1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

NGUỒN gốc, đặc TRƯNG văn HOÁ và sự KHÁC NHAU GIỮA QUỐC PHỤC HAI nước VIỆT hàn

83 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 18,57 MB

Nội dung

Tuy nhiên điều dễ thấynhất, dễ cảm nhận được nhất đó là những trang phục truyền thống của mỗimột quốc gia trên thế giới thể hiện đa chiều những đặc trưng, văn hóa cũngnhư một phần của co

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ & VĂN HÓA HÀN QUỐC

- -NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÀ SỰ KHÁC NHAU

GIỮA QUỐC PHỤC HAI NƯỚC VIỆT - HÀN

베베베 베 베베베 베베베베베 베베 베베, 베베 베 베베베

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: 2011 - 2015

GVHD: Th.S TRẦN THỊ HUYỀN Sinh viên thực hiện: TÔN NỮ PHƯƠNG UYÊN

Huế, 05 - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA NGÔN NGỮ & VĂN HÓA HÀN QUỐC

- -NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG VĂN HOÁ VÀ SỰ KHÁC NHAU

GIỮA QUỐC PHỤC HAI NƯỚC VIỆT - HÀN

베베베 베 베베베 베베베베베 베베 베베, 베베 베 베베

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: TRẦN THỊ HUYỀN

Sinh viên thực hiện: TÔN NỮ PHƯƠNG UYÊN

Lớp: Hàn K8

Khoá: 2011 - 2015

Huế, 05 - 2015

Trang 3

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc - trường Đại Học Ngoại Ngữ Huế lời cảm ơn chân thành, các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện, với tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng

em trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn, Th.S “Trần Thị Huyền” đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm cũng như những thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy

Trang 4

được Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để khóa luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện: Tôn Nữ Phương

Uyên Huế, 05 - 2015

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi có tham khảo một số tài liệuliên quan đến lịch sử văn hóa về hai nước Việt Hàn

Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi thực hiện, các tài liệu thu thập vàphân tích trong đề tài không trùng với đề tài nghiên cứu nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về bài nghiên cứu của mình

Huế, 05 - 2015

Sinh viên thực hiện:

Tôn Nữ Phương Uyên

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài 2

6 Bố cục đề tài 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm về Quốc phục 4

1.2 Áo dài truyền thống Việt Nam 4

1.3 Hanbok truyền thống của Hàn Quốc 5

CHƯƠNG 2 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA QUỐC PHỤC CỦA HAI NƯỚC VIỆT - HÀN 8

2.1 Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Áo dài - Quốc phục Việt Nam .8

2.1.1 Nguồn gốc ra đời của Áo dài Việt Nam 8

2.1.1.1 Sự phát triển của Áo dài Việt Nam qua các triều đại phong kiến 9

2.1.1.2 Sự biến đổi của Áo dài ở giai đoạn sau Cách mạng tháng tám 12

2.1.2 Các kiểu Áo dài của Việt Nam ngày nay 12

2.1.3 Đặc trưng về văn hóa của Áo dài Việt Nam 16

2.2 Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Hanbok - Quốc phục Hàn Quốc .22

2.2.1 Nguồn gốc lịch sử ra đời của Hanbok Hàn Quốc 22

2.2.1.1 Lịch sử ra đời của Hanbok 22

Trang 7

2.2.1.2 Quá trình thay đổi và phát triển của Hanbok 23

2.2.2 Các kiểu Hanbok tiêu biểu ngày nay 25

2.2.2.1 Các phụ kiện đi cùng với Hanbok 25

2.2.2.2 Chất liệu vải 27

2.2.2.3 Màu sắc 27

2.2.2.4 Các kiểu Hanbok tiêu biểu ngày nay 27

2.2.4 Đặc trưng văn hóa của Hanbok 31

CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA QUỐC PHỤC CỦA HAI NƯỚC VIỆT - HÀN 35

3.1 Những điểm tường đồng giữa Áo dài và Hanbok - Quốc phục hai nước Việt Hàn 35

3.2 Những điểm khác biệt giữa Áo dài và Hanbok - Quốc phục của hai nước 38

C KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 47

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang phục là một trong ba yêu cầu trong đời sống vật chất sinh hoạtcủa con người (ăn, mặc, ở) Đây là sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hộiloài người Dần theo thời gian, xã hội thay đổi, phát triển kèm theo đó là nhucầu vật chất của con người cũng đổi thay rất nhiều, và trang phục là điềukhông ngoại lệ Mỗi một quốc gia đều trải qua hàng nghìn năm lịch sử với

vô vàng những điều đổi thay và tạo nên bề dày lịch sử mang đậm bản chấtvăn hóa riêng biệt của mỗi quốc gia Truyền thống là những nét đặc sắc nhất

mà mỗi quốc gia tạo nên và lưu giữ nó từ ngàn đời Tuy nhiên điều dễ thấynhất, dễ cảm nhận được nhất đó là những trang phục truyền thống của mỗimột quốc gia trên thế giới thể hiện đa chiều những đặc trưng, văn hóa cũngnhư một phần của con người mà ta thường thấy như với những phụ nữTrung Hoa thì là xường xám, Kimono trang phục của từ xa xưa của ngườiNhật, những chiếc Hanbok của những con người xứ sở Kimchi Hàn Quốc và

Áo dài chính là sự tự hào của mỗi người con Việt Nam

Là một sinh viên Việt Nam theo học chuyên ngành Ngôn ngữ và Vănhóa Hàn Quốc, tôi muốn mình có thể nói thông thạo được thêm ngôn ngữ

mà mình yêu thích, bên cạnh đó có thể tìm hiểu được những nét giao thoatrong văn hóa hai nước Việt - Hàn Hơn thế, vấn đề trang phục là điều màtôi quan tâm và muốn tìm hiều nhất Cho nên tôi chọn đề tài “Nguồn gốc,đặc trưng văn hóa và sự khác nhau giữa Quốc phục của hai nước Việt, Hàn”

để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho chuyên ngành mà tôi đangtheo học

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích tôi chọn đề tài này là để hướng đến việc tìm hiểu rõ hơn sự rađời của chiếc Áo dài- Quốc phục của những con người Việt Nam cũng như

Trang 9

Hanbok- Quốc phục của xứ sở Kim chi Qua đó có thể hiểu rõ hơn về đặctrưng văn hóa cũng như sự khác biệt trong hai trang phục truyền thống củahai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang phục truyền thống Áo dài và Hanbok của hai nước Việt Nam,Hàn Quốc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Vì thời gian hạn hẹp nên tôi chỉ tìm hiểu trong phạm vi những sách vănhóa viết về trang phục truyền thống của hai dân tộc và sưu tầm qua một sốtrang web Từ đó so sánh để thấy được đặc điểm giống nhau và khác nhaukhông những về trang phục mà còn về nét đặc trưng văn hóa của hai dân tộc

4 Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp

• Phương pháp nghiên cứu so sánh đối chiếu

5 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Với đề tài Quốc phục truyền thống của các nước đặc biệt là Việt Nam

và Hàn Quốc thì đây là một đề tài vô cùng đa dạng, phong phú, có cái nhìnrất đa chiều từ các nhà nghiên cứu:

• Tìm hiểu và nghiên cứu về tiền thân của chiếc Áo dài của các nhànghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam

• Tìm hiểu và nghiên cứu về tiền thân của Hanbok có các sinh viênchuyên ngành tiếng Hàn ở các trường

• So sánh văn hóa giân dan hai nước Việt Hàn có xen lẫn yếu tố trangphục truyền thống của Thạc sĩ Thân Thị Thúy Hiền

• Nghiên cứu về văn hóa lễ phục và những điểm tương đồng đối vớiViệt Nam có các sinh viên khoa văn học ngôn ngữ thành phố Hồ Chí Minh

• Và có nhiều bài viết về cách mặc trang phục Á dài và Hanbok, cũngnhư về màu sắc, kiểu dáng của hai loại trang phục này

Trang 10

Tôi chọn chủ đề “Nguồn gốc, đặc trưng văn hóa và sự khác biệt vềQuốc phục giữa hai nước Việt - Hàn” để nêu ra nguồn gốc sơ khai của trangphục truyền thống hai nước cũng như những đặc trưng văn hóa, và chỉ rõ sựtương đồng và khác biệt giữa chúng

6 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận ra, luận văn còn bao gồm nhữngnội dung chính sau:

• Chương 1: Cơ sở lý luận

• Chương 2: nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Quốc phục hai nướcViệt - Hàn

• Chương 3: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Quốc phục củahai nước Việt - Hàn

Trang 11

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Khái niệm về Quốc phục

Quốc phục là quần áo và trang phục truyền thống của một Quốc gia,một địa phương, một dân tộc hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó củamột nhóm người Mặc Quốc phục thường mang ý niệm cũng cố tinh thầnđoàn kết của một cộng đồng hay một đoàn thể

Trong khi Âu phục đã dần chiếm ưu thế trên toàn cầu, Quốc phục đượcduy trì là trang phục đặc biệt dùng vào những ngày lễ liên quan đến truyềnthống văn hóa hoặc những dịp mang tính chất trang nghiêm, trịnh trọng.Trong khi trang phục truyền thống có thể bao gồm nhiều loại quần áo

từ người nhà quê đến bậc vương giả nhưng quốc phục là trang phục trangtrọng nhất của thường dân trong các dịp khánh tiết

