1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế

51 263 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 286,86 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đạt được những thành tựu quan

trọng, tăng trưởng kinh tế khả quan và đạt mức cao nhất trong những năm gần đây, cơcấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, khả năng hộinhập và cạnh tranh của nền kinh tế tăng lên cùng với những cải thiện đáng kể trong cáclĩnh vực xã hội Đạt được những kết quả này có sự đóng góp rất lớn của hệ thống NHTMViệt Nam, đặc biệt là hệ thống thanh toán qua ngân hàng Hoạt động thanh toán là hoạtđộng không thể thiếu của bất cứ một NHTM, một tổ chức kinh tế nào Hoạt động thanhtoán là loại sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung cấp cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầuthanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân trong xãhội Khi nền kinh tế càng phát triển, công tác thanh toán của ngân hàng ngày càng chiếmmột vị trí vô cùng quan trọng.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM, trongnhững năm qua ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHTMCP Ngoại thương ViệtNam nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hóa côngnghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vàokhu vực và thế giới Do đó công tác TTKDTM qua ngân hàng đã thực sự đi vào đời sốngxã hội và đem lại những thành tựu đáng kể Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của nềnkinh tế trong thời kỳ đổi mới thì dịch vụ thanh toán của các NHTM Việt Nam còn bất cậpvề nhiều mặt, đặc biệt là hiện đại hóa công nghệ thanh toán và phổ cập TTKDTM trongkhu vực dân cư Điều này đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thốngNHTMCP Ngoại thương Việt Nam nói riêng, cũng như các nhà khoa học kinh tế phải tìmra các biện pháp hữu hiệu để hoàn chỉnh dịch vụ này và tạo tiền đề để ngành ngân hàngnhanh chóng hội nhập chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế.

Qua thời gian thực tập tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế,nghiên cứu các mặt hoạt động đa dạng, đặc biệt là thấy được tầm quan trọng của công tác

Trang 2

TTKDTM của ngân hàng, kết hợp với các kiến thức đã được học tập tại trường Đại học

Phú Xuân Huế, em xin chọn đề tài “Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế” làm

chuyên đề tốt nghiệp của mình

- Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển hoạt động TTKDTM tại NHTMCP Ngoại

thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động TTKDTM tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam –

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, em đã thực hiện một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên quanđến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách, báo, internet…

- Phương pháp so sánh: là phương pháp cho phép tổng hợp được những nét chung, táchra những nét riêng của hiện tượng được so sánh Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt

Trang 3

phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp quản lýtối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.

- Phương pháp chi tiết: theo phương pháp này có thể phân tích một cách sâu sắc đốitượng cần phân tích bằng cách phân tích và đánh giá các chỉ tiêu cấu thành chỉ tiêutổng hợp, tức là chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích Theo đó các quá trình và kết quảkinh doanh có thể cần phải chi tiết theo nhiều hướng khác nhau tùy thuộc yêu cầuquản lý và nhu cầu cung cấp thông tin.

- Phương pháp phân tích: là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để tiến hành sosánh, đối chiếu, đánh giá các số liệu Từ đó, tìm ra cách lý giải, xác định được tínhhợp lý của thông tin về các hoạt động của ngân hàng Phương pháp này được sử dụngkhi đã có những số liệu thô cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp: là phương pháp tổng hợp lại những thông tin đã thu thập đượcsao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Trang 4

TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Tiền mặt là hình thức tiền tệ, theo đó, trong thời gian giao dịch, chức năng lưu thôngvà cất giữ giá trị được thực hiện mà không cần sự tham gia của các định chế tài chínhtrung gian đặc thù.

Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế, là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa cácbên trong những quan hệ kinh tế nhất định Tiền ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì đượcchấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

“TTKDTM là cách thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiếnhành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả để chuyển vào tài khoản của ngườithụ hưởng mở tại ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung giancủa ngân hàng.”

(Nguyễn Văn Ngọc (2001), Từ điển kinh tế học, Nxb Thống kê)

1.1.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt

- Trong TTKDTM, sự vận động tiền tệ độc lập với sự vận động hàng hóa cả về thờigian lẫn không gian và thường không có sự trùng khớp với nhau Đây là đặc điểm quantrọng và nổi bật nhất của hình thức TTKDTM.

- Trong TTKDTM, vật trung gian trao đổi không xuất hiện như trong hình thức thanhtoán dùng tiền mặt mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghichép trên các chứng từ sổ sách kế toán Đây là đặc điểm riêng của hình thức TTKDTM.

