Nhận thứcđược tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, em đã quyết định chọn đề tài “ Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - -
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
NGUYỄN THỊ LAN ANH
Khóa học: 2013-2016
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - -
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ
Lớp: K47 KTDN
Niên khóa: 2013-2016
Huế, tháng 04 năm 2016
Trang 3Trong chuyên đề “Kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế” của
em, có công ơn của các giảng viên trong trường, đặc biệt là thầy giáo, giảngviên –TS Hồ Phan Minh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn chu đáo, tỉ mỉ, tậntình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn
Ngoài ra, còn có sự quan tâm của các anh chị Ngân hàng TMCP NgoạiThương Việt Nam Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ emtrong việc thu thập số liệu, làm cơ sở để em có thể hoàn thành tốt luận văn này
Và có sự khích lệ, tin tưởng của những người thân trong gia đình cùngbạn bè trong thời gian qua
Vì tất cả, xin được gửi đến quý thầy cô, quý Ngân hàng, gia đình, bạn
bè lời chúc sức khỏe và sự tri ân chân thành nhất
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả chuyên đề
Nguyễn Thị Lan Anh
Trang 4NHTW : Ngân hàng Trung Ương
NHNT : Ngân hàng Ngoại thương
UNC : Ủy nhiệm chi
UNT : Ủy nhiệm thu
ATM : Automated Teller Machine
KH : Khách hàng
ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thẻ
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Trang 6MỤC LỤC
Trang
Trang 7PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế ViệtNam cũng đang trên đà tăng trưởng với tốc độ cao bằng việc thực hiện chính sách mởcửa, hội nhập với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới và tham giangày càng sâu sắc vào quá trình phân cộng lao động và hợp tác quốc tế
Thanh toán không dùng tiền mặt được giới tài chính và nhiều chuyên gia đánhgiá là cách sử dụng tiền thông minh, vì vừa tránh được những rủi ro trong quá trìnhvận chuyển tiền mặt lại, vừa giúp dòng chảy tiền tệ được lưu thông rõ ràng và trơn truhơn Khi thanh toán không dùng tiền mặt được khuyến khích, và trở thành phươngthức thanh toán chính yếu trong xã hội, sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tếphát triển bền vững Đồng thời tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu và giao dịchcủa chính phủ, cũng như các đơn vị kinh doanh và cá nhân
Ở Việt Nam, các loại hình dịch vụ và phương thức thanh toán phát triển mạnh và
đa dạng Bên cạnh việc phát triển và mở rộng các phương thức truyền thống, như ủynhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu) Đồng thời vẫn có nhiều dịch vụ, phươngthức mới, hiện đại, tiện lợi và tiện ích, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tinphù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới, như thẻngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking và ví điện tử Nhận thứcđược tầm quan trọng và tính cấp thiết của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
em đã quyết định chọn đề tài “ Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng
và đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
Trang 8Đề tài tập trung nghiên cứu về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Vietcombank Huế
• Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tại ngân hàng Vietcombank Huế
+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2015
+ Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về thực trạng công tác thanh toán khôngdùng tiền mặt tại Vietcombank Huế, từ đó có thể đề ra một số giải pháp và kiến nghịgóp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tại chi nhánh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, em đã sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -Chi nhánh Huế
Chương 3:Giải pháp nhằm mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế
Trang 9PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
Có nhiều khái niệm khác nhau về Ngân hàng thương mại tùy vào quan điểm củamỗi cá nhân cung như quy định và pháp luật của mỗi nước
Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (Luật số 20/2997/QH10 Ban
hành ngày 26/12/1997), “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan”.