1.2 Áo dài truyền thống Việt Nam

Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam, che thân từ

cổ đến quá đầu gối dành cho cả nam lẫn nữ Áo dài thường được mặc và nhữngdịp lễ hội quan trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học Có lẻ chưa có một văn bảnnào qui định, Áo dài chính thức là Quốc phục của Việt Nam nhưng trong thực

tế hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến chiếc Áo dài Chiếc Áo dài với phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộngtrên đôi ống quần rộng Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc cócảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vìtoàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm

lộ ra sống eo

Cấu tạo của một chiếc Áo dài: Áo dài từ cổ xuống đến chân, khi mặc,

cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm,

từ cổ áo chéo sang vai rồi kéo xuống hông

Trang 12

Thân áo gồm 2 phần: thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống mắt

cá chân Thân áo may sát vào phom người đối với phụ nữ, khi mặc áo ômsát vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của phái nữ

Áo được may bằng vải một màu thì thân sau sẽ được trang trí hoa văncho áo thêm rực rỡ Tay Áo dài không có cầu vai, may liền, kéo từ cổ áo đếntay áo Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha

và uyển chuyển

Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc vải trắng bằng lụa, satanh,phi bóng Với trang phục đó phụ nữ sẽ trở nên đài các và quí phái hơn

a Cổ áo - Áo dài thường có những kiểu cổ cơ bản sau:

Cổ bầu cao 6cm viền nhỏ , cổ bầu cao 6cm không viền , cổ bầu cao6cm viền 1cm, cổ bầu cao 6cm 2 lớp viền 1cm, cổ vuông cao 6cm viền 2đường, cổ vuông cao 6cm viền nhỏ

b Tay áo có các loại tay như sau:

Tay áo ráp lăng ôm viền 3 đường , tay ráp lăng ôm viền 4cm , tay ráplang loe kết cườm cổ tay , tay ráp lăng loe không viền

c Thân áo: gồm tà trước và tà sau

1.3 Hanbok truyền thống của Hàn Quốc

Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanbok.Hanbok được làm để phù hợp với cuộc sống sinh hoạt của người Hàn Quốcnhưng có thể coi đó là một biểu tượng văn hóa Hanbok được tạo nên bởicác đường sọc thẳng được tạo hình rất đẹp và có thể che đi những khuyếtđiểm trên cơ thể con người

Hanbok dành cho nam giới bao gồm quần, áo khoác hoặc áo vest tayngắn và áo khoác ngắn Hanbok của nữ bao gồm váy và áo khoác ngắn Sựcấu thành nên bộ Hanbok cũng nhiều yếu tố: lịch sử, tự nhiên, tôn giáo vàcon người

Trang 13

Cấu tạo của một chiếc áo Hanbok:

Hanbok gồm hai loại dành cho nam và nữ Hanbok của phụ nữ gồmJeogori (áo khoác ngoài) và Chima (váy dài) Hanbok dành cho nam giớicũng có Jeogori và baji (quần ống rộng có túi)

Jeogori là phần áo ngoài của Hanbok và được dùng bởi cả nam và nữgiới Nó bao phủ phần cánh tay và phía trên cơ thể Cấu tạo cơ bản củaJeogori nao gồm gil, git, dongjeong, goreum và phần tay áo Gil phần lớnnhất của áo và bao phủ phần phía trước và phía sau cơ thể Gil là dải lụatrang trí cho cổ áo Dongjeong là phần cổ áo màu trắng có thể tháo rời đặtphía trên git Goreum là sợi dây thắt lưng của Jeogori Jegori nữ giới có thể

có thêm Kkeutdong, một loại cổ tay áo khác màu

Hình dáng của jeogori đã thay đổi khá nhiều qua thời gian Trong khijeogori của nam giới hầu như không thay đổi thì trang phục jeogori của nữgiới trở nên ngắn hơn trong suốt triều đại vua Joseon, trở nên ngắn nhất vàocuối thế kỷ XIX Tuy nhiên, do tác động của cuộc cải cách và tính hữudụng, jeogori dành cho nữ giới ngày nay dài hơn của nam giới Tuy nhiên,

áo jeogori vẫn dài trên thắt lưng Theo truyền thống, goreum thì ngắn vàhẹp, tuy nhiên goreum hiện đại thì khá dài và rộng

Chima là tên gọi của váy truyền thống (và cũng là các loại váy nóichung) Lớp váy này trong có tên sokchima Những người phụ nữ thờiGoguryo mặc váy chima trước và áo Jeogori bên ngoài, phủ lên thắt lưng.Váy được may từ vải hình chữ nhật gấp nếp Phần đai áo sẽ giúp cho váyquấn quanh cơ thể

Sokchima được may theo cách tương tự như váy ngoài Cho đến đầuthế kỷ XX khi đai áo được thêm vào và biến đổi thành áo lót không tay hay

là váy lót Khoảng giữa thế kỷ XX, một số loại chima khoác bên ngoài đượcmặc cùng với áo lót không tay và khoác bên ngoài Jeogori

Trang 14

Baji là tên gọi của quần ống rộng truyền thống Từ này cũng được dùng

để chỉ các loại quần nói chung ở Hàn Quốc ngày nay

Po là từ nói đến áo choàng ngoài, dành cho nam giới từ thời kỳ Goryeocho tới thời Choseon Durumagi là các loại áo Po khác nhau được mặc đểtránh rét Po được mặc ngoài Jeogori và Baji, còn có tên là Jumagi, Juchuihay là Juui

Jokki là một loại vest trong khi magoja là tên gọi một loại áo khoác bênngoài Mặc dù Jokki và Magoja được sáng tạo ra vào cuối triều đại Choseonkhi mà văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Hàn Quốc, những loại

áo này vẫn được coi là một bộ phận của trang phục truyền thống Mỗi loại

áo trên được mặc bên ngoài Jeogori tạo sự ấm áp và phong cách Magojaban đầu là thiết kế của thời Mãn Châu nhưng được giới thiệu đến Hàn Quốcsau khi Heungseon Daewongun, cha đẻ của vua Gộng trở về từ cuộc lưu đày

ở Mãn Châu năm 1887 Magoja bắt nguồn từ magwae có nghĩa rằng ôngmặc vào thời gian đó để tránh thời tiết lạnh của vùng Loại áo này giúp giữ

ấm cơ thể và mặc khá dễ dàng Do vậy Magoja đã trở nên phổ biến tại HànQuốc Nó cũng được gọi là “deot jeogori” (nghĩa là áo mặc bên ngoàiJeogori) hay là magwae

Magoja không có git, một loại vải dùng để trang trí cổ áo và Goreum(dây buộc), khác với Jeogori và durumagi (áo choàng) Magoja ban đầu làmột loại áo nam, nhưng sau đó trở thành loại áo dùng cho 2 giới Magoja chonam giới đã có seop(dây phủ bên ngoài mặc trước) và dài hơn magoja chophụ nữ, để hai mặt của phần dưới áo ngực mở ra Magoja được làm bằng lụa

và được trang trí với một hoặc hai nút mà thường được làm bằng hổ phách.Magoja nam, các nút được đính vào bên phải, trái với magoja của phụ nữ.Đầu tiên phụ nữ mặc magoja trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt làngười Kaeseong mặc nó rất thường xuyên Nó được may từ vải lụa và có màutrung tính để hài hoà với các loại trang phục khác như jeogori và chima

Trang 15

CHƯƠNG 2.

NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

CỦA QUỐC PHỤC CỦA HAI NƯỚC VIỆT - HÀN

2.1 Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Áo dài - Quốc phục Việt Nam

2.1.1 Nguồn gốc ra đời của Áo dài Việt Nam

Nói đến nguồn gốc Áo dài ta có thể quan sát qua những hình ảnh đượckhắc trên chiếc “trống đồng Ngọc Lữ” cách đây khoảng vài nghìn năm chothấy y phục xa xưa của người phụ nữ Việt Nam là trang phục với hai tà áo xẻ.Với đoạn trích của sứ giả Đào Anh Duy viết rằng “Theo sách Sử ký chép thìngười Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc Áo dài về bên tả (hình thức tảnhiệm) Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dânquận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu Theo những lời sách đóchép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo vềtay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải" Nói về tiền thân của chiếc Áo dài, thì xưa nhất theo tìm hiểu hiện nay

có lẻ là áo Giao Lãnh, tương tự kiểu áo tứ thân nhưng khác ở chỗ là khi mặcthì hai thân trước giao nhau mà không buộc lại Bên trong mặc yếm lót vàngoài được phủ bởi chiếc áo đó, mặc kèm với áo tơ đen, thắt lưng màubuông thả Các bà cô thời đó thường búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanhđầu, đội mũ lông chim dài; về sau thì chiếc mũ lông chim được thay bởi mộtcái khăn vấn lên đầu, đội nón lá, nón thúng Vì lý do làm đồng áng hoặcbuôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồmbốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửasau trái) Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việcgồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ

Trang 16

Song song đó là sự ra đời áo ngũ thân với cải biến để hợp hơn vớinhững phụ nữ khuê các nhàn hạ Cải biến ở chỗ vạt nửa trước phải được thu

bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước

Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót Mỗi vạt có hai thân nốisống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dướivạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo Vạt con nốivới hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượngtrưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũhành theo triết học Đông phương