- Trong TTKDTM, ngân hàng vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoảnthanh toán Chỉ có ngân hàng mới được quyền trích chuyển tài khoản theo các nguyên tắcchuyên môn đặc thù như là một nghiệp vụ riêng của mình Với nghiệp vụ này, ngân hàngtrở thành trung tâm thanh toán đối với khách hàng của mình.

1.1.3 Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt trong nềnkinh tế

Trang 5

Một xã hội muốn phát triển thì nền sản xuất hàng hóa phải phát triển Muốn thế thìquá trình sản xuất lưu thông hàng hóa phải trôi chảy bắt đầu từ sản xuất đến lưu thông,tiêu thụ sản phẩm Và thanh toán là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trìnhsản xuất, lưu thông hàng hóa Chính vì vậy mà các phương tiện thanh toán luôn luônđược đổi mới hiện đại để phù hợp với nhịp độ tăng trưởng không ngừng của sản xuất –lưu thông hàng hóa.

Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao vàkhối lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng cả về khối lượng và chất lượng, cácquan hệ thương mại được mở rộng ra trên phạm vi quốc tế thì việc thanh toán bằng tiềngặp nhiều trở ngại và bộc lộ những hạn chế nhất định Thanh toán bằng tiền mặt tạo sứcép về tiền cho nền kinh tế, tác động đến giá cả hàng hóa và lạm phát gia tăng làm chođồng tiền mất giá, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân Hơn nữa thanh toán bằngtiền mặt làm cho khối lượng tiền chỉ thích ứng với nền kinh tế chưa phát triển Khi nềnkinh tế đang ngày càng phát triển, khối lượng sản xuất, lưu thông hàng hóa ngày càngcao, trao đổi thanh toán ngày càng mở rộng, thì thanh toán bằng tiền mặt đã không đápứng được kịp thời mọi nhu cầu thanh toán.

Từ thực tế khách quan này, trong thời kỳ nền kinh tế bước sang một giai đoạn pháttriển mạnh, tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn bộ nền kinh tế, do đóđòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời tiên tiến hơn, hiện đại hơn phù hợpđáp ứng nhu cầu sản xuất lưu thông hàng hóa Hình thức TTKDTM ra đời đã khắc phụcnhững hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy sự phát triển sản xuất vàlưu thông hàng hóa trong nền kinh tế

1.1.4 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế

TTKDTM ra đời và phát triển cho đến ngày nay cũng là nhờ nó có những vai trò tolớn đối với sự phát triển của nền kinh tế:

- TTKDTM thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩynhanh quá trình tái sản xuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- TTKDTM giúp cho ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hội phục vụ choquá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước TTKDTM qua ngân hàng tạo

Trang 6

điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong thanh toán cho đầu tư,cho vay sản xuất sau khi đã tính toán dự trữ một lượng vốn nhất định đảm bảo được tỷ lệdự trữ bắt buộc, khoản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của mình

- TTKDTM giúp giảm tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, từ đó tiết kiệm được chi phíxã hội Khi tỷ trọng TTKDTM tăng lên sẽ làm giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặtmột cách tương ứng, từ đó làm giảm chi phí trong việc in ấn, lưu thống, vận chuyển, bảoquản và thanh toán tiền mặt.

- TTKDTM tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chức năng “tạo tiền” TTKDTM sửdụng tiền ghi sổ, thực hiện thanh toán bằng cách trích chuyển từ tài khoản người phải trảsang tài khoản người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các NHTM với nhau Do đó, TTKDTMluôn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi mà ngân hàng có thể sử dụng cho vay Đây chính làcơ sở để ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền của mình.

- TTKDTM tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế vớimục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng caohiệu quả sử dụng vốn

- TTKDTM nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM và thúc đẩy các dịch vụkhác phát triển Hiện nay, ngoài các NHTM quốc doanh, còn có rất nhiều các tổ chứcngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi ngân hàng như bảo hiểm, bưu điện cũng cung cấpmột số dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựachọn Do vậy, để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ của mình (nhất là TTKDTM)các ngân hàng phải không ngừng cải tiến dịch vụ để có thể tồn tại và phát triển trong môitrường cạnh tranh gay gắt, tích cực áp dụng công nghệ hiện đại đổi mới phong cách giaodịch…

Tóm lại, TTKDTM trong nền kinh tế thị trường có vai trò đặc biệt quan trọng đối vớicác chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, các đối tượng cơ quan quản lý nhànước.