Theo pháp lệnh Ngân hàng ngày 23/05/1999 của Hội đồng Nhà Nước xác định
“Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhân tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1 Trung gian tài chính
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyểntiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nềnkinh tế:
- Nhóm 1: Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu chotiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập, vì thế họ là những người cần bổ sung vốn
- Nhóm 2: Các cá nhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiệntại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ và do vậy họ có tiền đểtiết kiệm
Trang 101.1.2.2 Chức năng tạo “bút tệ” hay tiền ghi sổ
Quá trình tạo bút tệ của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng vàthanh toán trong hệ thống Ngân hàng, trọng mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống NHTWcủa mỗi nước Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một NH thành một khoảntiền lớn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng thanh toán qua nhiều Ngânhàng NHTM tạo được bút tệ xuất phát từ NHTW Nếu không có sự ràng buộc thì khảnăng tạo bút tệ là vô hạn, tuy nhiên dưới sự kiểm soát của NHTW thì NHTM chi tạotiền bút tệ trong giới hạn nhất định
1.1.2.3 Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán
Thực hiện chức năng trung gian thanh toán, NHTM cung cấp các phương tiệnthanh toán cho nền kinh tế, tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng.Việc mở tài khoản, cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán làm choNHTM trở thành một trung tâm thanh toán của nền kinh tế NHTM sẽ thừa lệnh kháchhàng thực hiện toàn bộ nghiệp vụ ngân quỹ của khách hàng Giúp cho khách hàng vànền kinh tế chu chuyển vốn nhanh, an toàn và tiết kiệm Điều này có ý nghĩa rất to lớntrong việc cung cấp các công cụ thanh toán tiện ích như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền,… Khi sử dụng các phương tiện thanh toánnày, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian, lại antoàn Đồng thời, hệ thống NHTM lại tích tụ được một số vốn khổng lồ để mở rộng khảnăng tín dụng
Tóm lại, có thể nói chu chuyển tiền tệ ngày nay chủ yếu thông qua hệ thốngNHTM Và do vậy, chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai tròcủa NHTM sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội
1.1.3 Vai trò của NHTM
1.1.3.1 Vai trò thực thi chính sách tiền tệ
Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng các công cụ như: lãi suất, dựtrữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng… Chính các NHTM làchủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những cộng cụ này và đồng thời đóng vai trò cầunối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngânhàng và đến nên kinh tế
Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế Do đó, trong quá trình hoạt động,
Trang 11NHTM thực hiện vai trò tham gia điều tiết kinh tế vi mô đối với nền kinh tế thông quacác mối quan hệ giữa NHTM với các tổ chức kinh tế, cá nhân về mặt tín dụng, tiềnmặt, thanh toán không dùng tiền mặt,…, đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nềnkinh tế được trôi chảy.
1.1.3.2 Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tạo tiền của NHTM
NHTM trực tiếp giao dịch với công chúng nhờ đó mà có thể cung cấp thông tinphản hồi về các chính sách tiền tệ của NHTW Như vậy, nếu không có hệ thốngNHTM hoàn chỉnh, không có thông tin phản hồi do hệ thống NHTM cung cấp, thì việchoạch định chiến lược và soạn thảo chính sách tiền tệ của NHTW sẽ không hoàn hảo
1.1.4 Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng Thương mại
1.1.4.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Với một mức vốn điều lệ ban đầu và nguồn vốn bổ sung hàng năm vào nguồnvốn điều lệ thì nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là huy động vốn từ nền kinh tế.Trong nghiệp vụ này Ngân hàng sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết màpháp luật cho phép để huy động được những nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để làmnguồn vốn tín dụng cho vay đối với nền kinh tế Nguồn vốn huy động được từ dân cư,các tổ chức kinh tế… ngoài ra còn có thể vay từ NHTW và các tổ chức tín dụng khác.Huy động vốn bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân, đơn vị
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
- Các khoản tiền gửi khác
1.1.4.2 Nghiệp vụ cho vay
Đây là nghiệp vụ chủ lực của ngân hàng, nguồn thu của hoạt động này chiếm tỉtrọng lớn trong tổng thu nghiệp vụ của Ngân hàng Thông qua nghiệp vụ này, NHTM
có thể mở rộng thêm quy mô tín dụng, tăng thêm lợi nhuận cho NH và góp phần vàoviệc đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao của nền kinh tế Nghiệp vụ này bao gồm:
- Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn:
+ Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn
+ Tín dụng thấu chi
+ Tín dụng ứng trước
+ Cho vay mở thư tín dụng L/C
Trang 12- Nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn:
+ Tín dụng thuê mua
+ Cho vay đầu tư theo dự án
1.1.4.3 Nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng thương mại
Đây là những nghiệp vụ NH thực hiện theo sự ủy nhiệm của khách hàng và đượchưởng hoa hồng phí Nghiệp vụ trung gian bao gồm:
- Nghiệp vụ thu, chi hộ
- Dịch vụ chuyển tiền
- Nghiệp vụ của NH trên thị trường chứng khoán
- Nghiệp vụ kinh doanh của NH trên thị trường ngoại hối
- Nghiệp vụ ủy thác NH
- Nghiệp vụ tư vấn
1.2 Tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Thanh toán tiền mặt
Thanh toán tiền mặt là việc chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong các quan hệ thanhtoán thu – chi giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà Nước… với nhau
