấp nhận thẻ, trong khi ở Thái Lan là 5 máy và Malaysia là
8 máy Số lượng thẻ phát hành tại Việt Nam đang tăng nhanh hơn số điểm chấp nhận thanh toán” để cho thấy việc thanh toán qua POS là cực kì cần thiết hơn lúc
nào hết
Nhìn chung, hoạt động thanh toán thẻ qua POS đang từng bước thay đổi thóiquen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, nổi bật là tại các thành phố lớn, góp phầntích cực vào việc đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam Mục tiêu của Kế hoạch tổngthể phát triển thanh toán thẻ qua POS giai đoạn 2014 - 2015 là nâng dần số lượng vàgiá trị giao dịch thanh toán qua POS, đưa thanh toán qua POS trở thành thói quencủa chủ thẻ Phấn đấu đạt mục tiêu trên cả nước có khoảng 250.000 POS được lắpđặt và số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm vào cuối năm 2015
Để đạt được mục tiêu trên Ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp với các đơn vịtrong và ngoài ngành tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, kết hợp vớisắp xếp, hợp lí hóa mạng lưới POS đã được lắp đặt Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh sựliên kết và phối hợp giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cácnhà cung cấp giải pháp, các ngân hàng thương mại, các tổ chức thẻ quốc tế và một
số đối tác khác để phát triển thanh toán qua POS
Đồng thời, phát triển hoàn thiện hạ tầng chuyển mạch POS, cải tiến và tăngcường khả năng kết nối, đáp ứng yêu cầu tăng lên về số lượng POS và nâng caochất lượng dịch vụ POS Xây dựng và triển khái các biện pháp vận động, khuyếnkhích kết hợp với các biện pháp khác đối với đơn vị chấp nhận thẻ và chủ thẻ đểthúc đẩy phát triển thanh toán qua POS
0 Theo Hà Thái, 2014, Thị trường thẻ Việt Nam trong góc nhìn của Master Card,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/thi-truong-the-viet-nam-trong-goc-nhin-cua-mastercard-105747.html
Trang 35Cùng với đó, Ngân hàng nhà nước cũng đã đề ra nhiệm vụ và lộ trình cụ thể về pháttriển thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ đến năm 2020 để các đơn vị thuộcNgân hàng Nhà nước, các Ngân hàng, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
1.3.2 Thị trường thẻ Việt Nam.
Theo báo cáo của Euromonitor International 20130, thị trường thẻ ngân hàngViệt Nam sẽ duy trì tình hình khả quan với sự tăng trưởng ở 2 con số cho các nămtới Còn công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ Research & Markets cho biết, thịtrường thẻ Việt Nam là thị trường năng động nhất thế giới và đang bước vào cuộcđua cạnh tranh không khoan nhượng giành giật thị phần giữa các ngân hàng, cả nộilẫn ngoại Sự tăng trưởng này được định hướng và điều tiết bởi NHNN để thực hiệnchiến lược phát triển TTKDTM ở Việt Nam
Hơn 10 năm về trước, cột mốc được coi là điểm khởi đầu của thị trường thẻngân hàng, khi đó chỉ mới có 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM là Connect 24của Vietcombank và F@st Access của Techcombank với tổng số lượng phát hànhđạt 234,000 thẻ (kể cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) Nhưng cho đến nay, năm 2014, sốlượng thẻ phát hành đã gấp 282 lần và luôn duy trì tỷ lệ tăng trưởng rất cao hằngnăm, có năm trên 300%
(Nguồn: NHNN)
Biểu đồ 1 2 Số lượng thẻ Ngân hàng
0 Theo Th.S Châu Đình Linh, “Hãy cẩn trọng với thẻ tín dụng”, trong-voi-the-tin-dung-2014092514430351014.chn,
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/hay-can-25
Trang 36Tính đến 30/06/2014, đã có 50 tổ chức tín dụng đăng ký phát hành thẻ, tổng
số lượng thẻ phát hành ở mứctrên72.11 triệu thẻ, tăng trưởng hơn 9% so với năm
2013 Trong đó, thẻ ghi nợ chiếm 92% tương đương 66.3 triệu thẻ, thẻ trả trướcchiếm 4.22% tương ứng với 3.04 triệu thẻ, và còn lại 3.84% với khoảng 2.77 triệuthẻ là thẻ tín dụng
Từ những năm đầu phát triển thị trường thẻ gần như 100% thẻ ngân hàng đều
là thẻ nội địa (thẻ ATM) Đến hơn năm 2014 tỷ lệ thẻ nội địa có sự sụt giảm, nhưngvẫn chiếm hơn 92% trong cơ cấu các loại thẻ Điều này cho thấy việc phát triển thẻchỉ mới đi theo chiều rộng chứ chưa phát triển chiều sâu khi doanh số rút tiền chiếm84%, chuyển khoản 15% và vỏn vẹn 0.3% giao dịch phát sinh tại các điểm chấpnhận thanh toán (2012) dẫn đến sự lãng phí nguồn lực cho xã hội Đồng thời,sốlượng thẻ phát hành chỉ tập trung ở những thành phố lớn, tỷ lệ một người thành thị
có trong ví từ 2 đến 3 thẻ nội địa trở lên là rất cao
Năm 2010, số lượng thẻ tín dụng đạt 440.000, nhưng một năm sau 2011, tỷ