1.2 NHỮNG QUY ĐỊNH THƯỜNG THẤY TRONG THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀN MẶT

Trang 7

TTKDTM có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, việc TTKDTM qua ngânhàng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện tổ chức thanhtoán được an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, chính xác Các Nghị định của Chính phủ vàThống đốc Ngân hàng Nhà nước là những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanhtoán trên lãnh thổ Việt Nam.

Những quy định chung

- Các doanh nghiệp cơ quan tổ chức, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam vàngười nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là đơn vị và cá nhân)được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán Cácđơn vị dự toán NSNN mở tài khoản tại kho bạc nhà nước.

- Việc mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước và việc thực hiện thanh toán quatài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam.

- Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ, kịp thời, các chủ tài khoản phải có đủ tiềntrên tài khoản Mọi trường hợp thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi đều phạmpháp và bị xử lý theo pháp luật.

- Ngân hàng và kho bạc nhà nước có trách nhiệm: Thực hiện các ủy nhiệm thanh toáncủa chủ tài khoản trong phạm vi số dư tiền gửi đảm bảo chính xác, an toàn, thuận tiện.Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản trước khi thực hiện thanh toán và đượcquyền từ chối thanh toán nếu tài khoản không đủ tiền, đồng thời không chịu trách nhiệmliên đới với hai bên khách hàng.

- Ngân hàng và kho bạc nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản của khách hàngcho các cơ quan ngoài ngành khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quyđịnh của Pháp luật.

- Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng được thu phí theoquy định của Thống đốc NHNN.

1.3 CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI VIỆTNAM

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế thị trường, hiện nay ở Việt Nam ápdụng các hình thức TTKDTM sau:

Trang 8

1.3.1 Hình thức thanh toán bằng Séc

“Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do NHNN quy định, yêucầu đơn vị thanh toán trích ra một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho ngườithụ hưởng có tên ghi trên Séc hoặc trả cho người cầm Séc.”

(PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2003), Tín dụng Ngân hàng, Nxb Thống kê)

Thời hạn hiệu lực thanh toán của Séc là 15 ngày kể từ ngày phát hành Séc đến khingười thụ hưởng nộp Séc vào ngân hàng xin thanh toán, tính cả ngày lễ và chủ nhật Nếuquá thời hạn trên thì tờ Séc không còn giá trị.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Séc chuyển khoản cùng ngân hàng

(1) Người mua phát hành Séc và giao cho người bán.

(2) Người bán tiếp nhận Séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ Séc sẽ lập 3liên bảng kê nộp Séc cùng với tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.

(3) Ngân hàng kiểm tra tờ Séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi củangười mua và báo Nợ cho họ.

(4) Ngân hàng ghi Có vào tài khoản của người bán và báo Có cho họ.

1.3.1.2 Séc bảo chi

Séc bảo chi là một tờ Séc chuyển khoản nhưng được ngân hàng đảm bảo chi trả chotừng tờ Séc trên cơ sở tiền mà người phát hành Séc đã lưu ký, vì vậy người chịu tráchnhiệm thanh toán tờ Séc là ngân hàng bảo chi Séc Như vậy, khả năng thanh toán của Sécbảo chi được đảm bảo không xảy ra tình trạng phát hành quá số dư Hình thức này đượcsử dụng trong trường hợp người bán không tín nhiệm người mua về mặt thanh toán

Người bánNgười mua

Ngân hàng phục vụ

Trang 9

(2)

(5) (1) (4) (3)

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Séc bảo chi cùng ngân hàng

(1) Người mua làm thủ tục bảo chi Séc Ngân hàng đối chiếu nếu đủ điều kiện thì tiếnhành trích tiền từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản “Đảm bảo thanh toán Séc”, sau đóđóng dấu “bảo chi” lên tờ Séc và giao Séc.

(2) Người mua giao Séc cho người bán.

(3) Người bán lập bảng kê nộp Séc kèm tờ Séc nộp vào ngân hàng xin thanh toán.

(4) Ngân hàng kiểm tra ký hiệu trên tờ Séc và các yếu tố cần thiết khác, tiến hành ghi Cóvào tài khoản của người bán và báo Có cho họ.

(5) Ngân hàng tất toán tài khoản “Đảm bảo thanh toán Séc”.

1.3.2 Hình thức thanh toán Ủy nhiệm thu

UNT là lệnh đòi tiền do người thụ hưởng lập theo mẫu quy định, ủy nhiệm cho tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ từ người trả tiền trên cơ sở hợp đồng đã ký kết.

(1)

(3a) (3b) (2)

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ luân chuyển UNT cùng ngân hàng

(1) Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua trên cơ sở hợp đồng kinh tế.(2) Người bán lập UNT kèm hóa đơn, chứng từ giao hàng vào NHTM.