Đặc điểm của thanh toán bằng tiền mặt là không có sự xuất hiện của nhân vật thứ
ba Hình thức thanh toán này thích hợp với vai trò của tiền tệ làm vật môi giới trong quátrình lưu thông Tuy nhiên, khi sản xuất và trao đổi phát triển đến một trình độ cao hơnthì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt không còn tỏ ra là một phương thức duy nhấtnữa Sự hạn chế của nó biểu hiện ở chỗ muốn thực hiện một khối lượng lớn tổng giá trịcủa hàng hóa thì phải có lượng tiền mặt lớn Điều đó làm cho chi phí về lưu thông tiền tệtăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân chuyên vốn chậm.Ngược lại, nếu vì một lý do nào đó không có tiền tệ thì việc thanh toán không thể giảiquyết được, từ đó quá trình tái sản xuất cũng không thể tiếp tục được
Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêmnhững hình thức thanh toán thuận lợi hơn Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của
hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán… đã được NH nghiên cứuđưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay chothanh toán bằng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và ngàycàng đóng vai trò trong nên kinh tế
Trang 131.2.1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp cácmối quan hệ chi trả tiền tệ, được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản củangười này sang tài khoản của người khác trong hệ thống ngân hàng với sự kiểm soátcủa ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt
1.2.2 Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Trong thanh toán qua ngân hàng, sự vận động của vật tư hàng hóa độc lập với
sự vận động của tiền tệ cả về thời gian lẫn không gian
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, vật trung gian trao đổi (tiền mặt) khôngxuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu hàng – tiền – hàng, mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách
Mỗi bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng Do việc mở tàikhoản tại ngân hàng nên ngân hàng là người quản lý các tài khoản tiền gửi của các đơn
vị Đồng thời ngân hàng có vai trò là người thực hiện và là người kết thúc quá trìnhthanh toán
Trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệmthanh toán và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất là một ngân hàng.Qúa trình TTKDTM được diễn ra tại ngân hàng nên ngân hàng có vai trò to lớnkhông thể “vắng mặt” vì ngân hàng vừa là người tổ chức, vừa là người thực hiệncác khoản thanh toán
1.2.3 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Với vai trò là trung gian thanh toán, NH đã giúp cho khách hàng giải quyếtnhanh vòng vay vốn tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
Nhờ công tác thanh toán qua ngân hàng nên đã giảm đi rất nhiều chi phí về vậnchuyển, lưu thông tiền mặt, tiết kiệm được cho nên kinh tế xã hội phần lớn chi phí pháthành tiền mặt cho lưu thông
Thông qua việc khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi để đáp ứng nhu cầuthanh toán, ngân hàng có điều kiện để mở rộng nguồn vốn huy động
Nhờ có nguồn vốn từ tiền gửi mà ngân hàng có thêm cơ hội để tăng khả năngcho vay và đầu tư, góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Do mở tài khoản cho khách hàng mà NH có điều kiện để cung cấp thêm cácdịch vụ khác để được hưởng phí dịch vụ, đồng thời theo dõi được phần nào hoạt động
Trang 14sản xuất kinh doanh của KH, từ đó tạo điều kiện giúp đỡ hoặc hạn chế những hoạtđộng tiêu cực của khách hàng Như vậy TTKDTM đã mang lại ý nghĩa lớn cho nềnkinh tế xã hội.
1.3 Các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt
1.3.1 Séc
Séc là phương tiện thanh toán ra đời rất sớm Mặc dù trong nên kinh tế hiện đại
đã xuất hiện các phương tiện thanh toán khác nhau nhưng séc vẫn là công cụ thanhtoán phổ biến nhất
“ Séc là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản (người phát hành séc) được lập trên mẫu in sẵn đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước qui định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng
có tên trên séc hoặc người cầm séc”.
Như vậy việc phát hành và thanh toán séc có liên quan đến 3 chủ thể:
- Người phát lệnh (drawer) là người có tài khoản ở các tổ chức tài chính, tín dụngthực hiện việc phát hành séc
- Người thụ lệnh (drawee) là ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc các định chế tàichính khác thực hiện việc chi trả theo lệnh của người phát lệnh
- Người thụ hưởng (beneficiary) là người được nhận tiền theo sự chỉ định củangười phát lệnh được ghi trên tờ séc Tùy theo mục đích sử dụng mà người thụ hưởng
có thể là
người phát lệnh hoặc người thứ ba
Theo quy định thì séc trong TTKDTM gồm cac loại: séc chuyển khoản, sécbảo chi, séc cá nhân Mỗi loại có qui định về phạm vi thanh toán khác nhau để đảmbảo an toàn
1.3.1.1 Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là séc do chủ tài khoản phát hành để chuyển tiền vào tài khoảntiền gửi của người thụ hưởng tại ngân hàng Séc chuyển khoản được lập như tời sécthông thường có hai đường gạch chéo song song ở bên góc trái hoặc có chữ “chuyểnkhoản” thể hiện là chỉ được chi trả vào tài khoản mà không được lĩnh tiền mặt Do antoàn hơn nên séc chuyển khoản có phạm vi thanh toán rộng hơn, có thể dùng để thanhtoán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi nhánh NH trên cùng địabàn tỉnh, thành phố có tham gia thanh toán bù trừ
Trang 15Séc chuyển khoản có khả năng thanh toán phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền gửicủa người phát hành Vì vậy, trong thương mại, séc chuyển khoản thường chỉ được sửdụng khi bên bán tín nhiệm bên mua về thanh toán.