lệ tăng trưởng hơn 137% Đến năm 2013 số lượng đã trên 2.43 triệu thẻ với tỷ lệtăng trưởng hơn 87% so năm 2012, và chỉ 6 tháng đầu năm 2014 số lượng thẻ tíndụng đạt 2.77 triệu thẻ Một sự tăng tưởng khá kỉ lục và dự đoán sự phát triển thịtrường thẻ Việt Nam trong thời gian tiếp theo dường như sẽ hướng tới phân khúcthẻ tín dụng và thẻ trả trước Hiện nay, ở Việt Nam, việc sử dụng tiền mặt trongthanh toán còn khá phổ biến, chiếm hơn 90% giao dịch0 Nên để thực hiện chiếnlược phát triển TTKDTM mà NHNN đề ra thì đòi hỏi trước hết là phát triển dịch vụthẻ.Trong đó, sự đa dạng về chủng loại và phong phú về tính năng thẻ sẽ giúp tổchức tín dụng dễ dàng tiếp cận lẫn đáp ứng nhu cầu tài chính của người tiêu dùng
1.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
1.4.1 Thị trường Singapore
Với dân số khảng 4,5 triệu người, Singapore là một trong những nền kinh tếthịnh vượng nhất thế giới, là đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng ( cảngbiển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải tấp nập nhất thế giới) Đâycũng là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới, bình
0 Theo ông Arn Vogels, Giám đốc Khu vực Đông Dương (MasterCard)
Trang 37quân là 28.000 USD/ năm Nước này cũng rất thành công trong việc phát triển dịch
vụ thanh toán Ngân hàng Năm 1979, chiếc thẻ ATM lần đầu tiên được sử dụng ởSingapore và vào đầu nhưng năm 1980 đã được triển khai rộng rãi trên khắp cảnước Năm 1985, mạng chuyển tiền điện tử NET ( Network for Electric TransferPte.Ltd) được thành lập như là một nỗ lực trong việc đưa Singapore trở thanh mộtquốc gia không dùng tiền mặt
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NET đã tập trung phát triểnhai loại hình thương mại điện tử cho cả hai sản phẩm thẻ là thẻ tiền mặt ( CashCard) và thẻ ghi nợ, song song đó là thẻ tín dụng Đến nay, tổng số thẻ tín dụng đãphát hành vẫn tăng một cách đều đặn, trung bình mỗi người sử dụng 3 thẻ tín dụng.Với chương trình “Singapore’s National epurse” đã đưa Singapore phát triển nhưmột thành phố thông minh với hơn 10.000 điểm chấp nhận thẻ và 2700 máy ATMkết nối qua NET tới mọi miền trên đất nước
1.4.2 Thị trường Mỹ
Mỹ là nơi sinh ra thẻ đồng thời cũng là nơi phát triển thẻ nhất của các loại thẻ.Khu vực này dường như đã bão hòa về thẻ tín dụng, do đó có sự cạnh tranh và phânchia thị trường khá khốc liệt Thêm vào đó, dịch vụ ATM dường như có mặt khắpnơi và nó đi tiên phong trong phương thức ghi nợ ở điểm bán lẻ, một thị trường mớinhất của kĩ nghệ thẻ thanh toán Visa và Master Card là hai tổ chức cạnh tranh gaygắt nhất trên thị trường này
Trong nhiều năm Visa đã cạnh tranh trực tiếp với Amex trên thi trường thẻ caocấp Sau sự cố gắng mở rộng cơ sở hạ tầng của mình trong khi vẫn giữ uy tín Amexmột lần nữa tâp trung vào thị trường thẻ cao cấp truyền thống bằng cách cung cấp thêmsản phẩm mới là OPTIMA loại thẻ tín dụng tuần hoàn, lúc đầu nó được tiếp thị chỉ chongười nắm giữ Amex, bây giờ nó lại được tiếp thị như một sản phẩm riêng lẻ
Discover Card tham gia thị trường thẻ tín dụng Hoa Kì năm 1986, nó đượcchấp nhận tại hơn 1,8 triệu điểm thanh toán, không có phí hằng năm mà chỉ thu 1%trên việc mua sắm của người giữ thẻ Discover trực tiếp cạnh tranh với Master Card
về giá cả, khách hàng
JCB là loại thẻ hàng đầu của Nhật và là nhà cạnh tranh đáng gờm trên khắpthế giới và đang tiếp tục mở rộng mạng lưới tiếp nhận thẻ ở Mỹ
27
Trang 381.4.3 Thị trường tại Hàn Quốc
Hàn Quốc ngày nay là một trong những nước có trình độ kinh tế và công nghệphát triển bậc nhất Châu Á Điểm nổi bật là kinh tế Hàn Quốc đã có những bứt phámạnh mẽ trong khoảng 3 thập niên cuối sùng của thế kỉ 20 để trở thành con rồngchâu Á Song song với quá trình phát triển khá nhanh của nền kinh tế thì hệ thốngcác công cụ phi tiền mặt đặc biệt là dịch vụ thẻ thanh toán của Hàn Quốc cũng cónhững vước phát triển vượt bậc Trong khi thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được xuất hiệnlần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1950, thì ở Hàn Quốc đến tận năm 1969, thẻ tíndụng mới được ra đời Tuy nhiên ngày nay, thị trường thẻ của Hàn Quốc được các
tổ chức thẻ Quốc tế đánh giá là có mức độ phát triển hàng đầu thế giới Năm 2002,lần đầu tiên Hàn Quốc tổ chức World cup 2002 (cùng Nhật Bản) doanh số sử dụngthẻ đã tăng tới 5,8 lần so với năm 1999 Sau đó chỉ trong vòng 4 năm đã đạt 105triệu thẻ tín dụng tăng tới 2,7 lần, một tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có tronglĩnh vực thanh toán thẻ nói riêng và TTKDTM nói chung Số lượng thẻ phát hànhtại thị trường Hàn Quốc rất lớn nên các giao dịch thẻ Quốc tế mang thương hiệuquốc tế giao dịch tại Hàn Quốc chi tiêu trong nội địa Hàn Quốc hoàn toàn do cácNgân hàng trong nước xử lí Do vậy, toàn bộ phí thu được từ các giao dịch này là