(3) Ngân hàng kiểm tra UNT.(3a) Báo Nợ cho người mua.(3b) Báo Có cho người bán.

1.3.3 Hình thức thanh toán Ủy nhiệm chi

Người bánNgười mua

Ngân hàng phục vụ

Người bánNgười mua

Ngân hàng thương mại

Trang 10

UNC là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu quy định, yêu cầu tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán trích một khoản tiền theo số tiền trên cơ sở hợp đồng đã kýkết để chuyển sang tài khoản của người thụ hưởng.

(1) Khách hàng đến ngân hàng phát hành làm thủ tục xin được sử dụng thẻ.

(2) Sau một thời gian ngân hàng phát hành sẽ cung cấp thẻ cho khách hàng sử dụng.

Giai đoạn thanh toán thẻ

(3) Cơ sở chấp nhận thẻ giao hàng hóa cho khách hàng.Người bánNgười mua

Ngân hàng thương mại

Cơ sở chấp nhận thẻKhách hàng

Ngân hàng đại lýNgân hàng phát hành

Trang 11

(4) Khách hàng giao thẻ cho cơ sở chấp nhận thẻ.

(5) Cơ sở chấp nhận thẻ giao hóa đơn đến ngân hàng đại lý.

(6) Ngân hàng đại lý lập lệnh chuyển Nợ gửi ngân hàng phát hành.(7) Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán với khách hàng.

1.3.5 Hình thức thanh toán khác

Thanh toán bằng thư tín dụng

Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được ngân hàng mở theo yêu cầucủa người sử dụng dịch vụ thanh toán, theo đó ngân hàng sẽ trả tiền hoặc ủy quyền chongân hàng khác trả tiền ngay cho người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trìnhphù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

Thanh toán qua dịch vụ E-banking

Mobile banking:

Mobile banking là kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua hệ thống mạngđiện thoại di động Về nguyên tắc, đây chính là quy trình thông tin được mã hóa, bảo mậtvà trao đổi giữa trung tâm xử lý của ngân hàng và thiết bị di động của khách hàng Dịchvụ này đặc trưng bởi tính thuận tiện và nhanh chóng của nó.

Internet banking:

Trang 12

Internet banking là một trong những kênh phân phối sản phẩm dịch vụ của ngân hàngmang đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất cứ nơi nào Với máytính kết nối Internet, khách hàng sẽ được cung cấp và được hướng dẫn các sản phẩm dịchvụ của ngân hàng Qua Internet banking, khách hàng có thể gửi đến ngân hàng nhữngthắc mắc, góp ý và được trả lời sau một thời gian nhất định Tuy nhiên, dịch vụ Internetbanking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạphơn.

Và các hình thức khác theo quy định của pháp luật…

Nói tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng TTKDTM có vị trí, vai trò quan trọng như thế

nào đối với sự phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nóichung Vì vậy, các ngân hàng cần nhận biết được thực trạng hoạt động của mình, nắm bắtđược tình hình kinh tế xã hội, sự phát triển của đất nước để ngày càng hoàn thiện hơn,phát triển hơn và nâng cao chất lượng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM đưa đấtnước đi lên và hội nhập với thế giới Hơn thế nữa, với công nghệ điện tử ngày càng hiệnđại chắc chắn sẽ có những hình thức TTKDTM mới hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNGDÙNG TIỀN MẶT

1.4.1 Môi trường vĩ mô

Ngân hàng hoạt động rất nhạy cảm với các yếu tố từ môi trường Những biến độnglớn của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của ngân hàng và thường mangtính hệ thống Khi môi trường kinh tế, chính trị không ổn định, một mặt sẽ tác động trựctiếp đến hoạt động TTKDTM, mặt khác sẽ tác động đến các hoạt động chung của ngânhàng, từ đó tác động gián tiếp đến hoạt động TTKDTM Môi trường kinh tế phát triển,chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động TTKDTM.

1.4.2 Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều chịu sự quản lý và chi phốicủa pháp luật Khi có sự thay đổi của pháp luật sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động ngânhàng, vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngân hàng Môi trường pháp lý ổn định sẽ tạođiều kiện phát triển kinh tế nói chung, từ đó phát triển ngành ngân hàng, phát triển các

Trang 13

hoạt động kinh doanh của ngân hàng Hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngàycàng cải thiện theo hướng đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo nền tảng cho hoạt động TTKDTMphát triển và mở rộng.

1.4.3 Yếu tố về nguồn lực

TTKDTM là một hoạt động đòi hỏi ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, do đóyếu tố máy móc, trang thiết bị và con người là vô cùng quan trọng Các ngân hàng ngàycàng phát triển với xu hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào lĩnh vực hoạt độngcủa mình, cho nên vai trò của con người cảng trở nên quan trọng hơn Máy móc, trangthiết bị cần được cải tiến phù hợp Bên cạnh đó, công nghệ cao, thiết bị hiện đại đòi hỏirất cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng của các nhân viên ngân hàng nhằmđáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Sự kết hợp tốt giữa con người và máy móc sẽ tạođiều kiện để ngân hàng hoạt động hiệu quả, từ đó tác động đến hoạt động TTKDTM, mộttrong những hoạt động quan trọng của ngân hàng.

1.4.4 Yếu tố về khoa học công nghệ

Đây là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh củangân hàng nói chung và hoạt động TTKDTM nói riêng Việc ứng dụng các thành tựukhoa học công nghệ vào lĩnh vực thanh toán sẽ đáp ứng được yêu cầu nhanh chóng, chínhxác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí trong thanh toán Trong môi trường cạnhtranh gay gắt hiện nay thì việc ngân hàng cập nhật, cải tiến, đổi mới công nghệ là mộtđiều hết sức cần thiết và quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống hoạt động ngân hàng, từđó thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển, trong đó có hoạt độngTTKDTM Qua đó cũng thu hút thêm khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

1.4.5 Yếu tố về tâm lý

Tâm lý là toàn bộ sự phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức con người, bao gồm ýthức, ý chí, tình cảm…biểu hiện thông qua hành động, cử chỉ con người Tâm lý cũngchính là nguyện vọng, sở thích, thị hiếu của con người Tâm lý hình thành nên tập quán,thói quen của con người Như vậy, mỗi hoạt động, mỗi hành vi ứng xử bao gồm cả việc

Trang 14

thanh toán, đều chịu tác động của yếu tố tâm lý Chẳng hạn như, một số người có tâm lýngại sử dụng các phương thức TTKDTM vì phải thông qua máy móc phức tạp, hay vìkhông tin tưởng vào nhưng trang thiết bị hiện đại này Cũng có thể do thói quen thanhtoán dùng tiền mặt hàng ngày nên ngại thay đổi, không muốn tiếp thu các hình thứcTTKDTM Chính vì thế việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức con người để hiểu rõ hơnvề tầm quan trọng cũng như những tác động tích cực của công tác TTKDTM là rất quantrọng.

1.5 CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀNMẶT

- Doanh số từ hoạt động TTKDTM

- Mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTKDTM (ATM POS )- Số lượng thẻ thanh toán phát hành

- Doanh số thanh toán từ thẻ, POS trên tổng số thẻ, máy POS

- Doanh số thanh toán qua ngân hàng của khách hàng trên tổng số khách hàng- Doanh số rút tiền mặt tại ATM

- Số lượng đơn vị, công nhân viên được trả lương qua thẻ

- Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt / tổng số tiền gửi không kỳ hạn -

Trong giới hạn chuyền đề, chỉ xin nghiên cứu chỉ tiêu doanh số từ hoạt độngTTKDTM và mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cho TTKDTM (ATM POS )

Trang 15

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNNGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế được thành lập theo quyết địnhsố 68 QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Namvà đi vào hoạt động ngày 02/11/1993.

Với tên giao dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Vietnam – Hue branch, tênđiện tín là Vietcombank – Huế Trụ sở chính đóng tại 78 Hùng Vương, Thành phố Huế

Sự ra đời của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã đáp ứng nhucầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung cấpvốn cho các doanh nghiệp và cá nhân Từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trên địabàn tỉnh

Với số lượng cán bộ ban đầu chỉ có 8 người nhưng đến nay đã lên đến gần 180 cánbộ Cũng như những doanh nghiệp khác, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánhHuế cũng không tránh khỏi những khó khăn ban đầu trong việc tìm đối tác Tuy nhiênvới uy tín của đơn vị chủ quản là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nên NHTMCPNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn Sau một thờigian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn, không dừng lại ởtỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 06/10/2001, khai trương chi nhánh cấp 2 tại Quảng Bình (naylà cấp 1) trực thuộc chi nhánh Huế để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch.Từ những bước chập chững ban đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống, NHTMCPNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, đãcó mạng lưới giao dịch với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới, ngân

Trang 16

hàng đã từng bước tự trưởng thành và từng bước khẳng định mình là một ngân hàngmạnh trong địa bàn tỉnh Hiện nay mạng lưới của chi nhánh bao gồm:

 Trụ sở chính: 78 Hùng Vương, TP Huế

 Phòng giao dịch số 1: 155 Trần Hưng Đạo, TP Huế Phòng giao dịch số 2: 2A Hùng Vương, TP Huế Phòng giao dịch Bến Ngự: 48F Nguyễn Huệ, TP Huế

 Phòng giao dịch Mai Thúc Loan: 67 Mai Thúc Loan, TP Huế

 Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng: C8 Khu liền kề, Phạm Văn Đồng, TP HuếNHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế là ngân hàng phục vụ thanh toánxuất nhập khẩu đầu tiên được hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, và được xem là ngânhàng đối ngoại chủ lực trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương,tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư tín dụng,kiều hối… Với đội ngũ nhân viên hơn 160 người, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Huế thực hiện các hoạt động chính bao gồm:

 Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ

 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước

 Thanh toán xuất nhập khẩu

 Nhận mua bán ngay có kỳ hạn và hoán đổi các ngoại tệ mạnh Bảo lãnh và tái bảo lãnh

 Thực hiện nghiệp vụ hối đoái

 Phát hành các loại thẻ dùng trong nội địa và quốc tế Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Bộ máy quản lý của Chi nhánh được tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng,NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế có các phòng ban cùng với các chứcnăng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban như sau:

Trang 17

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy NHTMCP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Huế

P Khách hàngTổ xử lý nợ xấu

Tổ khách hàngdoanh nghiệpP Hành chính-Nhân sự

Phó giám đốc 1

Tổ MarketingP Kiểm tra nội bộ

Phó giám đốc 2

P Tổng hợpP Kế toánPhó giám đốc 3

Phó giám đốc 4

P Thanh toán quốc tếP Kinh doanh-Dịch vụ

P Thanh toán thẻP Ngân quỹ

Tổ Vi tínhP Quản lý nợP KH thể nhân

P.GD PhạmVăn ĐồngP.GD

Bến NgựP.GD

Số 2P.GD

Số 1P.GD Mai

Thúc Loan

P.GD MaiThúc Loan

Trang 18

- Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động của ngân hàng, có quyền

ra quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, đồng thời chịu trách nhiệmtrực tiếp với NHTW và cơ quan Pháp luật Nhà nước.

- Các phó giám đốc: trực tiếp quản lý các bộ phận chức năng.

- Phòng khách hàng: tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch, cho vay ngắn, trung

và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Tổ xử lý nợ xấu: chịu sự điều hành của Phó giám đốc chuyên xử lý nợ xấu.

- Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu

cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề cửcán bộ.

- Phòng kiểm tra nội bộ: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và khắc

phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong từng thời

điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng,xây dựng lãi suất đầu vào, đầu ra…

- Phòng kế toán: có chức năng hạch toán kế toán, lưu giữ, bảo quản và quản lý tài sản

nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hànhcủa Bộ tài chính và Ngân hàng Ngoại thương quy định.

- Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao

dịch với các ngân hàng ở nước ngoài.

- Phòng kinh doanh dịch vụ: nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết

lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

- Phòng thanh toán thẻ: đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ:

Connect24, Visa Card, Master Card…

- Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền giấy, giấy tờ có giá, các

hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi, giao dịch thu chi tiền mặt trên 50 triệu VNĐ và cácngoại tệ khác.

- Tổ vi tính: chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ, máy móc thiết bị

vi tính trong toàn ngân hàng.

Trang 19

- Phòng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải

ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng số liệu trên hồ sơ, đảm bảolưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ cácbước quy định trong quá trình tín dụng.

- Phòng khách hàng thể nhân: tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh được giao đối

với lĩnh vực khách hàng cá nhân, tổ chức và quản lý đội ngũ phát triển kinh doanh vàbán hàng đối với sản phẩm là khách hàng cá nhân.

- Mạng lưới giao dịch trong tỉnh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánhHuế bao gồm Phòng giao dịch số 1, Phòng giao dịch số 2, Phòng giao dịch Bến Ngự,

Phòng giao dịch Mai Thúc Loan, Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng: tiếp xúc trực tiếpvà thực hiện các giao dịch với khách hàng.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 – 2013

2.1.3.1 Tình hình lao động

Phân theo giới tính: Năm 2011 lao động nam có 54 người chiếm tỷ trọng 32,53%,

năm 2012 lao động nam có 59 người chiếm tỷ trọng 33,71% và năm 2013 lao động namcó 62 người chiếm tỷ trọng 34,25% Như vậy, lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong tổngsố lao động qua các năm của ngân hàng Đối với ngân hàng, nhân viên là yếu tố quantrọng quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nhân viên giao dịchtrực tiếp với khách hàng Do đó ngân hàng có xu hướng tuyển lao động nữ nhiều hơn vìtrong trường hợp có phát sinh mâu thuẫn với khách hàng thì nữ giới thường ứng xử tốt vànói năng nhẹ nhàng hơn nam giới; bên cạnh đó trong việc giao tiếp với khách hàng, nữgiới thường ân cần và tận tình chỉ bảo cho khách hàng hơn Chỉ cần một nhân viên làmviệc tốt cũng có thể tạo ra uy tín cũng như hình ảnh cho ngân hàng.

Phân theo trình độ: Lực lượng lao động trên đại học, đại học chiếm tỷ trọng lớn

vì đây là nguồn lao động chất lượng, lực lượng này sẽ chiếm một vị trí quan trọng gópphần cho sự phát triển của ngân hàng Cụ thể, năm 2011 lao động trên đại học, đại học là157 người chiếm tỷ trọng 94,58%, năm 2012 là 165 người chiếm 94,29% và năm 2013 là172 người chiếm 95,03% Nhận thấy, lực lượng lao động này tăng qua từng năm, còn lựclượng lao động cao đẳng, trung cấp và lao động phổ thông chiếm một tỷ trọng nhỏ và hầu

Trang 20

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2011 – 2013.

Trang 21

như ổn định với mức 5 người qua các năm Sự biến động lao động như trên cũng có thể làdo ngân hàng rất quan tâm đến vấn đề tuyển dụng đầu vào, càng ngày càng nâng cao chấtlượng lao động vì lao động là một trong những yếu tố quyết định chất lượng sản phẩmcủa ngân hàng.

Phân theo tính chất công việc: Lao động trực tiếp là lực lượng chủ yếu và chiếm

đại đa số trong tổng số lao động của ngân hàng Cụ thể năm 2011 lao động trực tiếp có134 người chiếm tỷ trọng 80,72%, năm 2012 lao động trực tiếp có 143 người chiếm tỷtrọng 81,71% và năm 2013 lao động trực tiếp có 149 người chiếm tỷ trọng 82,32% Nhìnchung số lượng lao động trực tiếp giai đoạn 2011 – 2013 đều tăng qua các năm Bên cạnhđó thì số lượng lao động gián tiếp vẫn không đổi qua các năm 2011, 2012, 2013 là 32người Do tính chất công việc là cần những người có năng lực và chuyên môn cao nênlượng lao động trực tiếp đóng vai trò chủ yếu, còn lao động gián tiếp chỉ tham gia vào cáchoạt động nhằm bảo vệ, giữ vệ sinh cảnh quan cho ngân hàng chứ không tham gia vàonghiệp vụ cụ thể.

Nhìn chung, nguồn lao động của ngân hàng qua các năm được ngân hàng đặc biệtchú trọng vì đây là lực lượng nòng cốt thể hiện được bộ mặt của ngân hàng, thể hiệnđược năng lực chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng, khẳng định vị thếlà một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

2.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn

Ngoài yếu tố nhân lực thì tài sản và nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng đối vớimột ngân hàng Nó biểu hiện quy mô, thể hiện sức mạnh cũng như tiềm lực tài chính củangân hàng, nâng cao cơ hội thành công trong hoạt động kinh doanh cũng như tạo đượctiềm tin vững chắc của các cổ đông, khách hàng dành cho ngân hàng.

Tình hình tài sản: Tổng tài sản của chi nhánh liên tục tăng qua 3 năm cả về giá trị và

tỷ trọng Năm 2012 so với năm 2011 tăng 451,000 tỷ đồng hay tăng 13,43%; năm 2013so với năm 2012 tăng 342,752 tỷ đồng hay tăng 9,00%, những con số trên thể hiện nhữngthành tích mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua Trong tổng số tài sản thì khoảnmục quan hệ tín dụng với khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có biến động tănggiảm qua các năm

Trang 22

Bảng 2.2: Tình hình tài sản – nguồn vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế giai đoạn 2010 - 2012

Trang 23

Cụ thể năm 2012 so với năm 2011 tăng 48,833 tỷ đồng hay tăng 3,12%; năm 2013 so vớinăm 2012 tăng 508,589 tỷ đồng hay tăng 31,52% Các khoản mục tiền mặt và tiền gửi tạiNHNN có xu hướng tăng nhưng không nhiều, điều này cũng hợp lý do đây là các khoảnmục có tính sinh lời thấp Khoản mục quan hệ trong hệ thống tăng giảm như sau, năm2012 so với năm 2011 tăng 352,000 tỷ đồng hay tăng 22,81%; năm 2013 so với năm2012 giảm 180,460 tỷ đồng hay giảm 9,52% Sở dĩ có sự tăng trưởng là do trong nhữngnăm gần đây chi nhánh đã và đang mở rộng cho vay các thành phần kinh tế trong hệthống.

Tình hình nguồn vốn: Nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng theo chiều hướng tốt đã

phần nào làm tăng uy tín cũng như chất lượng dịch vụ của ngân hàng Bên cạnh đó, nhờvào sự lãnh đạo của cấp trên và nỗ lực của đội ngũ nhân viên nên chi nhánh đã thu hútđược một lượng lớn vốn huy động từ khách hàng, đảm bảo an toàn và tạo sự tin tưởngcho khách hàng Trong tổng nguồn vốn thì khoản mục vốn huy động từ khách hàngchiếm tỷ trọng lớn nhất Cụ thể năm 2011 là 2,519,000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75.04%;năm 2012 là 2,981,000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78,28%; năm 2013 là 3,110,000 tỷ đồngchiếm tỷ trọng 74,93% Và khoản mục này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2012 sovới năm 2011 tăng 462,000 tỷ đồng hay tăng 18,34%, năm 2013 so với năm 2012 tăng129,000 tỷ đồng hay tăng 4,33% Trong khi đó khoản mục phát hành trái phiếu, kỳ phiếucó xu hướng giảm qua các năm, năm 2012 so với năm 2011 giảm 3,050 tỷ đồng hay giảm95,31%, năm 2013 so với năm 2012 giảm 80 tỷ đồng hay giảm 53,33%.

Tóm lại, tình hình tài sản – nguồn vốn của chi nhánh giai đoạn 2011 – 2013 là rất khả

quan, bất chấp những bất lợi về biến động kinh tế và sự phát triển của các ngân hàng cạnhtranh.

2.1.3.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng thu nhập của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế có nhiều biếnđộng trong giai đoạn 2011 – 2013 Năm 2011 đạt 398,658.54 triệu đồng, năm 2012 giảmlên mức 393,496.60 triệu đồng, đến năm 2013 lại tăng lên 430,905.46 triệu đồng.

Trang 24

Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

– Chi nhánh Huế giai đoạn 2010 – 2012

430.905.46

-5.161.94 -1.29 37.408.869.511 Thu từ lãi 373.637.27 93.72 374.879.72 95.27 381.351.7

9

88.501.242.450.336.472.071.731.1 Thu lãi cho vay 233.988.5

0

58.69 184.126.33

46.79 140.080.43

47.54 236.647.81

54.92 51.578.06 38.06 49.568.5926.50

1.3 Thu khác về hoạt động tín dụng 4.147.62 1.04 3.674.17 0.934.623.55 1.07-473.45 -11.41949.3825.84

2 Thu ngoài lãi 25.021.27 6.28 18.616.88 4.73 49.553.67 11.50 -6.404.39 -25.60 30.936.79 166.182.1 Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 900.73 0.23 953.62 0.24 - 0.0052.895.87-953.62-100.00

2.2 Thu phí dịch vụ thanh toán 7.195.28 1.80 6.301.07 1.609.010.12 2.09-894.21 -12.432.709.0542.99

2.3 Thu phí dịch vụ ngân quỹ 1.341.56 0.34 1.285.55 0.331.422.37 0.33-56.01 -4.18136.8210.64

2.4 Lãi từ kinh doanh ngoại hối 9.569.00 2.40 4.165.53 1.064.898.52 1.14 -5.403.47 -56.47732.9917.60

2.5 Thu từ các dịch vụ khác 3.215.00 0.81 1.950.00 0.502.374.57 0.55 -1.265.00 -39.35424.5721.77

2.6 Các khoản thu nhập bất thường 2.799.69 0.70 3.961.11 1.01 31.848.10 7.391.161.42 41.48 27.886.99 704.02

II Tổng chi phí 301.005.38 100.00 308.661.59 100.00

333.034.10

7.656.212.54 24.372.517.901 Chi trả lãi 227.272.34 75.50 207.281.80 67.16 223.126.1

8

8.80 15.844.387.641.1 Chi trả lãi tiền gửi 184.123.8

5

61.17 192.299.45

62.30 215.299.94

Trang 25

2

2.1 Chi khác về hoạt động huy động vốn 8.684.14 2.89 41.972.00 13.60 11.830.57 3.55 33.287.86 383.32

13.13 13.036.3515.37

(Nguồn: Phòng Tổng hợp - NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế)

Ngày đăng: 10/11/2014, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w