*Quy trình thanh toán
• Trường hợp 2 khách hàng cùng mở tài khoản tại 1 NH
Nợ TK 4211 (Ghi giảm số tiền trong tài khoản tiền gửi của người ký phát séc)
Có TK 4211 (Ghi tăng số tiền trong tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng séc)
• Trường hợp 2 khách hàng mở TK tại 2 NH khác nhau, khác hệ thống, cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ
Ngân hàng phục vụ người trả tiền:
Nợ TK 4211 (Ghi giảm số tiền)
Có TK 5012 (Số tiền phải trả cho NH kia)Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng:
Nợ TK 5012 (Phải thu NH kia)
Có TK 4211 (Ghi tăng số tiền của khách hàng)
1.3.1.2 Séc bảo chi
Séc bảo chi là tờ séc do chủ tài khoản phát hành được ngân hàng bảo đảm thanhtoán số tiền ghi trên tờ séc Để phát hành séc bảo chi người phát hành séc phải ký quỹtrước số tiền ghi trên tờ séc vào tài khoản tiền gửi bảo chi séc tại ngân hàng xin bảochi, khi đó ngân hàng tiến hành đóng dấu, kí tên xác nhận bảo chi tờ séc đó
* Quy trình thanh toán
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 1 ngân hàng
+ Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc:
Nợ TK 4211 (Ghi giảm số tiền của người trả)
Có TK 4271 (Ghi tăng số tiền ký quỹ)+Thanh toán cho người thụ hưởng:
Nợ TK 4271 (Giảm số tiền ký quỹ)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở Tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau, khác hệ thống thanh toán bù trừ
Trang 16Tại ngân hàng phục vụ người trả tiền:
+Ký quỹ đảm bảo thanh toán séc:
Nợ TK 4211 (Ghi giảm số tiền của người trả)
Có TK 4271 (Ghi tăng số tiền ký quỹ)Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng trả tiền cho người thụ hưởng trước rồi ghi+ Khi thanh toán cho khách hàng
Nợ TK 5012 (Phải thu ngân hàng kia)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thu hưởng)
NH phục vụ người trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng:
Nợ TK 4271 (Giảm số tiền ký quỹ)
Có TK 5012 (Phải trả ngân hàng kia)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau cùng hệ thống, tham gia thanh toán liên hàng
Ngân hàng phục vụ người trả tiền làm thủ tục ký quỹ đảm bảo thanh toán séc
- Ký quỹ: Nợ TK 4211 (Giảm số tiền của người trả tiền)
Có TK 4271 (Tăng số tiền ký quỹ)Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thanh toán cho người thụ hưởng trước
- Thanh toán: Nợ TK 5211 ( Số tiền chi hộ ngân hàng kia)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ người thụhưởng: Nợ TK 4271 (Giảm số tiền ký quỹ)
Có TK 5212 (Số tiền ngân hàng kia chi hộ)
1.3.1.3 Séc tiền mặt
Séc tiền mặt chỉ được lĩnh tiền mặt tại đơn vị thanh toán ( NH , kho bạc…) Ngườiphát hành séc ghi tên người lĩnh tiền mặt trên tờ séc , trong đó ghi đầy đủ các yếu tốquy định Khi nhận séc, kế toán phải kiểm tra chặt chẽ các nội dung ghi trên séc, kể cảmẫu chữ ký
*Quy trình thanh toán
Khi nhận được séc tiền mặt do khách hàng nộp vào kế toán ghi:
Nợ TK 4211 (Ghi giảm số tiền trong tài khoản tiền gửicủa người ký phát séc)
Có TK 1011 (Ghi giảm tiền mặt của NH)
Trang 171.3.2 Uỷ nhiệm chi
Ủy nhiệm chi là lệnh của chủ tài khoản ủy nhiệm cho NH phục vụ mình trích một
số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để chuyển cho người hưởng có tàikhoản ở cùng hoặc khác NH
*Quy trình thanh toán
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại cùng 1 NH
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền của người trả tiền)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau, khác hệ thống tham gia thanh toán bù trừ
Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi cho NH phục vụ mình, NH hạch toán:
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền người trả tiền)
Có TK 5012 (Phải trả NH kia)
NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 5012 (Phải thu NH kia)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau, cùng hệ thống tham gia thanh toán liên hàng
Người trả tiền lập uỷ nhiệm chi cho NH phục vụ mình, NH đó hạch toán:
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền người trả tiền)
Có TK 5211 (Số tiền thu hộ NH kia)
NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 5212 (Số tiền NH kia thu hộ)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau, khác hệ thống tham gia thanh toán qua NHNN
Người trả tiền lập UNC cho NH phục vụ mình, NH hạch toán:
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền người trả tiền)
Có TK1113 (Giảm số tiền gửi của NH p/vụ ngườitrả tiền tại NHNN)
Trang 18NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 4211 (Tăng số tiền của người thụ hưởng)
Có TK 1113 (Tăng số tiền gửi của NH p/vụ người thụhưởng tại NHNN)
1.3.3 Ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ lập,
uỷ nhiệm chi NH đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ trên cơ sở hànghoá, dịch vụ đã cung ứng
*Quy trình thanh toán
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 1 NH
Nợ TK 4211 (Người trả tiền)
Cơ TK 4211 (Người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau, khác hệ thống, cùng địa bàn tham gia thanh toán bù trừ
Người thụ hưởng lập UNT cho NH phục vụ mình, NH đó giữ lại 1 liên và chuyển
3 liên UNT cho NH phục vụ người trả tiền NH phục vụ người trả tiền ghi:
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền của người trả tiền)
Có TK 5012 (Phải trả NH phục vụ người thụ hưởng)
NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 5012 (Phải thu của NH kia)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau, cùng hệ thống tham gia thanh toán liên hàng:
Người thu hưởng lập UNT cho NH phục vụ mình NH đó giữ lại 1 liên, chuyển 3 liên cho NH phục vụ người trả tiền NH phục vụ người trả tiền ghi:
Nợ TK 4211 (Giảm số tiền người trả tiền)
Có TK 5211 (Số tiền thu hộ NH phục vụ người thụ hưởng)
NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 5212 (Số tiền NH phục vụ người trả tiền thu hộ)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
Trang 19• Trường hợp 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 NH khác nhau tham gia thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
Người thụ hưởng lập UNT cho NH phục vụ mình NH đó giữ lại 1 liên, chuyển 3 liên cho NH phục vụ người trả tiền NH phục vụ người trả tiền ghi:
Nợ TK 4211 (Người trả tiền)
Có TK 1113 (Giảm số tiền gửi tại NHNN)
NH phục vụ người thụ hưởng ghi:
Nợ TK 1113 (Tăng số tiền gửi tại NHNN)
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
1.3.4 Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NH phát hành.Thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiềnmặt tại các máy rút tiền tự động hay tại các NH đại lý trong phạm vi số dư tài khoảntiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa NH và chủ thẻ Để có thể sử dụngđược thẻ thì bên bán phải là một đơn vị chấp nhận thẻ, tức là phải có đặt máy kiểm trathẻ và có tài khoản tiền gửi tại NH phát hành hoặc NH thanh toán thẻ
Có thể liệt lê một số khái niệm về thẻ thanh toán:
• Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thểđược dùng để rút tiền mặt tại các NH đại lý hoặc các máy rút tiền tự động
• Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi NH, các tổ chứctài chính hay các công ty (ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có thẻ thanh toán do các NHTMphát hành)
• Thẻ thanh toán là một phương tiện TTKDTM mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rúttiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toánbằng thẻ
• Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọcthẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối NH tổ chức tài chính với các điểmthanh toán Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn vớicác thành phần tham gia thanh toán
1.3.5 Thư tín dụng
Thư tín dụng là chứng từ thể hiện sự cam kết thanh toán tiền của người mua chongười bán khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ theo nội dung của thư tín dụng
Trang 20*Quy trình thanh toán