Thế nhưng theo những thăng trầm biến cố lịch sử, chiếc Áo dài ViệtNam cũng đổi thay theo từng giai đoạn để phù hợp với xã hội lúc đươngthời Nếu kể đến tiền thân của chiếc Áo dài với hình dáng ra làm sao, ra đờivào lúc nào thì có lẻ chưa một ai dám xác định Thông qua một vài chi tiếtchiếc liên quan đến chiếc Áo dài ở các sử sách hay các thông tin ta biết được

từ nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa, có thể nói Áo dài Việt Nam đã trải quanhững giai đoạn lịch sử, những vùng địa lý khác nhau và mang trong mìnhmột nét riêng biệt ở đương thời

2.1.1.1 Sự phát triển của Áo dài Việt Nam qua các triều đại phong kiến

Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm Người Trung Quốc gọiloại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da Đến nay, vẫn chưa có

ai khẳng định được chiếc Áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thếnào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất, năm 1744 chúa Nguyễn PhúcKhoát xưng vương ở Đàng Trong, người đã bắt dân phải mặc lễ phục lấy cácmẫu từ sách “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc Vì thế mà có giảthuyết cho rằng, Áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc Tuy nhiên, Áodài hay “bì bào” không phải là lễ phục Áo dài chỉ là một loại thường phụctrang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi Loại “bì bào” độc nhất ở

Trang 17

Trung Quốc thường được gọi là “xường xám”, có nghĩa là Áo dài, chỉ xuấthiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.Năm 1776, sau khi quân của chúa Trịnh ở Đàng ngoài chiếm được kinh

đô Phú Xuân của Đàng Trong, và đã ra lệnh cho dân ở đây phải trở vế lề lối

ăn mặc theo tục lệ cũ, giống như Đàng ngoài lúc bấy giờ Theo lệnh này thì

“thường phục của đàn ông và đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tayrộng hẹp tùy tiện Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, khôngđược xẻ mở.”

Theo quyển sách “ Relation de la Nouvelle Mission des Peres de laCompagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine” của Borri - một giáo

sỹ người Ý đã sống ở Việt Nam trong từ những năm 1618 - 1623 đã miêu tả

về cách ăn mặc của người Việt nửa đầu thế kỷ XVII như sau: “Người ta mặcnăm sáu cái Áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu Cái thứ nhất dàiđến mắt cá chân một cách trang trọng Rồi những áo khoác ở ngoài ngắndần.” Có lẻ giáo sỹ đang muốn nhắc đến ở đây là cách mặc áo mớ ba mớbảy của phụ nữ Việt Nam đang còn thấy ở các làng Quan Họ ở Bắc Ninh,Bắc Giang, hay lác đác ở Huế “Đàn ông cũng mặc năm, sáu lớp Áo dàilụa… Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dảidài Khi đi lại các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt Mỗi khi có làn gióthổi thì các dải đó lại bay tung lên như cánh chim công thật ngoạn mục…Đàn ông cũng để tóc dài và vấn khăn như đàn bà.” Thật ra mấy lớp áo bênngoài bị cắt thành các giải dài bên dưới thắt lưng mà Giáo sỹ Borri nhắc đếnchỉ là cái xiêm cánh sen, hay xiêm nghê thường, mà người xưa mặc trướcngực hay dưới thắt lưng bên ngoài Áo dài Xiêm này có ba hoặc bốn lớp giảilụa may chồng lên nhau Lớp giải trong cùng dài nhất, rồi các lớp bên ngoàingấn dần Các giải này ngày nay được đơn giản hóa bằng cách may thưa,nhỏ hơn, và dính liền ba bốn lớp với nhau như thỉnh thoảng vẫn còn thấy

Trang 18

trong trang phục rước đình ở thôn quê miền Bắc, Trung Việt, và trong phụctrang múa cung đình ở Huế.

Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu, Thuận Thành, BắcNinh, là minh chứng rõ nhất cho cả Áo dài, các giải cánh sen, lẫn cách vấnkhăn mà giáo sỹ Borri đã mục diện từ bốn thế kỷ trước đây Cái Áo dài cũngnhư cách vấn khăn ấy chẳng khác gì bây giờ Và bức tượng này cho thấy Áodài phải xuất hiện trễ nhất là từ thế kỷ 17

Cho đến đầu thế kỷ XX, thì phần lớn Áo dài phụ nữ thành thị đều mangtheo thể năm thân, hay năm tà Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâudọc theo sống áo Thêm vào tà thứ ở bên phải trong thân trước Tay áo maynối phía dưới khuỷu tay Cổ, tay và thân áo thường ôm sát người, rồi tà áomay rộng ra từ sườn đến gấu không chít eo Gấu áo may võng, vạt rất rộng,

cổ áo chỉ cao từ 2 đến 2,5cm

Riêng ở miền Bắc từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may thêm mộtcái khuyết phụ độ 3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy Cổ áo nhưthế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn, và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấnnhiều vòng quanh cổ, gọi là chuỗi hạt gáo Nhưng khi đi lễ chùa hay gặp cácbậc trưởng thượng, cổ áo lại được cài kín lại bằng khuy giữa cổ

Và trong các thập niên 1930-1940 cách may Áo dài vẫn không gì thayđổi nhiều, thế nhưng với phụ nữ thành thị thì bắt đầu dùng các loại vải tươimàu được nhập từ Châu Âu Cũng trong thời gian này, gấu áo bắt đầu đượcmay dài trên mắt cá chân khoảng 20cm Các thiếu nữ thời này thường mặc

Áo dài với quần trắng và quần đen dành cho phụ nữ đã có gia đình Ở giaiđoạn này, một vài nhà tạo mẫu đã bắt đầu xuất hiện, họ bỏ được phần nốigiữa sống áo Bởi vì vải phương Tây được dệt với khổ rộng Và Áo dài từđây trở thành áo ba tà Tay áo vẫn được may nối Năm 1939 nhà tạo mẫukiêm họa sỹ Cát Tường ở Hà Nội đã tung ra một kiểu Áo dài được Âu hóa

cả về kiểu dáng lẫn tên gọi Le Mur Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần Áo dài

Trang 19

may không nối sống bên dưới Nhưng cổ áo khoét hình trái tim với mũinhọn đằng trước ngực hay sau lưng, một vài cái nơ đính vào chỗ khoét nhọn

đó Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ Vai áo may bồng, tay nối ở vai Khuy áomay dọc trên vai và sườn bên phải Có thể nói Áo dài Le Mur là một sự phácách táo bạo, chỉ có nghệ sĩ và giới thượng lưu mới dám mặc Nhưng chỉđến năm 1943 loại áo này dường như đã không còn ai nhắc đến

2.1.1.2 Sự biến đổi của Áo dài ở giai đoạn sau Cách mạng tháng tám

Những năm sau Cách Mạng tháng tám có thể coi là cuộc cách tân thứhai của Áo dài Vào khoảng những năm 1950 sườn áo bắt đầu có eo, chiếc

áo được cắt khéo léo uốn lượn theo thân người, thân áo sau rộng hơn thân áotrước và nhất là ở phần mông để áo ôm theo thân dáng Vạt áo cắt hẹp hơn

Cổ áo được may cao hơn còn gấu áo thì lại may thấp xuống

Nhưng đến những năm 1960, Áo dài đã được thay đổi nhiều nhất Áodài lúc này đã chít eo, có lúc may rất chật để tôn được vòng một trên cơ thể

Eo áo cắt cao lên hở cáp quần và áo may dài đến tận mắt cá chân Vào năm

1960, bà Trần Lệ Xuân đã đặt ra loại Áo dài cô thuyền, hay còn gọi là kiểu

áo bà Nhu, kiểu áo này sẽ làm cổ của phụ nữ dài hơn

Về sau Áo dài không được thay đổi nhiều lắm, thỉnh thoảng có đôi chútđổi mới về chất liệu, cách trang trí, những đường nét thủ công hoặc thêuthùa Song cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải hoa hay hoa văn trên

áo, còn về kiểu dáng thì vẫn giữ nguyên “công thức” cũ Nghĩa là khôngkhác gì nhiều với tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII

2.1.2 Các kiểu Áo dài của Việt Nam ngày nay

Khi nhắc đến trang phục Việt Nam không một ai là không nghĩ ngayđến chiếc Áo dài thướt tha Thế nhưng đối với Áo dài thì vô cùng phongphú, chẳng ai có thể kể hết sư đa dạng này Áo dài Việt Nam không chỉ dànhriêng cho phái nữ như đại đa số mọi người thường nghĩ đến, mà nó dành

Trang 20

cho tất cả nam, nữ, già, trẻ, muôn màu muôn vẻ Ta có thể kể đến các kiểu

áo đặc trưng nhất của Quốc phục Việt Nam ngày nay:

a Áo dài nữ:

Phải nói rằng cho đến nay, chiếc Áo dài dã trở thành một biểu tượng chophụ nữ Việt Chiếc Áo dài của phụ nữ Việt muôn màu muôn vẻ, biến đổikhông ngừng theo năm tháng nhưng vẫn giữ được một nét riêng trong đó.Ngày nay dù là chiếc Áo dài cách tân hay mang một phong cách cổ xưa thìvẫn một đường nét cơ bản nhất định Với phần trên ôm sát thân nhưng hai vạtbuông thật rộng trên đôi ống quần rộng, và ngày nay người cũng thường hayphá cách chiếc quần ống rộng thành một chiếc chân váy xòe rộng thướt tha.Hai tà trên chiếc áo xẻ đến ngang eo khiến cho người mặc có cảm giác thoảimái, lại tạo dáng thướt tha tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được baobọc bằng vải lụa mềm mại cũng lại vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo.Chính vì thế, chiếc Áo dài của phụ nữ Việt mang tính cá nhân hóa rất cao,mỗi chiếc ao may ra cho người nào chỉ dành riêng cho người đó, không thểlàm với công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc Áo dài Chiếc áo may ra đượclấy số đo rất kỹ, sau khi may xong phải ướm thử và chỉnh sửa ít nhất một đôilần, hiếm có ai may một lần mà có thể hoàn thiện được

Với Áo dài dành cho phái nữ thì có thể có muôn màu sắc thế nhưngđẹp nhất có lẻ vẫn là chiếc Áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của ngườiphụ nữ Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗisáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ Áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạpđến trường Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của cáchọc sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào họctrong chiếc Áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu

b Áo dài nam:

Và thật là một sự thiếu sót nếu ta không nói đến chiếc Áo dài dành chonam giới Nói đến Áo dài truyền thống thì chính chiếc Áo dài nữ mới đậm

Trang 21

nét hơn, được qui định bởi những văn bản pháp qui (sắc dụ của chúaNguyễn Vữ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn Do đó khi nói đến

Áo dài Việt Nam thì rất nhiều người, từ trong và ngoài nước đều chỉ nghĩđến chiếc Áo dài dành cho nữ giới

Cũng chính vì Áo dài Nam có số phận không may mắn như Áo dài nữnên ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, hay thậm chí làmột ông cụ lớn tuổi Việt Nam mặc chiếc Áo dài truyền thống Áo dài namngày nay chỉ còn xuất hiện lát đát tại những lễ hội mang tính chất đậm néttruyền thống Việt Nam hay lễ cưới, hỏi và đặc biệt là lễ ra mắt dân tộc(Tuần lễ cấp cao APEC 2006 tổ chức tại Việt Nam)

Áo dài dành cho nam giới mang dáng vẻ cơ bản nhất định vốn có củamột chiếc Áo dài truyền thống Chiếc Áo dài nam khác với Áo dài dành cho

nữ ở chỗ nó được may một cách rất rộng rãi, không có chít eo, xuông dàiđến quá đầu gối Chất liệu vải dành cho nam thường rất dày và tối màu,được may với cổ cao kín đáo Thường kết hợp với quần lụa trắng hoặc đenmay thẳng vô cùng đơn giản Và ngày nay, khi Áo dài nam đã ngày càngđược cách tân đi rất nhiều để phù hợp với xu thế giới trẻ, chiếc Áo dài nam

có khi được may hơi ôm sát chứ không còn quá rộng như trước, và ngày nay

Áo dài nam đa số chỉ kết hợp với quần jean hoặc quần kaki để có được vẻhiện đại và trẻ trung hợp thời

c Áo dài trẻ em:

Áo dài là Quốc phục của Việt Nam, chính vì thế nó không chỉ dànhriêng cho người lơn mà trẻ em Việt Nam cũng sở hữu rất nhiều những chiếc

Áo dài rực rỡ màu sắc Áo dài dành riêng cho trẻ em thường có những màusắc vô cùng rực rỡ và thường đội khăn xếp để biểu thị cho sự hồn nhiên,ngây thơ trong sáng trong tâm hồn trẻ Áo dài cho trẻ thường được may sẵnvới những đường nét mà kiểu dáng cơ bản Trẻ em thường mặc Áo dài vàocác ngày lễ tết và đám cưới

Trang 22

d Áo dài cho ngày lễ:

d.1 Áo dài cưới: Lễ cưới là một trong những ngày quan trọng của cácđôi uyên ương, vì thế việc lựa chọn trang phục cưới thường được lựa chọn

kỹ càng và mang theo nhiều ý nghĩa cho ngày cưới Từ xa xưa Áo dài đã trởthành trang phục dành cho lễ cưới hỏi Thường thì trong những ngày cưới,hỏi, cô dâu và chú rễ thường mặc Áo dài cưới khi làm lễ tại gia đình Chiếc

Áo dài dành cho ngày cưới được thêu dệt bằng những họa tiết tiêu biểu nhấtcủa dân tộc: trống đồng, chim, lạc, hoa sen đi đôi với bộ trang phục cưới

đó là những chiếc khăn đóng, khăn vành đội trên đầu thể hiện nét đặc trưngtrong ngày cưới

d.2 Áo dài trong các lễ nghi cúng bái mang đậm phong tục Việt Nam:

Áo dài trong tang lễ: Đối với người Việt Nam chọn trang phục để mặctrong tang lễ là điều rất quan trọng Vì không gian tang lễ khác hoàn toàn sovới các không gian khác Đến tang lễ không chỉ là chia buồn với gia đìnhngười đã mất mà còn phải thể hiện sự tôn kính trân trọng đối với người đãkhuất Từ xưa đến nay trang phục trong tang lễ là bộ đồ xô gai Tuy vậy Áodài vẫn được lựa chọn để mặc Và một điểm đáng chú ý ở đây nữa là Áo dàiphải là những người thân, hàng xóm đến chia buồn cùng gia quyến

Áo dài trong lễ cúng hầu đồng: Hầu đồng là một trong những lễ cúngbái linh thiên nhất đối với người Việt Nam, và những lễ cúng hầu như thếnày đa số chỉ được thấy ở các khu vực miền Bắc và miền Trung Người theohầu đồng sẽ thờ mẫu mẹ cũng như các vị thần thánh vô cùng linh thiên Khilên đồng, người ta sẽ mặc Áo dài với màu sắc sặc sỡ, nổi bật lên những họctiết công, phượng, và kèm theo rất nhiều phụ kiện: áo choàng, khăn đóng,khăn lúp, thắt lưng, quạt Áo dài trong hầu đồng cũng được may với phomdáng rộng, xuông để có được sự thoải mái, hơn nữa những bồ trang phụcđược may như thế để những người hầu đồng ai cũng có thể mặc được Mỗi

bộ Áo dài mang một màu sắc và phụ kiện riêng tượng trưng cho một vị thầnthánh mà người ta đứng hầu

Trang 23

Áo dài trong cúng lễ Phật ở chùa chiềng: Áo dài được mặc để cúng lễchùa chiềng được gọi là “Áo lam” Nó vẫn mang những đường nét cơ bảncủa một chiếc Áo dài nhưng lại khác biệt với những kiểu Áo dài ngàythường hay Áo dài trong lễ cúng hầu Áo Lam chỉ có duy nhất một màulam, không có bất cứ một họa tiết hay màu sắc khác pha lẫn vào Áo Lamđược may rất rộng, với phom dáng xuông không chít eo, tay áo cũng đượcngười ta may dài và to, thân áo thương dài đến tận mắt cá chân Việc cúngbái ở chùa chiềng thường phải quỳ lạy rất nhiều nên áo được may rộng đểtạo sự thoải mái và thuận lợi cho người mặc Áo lam dành cho những ngườitrong gia đình phật tử, là đệ tử của phật môn thường xuyên đến thắp nhancúng bái Và ngày nay thường khi đến chùa ta chỉ bắt gặp được nhữngngười có tuổi mới mặc áo lam khi đễ khấn phật, còn đối với giới trẻ thì điềunày dường như rất hiếm hoi Những đặc trưng như thế này đang dần mất đitrong mắt giới trẻ thời nay

2.1.3 Đặc trưng về văn hóa của Áo dài Việt Nam

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người tathường nghĩ ngay đến Áo dài Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng vớinhững diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà Áo dài Việt Nam vẫn tồntại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểutượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam Trong suốt chiều dài lịch sử củađất nước, dân tộc Việt Nam gần như phải luôn chống nạn ngoại xâm đểtrường tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa, kỷ cương giađình Chiếc Áo dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc Ngoài

vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch, cách cấu trúc còn ẩn chứa ý nghĩa dạy dỗ về

"đạo làm người" của tiền nhân Chiếc Áo dài còn là thành quả biểu hiện củabản sắc và tinh thần Việt Nam.Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần trăm năm

bị Pháp đô hộ, chiếc Áo dài đã tiếp xúc cả hai luồng văn hóa mạnh mẽ củanhân loại, Đông phương (Tàu) và Tây phương (Pháp) Chiếc Áo dài đã vượt

Trang 24

qua mọi thử thách để trở thành "Quốc phục", một biểu tượng của phụ nữ,niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam Trang phục Áo dài ôm sát cơ thể, có

cổ cao và dài khoảng ngang gối Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừagợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của người phụ nữ Khôngđơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nóilên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt Nam

a Một biểu tượng của Việt Nam:

Một đất nước mang dáng vẻ hình chữ “S” trên bảng đồ thế giới Lànhững lát cắt sắc sảo, mới mẻ về thiên nhiên và con người Việt Nam dọc dàiđất hình chữ S, Việt Nam với hình ảnh đẹp, góc nhìn lạ sẽ làm nổi bật sựkhoáng đạt của thiên nhiên và tinh thần lạc quan, bình dị của con người ViệtNam Hơn thế nữa, nếu xét trên phương diện khác thì chữ S là một trongnhững thước đo tiêu chuẩn hình thể của một người phụ nữ Thế nhưngnhững đường cong ba vòng trên cơ thể sẽ được tôn lên một cách tinh tế nếunhưng người phụ nữ biết chọn cho mình một trang phục phù hợp, vừa với cơthể, một chiếc eo được thắt chặt tôn lên vòng một và vòng 2 Và không gìkhác ngoài những chiếc Áo dài, nó hình như có cách riêng để tôn đẹp mọithân hình Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôiống quần rộng Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thậtthoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thânđược bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống

eo Nhưng khác với những người phụ nữ ở các nước trên thế giới, phụ nữViệt Nam luôn kín đáo và nhẹ nhàng cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen Đócũng chính là nhờ chiếc Áo dài của Việt Nam - chiếc áo làm nên vẻ đẹpquyến rủ, nhẹ nhàng; làm đẹp thêm đường cong hình thể của người phụ nữnhư là mảnh đất hình chữ “S” độc đáo mà Việt Nam may mắn được sở hữu.Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến mảnh đất hình chữ “S” độc đáo, nhắc đếnhình chữ “S” ta sẽ nghĩ đến ngay thước đo chuẩn hình thể của phụ nữ Việt

Trang 25

Nam nói chung và thế giới nói riêng Và nhắc đến đường cong người phụ nữViệt Nam mọi người sẽ nghĩ đến ngày bộ Áo dài truyền thống kín đáo, thướttha, vô cùng quyến rũ của người Việt Nam… Chiếc Áo dài vì vậy mangtính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người, dành choriêng người đó, dành riêng cho người phụ nữ Việt Nam.

b Áo dài trong đời sống tinh thần của người Việt Nam

b.1 Trong thơ ca - nhạc họa:

Tà Áo dài truyền thống là một biểu trưng đặc biệt của Việt Nam Nhắctới Áo dài, người ta không thể không liên tưởng tới vẻ đẹp, sự thùy mị củangười phụ nữ Việt Cùng với lịch sử ra đời cả ngàn năm, Áo dài đã vượt quagiới hạn thông thường của một thứ trang phục thông thường, để được gọivới một cái tên trang trọng hơn: Quốc phục

Không chỉ gói gọn trong văn hóa ăn mặc, Áo dài còn đi vào trong thơ

ca Việt Nam như một biểu tượng cho vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng Nếu nói

về Bài thơ nổi tiếng của chiếc Áo dài có thể kể là “Áo lụa Hà Đông” củaNguyên Sa với những vần thơ lãng đãng:

"Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát

Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng" (Tr Áo lụa Hà Đông)

Bài thơ “Áo lụa Hà Đông” không chỉ dừng lại ở đó, mà còn được phổnhạc thành một bài hát nổi tiếng, Nhạc sĩ Phạm Duy khi phổ nhạc bài này

cũng không quên làm nổi bật hình ảnh Áo dài sửa thành: "Ôm nghiêng tập

vở, tóc dài, tà áo vờn bay " và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùngtên Bộ phim đã giành giải Cánh diều vàng 2006 hạng mục "Phim truyệnnhựa xuất sắc nhất"

Bên cạnh đó Áo dài xuất hiện rất nhiều trong những trong các tác phẩmvăn học nước nhà Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch

Trang 26

ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:

"Đài các chân ngà ai bước khẽ

Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)

Đưa em về dưới mưa/ Áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa

(Em hiền như Ma-soeur)"

Trong thơ Bùi Giáng, màu Áo dài của ký ức được nâng lên thànhhuyền thoại:

Biển dâu sực tỉnh giang hà

Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

Và có lẻ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng cóhình bóng của chiếc Áo dài trắng nữ sinh:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng)

Không chỉ dừng lại với những vần thơ, tà Áo dài Việt còn được rấtnhiều cố nhạc sĩ cũng như các nhạc sĩ thời nay dành riêng để viết về nó Nổi

rõ những là các ca khúc “một thoáng quê hương” của nhạc sĩ Từ Huy - một

ca khúc được hầu hết người Việt ở mọi lứa tuổi đều biết đến E ấp trong đóniềm tự hào của chiếc áo biểu tượng Việt Nam:

"Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa

Thoáng thấy Áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ởđó " (Một thoáng quê hương)

Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều Theo hồi ký,chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làmcho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng Hay trong bài "Hạtrắng", hình ảnh Áo dài cũng chập chờn:

Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay (Hạ trắng)

Trang 27

Rất may mắn cho văn học nghệ thuật Việt Nam, khi các thi sĩ, nhạc sĩ đã cónhững tác phẩm để đời kia từ khá lâu rồi Cố nhạc sĩ Từ Huy khi viết những giaiđiệu chan chứa tự hào về tà Áo dài Việt trong “Một thoáng quê hương” có lẻcũng không thể ngờ rằng chỉ sau vài chục năm, tác phẩm của mình trở thànhnhững ca khúc bất hữu, để đời cho hậu bối Nối tiếp những thế hệ đi trước cácnhạc sĩ trẻ thời nay cũng không quên góp công sức của mình xây dựng hình ảnh

Áo dài quê hương trong những tác phẩm âm nhạc của mình: được hầu hết cácbạn trẻ đánh giá cao, ca khúc “Em trong mắt tôi” của ca- nhạc sĩ trẻ Nguyễn ĐứcCường đã khắc họa nên hình ảnh của người phụ nữ Việt mang đậm nét Á Đông,giản dị, trong sáng trong từng lời ca, nhịp hát…

"Em đẹp không cần son phấn…

Xinh thật xinh… thật xinh rất hiền

Không quần jeans… giầy cao gót…

Em chọn riêng mình em Áo dài… duyên dáng

Giống như hoa kia bên thềm…

Ngát hương không khoe sắc màu…

Ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng

Nhẹ nhàng tung bay tà Áo dài

Em phụ nữ Việt…

Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…"(Em trong mắt tôi) Không dừng lại ở thơ ca, chiếc Áo dài còn đi vào trong hội họa với bứctranh của cố danh họa Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ Vẻ thanh khiếtcộng hưởng từ chiếc Áo dài trắng, đóa hoa huệ và sự trong sáng của ngườithiếu nữ đã giúp cho bức tranh của ông trở thành một trong những tác phẩmnổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong hội họa hiện đại Việt Nam Dù sau này,

có rất nhiều họa sĩ, nghệ sĩ cố công đi theo con đường mà ông đã chọn,nhưng chẳng bao giờ có một "Thiếu nữ bên hoa huệ" thứ 2 “Thiếu nữ bênhoa huệ”-một trong những tác phẩm nghệ thuật hàng đầu của danh họa Tô

Trang 28

Ngọc Vân-có lẻ cũng là bức vẽ người phụ nữ Việt trong trang phục Áo dàinổi tiếng nhất Việt Nam Kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô NgọcVân sáng tác vào năm 1943 Bức tranh mô tả hình ảnh một thiếu nữ đài cácmặc Áo dài trắng đang nghiêng đầu mơ mộng về phía lọ hoa huệ trắng.

“Thiếu nữ bên hoa huệ” có bố cục chặt chẽ đến hoàn hảo, thể hiện đầy đủcác xúc cảm Kiệt tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân nổi tiếng đến mức, ở ViệtNam, dù nhiều người không mấy quan tâm đến hội họa cũng biết đến bứctranh, bởi “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một trong số những tác phẩm bị saochép nhiều nhất trên mọi chất liệu, kích thước

b.2 Trong nghệ thuật giải trí:

Tà Áo dài Việt đã ăn sâu vào tâm thức của con người Việt Nam, vàdường như đã trở thành một người bạn, một người tri kỷ, một người đồnghành trong cuộc sống của mỗi người Việt Người Việt Nam đã không ngừngsáng tạo đưa hình ảnh chiếc Áo dài vào trong thơ ca , hội họa nước nhà, bêncạnh đó trong đời sống giải trí cũng luôn có chiếc Áo dài cùng xuất hiện Córất nhiều chương trình lễ hội dành riêng để tôn vinh cho Áo dài Việt vớinhiều nhiều góc nhìn và phương diện khác nhau Ta có thể điểm qua những

lễ hội nổi bật nhất, quy mô nhất mà người Việt dành tặng cho Áo dài:

c Lễ hội Áo dài luôn là chương trình đặc sắc được nhiều người chào đóntrong mỗi kỳ Festival Huế Lễ hội là điểm nhấn với du khách thập phương về

tà Áo dài truyền thống, tôn vinh nét đẹp của người con gái Việt Nam Sau 7 kỳ

tổ chức, lễ hội Áo dài đã để lại nhiều dấu ấn và trở thành một sự kiện gắn liềnvới sự thành công và tầm vóc của Festival Huế Như một lời nguyện ước củacác nhà thiết kế, mỗi dịp Festival thì lễ hội Áo dài lại là một sự kiện không thểthiếu ở vùng đất của văn thơ, nhạc, họa như Huế

d Các cuộc thi tôn vinh sắc đẹp đã chọn lấy Áo dài là một trong nhữngtiêu chuẩn để đánh giá vóc thể và tâm hồn của một người phụ nữ Việt Nam

đủ tư cách để có thể trở thành hoa hậu - đại diện cho sắc đẹp của Việt Nam

Trang 29

Không chỉ dừng lại trong phạm vi trong nước, các hoa hậu còn đại diện chonước nhà tham gia các cuộc thi sắc đẹp Quốc tế và mang Áo dài - Quốcphục Việt Nam quảng bá cho bạn bè thế giới cùng chiêm ngưỡng, biết đến

2.2 Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Hanbok - Quốc phục Hàn Quốc

2.2.1 Nguồn gốc lịch sử ra đời của Hanbok Hàn Quốc

2.2.1.1 Lịch sử ra đời của Hanbok

Theo truyên thuyết, vào những năm 2333 TCN, một Á thần với tên gọi

là Tangun đã lập nên một vương quốc là Choson trên bán đảo Hàn Quốc.Người Hàn Quốc đã lấy năm đó làm năm thành lập quốc gia Hơn 4000 năm

kể lúc ấy, dân tộc Hàn là một mẫu mực về một sự kiên trì trong việc giữ gìncác giá trị văn hóa truyền thống những đã thích ứng một cách nhanh chóng

và tài tình với những biến đổi không ngừng với hoàn cảnh sống Hanboktheo thời gian đã có nhiều cải tiến liên tục để phù hợp với khí hậu và điềukiện sinh hoạt trong từng thời kỳ lịch sử

Mặc dù có một vài chi tiết của áo ngày nay được xuất hiện từ thời xaxưa nhưng kiểu áo hai bộ phận (áo và váy hoặc quần) như ngày nay mới chỉbắt đầu từ thời Tam Quốc (năm 57 TCN - năm 688 SCN) khi các vươngquốc Koguryo, qarkche và Shilla thống trị bán đảo Triều Tiên Việc này đãđược thể hiện rõ ràng ở các bức tường đá tại các khu lăng mộ ở Susani,Ssanggyeong chong thời kỳ Kugoryo từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI Qua nhiềukhảo nghiệm, các nhà văn hóa đã rút ra những nét chung trong trang phụctrên nhiều bức họa đó Phụ nữ mặc váy có nhiều màu sắc sặc sỡ, Áo dài quáhông, vạt bên phải áo gấp sang phía bên trái, cổ và viền tay có hoa văn sắcsảo Thêm vào đó, cũng vào thời kỳ này có giai đoạn phụ nữ còn mặc thêmmột chiếc quần dài bên trong váy và chiếc áo khoác bên ngoài Đối với namgiới thì mặc Áo dài quá hông, tay dài và quần dài, trang phục cũng nhiềuhoa văn Ngoài ra cả nam và nữ đều đi giày theo kiểu lúc bấy giờ Theonhân tố địa lý văn hóa, trang phục này còn chịu nhiều ảnh hưởng của Trung

Trang 30

Quốc Tại vương quốc Peakche và Shilla cùng thời đều có kiểu trang phụctương tự nhau Việc phục chế các bức tường trong các ngôi mộ cổ cho thấythời kỳ này phụ nữ mặc Jeogori có tay hẹp, váy nhiều nếp gấp, có nơ buộcthắt lại ở ngực.

Sau đó, áo choàng lụa kiểu Trung Quốc du nhập vào Triều Tiên từnước láng giềng này, dần dần được giới quý tộc và thượng lưu chấp nhận từnăm 648 thời Shilla - vương quốc đã thống nhất bán đảo từ tam quốc thànhmột quốc gia thống nhất năm 668 (với kinh đô là kyongju) Áo choàng nàyđược mặc bên ngoài bộ y phục truyền thống dân tộc Phụ nữ quý tộc bắt đầumặc quần - váy dài kín người, áo choàng tay dài, được thắt lại bằng ruy băng

ở eo Còn đàn ông mặc quần ống rộng, hẹp ở mắt cá chân và một áo choàng

bó ở cổ tay và thắt ở eo Như vậy, cấu thành một bộ Hanbok nữ thời kỳ nàygồm có: váy dài kín người bên trong (Ch’ima), áo khoác ngắn (Jeogori) cómột dải ruy băng thắt nơ ở ngực phía bên trái và áo choàng (P’o) mặc bênngoài trông rất thanh lịch Còn đàn ông mặc Magoja (áo trên) và Joggi (áo

và quần dài rộng rãi, đồng bộ, mặc bên trong) với áo khoác ngắn Jeogori

2.2.1.2 Quá trình thay đổi và phát triển của Hanbok

Cho đến ngày nay Hanbok đã trải qua thời gian dài, với rất nhiều giaiđoạn đã khoác lên cho mình một diện mào và sự đổi thay rất nhiều Nhưng

ta phải kể đến hai giai đoạn đáng nói nhất trong việc phát triển Hanbok:

a Thời đại Goryeo (918-1392)

Năm 935 Shilla suy tàn, và được thay thế bởi vương triều Goryeo (Thủ

đô của Kaesong), cũng từ lúc này cái tên Korea được ra đời Ở thời Shillađạo Phật được tôn sùng thì trong thời Goryeo vẫn được tiếp tục phát triểncùng với nghề in và nhiều môn nghệ thuật Trong suốt triều đại này, Chima

đã được cải tiến ngắn hớn, cao hơn cả eo, lại ôm khít ngực Còn Jeogori chỉmặc tới eo và trên ngực có một chiếc nơ thay cho thắt lưng, ống tay áo đượclượn một đường cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát Cùng với thời gian này,

Trang 31

phụ nữ bắt đầu tết tóc vấn thành búi trên đầu, đàn ông thì cạo trọc đầu chỉ đểlại một chỏm tóc.

b Hanbok thời đại Choson (1392 ~ 1910)

Năm 1392, triều đại Choson bắt đầu Triều đại này do Yi-song-gye (tênhúy của vua Taejo)_một vị tướng cũ của triều Koryo dựng nên Yi-song-gye

đã dời đô từ Keasong nơi ảnh hưởng của phật giáo còn mạnh về Seoul năm

1394 Kể từ đây Khổng giáo xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống vàđược coi là quốc đạo Chính những nghi thức, lễ nghĩa, phong tục tập quántheo đạo Khổng đã quy định kiểu áo mà tầng lớp quý tộc, thành viên hoàngtộc, giới thượng lưu, dân thường phải mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, machay Trong thời đại này, sự kiên định, trung thực của nam giới, sự trinh tiếtcủa phụ nữ đã trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội và được phản ánhtrong trang phục Hàn Quốc Hanbok của nam giới cơ bản không thay đổi.Nhưng y phục nữ giới lại có sự thay đổi lớn

Vào thế kỷ XV, phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, xếp li Áo jeogori của phụ

nữ được thiết kế bó sát người và ngắn hơn Vào thế kỷ 16, áo Jeogori rấtrộng và dài tới dưới eo, nhưng đến cuối triều vua Joseon(thế kỷ 19), chiếc

áo này được thiết kế ngắn lại tới mức nó không che được hết ngực Vì vậy,người ta mặc thêm chiếc áo Heoritti (một loại áo lót mỏng) ở trong

Giới thượng lưu được mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màusáng được dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành chonhững người trung niên Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêmmột chiếc áo durumagi dài tới đầu gối

Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng chất liệu cottonđơn thuần Luật còn quy định người dân thường chỉ được phép mặc quần áomàu trắng, nhưng trong những dịp đặc biệt họ được cho phép mặc các trangphục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than

Trang 32

Và cho đến ngày nay, do nhịp sống bận rộn của thời hiện đại, Hanboktrở nên gây bất tiện cho người mặc Vì thế, Hanbok đang ngày càng đượccải tiến đơn giản, phù hợp với trang phục trong cuộc sống hằng ngày củangười Hàn Quốc Không giống như trước đây, phụ nữ Hàn Quốc thường bỏ

ra rất nhiều thời gian để làm những ruy băng buộc tóc đầy các hình trang trí,làm norigae (Norigae là những tua buộc dưới nơ của áo vest, có một đồtrang trí giống như hình khắc của viên ngọc hay một con dao nhỏ bằng bạc

có một vài cái vòng ở trên và một quả tua dài bằng lụa), giày vải thêu mũicong về cơ bản, các vật đi kèm chủ yếu vẫn là mũ đội đầu, khăn quấn,trâm cài đầu, chủng loại giày dép có những đôi hài được thêu hoa trên nềnlụa, giấy làm bằng da, khi trời mưa thì có guốc gỗ và cả dép làm bằng rơmcùng với các đồ trang sức Hiện nay, tất của những phụ kiện của Hanbok đãđược cải tiến rộng, thoải mái và dễ giữ gìn

2.2.2 Các kiểu Hanbok tiêu biểu ngày nay

Đối với giới trẻ ngày này trên hầu khắp mọi nơi, trang phục Hàn Quốc

là một trong những hiện tượng của trào lưu Hallyu Bất cứ nơi đâu, ta cũng

có thể bắt gặp bóng hình của những trang phục mang hơi hướng Hàn Quốc

Và ở Hàn Quốc trang phục là trong những cái mang đậm chất riêng, vô cùng

đa dạng,từ quần jean, các mốt gân guốc đến những bộ complê may đo vàcác mốt thiết kế sang trọng Thế nhưng trong vô số những trang phục manghơi hướng Hàn Quốc đó thì nổi bậc nhất có lẻ là những bộ Hanbok

2.2.2.1 Các phụ kiện đi cùng với Hanbok

Daenggi Là một dải băng được dùng để cột chặt và trang trí cho máitóc dài của phụ nữ Daenggi có nhiều loại khác nhau như jebiburi daenggi,apdaenggi, doturak daenggi và goidaenggi

Samo Một loại mũ mặc cùng với dalleyong (áo choàng) như trang phụcthường ngày của các quan chức

Trang 33

Gat Một loại mũ dành cho nam giới trong triều đại Joseon, được các quan chức mặc cùng với po (áo choàng) khi họ ra ngoài.

Nambawi Một loại mũ được cả nam và nữ đội vào mùa đông để bảo vệ

trán, cổ và tai Nambawi còn được gọi là pungdaengi.

Bokgeon Đây cũng là một loại mũ dành cho nam giới trong triều đạiJoseon, cũng được các quan chức mặc cùng với po (áo choàng) khi đi ra ngoài.Hogeon Một loại mũ dành cho nam giới vào cuối triều đại Joseon vàgiai đoạn hiện đại Hogeon cũng tương tự như bokgeon, nhưng phần đỉnhnón được mở ra

Jokduri Một loại vương miện được phụ nữ Hàn sử dụng, thường mặccùng với wonsam (áo choàng dài của cô dâu trong ngày cưới)

Hwagwan Cũng là một loại vương miện dành cho phụ nữ, được trangtrí với họa tiết cánh bướm, hạt ngũ sắc và chỉ vàng

Jobawi Một loại mũ dành cho phụ nữ vào mùa đông Phần đỉnh nón mởrộng, các cạnh được thiết kế theo hình tròn để giữ ấm tai Jobawi thườngđược làm bằng lụa đen với hai dây tua ở mặt trước và mặt sau Đá quý đôikhi cũng được dùng để trang trí cho dây tua.

Gulle Một loại mũ dành cho các bé trai và bé gái từ 1 đến 5 tuổi, phầnđầu được trang trí cẩn thận để giữ ấm Vào mùa đông, chiếc mũ thườngđược làm từ lụa đen Còn vào mùa xuân và mùa thu, nó thường được làmbằng lụa ngũ sắc

Ayam Là một loại mũ dành cho phụ nữ vào mùa đông Ayam khôngche phủ phần tai như Jobawi và đôi khi được lót bằng lông thú

Dwikkoji Một loại phụ kiện được phụ nữ Hàn sử dụng trong triều đạiJoseon Dwikkoji dùng để gắn vào bím tóc

Binyeo Một loại kẹp tóc dùng để giữ chặt vương miện Ngoài ra,binyeo còn được dùng để trang trí và khẳng định địa vị của người dùng.Chất liệu, hình dáng và kích thước của binyeo rất đa dạng

Trang 34

Norigae Đây là một trong những phụ kiện chính của phụ nữ Norigaeđược sử dụng rộng rãi từ hoàng gia cho đến dân thường Nó được đeo ở phíangoài áo choàng hay đeo ngang eo, mang đến sự sang trọng cho toàn bộtrang phục.

2.2.2.2 Chất liệu vải

Đối với chất liệu vải thì do điều kiện thời tiết đa dạng, quần áo đượclàm từ những chất liệu khác nhau như sợi gai, coton, lụa, và xa tanh Khithời tiết lạnh giá, chất liệu làm Hanbok sẽ dày dặn hơn, có thể nhồi thêmlông như ở khu vực phía Bắc Vào mùa hè, người ta sử dụng chất liệu mỏng

và thoáng mát Đặc biệt vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ thích mặc quần áolàm từ lụa tơ mỏng để tạo nên sự chuyển động nhẹ nhàng

-2.2.2.4 Các kiểu Hanbok tiêu biểu ngày nay

Là trang phục truyền thống và được coi là Quốc phục của một nướcdành cho mọi người và mọi lữa tuổi Với ngày nay, ta không thể không kểđến một số loại Hanbok tiêu biểu như: Hanbok dành cho nam giới, nữ giới

và trẻ em; đặc biệt là Hanbok được mặc vào những ngày lễ

a Hanbok dành cho nữ giới:

Với chiếc áo Hanbok, cánh tay áo cong, cổ trắng hẹp và chiếc nơ thắtmột bên trên áo Hanbok nữ là ba điểm để đánh giá vẻ đẹp Bộ Hanbok chophụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bolero, thường được gọi làchima, jeogori Phía trong Hanbok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc

Trang 35

túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như

áo vest nhỏ hơn chogori một chút Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫnmặc như vậy Độ rộng của chima cho phép người ta mặc được nhiều quần

áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai Ngày nayngười ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải;tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xưa Hầu hếtcác chima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc Để có mộtdáng đẹp thì chima phải được kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thànhmột mặt phẳng và đường khâu phải nằm ngay dưới xương bả vai Phía bêntrái của chima cần được giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ranhững đồ mặc bên trong Phụ nữ đứng tuổi thường kéo phía mép ngực tráilên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động Hầu hết các chogori đều có mộtcái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo được chặt.Những chiếc ruy băng dài của áo vest được buộc chặt để tạo thành otkorum(nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phương Tây

b Hanbok dành cho nam giới:

Đối với Hanbok dành cho nam giới gồm có quần dài , áo ngắn, áo vesthoặc áo khoác ngắn tay Với những đặc điểm: áo ngắn dài tới hông, hai tay

có hai sợi dây buộc hai tà áo lại phía bên trái Quần dành cho Hanbok namthường có ống rộng để suông và người ta thường dùng dây để bó ống chogọn lại Bên ngoài habok có thể mặc một chiếc áo vest kiểu phương tây haymột chiếc áo khoác - thường gọi đó là áo choàng tay ngắn Chiếc áo này cókiểu dáng khá giống với áo ngắn bên trong nhưng chỉ khác đi màu sắc Áokhoác ngoài luôn dài hơn so với nữ, có khi kéo dài xuống tận eo hoặc thấphơn Giống với Hanbok dành cho nữ, Hanbok dành cho nam cũng có mộtdải băng thắt ở trước ngực

c.Hanbok dành cho trẻ em:

Trang 36

Quần áo hàng ngày dành cho trẻ em được thiết kế sao cho đủ độ ấmcho đứa trẻ Các gia đình thời xưa thường mặc cho con cái những bộ quần

áo sáng màu, với đôi tất may chần trong ngày lễ sinh nhật đầu tiên củachúng, điều vẫn kéo dài cho đến ngày nay Một bộ trang phục dành cho trẻ

em được một năm tuổi gồm có cheonbok (một chiếc áo vest dài màu xanhnước biển), mặc trùm qua chiếc durumangi và bokkeon (chiếc mũ màu đengắn đuôi dài) Những từ ngữ và biểu tượng liên quan đến trẻ em được thêulên vải Ban đầu, các loại trang phục như vậy chỉ để dành cho con trai củanhững nhà thuộc tầng lớp thượng lưu Sau đó, phong tục và trang phục này

đã được phổ biến rộng rãi ra cả các tầng lớp khác nữa, kể cả con gái cũngđược mặc, nhưng là một kiểu trang phục khác

Còn trong thời đại ngày nay sự phân biệt hoàng tộc và thường dânkhông còn tồn tại nữa, cũng như không còn sự khinh miệt giữa người giàu

và người nghèo Do đó việc mặc trang phục như thế nào không còn là quyđịnh khắt khe như trước nữa

d Hanbok vào ngày lễ:

Vào những ngày lễ lớn người Hàn Quốc vẫn ưa mặc những bộ Hanboktruyền thống chưa bị cách tân quá nhiều Hanbok mặc vào những ngày lễtrong đời sống được gọi là lễ phục

d.1 Hanbok ngày cưới:

Không khó để bắt gặp những cô dâu chú rể xứ Kim Chi mặc Hanbokvào ngày lễ trọng đại của cuộc đời mình Với đặc trưng của Hanbok là cómàu sắc vô cùng sặc sỡ, đặc biệt là các mẫu trang phục dành cho lễ cưới hỏi

Sở dĩ chiếc Hanbok được xem là đẹp và nền nã mang đậm tính truyền thốngbởi chúng được sáng tạo trên nền chất liệu vải lụa, satin và vải thô, xen lẫnhình in hoặc thêu hoa khéo léo và tỉ mỉ Tuy nhiên, ngày nay, Hanbok đượccác nhà thiết kế chú trọng và cách tân luôn tạo nên vẻ đẹp thanh tao, sangtrọng và quyến rũ cho người phụ nữ Những chiếc Hanbok được thu gọn lại

Trang 37

phần ống tay áo, chân váy ngắn hơn, đặc biệt có đai chít eo cùng một số chitiết cách điệu như xếp li, cách điệu dạng váy xòe (dùng cho những trang phụcHanbok cưới hiện đại) Nếu như trang phục truyền thống khá kín đáo vànghiêm nghị thì ngày nay sự cách tân đã thổi vào thiết kế truyền thống nàymột sức hút hoàn toàn mới lạ: ở phần cổ, để mở và lộ phần vai, Hanbok nhưmột kiệt tác thành công với những kiểu dáng trẻ trung, duyên dáng, hiện đại

và gợi cảm hơn cho người phụ nữ Tuy nhiên về cơ bản thì Hanbok vẫn giữđược nét đẹp truyền thống của nó Sắc màu rực rỡ của Hanbok cưới vẫnđược các đôi vợ chồng Hàn yêu chuộng Hanbok cưới của đất nước HànQuốc không chỉ là bộ lễ phục cưới dành riêng cho cô dâu mà còn cả chú rễ.Thế nhưng khi nhắc đến người ta chỉ thường nghĩ ngay tới bộ hanbok dànhcho cô dâu và luôn chú trọng kiểu cách nhiều hơn Trong đám cưới, chú rểchỉ cần mặc áo Hanbok cưới vào ngày đám cưới Nhưng cô dâu trừ ngàycưới ra thì sau tuần trăng mật vẫn phải mặc Hanbok váy đỏ và áo xanh đểchào bố mẹ chồng khi ở nhà chồng

d.2 Hanbok mặc vào những ngày lễ tết, trung thu hay ngày lễ lớn củaHàn Quốc:

Vào ngày tết nguyên đán, tết trung thu hay vào các ngày lễ lớn, ngườiHàn Quốc mặc những bộ Hanbok đẹp nhất của mình, màu sắc rực rỡ tươivui Căn cứ vào màu sắc, biểu tượng của váy áo người ta còn đoán biết đượclứa tuổi, ước mong của người mặc Chẳng hạn, người phụ nữ trung tuổi mặc

sơ mi xanh chuối và chân váy vàng hoặc màu xanh lá cây sáng Phụ nữ lớntuổi hơn mặc áo màu xanh chuối nhạt hoặc màu xám sáng với chân váy màuxanh lá sẫm… để thể hiện ước muốn sống lâu Còn phụ nữ kết hôn, nếu mặcváy hồng là ước muốn sinh con gái, màu tím là ước muốn sinh con trai, ốngtay áo có sọc năm màu biểu tượng cho ngũ hành : kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ

là mong ước có cuộc sống vợ chồng hoà hợp Các cô gái trẻ thì mặc váymàu đỏ và áo khoác màu vàng với ống tay áo kẻ sọc nhiều màu.Vào những

Trang 38

dịp khác, họ có thể mặc Hanbok với đủ màu sắc và chất liệu, bao gồm lụathêu, vẽ hoặc mạ vàng Hanbok được may bằng gấm lụa hay satanh cho mùađông, bằng lụa mỏng khi thời tiết ấm áp và bằng vải sợi bông dệt bằng tay,

hồ nhẹ cho mùa hè

e Tang phục Hanbok:

Trong tang lễ của người Hàn Quốc người ta thực hiện những nghi thức

vô cùng đơn giản, và những người thân trong gia đình thường mặc những bộ

đồ tang bằng vải xô Bộ đồ tang mang hoàn toàn hình dáng cơ bản của một bộHanbok truyền thống Hàn Quốc và kèm theo đó là một chiếc mũ chế Nhưngngày nay, trong đám tang của người thành phố ở Hàn Quốc đã không cònnhững bộ đồ tang chế như vậy, người ta chỉ mặc những bộ vest Âu màu đencùng với những nghi thức đơn giản tại nhà tang lễ của thành phố

Có thể nói rằng sự đa dạng của Hanbok là một nét độc đáo Sự khácnhau giữa Hanbok của vua quan và người dân thường, giữa người giàu vàngười nghèo, Hanbok mặc vào dịp tế, đám cưới, đám tang hay ngày thườngđều có những ý nghĩa riêng Việc phân loại Hanbok chỉ là một cách giớithiệu sự đa dạng của Hanbok, còn vẻ đẹp thực sự của nó ẩn chứa bên trongchính linh hồn dân tộc của nó

2.2.4 Đặc trưng văn hóa của Hanbok

Cũng giống như Việt Nam - tà Áo dài truyền thống thể hiện nét đẹp dịudàng, thùy mị thướt tha, mang nét đặc trưng riêng của Đất Việt Thì ở đấtnước Hàn Quốc - Hanbok là trang phục truyền thống đặc sắc có từ lâu đờicủa người Hàn Quốc Suất hiện từ nhiều thế kỉ trước, trang phục này đã trởthành một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây

a Một biểu trưng của văn hóa Hàn Quốc:

Đi dọc bất cứ đường phố nào của Hàn Quốc, người ta cũng có thể thấytrang phục của người Hàn Quốc ngày nay rất đa dạng, từ quần jeans, cácmốt gân guốc đến những bộ comlê may đo và các mốt thiết kế sang trọng

Trang 39

Tuy nhiên, trong tất cả những bộ trang phục được chiêm ngưỡng thì nổi bậtnhất là bộ Hanbok, một bộ trang phục dân tộc được người Hàn Quốc mọilứa tuổi mặc, đặc biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống hay nhữngbuổi trình diễn nhạc Hàn Quốc

Trên thực tế, trong tinh thần của người Hàn Quốc, Hanbok còn mangmột ý nghĩa tôn giáo vô cùng đặc biệt Trong những nghi lễ trọng đại, ngườidân mặc Hanbok thay cho quần áo hiện đại để tế lễ thần linh Có những loạiHanbok giành riêng cho các sự kiện tôn giáo như vậy Ví dụ như

“sangryebok” trong lễ tang, hay cô dâu mới về nhà chồng thường phải mặcHanbok trong một tuần đầu

Trong văn hóa Hàn Quốc, coi Hanbok là một biểu hiện của những tâmhồn trong trắng Mặc dù Hanbok rất đa dạng về màu sắc, nhưng màu trắngvẫn là gam màu chủ đạo Màu đỏ là hiện thân của niềm vui và sự ấm áp,cũng là màu phổ biến của Hanbok

Không nhầm lẫn, không giống với bất cứ bộ trang phục nào trên thếgiới Hanbok mang trong mình một nét đẹp riêng, một thương hiệu riêngdành cho xứ sở Kimchi mỗi khi được nhắc đến Nó cũng đã ăn sâu vào tiềmthức của mỗi người con xứ Hàn Dù xã hội Hàn Quốc đã phát triển nổi bật,tuy nhiên giá trị nhữngđặc trưng cơ bản của nền văn hóa truyền thống HànQuốc vẫn được lưu giữ không hề bị mai một Điều nay thể hiện rõ rệt ở tầmquan trọng của bộ Quốc phục Hanbook trong cuộc sống của người dân.Trong những dịp lễ tết hay các ngày lễ kỷ niệm, phụ nữ Hàn Quốc đều xúngxính trong những bộ Hanbook rực rỡ và cầu kì nhằm tạo cho mình vẻ ngoàilịch thiệp, sang trọng

b Hanbok trong đời sống tinh thần của người Hàn:

b.1 Trong sinh hoạt giải trí:

Xứ Hàn trong mắt đa phần người Việt chúng ta nói riêng và các nướctrên thế giới nói chung là những bộ phim tình cảm lãng mạn,những diễn

Trang 40

viên đẹp như thiên thần hay với giới trẻ ngày nay là những ca khúc Kpop sôiđộng và những vũ điệu nóng bỏng Chắc hẳn ai cũng đã từng thấy thấpthoáng đâu đó trang phục Hanbok với màu sắc sặc sỡ, hình ảnh trang phụctruyền thống này vốn là vẻ đẹp truyền thống của đất nước Đại Hàn Đặcbiệt, không khó để bắt gặp những bộ đồ truyền thống Hanbok xuất hiện trêncác kênh giải trí, điện ảnh, âm nhạc, các show truyền hình thực tế NgườiHàn Quốc đã tận dụng một cách triệt để nhất để đưa hình ảnh đặc trưng của

xứ Hàn đến quần chúng trên khắp thế giới

Điện ảnh Hàn Quốc đưa Hanbok vào với những bộ phim cổ trang mangđậm tính truyền thống của người Hàn xưa Những bộ Hanbok của nhữngtriều đại trước Cho đến những bộ phim hiện đại, hình ảnh Hanbok xuất hiệnnhư một tập tục vẫn còn cho đến ngày nay nhằm quảng bá văn hóa Hanbokmột cách rộng rãi

Hơn thế nữa, trên các show truyền hình thực tế hay các show âm nhạc,các ca sĩ cũng như nghệ sĩ Hàn Quốc luôn biết cách tận dụng triệt để hìnhảnh chiếc áo Hanbok truyền thống pha lẫn cách tân trên các sân khấu Chính

vì thế mà nền điện ảnh cũng như âm nhạc Hàn Quốc luôn mang đậm phongcách riêng, khó nhầm lẫn và đậm chất Hàn đặc biệt trong những bộ Hanbokmỗi khi xuất hiện

b.2 Trong hoạt động quảng bá thế giới:

Cũng giống như các nước trên thế giới, Hàn Quốc đưa hình ảnhHanbok như một biểu tượng riêng của đất nước mình đến với thế giới Ta cóthể điểm qua một số hoạt động tiêu biểu và nổi bật mà người Hàn đã tậndụng để đưa hình ảnh của đất nước mình nói chung và Hanbok nói riêng đếnvới nhân loại:

Quốc phục của xứ sở Kim chi đã được mang đến những cuộc hội nghịcấp cao từ trong nước đến thế giới như: hội nghị APEC toàn cầu Khôngnhững vậy, khi các nhà lãnh đạo của đất nước Hàn Quốc đến thăm và làm

Ngày đăng: 21/04/2016, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w