do các ngân hàng, tổ chức trong nước hưởng mà không phải trả cho Tổ chức thẻQuốc tế Đây là một điểm mà nhiều nước, trong đó có Việt Nam chưa làm được,khiến cho việc kinh doanh thẻ hiệu quả thấp do phải trả phí cho các đối tác bênngoài khá cao Điều này vai trò của chính phủ Hàn Quốc có tính chất quyết định đốivới sự phát triển của dịch vụ thẻ Chính phủ đã ban hành những chính sách khá tậptrung đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động thanh toán thẻ nói riêng và TTKDTM nói chungcho nền kinh tế đất nước Điều đó thể hiện qua hai khía cạnh:
Chính phủ tuy không trực tiếp đầu tư thực hiện phát triển kinh doanh thẻnhưng đã tích cực xây dựng môi trường và điều kiện cho hoạt động thẻ
Chính phủ ban hành các chính sách pháp luật điều chỉnh các hoạt động thẻtrong từng thời kì
Luận văn chỉ nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ, Singapore và Hàn Quốc về phát triển một số phương thức TTKDTM mang tính tiêu biểu và có khả năng khai thác kinh nghiệm, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Trang 39Một là: Hệ thống công nghệ thanh toán hiện đại là nền tảng quan trọng nhất
Bốn là: Nhấn mạnh vai trò của Chính phủ, đặc biệt là NHTW
Năm là: Phát triển thanh toán điện tử ở những khu vực dân cư là mấu chốt để thay đổi thói quen thanh toán.
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TOÁN
QUA POS CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ
2.1 Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổchức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngânhàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổphần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là mộtNgân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phầnhóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
VCB được Nhà nước xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp đặc biệt Với vai tròchủ lực trong hệ thống ngân hàng VN, sau gần 50 năm hoạt động, VCB đã phát triển
29
Trang 40thành một ngân hàng hiện đại, đa năng Bên cạnh vị thế vững chắc trong ngành ngânhàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thông là các tổng công ty và doanh nghiệplớn, VCB đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo đà cho việc
mở rộng hoạt động ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sảnphẩm như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất độngsản, phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các công ty con và công ty liên doanh VCB đãtập trung áp dụng phương thức quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng và nâng cấp mạnglưới chi nhánh và phòng giao dịch
Cho đến này, mạng lưới của VCB đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnhvực.VCB hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/ PhòngGiao dịch/ Văn phòng đại diện/ Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sởchính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trêntoàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòngđại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết Bên cạnh đó, VCBcòn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và máy POStrên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngânhàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ Ngoài các hoạt động kinh doanh,VCB còn tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề như Hiệp hội ngân hàng Châu
Á, Asean Pacific Banker’s Club và là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệphội Ngân hàng Việt Nam
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngânhàng, Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã ký quyết định 68/QĐ– NH3 ngày 10/8/1993 thành lập Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánhHuế Trụ sở được đặt tại 78 Hùng Vương, thành Phố Huế
Ngày 02/06/2008 căn cứ vào quyết định số 421/QĐ – TCCB – ĐT của Hộiđồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Namchuyển đổi chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Huế thành Ngân hàngTMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế, tên giao dịch quốc tế là JointStock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam (Hue City Branch), tên viếttắt là VCB Huế