Người trả tiền làm thủ tục lập 6 liên giấy mở thư tín dụng và gửi đến NH phục vụmình Người thụ hưởng nộp bộ chứng từ mua bán hàng hoá cho NH phục vụ mình
NH phục vụ người trả tiền ghi:
Có TK 4211 (Tăng số tiền người thụ hưởng)
NH phục vụ người trả tiền ghi:
Nợ TK 4272 (Giảm số tiền ký quỹ)
Có TK 5212 (Số tiền NH kia đã chi hộ)
1.4 Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt – phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Thanh toán vốn giữa các NH là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt độngcủa NH do vốn được chuyển qua lại giữa các NH là nghiệp vụ xảy ra hàng ngày tại các
NH để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Như vậy, thanh toán vốn giữa các NH lànghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các NH nhằm tiếp tục quá trình thanh toán tiền giữacác đơn vị tổ chức kinh tế, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở tài khoản tại một
NH và thanh toán vốn nội bộ giữa các đơn vị trong ngành NH
Hình thức chuyển vốn giữa các NH rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là khôngdùng tiền mặt với các phương thức: uỷ nhiệm thu chi hộ, thanh toán qua tài khoản lẫnnhau giữa các NH, thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, thanh toán bù trừ giữacác NH thành viên thông qua sự chủ trì của NHNN và thanh toán liên NH
1.4.1 Ủy nhiệm thu chi hộ
Ủy nhiệm thu chi hộ là phương thức thanh toán mà NH này uỷ quyền cho NHkhác chi hay thu hộ một số tiền nhất định nếu có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đếnviệc trả tiền cho khách hàng, hay thu tiền cho khách hàng
Trang 21Các NH thanh toán với nhau theo phương thức này phải ký hợp đồng với nhau đểthống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung thanh toán Trên cơ sở đó để
mở cho nhau những tài khoản thu hộ, chi hộ trên cơ sở các chứng từ thanh toán củakhách hàng có mở tài khoản ở mỗi bên Theo định kỳ, hai bên tiến hành đối chiếu vàquyết toán doanh số các tài khoản thu chi hộ lẫn nhau
1.4.2 Thanh toán qua tài khoản lẫn nhau giữa các ngân hàng
Phương thức thanh toán qua tài khoản lần nhau giữa hai NH cùng hệ thống hoặckhác hệ thống có quan hệ thường xuyên với nhau, tín nhiệm lẫn nhau có thể uỷ nhiệmthu hoặc chi hộ nhau giữa các tài khoản thanh toán của khách hàng Khi có các nghiệp
vụ phát sinh liên quan đến những khoản thanh toán chi hay thu giữa các khách hàng,
NH sẽ trực tiếp trích tài khoản tiền gửi tại NH khác để thanh toán hay nhập tiền vào tàikhoản này
Để thực hiện được phương thức này, hai NH phải có văn bản thoả thuận cam kếtchặt chẽ với nhau để đảm bảo sự tín nhiệm trong thanh toán
Định kỳ, các NH giữ tài khoản có trách nhiệm thông báo cho nhau về sự biếnđộng trên tài khoản tiền gửi lẫn nhau giữa các NH
1.4.3 Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN là phương thức thanh toán bằngcách trích từ tài khoản NH phải trả chuyển qua NH phải thu, trong đó NHNN thựchiện vai trò trung gian để giúp các NH chuyển vốn qua lại lần nhau trên cơ sở cácchứng từ mà các NH gửi đến
Phương thức này được áp dụng cho các NH khác hệ thống, khác tỉnh, thành phố
và các NH mở tài khoản tại NHNN Để thực hiện thanh toán qua NHNN, các NH phải
mở tài khoản tiền gửi tại đây và đảm bảo số dư trên tài khoản để thanh toán cho NHkhác Khi có nhu cầu thanh toán qua NHNN, các NH phải lập đầy đủ chứng từ theoquy định của NHNN
1.4.4 Thanh toán bù trừ liên ngân hàng
Thanh toán bù trừ là quan hệ thanh toán giữa các NH khác hệ thống trong cùngmột địa bàn do NHNN tổ chức theo cách giao nhận chứng từ trực tiếp và bù trừ sốphát sinh hàng ngày về nhu cầu chuyển vốn giữa các NH
Thanh toán bù trừ giữa các NHTM là việc thanh toán giữa các NH thành viênthông qua sự chủ trì của NHNN Theo phương thức thanh toán này, các NH tiến hành
Trang 22bù trừ tiền phải thu và phải trả lẫn nhau, kết quả chênh lệch sau bù trừ sẽ được ngânhàng Nhà nước tổng hợp và trích từ tài khoản tiền gửi của NH phải trả thông qua NHphải thu.
1.4.5 Thanh toán nội bộ hệ thống ngân hàng
Đây là phương thức chuyển vốn giữa các NH trong cùng một hệ thống Hiện naytheo quyết định số 226/2002/QĐ/NHNN của NHNN Việt Nam ban hành ngày26/03/2002 về thanh toán thì thanh toán liên ngân hàng được tổ chức theo hai hình thức:
- Thanh toán liên ngân hàng song phương theo cách các NH này mở tài khoảncho nhau và thoả thuận các điều kiện thanh toán theo hợp đồng song phương mà haibên ký kết
- Thanh toán liên ngân hàng do NHNN chủ trì theo cách bù trừ và thanh toántừng lần qua NHNN
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Huế
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo chỉ thị của ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và xuất phát
từ nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động của ngân hàng; theo quyếtđịnh 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại thương, ngânhàng Ngoại thương chi nhánh Huế được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày02/11/1993, trụ sở đặt tại số 8 Hoàng Hoa Thám và bây giờ là 78 Hùng Vương Huế
Sự ra đời của Vietcombank Huế đã đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp vốncho các doanh nghiệp và cá nhân, giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phầnthúc đẩy kinh tế trên địa bàn
Trong thời gian đầu mới thành lập, Vietcombank Huế không tránh khỏi nhiềukhó khăn Tuy nhiên với uy tín của Vietcombank, một ngân hàng hàng đầu trong nước
và sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, chi nhánh ngày càng xây dựng chỗđứng vững chắc trong lòng khách hàng
Trải qua 22 năm hoạt động (từ năm 1993 đến năm 2014), Vietcombank Huế đãđạt được những thành quả đáng khích lệ: số lượng cán bộ, quy mô nguồn vốn, dư nợcho vay, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, lợi nhuận đều tăng qua mỗi năm.Cùng với sự phát triển của hệ thống Vietcombank, chi nhánh Huế được trang bị cơ sở hạtầng; trang thiết bị; phần mềm; hiện đại nhất Bên cạnh đó phong cách phục vụ nhanhchóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn đã làm cho chi nhánh ngày càng xây dựng chỗ đứngvững chắc trong lòng khách hàng Đó chính là những thành quả xứng đáng cho những
nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên Vietcombank Huế
Hiện nay, ngoài trụ sở chính chi nhánh còn có thêm các phòng giao dịch Số 1,
Số 2, Mai Thúc Loan, Phạm Văn Đồng và phòng giao dịch Bến Ngự
Trang 242.1.2 Sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế
Nhận tiền gửi vào tài khoản, tiết kiệm bằng đồng Việt Nam & ngoại tệ
- Phát hành kỳ phiếu & trái phiếu đồng Việt Nam & ngoại tệ
- Cho vay ngắn hạn, trung & dài hạn đồng Việt Nam & ngoại tệ
- Thanh toán xuất nhập khẩu
- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái, đổi séc du lịch, nhờ thu trơn
- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank - Visacard, Vietcombank - Master card,
Vietcombank- American Express (sử dụng trong & ngoài nước, rút tiền mặt trên máyVCB-ATM) & thẻ ATM – Connect (sử dụng trong nước) vv…
- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Mastercard, American
Express, JCB, và Diners Club
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua hệ thống SWIFT, Money Gram…
- Thực hiện nghiệp vụ thuê, mua tài chính
- Dịch vụ E-banking, Home Banking
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Trang 262.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động
của ngân hàng
Phó giám đốc: chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền ra
các quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, trực tiếp quản lý các bộ phận
Phòng khách hàng: tiếp xúc với khách hàng trong các quan hệ giao dịch.
Tổ xử lý nợ xấu: chịu sự điều hành của Giám đốc chuyên xử lý nợ xấu.
Phòng quản lý nợ: có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ vay vốn, nhập dữ liệu vào hệ
thống, thu nợ
Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế
trong giao dịch với các Ngân hàng ở nước ngoài
Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền Việt Nam đồng,
ngân phiếu thanh toán, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, kí gửi theo chế độ quản lý kho quỹcủa hệ thống NHTMCP Ngoại Thương hiện hành
Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong khi giao dịch với
khách hàng, kiểm tra các hoạt động kinh doanh và tài chính của chi nhánh, giúp giám đốcđiều hành trong công tác tổ chức hạch toán công tác kế toán, hạch toán kinh doanh đạthiệu quả cao, hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các ngân hàng nướcngoài, thiết lập các quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài
Phòng kinh doanh dịch vụ: nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phẩm dịch
vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài
Phòng thanh toán thẻ: đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ:
Connect24, JCB, Marter card, Visa card…
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham
mưu cho giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đềbạt cán bộ
Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ lập các kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong
từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạchtín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra…
Phòng giao dịch số 1, số 2 và PGD Phạm Văn Đồng, PGD Mai Thúc Loan, PGD Bến Ngự: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách
Trang 27Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ: tham mưu cho giám đốc trong quản lý và
khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.1.4 Một số chỉ tiêu về nguồn lực của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 2.1.4.1 Tình hình sử dụng lao động
Con người là một trong những yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tínhchất quyết định đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp, chính vì vậy mọi sựthay đổi của yếu tố này đều đáng được quan tâm
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Vietcombank Huế
- Phân theo trình độ
+ Đại học, trên đại
học 129 94.16 144 94.7 164 98.8 15 11.63 20 13.9 + Cao đẳng, trung
cấp
8 5.84 8 5.3 2 1.2 0 0 -6 -75
( Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự - Vietcombank Huế)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được sự tăng lên về số lượng lao động qua 3
năm Vì Ngân hàng là một loại hình dịch vụ trong đó việc tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng là chủ yếu nên rất cần sự khéo léo, dịu dàng, thân thiện Nắm được tính chất côngviệc như vậy nên số lao động là nữ luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi nhánh, luôn lớn hơn60%: 63,5% vào năm 2013 và tăng lên 64,5% vào năm 2014, sang 2015 số lao động
nữ chiếm 65,5% trong tổng số lao động của Chi nhánh Lao động nam chiếm tỷ lệdưới 40% trong tổng số lao động, cũng có sự tăng lên về số lượng qua 3 năm nhưngkhông đáng kể, tập trung chủ yếu ở phòng nhân sự, phòng tổng hợp và tổ ngân quỹ
Tại Chi nhánh, số lao động trình độ đại học và trên đại học chiếm tỉ lệ rất cao, luôn lớn
hơn 94% Năm 2014 tỉ lệ số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 144 người(tăng hơn năm 2013 là 15 người, tương ứng tăng 11,6%), trong khi đó, số lao độngtrình độ cao đẳng trung cấp qua 2 năm 2014, 2013 không có sự thay đổi (8 người).Hiện nay, chi nhánh đang phát triển lao động theo hướng nâng cao về trình độ, năm
Trang 282015, số lượng lao động được tuyển vào là 20 người và cả 20 người đều có trình độđại học và trên đại học, dẫn đến năm 2015 tỷ lệ lao động trình độ cao này tăng lên13,9% so với năm 2014 trong khi số lao động trình độ cao đẳng trung cấp lại giảmxuống còn 2 người tương ứng 6%.
(Nguồn: Phòng Tổng Hợp – Vietcombank Huế)
- Về tài sản: Tài sản của NH năm 2014 giảm 0,42% và năm 2015 tăng 50,17%.
Trong danh mục tài sản của chi nhánh, khoản mục cho vay các TCKT, cá nhân có tỷtrọng cao nhất, luôn trên 1200 tỷ đồng Năm 2014 khoản mục này giảm 12.555 triệutương ứng với tỷ lệ 1,03% Năm 2015 khoản mục này tăng 316.517 tỷ đồng ứng với tỷ
lệ 26,24 % sau khi nên kinh tế đã bắt đầu đi vào phát triển ổn định sau lạm phát Tài
Trang 29sản có khác là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong danh mục tài sản của chinhánh, bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu và tài sản có khác.Khoản mục này tăng mạnh qua các năm: năm 2014 tăng 13.749 triệu tương ứng431,68%, năm 2015 là 329.309 triệu ứng với 1.944,7% (đều cao trên 400%) Điều nàyđòi hỏi NH cần xem xét lại, bởi khoản mục này càng gia tăng càng có thể dẫn đến tìnhtrạng bị mất vốn, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Về nguồn vốn: Nguồn vốn huy động của NH qua 3 năm có sự giảm nhẹ vào
năm 2014 (giảm 5.594 triệu đồng tương ứng 0,42%) Nhưng lại tăng mạnh vào năm
2015 (tăng 661.300 triệu đồng tương ứng 50,17%), đây là kết quả của việc hoàn thiện
và triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới Ngoài việc huy động vốn theo lối truyềnthống thông qua huy động tiền gửi, chi nhánh NHNT Huế còn đa dạng hoá hình thứchuy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thông qua việc phát hành các giấy tờ cógiá hay thông qua đi vay Tuy nhiên, khoản mục tiền gửi luôn là kênh huy động chủlực của NH, thể hiện ở tỷ trọng của nó trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động (trên1,2 tỷ đồng).Tiền gửi cũng có biến động cùng xu hướng với tổng nguồn vốn huyđộng: nếu như năm 2013, nguồn tiền gửi mà ngân hàng huy động được hơn 1.266triệu đồng thì sang năm 2014, mức huy động tiền gửi giảm xuống còn hơn 1.228triệu đồng, tương ứng giảm 3,01% so với năm 2013 Đến năm 2015 thì tiền gửi tănglên hơn 468.323triệu đồng, tương ứng tăng 38,12% so với năm 2014 Còn các khoảnvốn khác như các khoản nợ CP và NHNN, các khoản vay của các tổ chức tín dụngkhác, vốn và các quỹ và tài sản nợ khác chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn củachi nhánh Như vậy hoạt động chính của chi nhánh vẫn luôn là huy động vốn để tăngnguồn vốn của mình để từ đó tăng cho vay và đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận